Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Cuộc chiến du lịch trực tuyến

Năm 1996, tập đoàn phần mềm Mỹ Microsoft đã tung một dịch vụ mang tên Expedia Travel Services với hy vọng sẽ thuyết phục khách du lịch đăng ký đi nghỉ qua mạng. Lúc đó, rất ít hộ gia đình có kết nối internet và quan trọng hơn là hầu hết mọi người đều cho rằng chuyện đăng ký đi du lịch qua internet là ý tưởng điên rồ (đó là chưa kể đến việc họ phải nhập thông tin thẻ tín dụng trên website).
Nhưng giờ hầu như không ai nghĩ rằng ý tưởng này là điên rồ nữa. Expedia hiện đã trở thành công ty dịch vụ lữ hành lớn nhất thế giới (Microsoft đã bán Expedia vào năm 2001). Năm ngoái, thông qua các thương hiệu như Trivago, Hotels.com và Hotwire, tổng giá trị các giao dịch đăng ký du lịch của Expedia là 39,4 tỉ USD.
Hãng dịch vụ lữ hành lớn thứ ba thế giới Priceline, với các thương hiệu như Booking.com, priceline.com, là cũng là một công ty trực tuyến, với doanh số 39,2 tỉ USD trong năm 2013. Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, năm ngoái, các công ty cung cấp những dịch vụ trực tuyến như vé máy bay, khách sạn, tour… đã thu về tổng cộng 278 tỉ USD.
Khi nói đến hoạt động đặt vé máy bay, phòng khách sạn hay dịch vụ thuê xe cho khách du lịch, thị trường du lịch trực tuyến có vẻ là một thị trường đã trưởng thành ở nhiều quốc gia giàu có. Hãng nghiên cứu thị trường PhoCusWright cho rằng hoạt động đăng ký du lịch trực tuyến hiện chiếm khoảng 43% tổng doanh số bán ngành lữ hành tại Mỹ và 45% tại châu Âu.
Phần lớn thị phần còn lại được nắm giữ bởi các công ty cung cấp dịch vụ lữ hành chuyên biệt cho giới doanh nghiệp như Carlson Wagonlit. Với thực tế này, dường như dư địa tăng trưởng cho các công ty lữ hành trực tuyến không còn bao nhiêu.
Thực ra, còn một số thị trường lớn mà hoạt động đăng ký dịch vụ du lịch trực tuyến vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Thị trường Đức là một ví dụ. Người Đức vẫn có xu hướng đăng ký đi du lịch thông qua các hãng dịch vụ lữ hành truyền thống.
Một thị trường lớn khác là châu Á, nơi có tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh. Với thu nhập của tầng lớp này đã tăng lên đáng kể, chi tiêu cho du lịch cũng tăng lên. Người Trung Quốc, chẳng hạn, đang chi vào hoạt động du lịch cao hơn khách du lịch ở bất kỳ quốc gia nào, nhưng trong năm 2012, chỉ 15% giá trị các chuyến đi của họ là đăng ký trực tuyến, theo PhoCusWright. Hãng nghiên cứu này dự đoán con số này sẽ tăng lên mức 24% vào năm 2015, đưa giá trị thị trường du lịch trực tuyến Trung Quốc lên tới khoảng 30 tỉ USD.
Phần lớn mức tăng trưởng này là nhờ vào sự bành trướng mạnh mẽ của các công ty trong nước lớn như Ctrip. Ctrip chủ yếu kiếm tiền từ việc đặt vé máy bay và tour du lịch trọn gói cho khách hàng Trung Quốc. Gần đây, người du lịch Trung Quốc có xu hướng thích tự đi hơn là đi theo đoàn. Nhờ đó, mảng đăng ký phòng khách sạn trực tuyến của Ctrip cũng ăn nên làm ra. Bộ phận khách sạn của Ctrip đã tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm trong 5 năm qua, theo hãng phân tích Trefis và đã đạt mức doanh thu tới 366 triệu USD vào năm ngoái.
Để giữ thị phần, các hãng dịch vụ lữ hành trực tuyến lớn luôn không ngừng theo sát khách hàng của mình khi họ chuyển từ máy tính để bàn sang máy tính bảng và điện thoại thông minh. Vào năm 2017, hơn 30% giá trị các giao dịch đăng ký du lịch trực tuyến sẽ thực hiện qua các thiết bị di động, theo Euromonitor.
Xu hướng đăng ký qua di động tăng nhanh một phần là nhờ việc các hãng lữ hành ra sức tăng sức hấp dẫn cho các ứng dụng di động của họ bằng cách tăng thêm các dịch vụ địa điểm, giúp người đi du lịch tìm được phòng hoặc khách sạn gần nhất. Một phần khác là do cách lên kế hoạch du lịch của người tiêu dùng đang thay đổi. Theo Faisal Galaria, một nhà điều hành tại hãng tư vấn Alvarez & Marsal, thông thường một gia đình mất hơn 3 tuần để đăng ký một kỳ nghỉ từ lúc quyết định đi cho đến lúc hoàn tất việc đăng ký trên các website. Trong tương lai, ông Galaria cho rằng khách du lịch sẽ quyết định nhanh chóng hơn và điện thoại thông minh sẽ giúp họ đăng ký vào phút chót.
Công nghệ cũng hỗ trợ cho sự phát triển của các hãng lữ hành trực tuyến. Amadeus, chuyên cung cấp phần mềm hỗ trợ cho các hệ thống đăng ký du lịch của nhiều hãng lữ hành trực tuyến, đang phát triển các phương pháp mới để thu hút khách hàng đến với các website của các hãng lữ hành. Một trong số đó là sử dụng công nghệ theo dõi trình duyệt web để đưa các mẫu quảng cáo được “cá nhân hóa” đến đúng đối tượng khách hàng, cung cấp giá mới nhất của các chuyến đi mà trước đó họ có quan tâm.
Cho dù có sự hỗ trợ của các công cụ marketing như vậy, các hãng lữ hành nhỏ hơn sẽ ngày càng thấy khó cạnh tranh với hai “ông lớn” trong ngành du lịch trực tuyến là Expedia và Priceline. Du lịch trực tuyến là một ngành mà lợi thế nghiêng hẳn về những công ty có quy mô lớn. Quy mô lớn của Expedia và Priceline đồng nghĩa với việc các công ty này có thể bắt tay với nhiều khách sạn hơn, thương thảo giá phòng, dịch vụ tốt hơn so với các đối thủ nhỏ hơn.
Hơn nữa, đây là ngành mà đòi hỏi phải chi nhiều vào marketing, một lợi thế lớn khác của Expedia và Priceline. Các hãng lữ hành trực tuyến sẽ phải chi ra hơn 4 tỉ USD trong năm nay vào hoạt động quảng cáo kỹ thuật số, theo eMarketer; và Priceline và Expedia sẽ chiếm tới hơn phân nửa trong mức chi tiêu này.
Một số công ty nhỏ hơn có thể tìm đến các thị trường ngách nhưng nhìn chung, sẽ rất khó để tìm kiếm tăng trưởng. Bất cứ khi nào họ mở ra một cánh cửa thì “đã có 2 gã khổng lồ (tức Expedia và Priceline) xuất hiện ở đó”, ông Galaria, Alvarez & Marsal, nhận xét.
Cạnh tranh không chỉ đến từ các gã khổng lồ này. Hồi năm 2010, Google đã mua lại ITA, một hãng sản xuất phần mềm tìm kiếm chuyến bay và năm tiếp theo, Công ty đã tung ra một website so sánh các chuyến bay. Động cơ tìm kiếm này cũng đã cải tiến các danh sách khách sạn của mình bằng việc cho thêm vào hình ảnh, tour du lịch ảo cũng như thông tin giá cả. Google hoàn toàn có thể gây khó cho Expedia và Priceline nếu nó muốn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, Google có thể sẽ không muốn làm “tổn thương” Expedia và Priceline vì 2 công ty này dự kiến sẽ chiếm tới 5% doanh thu quảng cáo của Google trong năm nay.
Như vậy, ngoài Ctrip, có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với Expedia và Priceline là TripAdvisor, một trang web đánh giá du lịch nổi tiếng được Expedia chia tách vào năm 2011. Tháng 6 này, TripAdvisor cho biết khách du lịch có thể đăng ký phòng khách sạn trực tiếp thông qua ứng dụng điện thoại thông minh của hãng.
Hồi cuối tháng 5, TripAdvisor đã hoàn tất thương vụ mua lại La Fourchette, chính thức bước vào thị trường đặt chỗ nhà hàng trực tuyến. Đến giữa tháng 6, OpenTable, một website chuyên đặt chỗ trong nhà hàng, lại tuyên bố mua lại Priceline trong một thương vụ trị giá 2,6 tỉ USD. Có vẻ như hoạt động mua bán và sáp nhập trên thị trường du lịch trực tuyến đang ngày càng sôi động hơn.
nhipcaudautu.vn

Danh sách 44 nước người Việt du lịch không cần visa

Theo bảng thống kê của Movehub, người Việt có thể ghé thăm 44 nước mà không cần visa.
Theo Movehub, là công dân Việt Nam, bạn sẽ được đi lại tự do tại 44 quốc gia trên thế giới mà không cần visa. Con số trên không quá cao và thông tin này cũng không quá mới nhưng đại bộ phận người Việt cũng chưa được biết đến. So với một số nước trong khu vực, Việt Nam vẫn xếp trên Trung Quốc (43), Triều Tiên (41), Myanmar (40)...
Trong khi đó, một số nước khu vực Đông Nam Á được thống kê có số lượng vượt trội như Malaysia (163 nước), Brunei (146) hay đạt mức trung bình như Philippines (58), Indonesia (53), Campuchia (46), Lào (45)…

Danh hiệu quốc gia ''quyền lực nhất'' thuộc về Vương quốc Anh, Phần Lan và Thuỵ Điển với số lượng 173 nước mà không cần xin thị thực.

Với quốc tịch Mỹ, Đan Mạch, Đức và Luxembourg, các quốc gia này cùng chiếm vị trí thứ hai với 172 nước. Vị trí thứ ba thuộc về Ý, Bỉ và Hà Lan với số lượng 171.

Afghanishtan trở thành quốc gia đứng cuối danh sách khi công dân đất nước này chỉ có thể tự do đi lại tại 28 nước. Ngoài ra, Iraq và Pakistan, Somalia lần lượt xếp thứ 2 (31) và thứ 3 (32) từ dưới đếm lên.

Movehub là một trang web hỗ trợ cho việc di chuyển hoặc du lịch giữa các quốc gia trên thế giới bằng việc cung cấp nhiều thông tin qua các bài viết chi tiết. Tuy chỉ mới được thành lập vào tháng 11/2013 nhưng Movehub trở nên phổ biến nhanh chóng dựa vào sự hữu ích của chính nó.

Khu vực Đông Nam Á

Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Indonexia, Malaysia được miễn thị thực trong 30 ngày đối với hộ chiếu phổ thông (HCPT).

Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có ve may bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

Myanmar: Thời gian lưu trú không quá 14 ngày với điều kiện HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.

Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

Thái Lan: Miễn visa cho người mang Hộ chiếu phổ thông (HCPT) với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Singapore: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.

Lào: Miễn visa cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa hai lần, mỗi lần 30 ngày.

Campuchia: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có ve may bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

Myanmar: HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh với thời gian lưu trú không quá 14 ngày. (Hiệp định với Myanmar có hiệu lực từ 26/10/2013).

Indonesia: Công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) được nhập cảnh Indonesia miễn visa với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

Malaysia: Miễn visa cho người mang các loại HC, với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Đông Timor: Không yêu cầu xin visa ở Việt Nam. Bạn cứ bay bình thường đến sân bay của họ. Tại đó, hải quan Đông Timor sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho bạn với mức phí là 30 USD. Lưu ý là bạn phải trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh. Số tiền nói trên chỉ là trình ra cho họ thấy chứ không nộp. Bạn cũng phải xuất trình cả ve may bay khứ hồi.

Châu Á

Đảo Jeju (Hàn Quốc): Chỉ được miễn visa khi tới đảo Jeju còn những nơi khác của Hàn Quốc đều phải xin thị thực như bình thường. Tuy nhiên, do chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến đảo Jeju nên bạn sẽ phải quá cảnh ở một nước khác có đường bay đến hòn đảo này. Trường hợp du khách Việt Nam đã có visa (loại dán vào hộ chiếu) của 5 quốc gia Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia và New Zealand còn hiệu lực thì được phép vào Hàn Quốc du lịch mà không cần xin visa, chỉ xuất trình ve may bay chặng kế tiếp là được chấp nhận.

Đài Loan: Những du khách đến từ các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Indonesia sở hữu visa còn hạn và thẻ cư trú tại các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Schengen (khối biên giới chung châu  u), Australia và New Zealand cũng được miễn visa trong 30 ngày khi đến Đài Loan. Tuy nhiên, cần đăng ký trên mạng để được xét duyệt, sau khi được chấp thuận mới có thể làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh Đài Loan.

Kyrgyzstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh.

Châu Mỹ

Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch.

Ecuador: 90 ngày là thời hạn tối đa cho du khách Việt tham quan tại Ecuador. Quốc gia này đơn phương gỡ bỏ "hàng rào" visa cho khách du lịch đến từ rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Saint Vincent and the Grenadines: Là một đảo quốc và không yêu cầu visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia lẫn vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình hộ chiếu còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.

Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama được yêu cầu phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần visa.

Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần.

Cộng hòa Dominica: Người Việt Nam có visa du lịch còn hiệu lực hoặc đang cư trú hợp pháp tại Mỹ, Canada và Liên minh châu  u (bao gồm cả Vương quốc Anh) có thể du lịch đến nước này với một thẻ du lịch (tourist card) và hộ chiếu còn hiệu lực.

Costa Rica: Nếu bạn có visa (du lịch, thuyền viên hoặc Visa nhập cảnh với mục đích kinh doanh) còn hiệu lực ít nhất 3 tháng và có dấu xuất nhập cảnh đến Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Schengen, bạn sẽ được phép nhập cảnh vào Costa Rica.

Các quốc gia/lãnh thổ dễ xin visa (visa on arrival)

Maldives: Đây là nước không cần visa xin trước mà cấp tại chỗ cho du khách. Chỉ cần đưa vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn ra là nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng), Visa này sẽ được miễn phí trong 30 ngày.

Mauritius (tên đầy đủ Cộng hòa Mauritius) là một quốc đảo nổi tiếng về du lịch nằm ở Ấn Độ Dương, cách lục địa châu Phi khoảng 2.000 km. Mauritius cấp visa online cho người Việt Nam. Theo đó, khách du lịch điền đầy đủ thông tin và đăng ký trên mạng. Sau khi nhận được mail chấp thuận, in ra và nhận visa tại cửa khẩu khi đến Mauritius.

Nepal: Bạn cần chuẩn bị đồng dollar (USD) để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu.

Ấn Độ: Việt Nam là một trong số ít nước được phép xin visa ngay tại 4 sân bay ở Ấn Độ: Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Tuy nhiên visa xin tại sân bay Ấn Độ là loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD.

Sri Lanka: Bạn chỉ cần nộp đơn xin visa qua mạng, thanh toán bằng thẻ ngân hàng cho phí visa, đợi có kết quả, in tờ xác nhận ra đem tới sân bay để làm thủ tục bay đi Sri Lanka.

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Emirates và Etihad là hai hãng hàng không của UAE có đường bay từ Việt Nam hiện nay. Emirates thì bay thẳng đến Dubai trong khi Etihad bay đến Abu Dabhi. Nếu sử dụng ve may bay của hai hãng này bạn có thể xin visa dễ dàng ngay trên mạng hoặc liên hệ để được hướng dẫn chi tiết tại văn phòng của hãng ở TP HCM. Bạn cũng có thể mua các gói Stop Over không quá 96 tiếng bao trọn gói visa nếu đi đâu đó mà quá cảnh ở UAE.

Iran: Hộ chiếu phổ thông Việt Nam có thể lấy visa tại cửa khẩu Iran có giá trị trong 17 ngày và 50 USD. Thông tin xuất nhập cảnh tại thủ đô Tehran yêu cầu bạn mang theo ảnh thẻ để làm visa on arrival.

Nhiều nước châu Phi, trong đó có Senegal, visa sẽ được cấp qua mạng. Khách du lịch đăng ký online sẽ nhận được form xin visa, điền thông tin đầy đủ và nộp ở cửa khẩu, bạn sẽ được cấp visa on arrival. Lệ phí là 50 Euro.

Các quốc gia/lãnh thổ cấp visa không thu lệ phí

Algeria, Afghanistan, Mông Cổ, Nicaragua, Romania, Cuba đều là những nước cấp thị thực cho người Việt có HCPT còn hạn và miễn thu lệ phí.

Vnexpress/Báo du lịch

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Cảm ơn Báo Phụ Nữ đã can thiệp, giúp tôi về nước

Chiều 25/6, chị Phạm Thị Thùy Nhiên (ảnh - SN 1963, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - một lao động nữ đi giúp việc nhà tại Ả rập Xê út được đề cập trong bài viết Đưa người đi lao động nước ngoài, ra sân bay mới giao hợp đồng... không dấu (Báo Phụ Nữ ngày 19/4) đã đến Tòa soạn Báo Phụ Nữ cám ơn vì nhờ Báo can thiệp, phản ánh thông tin nên chị đã được về nước.
Chị Nhiên kể, do hoàn cảnh khó khăn, muốn kiếm thêm thu nhập để nuôi con ăn học, chị đã lên mạng tìm hiểu thông tin đi giúp việc nhà tại Ả rập Xê út. Ra đến sân bay, chị và em gái mới được công ty đưa người đi xuất khẩu lao động I.C. giao hợp đồng lao động không đóng dấu, chữ ký của công ty. Sang Ả rập Xê út, chị Nhiên lại phải làm việc cho một người khác, không đúng như trong hợp đồng.
“Ở bên đó tôi phải làm việc từ 16-20 giờ. Ngày nào cũng phải dậy sớm lo cho bốn đứa con của chủ (năm tháng tuổi, ba tuổi, tám tuổi, 13 tuổi). Khi đứa lớn đi học, tôi vừa bế đứa nhỏ năm tháng tuổi, trông đứa ba tuổi vừa làm việc nhà đến tối. Ngôn ngữ bất đồng, khí hậu không hợp, một ngày chủ chỉ cho ăn một lần vào lúc 2g chiều, đói quá nên tôi phải tự kiếm thứ gì ăn được. Thức ăn bên đó chủ yếu là bột mì nướng, qua ba tháng tôi bị sụt 4kg. Khi bị bệnh, xin thuốc uống ngày nào chủ phát cho ngày đó. Khi xong hết việc nhà, chủ bắt tôi gội đầu, massage, bôi kem cho họ. Tôi thấy đi giúp việc nhà mà không khác gì nô lệ, tôi bị nhốt trong nhà, làm việc quần quật, khổ cực. Vất vả, tôi chấp nhận được nhưng bức xúc nhất là khi đến tháng lĩnh lương, đòi tiền thì chủ không chịu trả”, chị Nhiên chua xót nói.
Theo chị Nhiên, sau khi Báo Phụ Nữ phản ánh, đại diện Công ty I.C. là bà N.K.L. đã liên lạc với chị thường xuyên và thỏa thuận đưa chị và em gái về nước. Lúc đó, chủ mới trả lương cho chị. Do visa sắp hết hạn, sợ bị công ty làm thủ tục lâu nên khi chủ trả lương, chị Nhiên đã mua vé máy bay về Việt Nam. “Tôi xin cám ơn Báo Phụ Nữ đã nhiệt tình tiếp nhận, phản ánh trường hợp của tôi. Nhờ có Báo lên tiếng, chủ mới trả lương, công ty mới tích cực đưa tôi về nước. Nhân đây, tôi cũng xin khuyên các chị em có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi giúp việc nhà tại Ả rập thì trước khi đi, phải tìm hiểu kỹ thông tin, công ty định ký hợp đồng để tránh rủi ro. Đồng thời, phải chuẩn bị trước tinh thần vì sang bên đó, môi trường, khí hậu, điều kiện làm việc không giống như Việt Nam. Tôi là người may mắn chứ nhiều người còn bị chủ giữ hộ chiếu không về được”, chị Nhiên cảnh báo.
Trước đó, giữa tháng 4/2014, ông Nguyễn Anh Tuấn (ngụ P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chồng của chị Nhiên đã phản ánh đến Báo Phụ Nữ: Đầu năm 2014, vợ ông Tuấn cùng em vợ xin đi Ả rập Xê út để giúp việc nhà. Sau một thời gian, theo sự yêu cầu của Công ty I.C., ngày 1/3/2014, ông Tuấn ký giấy bảo lãnh ở phường cho vợ và em vợ đi lao động tại Ả rập Xê út theo hợp đồng đã ký của I.C. với công ty môi giới Saudi Arabia Agent. Tuy nhiên, hợp đồng này không có chữ ký của đại diện công ty môi giới mà chỉ có chữ ký của bà N.K.L. đại diện Công ty I.C. và vợ cùng em vợ ông.
Một tháng sau, ông Tuấn mới liên lạc được với vợ thì được biết vợ và em vợ đang bệnh nặng, sức khỏe suy kiệt trầm trọng, chủ nhà không trả lương.
Quy định điều kiện làm việc tối thiểu của lao động giúp việc nhà tại Ả rập Xê út
Ngày 26/6, thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ) và từng bước ổn định và phát triển thị trường Ả rập Xê út, Bộ LĐ-TB-XH đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đưa NLĐ sang làm việc tại Ả rập Xê út thực hiện nghiêm các giải pháp liên quan tới hợp đồng cung ứng LĐ, công tác tuyển chọn và đào tạo, công tác quản lý LĐ.
Theo đó, hợp đồng cung ứng LĐ giúp việc gia đình sang làm việc tại Ả rập Xê út phải đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc tối thiểu của NLĐ, thời hạn hợp đồng hai năm và có thể gia hạn, mức lương tối thiểu: 1.300 SR/tháng, thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 8g liên tục/ngày, một ngày nghỉ/tuần. NLĐ không phải trả tiền môi giới, được cung cấp miễn phí vé máy bay lượt đi và lượt về khi kết thúc hợp đồng. NLĐ được cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, riêng tư và mỗi ngày ba bữa ăn đủ dưỡng chất; được mua BHYT và được chữa trị y tế miễn phí trong thời gian làm việc tại Ả rập Xê út.
Đối với các ngành nghề khác, hợp đồng cung ứng LĐ phải đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc tối thiểu của NLĐ, thời hạn hợp đồng một năm và được gia hạn từng năm một. Lương cơ bản tại nhà máy: 1.000 SR/tháng, LĐ xây dựng, dịch vụ, LĐ phổ thông 1.100 SR/tháng; LĐ có nghề 1.200 SR/tháng (hợp đồng phải quy định rõ thời hạn thanh toán tiền lương cho NLĐ). Thời gian làm việc 8g/ngày, sáu ngày/tuần. Chủ sử dụng LĐ cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, có điều hòa; cung cấp mỗi ngày ba bữa ăn đủ dưỡng chất hoặc trợ cấp ăn 250-300 SR/tháng. NLĐ được cung cấp miễn phí vé máy bay lượt về khi kết thúc hợp đồng. Mức tiền môi giới không quá 300-500 USD/người/hợp đồng.
Q.M.
Quỳnh Mai
phunuonline.com.vn

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Vận chuyển gần 2kg ma túy, nữ bị cáo lãnh án chung thân

Ngày 16/6, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Lê Thị Châu Hằng (SN 1982, ngụ tại Q.8) mức án tù chung thân về tội "vận chuyển trái phép chất ma túy", đồng thời buộc Hằng nộp phạt 50 triệu đồng.

Nữ bị cáo Hằng trên đường về trại giam
Theo cáo trạng, lúc 2 giờ ngày 26/11/2013, Đội thủ tục hành lý nhập cảnh Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục soi chiếu hành lý của Lê Thị Châu Hằng đi trên chuyến bay từ Hồng Kông về Việt Nam, phát hiện dưới tấm lót thành phía trên tay tay cầm valy của Hằng một gói nylon chứa tinh thể không màu. Qua giám định, gói nylon chứa gần 2kg Methamphetamine.
Qua điều tra, Hằng khai khoảng tháng 10/2013, Hằng làm ở quán ăn tại quận 8 thì gặp một người khách tên Chi (không rõ lai lịch) thường đến quán. Qua trao đổi, Chi nhờ Hằng đến Quảng Châu, Trung Quốc nhận một valy rồi mang sang Philippines với tiền công là 1.000 USD cộng với chi phí sinh hoạt đi lại.
Sau khi làm hộ chiếu, ngày 20/11/2013, Chi đưa vé máy bay, 200USD, 1.000 nhân dân tệ, một sim điện thoại để khi đến Trung Quốc, Hằng liên lạc với Chi.
Cùng ngày 20/11/2013, Hằng đến Trung Quốc và được Chi hướng dẫn thuê khách sạn ở. Đến ngày 24/11/2013, Chi kêu Hằng trả phòng rồi ra ngoài gặp một người đàn ông da đen. Sau đó, Hằng ra ngoài gặp người đàn ông, đưa túi xách tay cho ông này. Lát sau, tên này quay lại đưa lại cho Hằng một valy trong có túi xách tay của Hằng cùng 200 USD và vé máy bay từ Trung Quốc đi Philippines. Khi đến sân bay ở Philippines, Hằng không được nhập cảnh vào vì không có visa nên phải quay về sân bay Trung Quốc, nhưng lần này Hằng cũng không được nhập cảnh vào Trung Quốc mà buộc phải bay đến Hồng Kông chuyển tiếp về Việt Nam.
Đến 2 giờ ngày 26/11/2013, Hằng về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì bị bắt quả tang như đã nêu trên.
Phan Hồng
phunuonline.com.vn

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Rực rỡ sắc hè cùng Sunrise

ông ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Ocean Hospitality - OCH) tổ chức cuộc thi ảnh "Rực rỡ sắc hè cùng Sunrise", đây là món quà tri ân khách hàng trong mùa hè 2014 này.


Từ ngày 1/6/2014 đến ngày 15/8/2014, hãy gửi đến sunrise.photo@och.vn những bức ảnh chụp tại Sunrise Nha Trang Beach Hotel & Spa hay Sunrise Hội An Resort để có cơ hội cùng người thân, bạn bè trải nghiệm kỳ nghỉ trọn gói 3 ngày 2 đêm tại 1 trong 2 khách sạn 5 sao trên, vé máy bay khứ hồi và nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn khác.

Ảnh tham gia chương trình sẽ được đăng tải trên trang facebook chính thức của Sunrise Nha Trang và Sunrise Hội An.

Ocean Hospitality sẽ công bố 3 người tham gia tích cực có tổng số lượng yêu thích và chia sẻ nhiều nhất vào ngày 20/8/2014.

Ngoài ra, hàng tuần, chủ nhân của bức ảnh được yêu thích nhất sẽ nhận được phiếu quà tặng thưởng thức tại chuỗi nhà hàng Givral Café trên toàn quốc.

Hệ thống giải thưởng:

- 1 Giải nhất: Kỳ nghỉ trọn gói 3 ngày 2 đêm tại khách sạn Sunrise Hội An hoặc Sunrise Nha Trang và 2 vé máy bay khứ hồi Hà Nội/ Tp.HCM - Đà Nẵng/ Nha Trang cho 2 người.

- 1 Giải nhì: Kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm cho 2 người tại khách sạn Sunrise Hội An hoặc Sunrise Nha Trang.

- 1 Giải ba: Kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm cho 2 ngườitại khách sạn StarCity Hạ Long Bay.

- 11 Giải thưởng tuần: Phiếu quà tặng trị giá 300.000 VNĐ từ thương hiệu Givral Café.

* Thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: och.vn  

(Nguồn: Ocean Group)

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Jetstar Pacific tặng quà trẻ em dịp Quốc tế Thiếu nhi

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi (1-6), Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho biết sẽ dành những phần quà đặc biệt để chào đón những “vị khách nhí” trên tất cả các chuyến bay trong ngày 1/6.

Theo dự kiến, có khoảng 1.000 trẻ em từ dưới 12 tuổi bay cùng Jetstar Pacific trong ngày Quốc tế Thiếu nhi. Quà sẽ được đích thân các tiếp viên hàng không trao tặng trên chuyến bay, trị giá mỗi phần quà tương đương 160 nghìn đồng.

Không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ em trên các chuyến bay, Jetstar Pacific cũng dành 4 ve may bay khứ hồi miễn phí trao giải thưởng cho những gia đình, cá nhân tự thiết kế, vẽ hoặc chụp hình ảnh thể hiện ấn tượng về ước mơ của trẻ em trong chương trình “Chắp cánh ước mơ bé thơ ” được tổ chức trên diễn đàn của Hãng tại địa chỉ facebook.com/JetstarVN  từ 31/5 - 14/6/2014
Bay với Jetstar, khách hàng nhí sẽ được tặng quà 1-6.
Trong dịp này, với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Jetstar Pacific chung tay cùng các đơn vị tổ chức Ngày hội trẻ em khuyết tật Việt Nam 2014 dành cho 180 trẻ em khuyết tật đến từ 14 Trung tâm Bảo trợ trẻ khuyết tật đến từ các tỉnh thành trong cả nước, diễn ra từ ngày 31/5 – 1/6  tại khu nghỉ dưỡng Biển Ngọc - Merperle, Đảo Hòn Tằm - Nha Trang.
Jetstar Pacific là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Với chính sách phân phối ve may bay giá rẻ mỗi ngày và các chương trình bán ve may bay rẻ đặc biệt, thời gian qua hãng hàng không này góp phần mang lại nhiều cơ hội tiết kiệm chi phí cho cộng đồng khách hàng đi lại bằng máy bay, nhiều người trong số đó lần đầu tiên được đi máy bay. Hiện Jetstar Pacific đang khai thác các đường bay đến TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng, Nha Trang, Buôn Ma Thuột và Phú Quốc
Tú Anh
cand.com.vn

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Mua vé máy bay VNA, chủ thẻ VIB Values được nhiều ưu đãi

Từ ngày 01/06 đến hết ngày 31/07/2014, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty Smartlink triển khai chương trình “Cất cánh dễ dàng cùng thẻ nội địa VIB Values” với nhiều ưu đãi.

Cụ thể, vào tất cả các ngày thứ Bảy và Chủ Nhật của tháng Sáu và tháng Bảy, khách hàng sẽ được giảm 30% giá ve may bay các chặng bay Việt Nam-Đông Nam Á khi sử dụng mã giảm giá do chương trình cung cấp để mua ve may bay Vietnam Airlines trực tuyến. Mã giảm giá được chương trình cung cấp mỗi tháng một lần để sử dụng chung cho tất cả khách hàng và được đăng trên website VIB.

Bên cạnh đó, trong hai tháng này, chương trình sẽ dành 5 ngày vàng với rất nhiều cơ hội để khách hàng mua ve may bay Vietnam Airlines một số hành trình quốc tế với giá siêu ưu đãi chỉ từ 6 USD cho chiều bay từ quốc tế đến Việt Nam và từ 19 USD cho chiều bay từ Việt Nam đi quốc tế. Giá ve may bay chưa bao gồm thuế và lệ phí.

Ngoài ra, 100 khách hàng VIB đầu tiên mua ve may bay Vietnam Airlines trực tuyến thành công với số thẻ thanh toán nội địa VIB Values trong thời gian diễn ra chương trình sẽ được tặng 200.000 đồng vào tài khoản.

vnplus.vn