Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Cuộc chiến du lịch trực tuyến

Năm 1996, tập đoàn phần mềm Mỹ Microsoft đã tung một dịch vụ mang tên Expedia Travel Services với hy vọng sẽ thuyết phục khách du lịch đăng ký đi nghỉ qua mạng. Lúc đó, rất ít hộ gia đình có kết nối internet và quan trọng hơn là hầu hết mọi người đều cho rằng chuyện đăng ký đi du lịch qua internet là ý tưởng điên rồ (đó là chưa kể đến việc họ phải nhập thông tin thẻ tín dụng trên website).
Nhưng giờ hầu như không ai nghĩ rằng ý tưởng này là điên rồ nữa. Expedia hiện đã trở thành công ty dịch vụ lữ hành lớn nhất thế giới (Microsoft đã bán Expedia vào năm 2001). Năm ngoái, thông qua các thương hiệu như Trivago, Hotels.com và Hotwire, tổng giá trị các giao dịch đăng ký du lịch của Expedia là 39,4 tỉ USD.
Hãng dịch vụ lữ hành lớn thứ ba thế giới Priceline, với các thương hiệu như Booking.com, priceline.com, là cũng là một công ty trực tuyến, với doanh số 39,2 tỉ USD trong năm 2013. Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, năm ngoái, các công ty cung cấp những dịch vụ trực tuyến như vé máy bay, khách sạn, tour… đã thu về tổng cộng 278 tỉ USD.
Khi nói đến hoạt động đặt vé máy bay, phòng khách sạn hay dịch vụ thuê xe cho khách du lịch, thị trường du lịch trực tuyến có vẻ là một thị trường đã trưởng thành ở nhiều quốc gia giàu có. Hãng nghiên cứu thị trường PhoCusWright cho rằng hoạt động đăng ký du lịch trực tuyến hiện chiếm khoảng 43% tổng doanh số bán ngành lữ hành tại Mỹ và 45% tại châu Âu.
Phần lớn thị phần còn lại được nắm giữ bởi các công ty cung cấp dịch vụ lữ hành chuyên biệt cho giới doanh nghiệp như Carlson Wagonlit. Với thực tế này, dường như dư địa tăng trưởng cho các công ty lữ hành trực tuyến không còn bao nhiêu.
Thực ra, còn một số thị trường lớn mà hoạt động đăng ký dịch vụ du lịch trực tuyến vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Thị trường Đức là một ví dụ. Người Đức vẫn có xu hướng đăng ký đi du lịch thông qua các hãng dịch vụ lữ hành truyền thống.
Một thị trường lớn khác là châu Á, nơi có tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh. Với thu nhập của tầng lớp này đã tăng lên đáng kể, chi tiêu cho du lịch cũng tăng lên. Người Trung Quốc, chẳng hạn, đang chi vào hoạt động du lịch cao hơn khách du lịch ở bất kỳ quốc gia nào, nhưng trong năm 2012, chỉ 15% giá trị các chuyến đi của họ là đăng ký trực tuyến, theo PhoCusWright. Hãng nghiên cứu này dự đoán con số này sẽ tăng lên mức 24% vào năm 2015, đưa giá trị thị trường du lịch trực tuyến Trung Quốc lên tới khoảng 30 tỉ USD.
Phần lớn mức tăng trưởng này là nhờ vào sự bành trướng mạnh mẽ của các công ty trong nước lớn như Ctrip. Ctrip chủ yếu kiếm tiền từ việc đặt vé máy bay và tour du lịch trọn gói cho khách hàng Trung Quốc. Gần đây, người du lịch Trung Quốc có xu hướng thích tự đi hơn là đi theo đoàn. Nhờ đó, mảng đăng ký phòng khách sạn trực tuyến của Ctrip cũng ăn nên làm ra. Bộ phận khách sạn của Ctrip đã tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm trong 5 năm qua, theo hãng phân tích Trefis và đã đạt mức doanh thu tới 366 triệu USD vào năm ngoái.
Để giữ thị phần, các hãng dịch vụ lữ hành trực tuyến lớn luôn không ngừng theo sát khách hàng của mình khi họ chuyển từ máy tính để bàn sang máy tính bảng và điện thoại thông minh. Vào năm 2017, hơn 30% giá trị các giao dịch đăng ký du lịch trực tuyến sẽ thực hiện qua các thiết bị di động, theo Euromonitor.
Xu hướng đăng ký qua di động tăng nhanh một phần là nhờ việc các hãng lữ hành ra sức tăng sức hấp dẫn cho các ứng dụng di động của họ bằng cách tăng thêm các dịch vụ địa điểm, giúp người đi du lịch tìm được phòng hoặc khách sạn gần nhất. Một phần khác là do cách lên kế hoạch du lịch của người tiêu dùng đang thay đổi. Theo Faisal Galaria, một nhà điều hành tại hãng tư vấn Alvarez & Marsal, thông thường một gia đình mất hơn 3 tuần để đăng ký một kỳ nghỉ từ lúc quyết định đi cho đến lúc hoàn tất việc đăng ký trên các website. Trong tương lai, ông Galaria cho rằng khách du lịch sẽ quyết định nhanh chóng hơn và điện thoại thông minh sẽ giúp họ đăng ký vào phút chót.
Công nghệ cũng hỗ trợ cho sự phát triển của các hãng lữ hành trực tuyến. Amadeus, chuyên cung cấp phần mềm hỗ trợ cho các hệ thống đăng ký du lịch của nhiều hãng lữ hành trực tuyến, đang phát triển các phương pháp mới để thu hút khách hàng đến với các website của các hãng lữ hành. Một trong số đó là sử dụng công nghệ theo dõi trình duyệt web để đưa các mẫu quảng cáo được “cá nhân hóa” đến đúng đối tượng khách hàng, cung cấp giá mới nhất của các chuyến đi mà trước đó họ có quan tâm.
Cho dù có sự hỗ trợ của các công cụ marketing như vậy, các hãng lữ hành nhỏ hơn sẽ ngày càng thấy khó cạnh tranh với hai “ông lớn” trong ngành du lịch trực tuyến là Expedia và Priceline. Du lịch trực tuyến là một ngành mà lợi thế nghiêng hẳn về những công ty có quy mô lớn. Quy mô lớn của Expedia và Priceline đồng nghĩa với việc các công ty này có thể bắt tay với nhiều khách sạn hơn, thương thảo giá phòng, dịch vụ tốt hơn so với các đối thủ nhỏ hơn.
Hơn nữa, đây là ngành mà đòi hỏi phải chi nhiều vào marketing, một lợi thế lớn khác của Expedia và Priceline. Các hãng lữ hành trực tuyến sẽ phải chi ra hơn 4 tỉ USD trong năm nay vào hoạt động quảng cáo kỹ thuật số, theo eMarketer; và Priceline và Expedia sẽ chiếm tới hơn phân nửa trong mức chi tiêu này.
Một số công ty nhỏ hơn có thể tìm đến các thị trường ngách nhưng nhìn chung, sẽ rất khó để tìm kiếm tăng trưởng. Bất cứ khi nào họ mở ra một cánh cửa thì “đã có 2 gã khổng lồ (tức Expedia và Priceline) xuất hiện ở đó”, ông Galaria, Alvarez & Marsal, nhận xét.
Cạnh tranh không chỉ đến từ các gã khổng lồ này. Hồi năm 2010, Google đã mua lại ITA, một hãng sản xuất phần mềm tìm kiếm chuyến bay và năm tiếp theo, Công ty đã tung ra một website so sánh các chuyến bay. Động cơ tìm kiếm này cũng đã cải tiến các danh sách khách sạn của mình bằng việc cho thêm vào hình ảnh, tour du lịch ảo cũng như thông tin giá cả. Google hoàn toàn có thể gây khó cho Expedia và Priceline nếu nó muốn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, Google có thể sẽ không muốn làm “tổn thương” Expedia và Priceline vì 2 công ty này dự kiến sẽ chiếm tới 5% doanh thu quảng cáo của Google trong năm nay.
Như vậy, ngoài Ctrip, có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với Expedia và Priceline là TripAdvisor, một trang web đánh giá du lịch nổi tiếng được Expedia chia tách vào năm 2011. Tháng 6 này, TripAdvisor cho biết khách du lịch có thể đăng ký phòng khách sạn trực tiếp thông qua ứng dụng điện thoại thông minh của hãng.
Hồi cuối tháng 5, TripAdvisor đã hoàn tất thương vụ mua lại La Fourchette, chính thức bước vào thị trường đặt chỗ nhà hàng trực tuyến. Đến giữa tháng 6, OpenTable, một website chuyên đặt chỗ trong nhà hàng, lại tuyên bố mua lại Priceline trong một thương vụ trị giá 2,6 tỉ USD. Có vẻ như hoạt động mua bán và sáp nhập trên thị trường du lịch trực tuyến đang ngày càng sôi động hơn.
nhipcaudautu.vn

Danh sách 44 nước người Việt du lịch không cần visa

Theo bảng thống kê của Movehub, người Việt có thể ghé thăm 44 nước mà không cần visa.
Theo Movehub, là công dân Việt Nam, bạn sẽ được đi lại tự do tại 44 quốc gia trên thế giới mà không cần visa. Con số trên không quá cao và thông tin này cũng không quá mới nhưng đại bộ phận người Việt cũng chưa được biết đến. So với một số nước trong khu vực, Việt Nam vẫn xếp trên Trung Quốc (43), Triều Tiên (41), Myanmar (40)...
Trong khi đó, một số nước khu vực Đông Nam Á được thống kê có số lượng vượt trội như Malaysia (163 nước), Brunei (146) hay đạt mức trung bình như Philippines (58), Indonesia (53), Campuchia (46), Lào (45)…

Danh hiệu quốc gia ''quyền lực nhất'' thuộc về Vương quốc Anh, Phần Lan và Thuỵ Điển với số lượng 173 nước mà không cần xin thị thực.

Với quốc tịch Mỹ, Đan Mạch, Đức và Luxembourg, các quốc gia này cùng chiếm vị trí thứ hai với 172 nước. Vị trí thứ ba thuộc về Ý, Bỉ và Hà Lan với số lượng 171.

Afghanishtan trở thành quốc gia đứng cuối danh sách khi công dân đất nước này chỉ có thể tự do đi lại tại 28 nước. Ngoài ra, Iraq và Pakistan, Somalia lần lượt xếp thứ 2 (31) và thứ 3 (32) từ dưới đếm lên.

Movehub là một trang web hỗ trợ cho việc di chuyển hoặc du lịch giữa các quốc gia trên thế giới bằng việc cung cấp nhiều thông tin qua các bài viết chi tiết. Tuy chỉ mới được thành lập vào tháng 11/2013 nhưng Movehub trở nên phổ biến nhanh chóng dựa vào sự hữu ích của chính nó.

Khu vực Đông Nam Á

Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Indonexia, Malaysia được miễn thị thực trong 30 ngày đối với hộ chiếu phổ thông (HCPT).

Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có ve may bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

Myanmar: Thời gian lưu trú không quá 14 ngày với điều kiện HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.

Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

Thái Lan: Miễn visa cho người mang Hộ chiếu phổ thông (HCPT) với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Singapore: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.

Lào: Miễn visa cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa hai lần, mỗi lần 30 ngày.

Campuchia: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có ve may bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

Myanmar: HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh với thời gian lưu trú không quá 14 ngày. (Hiệp định với Myanmar có hiệu lực từ 26/10/2013).

Indonesia: Công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) được nhập cảnh Indonesia miễn visa với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

Malaysia: Miễn visa cho người mang các loại HC, với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Đông Timor: Không yêu cầu xin visa ở Việt Nam. Bạn cứ bay bình thường đến sân bay của họ. Tại đó, hải quan Đông Timor sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho bạn với mức phí là 30 USD. Lưu ý là bạn phải trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh. Số tiền nói trên chỉ là trình ra cho họ thấy chứ không nộp. Bạn cũng phải xuất trình cả ve may bay khứ hồi.

Châu Á

Đảo Jeju (Hàn Quốc): Chỉ được miễn visa khi tới đảo Jeju còn những nơi khác của Hàn Quốc đều phải xin thị thực như bình thường. Tuy nhiên, do chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến đảo Jeju nên bạn sẽ phải quá cảnh ở một nước khác có đường bay đến hòn đảo này. Trường hợp du khách Việt Nam đã có visa (loại dán vào hộ chiếu) của 5 quốc gia Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia và New Zealand còn hiệu lực thì được phép vào Hàn Quốc du lịch mà không cần xin visa, chỉ xuất trình ve may bay chặng kế tiếp là được chấp nhận.

Đài Loan: Những du khách đến từ các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Indonesia sở hữu visa còn hạn và thẻ cư trú tại các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Schengen (khối biên giới chung châu  u), Australia và New Zealand cũng được miễn visa trong 30 ngày khi đến Đài Loan. Tuy nhiên, cần đăng ký trên mạng để được xét duyệt, sau khi được chấp thuận mới có thể làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh Đài Loan.

Kyrgyzstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh.

Châu Mỹ

Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch.

Ecuador: 90 ngày là thời hạn tối đa cho du khách Việt tham quan tại Ecuador. Quốc gia này đơn phương gỡ bỏ "hàng rào" visa cho khách du lịch đến từ rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Saint Vincent and the Grenadines: Là một đảo quốc và không yêu cầu visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia lẫn vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình hộ chiếu còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.

Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama được yêu cầu phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần visa.

Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần.

Cộng hòa Dominica: Người Việt Nam có visa du lịch còn hiệu lực hoặc đang cư trú hợp pháp tại Mỹ, Canada và Liên minh châu  u (bao gồm cả Vương quốc Anh) có thể du lịch đến nước này với một thẻ du lịch (tourist card) và hộ chiếu còn hiệu lực.

Costa Rica: Nếu bạn có visa (du lịch, thuyền viên hoặc Visa nhập cảnh với mục đích kinh doanh) còn hiệu lực ít nhất 3 tháng và có dấu xuất nhập cảnh đến Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Schengen, bạn sẽ được phép nhập cảnh vào Costa Rica.

Các quốc gia/lãnh thổ dễ xin visa (visa on arrival)

Maldives: Đây là nước không cần visa xin trước mà cấp tại chỗ cho du khách. Chỉ cần đưa vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn ra là nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng), Visa này sẽ được miễn phí trong 30 ngày.

Mauritius (tên đầy đủ Cộng hòa Mauritius) là một quốc đảo nổi tiếng về du lịch nằm ở Ấn Độ Dương, cách lục địa châu Phi khoảng 2.000 km. Mauritius cấp visa online cho người Việt Nam. Theo đó, khách du lịch điền đầy đủ thông tin và đăng ký trên mạng. Sau khi nhận được mail chấp thuận, in ra và nhận visa tại cửa khẩu khi đến Mauritius.

Nepal: Bạn cần chuẩn bị đồng dollar (USD) để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu.

Ấn Độ: Việt Nam là một trong số ít nước được phép xin visa ngay tại 4 sân bay ở Ấn Độ: Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Tuy nhiên visa xin tại sân bay Ấn Độ là loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD.

Sri Lanka: Bạn chỉ cần nộp đơn xin visa qua mạng, thanh toán bằng thẻ ngân hàng cho phí visa, đợi có kết quả, in tờ xác nhận ra đem tới sân bay để làm thủ tục bay đi Sri Lanka.

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Emirates và Etihad là hai hãng hàng không của UAE có đường bay từ Việt Nam hiện nay. Emirates thì bay thẳng đến Dubai trong khi Etihad bay đến Abu Dabhi. Nếu sử dụng ve may bay của hai hãng này bạn có thể xin visa dễ dàng ngay trên mạng hoặc liên hệ để được hướng dẫn chi tiết tại văn phòng của hãng ở TP HCM. Bạn cũng có thể mua các gói Stop Over không quá 96 tiếng bao trọn gói visa nếu đi đâu đó mà quá cảnh ở UAE.

Iran: Hộ chiếu phổ thông Việt Nam có thể lấy visa tại cửa khẩu Iran có giá trị trong 17 ngày và 50 USD. Thông tin xuất nhập cảnh tại thủ đô Tehran yêu cầu bạn mang theo ảnh thẻ để làm visa on arrival.

Nhiều nước châu Phi, trong đó có Senegal, visa sẽ được cấp qua mạng. Khách du lịch đăng ký online sẽ nhận được form xin visa, điền thông tin đầy đủ và nộp ở cửa khẩu, bạn sẽ được cấp visa on arrival. Lệ phí là 50 Euro.

Các quốc gia/lãnh thổ cấp visa không thu lệ phí

Algeria, Afghanistan, Mông Cổ, Nicaragua, Romania, Cuba đều là những nước cấp thị thực cho người Việt có HCPT còn hạn và miễn thu lệ phí.

Vnexpress/Báo du lịch

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Cảm ơn Báo Phụ Nữ đã can thiệp, giúp tôi về nước

Chiều 25/6, chị Phạm Thị Thùy Nhiên (ảnh - SN 1963, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - một lao động nữ đi giúp việc nhà tại Ả rập Xê út được đề cập trong bài viết Đưa người đi lao động nước ngoài, ra sân bay mới giao hợp đồng... không dấu (Báo Phụ Nữ ngày 19/4) đã đến Tòa soạn Báo Phụ Nữ cám ơn vì nhờ Báo can thiệp, phản ánh thông tin nên chị đã được về nước.
Chị Nhiên kể, do hoàn cảnh khó khăn, muốn kiếm thêm thu nhập để nuôi con ăn học, chị đã lên mạng tìm hiểu thông tin đi giúp việc nhà tại Ả rập Xê út. Ra đến sân bay, chị và em gái mới được công ty đưa người đi xuất khẩu lao động I.C. giao hợp đồng lao động không đóng dấu, chữ ký của công ty. Sang Ả rập Xê út, chị Nhiên lại phải làm việc cho một người khác, không đúng như trong hợp đồng.
“Ở bên đó tôi phải làm việc từ 16-20 giờ. Ngày nào cũng phải dậy sớm lo cho bốn đứa con của chủ (năm tháng tuổi, ba tuổi, tám tuổi, 13 tuổi). Khi đứa lớn đi học, tôi vừa bế đứa nhỏ năm tháng tuổi, trông đứa ba tuổi vừa làm việc nhà đến tối. Ngôn ngữ bất đồng, khí hậu không hợp, một ngày chủ chỉ cho ăn một lần vào lúc 2g chiều, đói quá nên tôi phải tự kiếm thứ gì ăn được. Thức ăn bên đó chủ yếu là bột mì nướng, qua ba tháng tôi bị sụt 4kg. Khi bị bệnh, xin thuốc uống ngày nào chủ phát cho ngày đó. Khi xong hết việc nhà, chủ bắt tôi gội đầu, massage, bôi kem cho họ. Tôi thấy đi giúp việc nhà mà không khác gì nô lệ, tôi bị nhốt trong nhà, làm việc quần quật, khổ cực. Vất vả, tôi chấp nhận được nhưng bức xúc nhất là khi đến tháng lĩnh lương, đòi tiền thì chủ không chịu trả”, chị Nhiên chua xót nói.
Theo chị Nhiên, sau khi Báo Phụ Nữ phản ánh, đại diện Công ty I.C. là bà N.K.L. đã liên lạc với chị thường xuyên và thỏa thuận đưa chị và em gái về nước. Lúc đó, chủ mới trả lương cho chị. Do visa sắp hết hạn, sợ bị công ty làm thủ tục lâu nên khi chủ trả lương, chị Nhiên đã mua vé máy bay về Việt Nam. “Tôi xin cám ơn Báo Phụ Nữ đã nhiệt tình tiếp nhận, phản ánh trường hợp của tôi. Nhờ có Báo lên tiếng, chủ mới trả lương, công ty mới tích cực đưa tôi về nước. Nhân đây, tôi cũng xin khuyên các chị em có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi giúp việc nhà tại Ả rập thì trước khi đi, phải tìm hiểu kỹ thông tin, công ty định ký hợp đồng để tránh rủi ro. Đồng thời, phải chuẩn bị trước tinh thần vì sang bên đó, môi trường, khí hậu, điều kiện làm việc không giống như Việt Nam. Tôi là người may mắn chứ nhiều người còn bị chủ giữ hộ chiếu không về được”, chị Nhiên cảnh báo.
Trước đó, giữa tháng 4/2014, ông Nguyễn Anh Tuấn (ngụ P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chồng của chị Nhiên đã phản ánh đến Báo Phụ Nữ: Đầu năm 2014, vợ ông Tuấn cùng em vợ xin đi Ả rập Xê út để giúp việc nhà. Sau một thời gian, theo sự yêu cầu của Công ty I.C., ngày 1/3/2014, ông Tuấn ký giấy bảo lãnh ở phường cho vợ và em vợ đi lao động tại Ả rập Xê út theo hợp đồng đã ký của I.C. với công ty môi giới Saudi Arabia Agent. Tuy nhiên, hợp đồng này không có chữ ký của đại diện công ty môi giới mà chỉ có chữ ký của bà N.K.L. đại diện Công ty I.C. và vợ cùng em vợ ông.
Một tháng sau, ông Tuấn mới liên lạc được với vợ thì được biết vợ và em vợ đang bệnh nặng, sức khỏe suy kiệt trầm trọng, chủ nhà không trả lương.
Quy định điều kiện làm việc tối thiểu của lao động giúp việc nhà tại Ả rập Xê út
Ngày 26/6, thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ) và từng bước ổn định và phát triển thị trường Ả rập Xê út, Bộ LĐ-TB-XH đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đưa NLĐ sang làm việc tại Ả rập Xê út thực hiện nghiêm các giải pháp liên quan tới hợp đồng cung ứng LĐ, công tác tuyển chọn và đào tạo, công tác quản lý LĐ.
Theo đó, hợp đồng cung ứng LĐ giúp việc gia đình sang làm việc tại Ả rập Xê út phải đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc tối thiểu của NLĐ, thời hạn hợp đồng hai năm và có thể gia hạn, mức lương tối thiểu: 1.300 SR/tháng, thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 8g liên tục/ngày, một ngày nghỉ/tuần. NLĐ không phải trả tiền môi giới, được cung cấp miễn phí vé máy bay lượt đi và lượt về khi kết thúc hợp đồng. NLĐ được cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, riêng tư và mỗi ngày ba bữa ăn đủ dưỡng chất; được mua BHYT và được chữa trị y tế miễn phí trong thời gian làm việc tại Ả rập Xê út.
Đối với các ngành nghề khác, hợp đồng cung ứng LĐ phải đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc tối thiểu của NLĐ, thời hạn hợp đồng một năm và được gia hạn từng năm một. Lương cơ bản tại nhà máy: 1.000 SR/tháng, LĐ xây dựng, dịch vụ, LĐ phổ thông 1.100 SR/tháng; LĐ có nghề 1.200 SR/tháng (hợp đồng phải quy định rõ thời hạn thanh toán tiền lương cho NLĐ). Thời gian làm việc 8g/ngày, sáu ngày/tuần. Chủ sử dụng LĐ cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, có điều hòa; cung cấp mỗi ngày ba bữa ăn đủ dưỡng chất hoặc trợ cấp ăn 250-300 SR/tháng. NLĐ được cung cấp miễn phí vé máy bay lượt về khi kết thúc hợp đồng. Mức tiền môi giới không quá 300-500 USD/người/hợp đồng.
Q.M.
Quỳnh Mai
phunuonline.com.vn

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Vận chuyển gần 2kg ma túy, nữ bị cáo lãnh án chung thân

Ngày 16/6, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Lê Thị Châu Hằng (SN 1982, ngụ tại Q.8) mức án tù chung thân về tội "vận chuyển trái phép chất ma túy", đồng thời buộc Hằng nộp phạt 50 triệu đồng.

Nữ bị cáo Hằng trên đường về trại giam
Theo cáo trạng, lúc 2 giờ ngày 26/11/2013, Đội thủ tục hành lý nhập cảnh Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục soi chiếu hành lý của Lê Thị Châu Hằng đi trên chuyến bay từ Hồng Kông về Việt Nam, phát hiện dưới tấm lót thành phía trên tay tay cầm valy của Hằng một gói nylon chứa tinh thể không màu. Qua giám định, gói nylon chứa gần 2kg Methamphetamine.
Qua điều tra, Hằng khai khoảng tháng 10/2013, Hằng làm ở quán ăn tại quận 8 thì gặp một người khách tên Chi (không rõ lai lịch) thường đến quán. Qua trao đổi, Chi nhờ Hằng đến Quảng Châu, Trung Quốc nhận một valy rồi mang sang Philippines với tiền công là 1.000 USD cộng với chi phí sinh hoạt đi lại.
Sau khi làm hộ chiếu, ngày 20/11/2013, Chi đưa vé máy bay, 200USD, 1.000 nhân dân tệ, một sim điện thoại để khi đến Trung Quốc, Hằng liên lạc với Chi.
Cùng ngày 20/11/2013, Hằng đến Trung Quốc và được Chi hướng dẫn thuê khách sạn ở. Đến ngày 24/11/2013, Chi kêu Hằng trả phòng rồi ra ngoài gặp một người đàn ông da đen. Sau đó, Hằng ra ngoài gặp người đàn ông, đưa túi xách tay cho ông này. Lát sau, tên này quay lại đưa lại cho Hằng một valy trong có túi xách tay của Hằng cùng 200 USD và vé máy bay từ Trung Quốc đi Philippines. Khi đến sân bay ở Philippines, Hằng không được nhập cảnh vào vì không có visa nên phải quay về sân bay Trung Quốc, nhưng lần này Hằng cũng không được nhập cảnh vào Trung Quốc mà buộc phải bay đến Hồng Kông chuyển tiếp về Việt Nam.
Đến 2 giờ ngày 26/11/2013, Hằng về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì bị bắt quả tang như đã nêu trên.
Phan Hồng
phunuonline.com.vn

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Rực rỡ sắc hè cùng Sunrise

ông ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Ocean Hospitality - OCH) tổ chức cuộc thi ảnh "Rực rỡ sắc hè cùng Sunrise", đây là món quà tri ân khách hàng trong mùa hè 2014 này.


Từ ngày 1/6/2014 đến ngày 15/8/2014, hãy gửi đến sunrise.photo@och.vn những bức ảnh chụp tại Sunrise Nha Trang Beach Hotel & Spa hay Sunrise Hội An Resort để có cơ hội cùng người thân, bạn bè trải nghiệm kỳ nghỉ trọn gói 3 ngày 2 đêm tại 1 trong 2 khách sạn 5 sao trên, vé máy bay khứ hồi và nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn khác.

Ảnh tham gia chương trình sẽ được đăng tải trên trang facebook chính thức của Sunrise Nha Trang và Sunrise Hội An.

Ocean Hospitality sẽ công bố 3 người tham gia tích cực có tổng số lượng yêu thích và chia sẻ nhiều nhất vào ngày 20/8/2014.

Ngoài ra, hàng tuần, chủ nhân của bức ảnh được yêu thích nhất sẽ nhận được phiếu quà tặng thưởng thức tại chuỗi nhà hàng Givral Café trên toàn quốc.

Hệ thống giải thưởng:

- 1 Giải nhất: Kỳ nghỉ trọn gói 3 ngày 2 đêm tại khách sạn Sunrise Hội An hoặc Sunrise Nha Trang và 2 vé máy bay khứ hồi Hà Nội/ Tp.HCM - Đà Nẵng/ Nha Trang cho 2 người.

- 1 Giải nhì: Kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm cho 2 người tại khách sạn Sunrise Hội An hoặc Sunrise Nha Trang.

- 1 Giải ba: Kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm cho 2 ngườitại khách sạn StarCity Hạ Long Bay.

- 11 Giải thưởng tuần: Phiếu quà tặng trị giá 300.000 VNĐ từ thương hiệu Givral Café.

* Thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: och.vn  

(Nguồn: Ocean Group)

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Jetstar Pacific tặng quà trẻ em dịp Quốc tế Thiếu nhi

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi (1-6), Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho biết sẽ dành những phần quà đặc biệt để chào đón những “vị khách nhí” trên tất cả các chuyến bay trong ngày 1/6.

Theo dự kiến, có khoảng 1.000 trẻ em từ dưới 12 tuổi bay cùng Jetstar Pacific trong ngày Quốc tế Thiếu nhi. Quà sẽ được đích thân các tiếp viên hàng không trao tặng trên chuyến bay, trị giá mỗi phần quà tương đương 160 nghìn đồng.

Không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ em trên các chuyến bay, Jetstar Pacific cũng dành 4 ve may bay khứ hồi miễn phí trao giải thưởng cho những gia đình, cá nhân tự thiết kế, vẽ hoặc chụp hình ảnh thể hiện ấn tượng về ước mơ của trẻ em trong chương trình “Chắp cánh ước mơ bé thơ ” được tổ chức trên diễn đàn của Hãng tại địa chỉ facebook.com/JetstarVN  từ 31/5 - 14/6/2014
Bay với Jetstar, khách hàng nhí sẽ được tặng quà 1-6.
Trong dịp này, với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Jetstar Pacific chung tay cùng các đơn vị tổ chức Ngày hội trẻ em khuyết tật Việt Nam 2014 dành cho 180 trẻ em khuyết tật đến từ 14 Trung tâm Bảo trợ trẻ khuyết tật đến từ các tỉnh thành trong cả nước, diễn ra từ ngày 31/5 – 1/6  tại khu nghỉ dưỡng Biển Ngọc - Merperle, Đảo Hòn Tằm - Nha Trang.
Jetstar Pacific là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Với chính sách phân phối ve may bay giá rẻ mỗi ngày và các chương trình bán ve may bay rẻ đặc biệt, thời gian qua hãng hàng không này góp phần mang lại nhiều cơ hội tiết kiệm chi phí cho cộng đồng khách hàng đi lại bằng máy bay, nhiều người trong số đó lần đầu tiên được đi máy bay. Hiện Jetstar Pacific đang khai thác các đường bay đến TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng, Nha Trang, Buôn Ma Thuột và Phú Quốc
Tú Anh
cand.com.vn

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Mua vé máy bay VNA, chủ thẻ VIB Values được nhiều ưu đãi

Từ ngày 01/06 đến hết ngày 31/07/2014, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty Smartlink triển khai chương trình “Cất cánh dễ dàng cùng thẻ nội địa VIB Values” với nhiều ưu đãi.

Cụ thể, vào tất cả các ngày thứ Bảy và Chủ Nhật của tháng Sáu và tháng Bảy, khách hàng sẽ được giảm 30% giá ve may bay các chặng bay Việt Nam-Đông Nam Á khi sử dụng mã giảm giá do chương trình cung cấp để mua ve may bay Vietnam Airlines trực tuyến. Mã giảm giá được chương trình cung cấp mỗi tháng một lần để sử dụng chung cho tất cả khách hàng và được đăng trên website VIB.

Bên cạnh đó, trong hai tháng này, chương trình sẽ dành 5 ngày vàng với rất nhiều cơ hội để khách hàng mua ve may bay Vietnam Airlines một số hành trình quốc tế với giá siêu ưu đãi chỉ từ 6 USD cho chiều bay từ quốc tế đến Việt Nam và từ 19 USD cho chiều bay từ Việt Nam đi quốc tế. Giá ve may bay chưa bao gồm thuế và lệ phí.

Ngoài ra, 100 khách hàng VIB đầu tiên mua ve may bay Vietnam Airlines trực tuyến thành công với số thẻ thanh toán nội địa VIB Values trong thời gian diễn ra chương trình sẽ được tặng 200.000 đồng vào tài khoản.

vnplus.vn

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

VNA giảm 30% giá vé máy bay các chặng Việt Nam - Đông Nam Á

Từ ngày 01/06 đến hết ngày 31/07/2014, VIB phối hợp cùng Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) và công ty Smartlink triển khai chương trình “Cất cánh dễ dàng cùng thẻ nội địa VIB Values” với hàng chục ngàn cơ hội giảm 30% giá vé máy bay các chặng bay Việt Nam – Đông Nam Á, mua vé máy bay chỉ từ 6USD cho các chặng bay Quốc tế - Việt Nam và được tặng 200.000 đồng vào tài khoản.

Chương trình áp dụng cho khách hàng mua vé máy bay VNA trực tuyến và thanh toán qua thẻ thanh toán nội địa VIB Values.
Cụ thể, vào tất cả các ngày thứ bảy và chủ nhật của tháng 6 và tháng 7/2014, khách hàng sẽ được giảm 30% giá vé máy bay các chặng bay Việt Nam – Đông Nam Á khi sử dụng mã giảm giá do chương trình cung cấp để mua vé máy bay VNA trực tuyến. Mã giảm giá được chương trình cung cấp mỗi tháng 1 lần để sử dụng chung cho tất cả khách hàng và được đăng trên website vib.com.vn.
Bên cạnh đó, trong mỗi tháng 6 và 7/2014, chương trình sẽ dành 5 ngày vàng với rất nhiều cơ hội để khách hàng mua vé máy bay VNA một số hành trình quốc tế với giá siêu ưu đãi chỉ từ 6 USD cho chiều bay từ quốc tế đến Việt Nam và từ 19USD cho chiều bay từ Việt Nam đi quốc tế. Giá vé chưa bao gồm thuế và lệ phí.
Ngoài ra, 100 khách hàng VIB đầu tiên mua vé máy bay VNA trực tuyến thành công với số thẻ thanh toán nội địa VIB Values trong thời gian diễn ra chương trình sẽ được tặng 200.000 đồng vào tài khoản.
L.M
dddn.com.vn

Lữ hành gặp khó vì hàng không thu phụ phí

Vietnam Airlines Chi nhánh khu vực miền Nam (VNA) vừa gửi công văn đến các đại lý bán ve may bay và công ty du lịch thông báo thu phụ phí một số chặng bay trong nước vào mùa cao điểm hè 2014.

Cụ thể, mức phụ thu áp dụng trên một số chuyến bay, ngày bay được chia thành hai nhóm: nhóm 1 gồm Hà Nội đi Nha Trang, TP.HCM, Phú Quốc… phụ thu 200.000 đồng/chặng; nhóm 2 gồm Hà Nội đi Đà Nẵng, Đồng Hới… hoặc TP.HCM đi Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… phụ thu 150.000 đồng/chặng. Chính sách phụ thu áp dụng cho ve may bay khởi hành trong khoảng thời gian từ 12.6 đến 10.8 và có hiệu lực đối với ve may bay bán ra từ ngày 22.5.
Trong công văn, bà Ngô Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Phát triển bán ve may bay VNA, lý giải rằng phụ thu nhằm đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ do nhu cầu đi lại tăng đột biến trong mùa cao điểm. Chi phí nhân lực, thiết bị, dịch vụ… phục vụ cho chuyến bay (cả mặt đất và trên không) ở thời điểm này đều tăng đáng kể.
Tuy nhiên, chính sách thu phụ phí của VNA gặp phản ứng gay gắt từ các hãng lữ hành. Trao đổi với Thanh Niên Online vào hôm nay 28.5, ông Bùi Thế Duy, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, nói công văn ban hành vào ngày 21.5 nhưng có hiệu lực ngay ngày hôm sau (22.5) khiến công ty không kịp trở tay.
Theo ông Duy, các tour đã được khách ký hợp đồng, đặt cọc hoặc đã chuyển tiền không thể thu phụ phí vì khách không đồng ý. Nếu tính cả hai chặng, mỗi du khách (đối với các đoàn sử dụng đường bay áp dụng phụ phí) công ty phải bù lỗ 300.000 - 400.000 đồng/khách. Như vậy, đoàn khách trung bình 30 người, công ty thiệt hại từ 9 - 12 triệu đồng.
Nhiều công ty du lịch khác cũng cho rằng VNA thu phụ phí đến các điểm du lịch phổ biến vào mùa hè là làm khó doanh nghiệp lữ hành, nhất là áp dụng chính sách giá một cách cập rập.
“Trong bối cảnh sức mua giảm mà VNA thu phụ phí chặng bay nội địa, thực ra là tăng giá, khiến giá tour trong nước đội chi phí và đẩy khách Việt du lịch nước ngoài”, giám đốc một công ty phân tích. 
Trong 5 tháng đầu năm, theo Tổng cục Du lịch, khách quốc tế đến VN giảm 10% và xu hướng giảm sẽ tiếp tục trong vài tháng tới. Để bù đắp cho thị trường khách quốc tế, Bộ VH-TT-DL đặt mục tiêu kích cầu du lịch nội địa. Tuy nhiên, chính sách giá của VNA đang đi ngược lại nỗ lực chung của ngành du lịch khi không giảm mà còn thêm phụ phí. Các đường bay tham gia kích cầu của VNA lại không được doanh nghiệp ủng hộ. Vì theo bà Nguyễn Thị Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch TP.HCM, phía hàng không chỉ cung cấp ve may bay kích cầu trong giờ xấu, đi trễ về sớm, bởi các chuyến bay này mới còn chỗ trống để bán kích cầu.
N.Trần Tâm
TNO

Cần chuẩn bị gì khi du lịch bụi Hàn Quốc

Chọn hostel hay homestay để ngủ, tàu điện ngầm hay xe bus để di chuyển và thưởng thức món ăn truyền thống trong các quán nhỏ là những gợi ý cho chuyến du lịch bụi Hàn Quốc siêu tiết kiệm của bạn.
Dưới đây là những thông tin tham khảo cho chuyến du lịch tiết kiệm của bạn đến Hàn Quốc.
Thủ tục nhập cảnh
Bạn phải xin visa nhập cảnh  tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Những giấy tờ cần chuẩn bị là: giấy chứng minh tài chính của một ngân hàng với số tiền tối thiểu 5.000 USD, thời hạn gởi ít nhất 3 tháng. Vé máy bay khứ hồi, hóa đơn thanh toán phòng khách sạn, lịch trình ở Hàn Quốc, giấy xác nhận của cơ quan đang làm việc, hợp đồng lao động, giấy nghỉ phép để đi du lịch, hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng, ảnh 4 x 6 cùng tờ khai. Tất cả đều dịch sang tiếng Hàn hoặc tiếng Anh có công chứng. Chi phí xin visa là 20 USD một người, mất khoảng 4 ngày làm việc. Thời gian lưu trú tối đa 30 ngày và visa có giá trị trong vòng 3 tháng.
Mẹo nhỏ dành cho những bạn lo lắng sẽ rớt visa là hãy nhờ đại lý giữ chỗ vé máy bay khứ hồi và xuất hóa đơn trước. Hiện nay, trên một số trang web đặt phòng khách sạn đã cho phép đặt phòng nhưng không cần trả tiền trước. Cách này giúp bạn không mất tiền vé máy bay và khách sạn nếu không đậu visa. Sau khi có visa, bạn quay lại thanh toán vẫn không muộn.
Chỗ ở
Nếu đi theo nhóm và kinh phí có hạn, bạn nên chọn những hostel giá rẻ hoặc homestay. Có rất nhiều hostel giá rẻ ở ngay khu trung tâm. Một phòng có thể ở nhiều người, ngủ giường tầng. Đặc điểm của loại hostel này là rẻ, có đầy đủ tiện nghi thiết yếu.
Ở homestay cũng khá an toàn và tiện nghi. Bạn được sống chung với chủ nhà, được ăn sáng theo kiểu Hàn Quốc và có cơ hội tìm hiểu thêm một số phong tục của người bản địa.
Cũng không quá khó để tìm một khách sạn giá rẻ ngay trung tâm như Myeongdong, Hongdae ... Giá phòng một đêm dao động từ 20 - 25 USD một người. Tuy nhiên bạn phải đặt phòng sớm qua mạng thì mới có giá tốt.
IMG-8247-JPG-2645-1400878957.jpg
Gần khu Myeongdong sầm uất này có rất nhiều khách sạn giá rẻ.
Nên chọn khách sạn gần các ga tàu điện ngầm hoặc trạm xe buýt để tiện di chuyển. Đặc biệt, bạn hãy để ý những khách sạn có tuyến xe buýt đến sân bay.
Trang phục
Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt, trong đó nhiệt độ mùa hè rất cao, từ 30 - 40 độ C còn mùa đông thì nhiệt độ xuống thấp nhất -20 độ C. Bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp với từng mùa và mang theo giày thể thao vì phải đi bộ nhiều.
Địa điểm tham quan
Một số điểm tham quan nổi tiếng ở Seoul như tháp Namsan lãng mạn, hoàng cung, làng truyền thống Hàn Quốc... Bạn cũng nên đến phòng tắm hơi để có những trải nghiệm thú vị.
cung-JPG-8881-1400878958.jpg
Vé vào cổng của Gyongbukgung giá 3.000 won ( tương đương 3 USD).
Các khu chợ Dongdaemun, Namdaemun, hay khu mua sắm nổi tiếng Myeongdong giá cả rất rẻ, cách phục vụ thì khỏi chê. Lời khuyên dành cho những cô gái thích làm đẹp, thời trang là nên cố gắng kiềm chế để tránh tình trạng cháy túi vì giá mỹ phẩm và quần áo ở Hàn so với Việt Nam rẻ hơn rất nhiều. Bạn nên sắp xếp lịch trình trước để không bỏ lỡ điểm tham quan thú vị nào.
Phương tiện di chuyển
Sân bay Incheon cách thủ đô Seoul 70 km. Cách tiết kiệm nhất để đi từ Incheon về Seoul là sử dụng tuyến xe buýt ở sân bay hoặc đi tàu điện ngầm.
Xe buýt: Tùy mỗi chặng mà giá tiền khác nhau. Thông thường dao động từ 10.000 đến 15.000 won (khoảng 10 - 15 USD). Tuy nhiên bạn chỉ nên chọn đi xe buýt khi khách sạn của bạn nằm trên tuyến xe buýt chạy. Các chuyến xe buýt hoạt động từ 5h đến 23h. Nếu bạn đáp chuyến bay khuya thì nên ngủ lại phòng tắm hơi ở sân bay một đêm, hôm sau bắt chuyến sớm về Seoul. Tại phòng tắm hơi có dịch vụ giữ hành lý miễn phí, an toàn, đầy đủ tiện nghi cho bạn nghỉ ngơi.
Tàu điện ngầm: Tốn thời gian hơn, bạn phải chuyển trạm ở nhiều nơi và phải đi bộ nhiều, hành lý cồng kềnh. Tuy nhiên giá vé tàu rất rẻ. Chỉ nên đi tàu khi hành lý gọn gàng, dễ di chuyển.
Taxi: Nếu không quá cần thiết thì không nên đi taxi, vì đoạn đường từ sân bay về Seoul khá xa, cộng thêm phí ở các trạm thu phí nên giá tiền rất cao. Thường tài xế sẽ nói 60.000 won (khoảng 60 USD). Với một số taxi, bạn có thể trả giá xuống khoảng 50.000 won (khoảng 50 USD), một số taxi tính theo km thì giá tiền dao động từ 50.000 - 75.000 won (khoảng 50 - 75 USD). Khi đi taxi, nên chuẩn bị địa chỉ nơi cần đến bằng tiếng Hàn vì đại đa số tài xế taxi không thể đọc và tìm địa chỉ bằng tiếng Anh. Lưu ý, không nên đi taxi một mình vào giờ quá khuya. Sau 12 giờ đêm, taxi chạy rất ẩu, thậm chí lạng lách, thắng gấp... Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi một mình.
Nên mua một thẻ T-money, loại thẻ tương tự như thẻ ATM, chỉ cần nạp tiền ở những máy nạp tiền công cộng ngay trạm tàu điện ngầm là bạn có thể sử dụng T-money để thanh toán các dịch vụ như đi tàu điện ngầm, taxi, xe buýt, thậm chí trả tiền ở một số cửa hàng, tiệm ăn. Loại thẻ này không có thời hạn. Bạn có thể để dành cho chuyến đi sau.
Ăn uống
Món ăn Hàn rất đa dạng, cầu kì và khá cay. Một số món bạn nên thử khi đến Hàn Quốc như tokbokki, bánh cá, patbingsu, thịt nướng. Đặc biệt món truyền thống mà bổ dưỡng gà hầm nhân sâm. Sẽ rất thú vị nếu bạn thử chui vào một căn lều nhỏ giữa phố và ăn tokbokki như phim Hàn.
ga-ham-nhan-sam-9593-1400878958.jpg
Món gà hầm nhân sâm bổ dưỡng giá 12.000 won (tương đương 12 USD)
Một số lưu ý khác
Bạn nên chuẩn bị trước một số loại thuốc cảm, đau bụng... phòng trường hợp không thích nghi kịp với thời tiết, đồ ăn Hàn Quốc. Ngoài ra không thể thiếu salonpas và băng keo cá nhân vì phải đi bộ nhiều. Những loại thuốc này nên mua ở Việt Nam để tiết kiệm. Đặc biệt, khi đi du lịch vào mùa đông, hãy nhớ mua những túi sưởi mini cho vào trong túi áo để giữ ấm.
Yên Hạ
vnexpress

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Khốc liệt thị trường hàng không Việt Nam - Kỳ I

Tính đến thời điểm hiện tại, sau khi Indochina Airlines và Air Mekong rời “cuộc chơi”, trừ Công ty Bay dịch vụ hàng không chỉ chiếm 1,8% thị phần, thị trường hàng không nội địa Việt Nam có 3 hãng cạnh tranh “nóng” để tăng thị phần: Vietnam Airlines (61,4%), VietjetAir (26,1%) và Jetstar Pacif ic (15,2%).

Khách hàng đến giao dịch tại quầy vé của Vietnam Airlines
Khách hàng đến giao dịch tại quầy ve may bay của Vietnam Airlines
Kỳ I: Bay nội địa: “nóng” kênh bán vé
Chính sách linh hoạt
Hiện nay, mua vé máy bay giá rẻ qua mạng là xu hướng phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều đại lý không thích bán cho hãng bay giá rẻ bởi đại lý chỉ được hưởng phí xuất vé, tương đương 70 ngàn đồng của Jetstar và 44 ngàn đồng của VietjetAir với chuyến TP.HCM- Hà Nội. Trong khi đó, với Vietnam Airlines, hoa hồng của đại lý là 50 ngàn đồng và cộng thêm thưởng hoa hồng và doanh số nữa. Thống kê doanh thu từ 1 đại lý ở TP. HCM cho thấy, 70% lượng ve may bay bán ra là của Vietnam Airlines, 25% còn lại dành cho VietjetAir.
Theo chủ một đại lý vé cấp 2 ở Q.12, TP.HCM, VietjetAir đang có xu hướng bán vé đoàn. “Những chuyến bay đến điểm du lịch như TP.HCM- Hà Nội/Đà Nẵng/Phú Quốc vào cuối tuần thì nhiều lúc giá khách lẻ của VietjetAir cao hơn Vietnam Airlines. Nhưng VietjetAir và Jetstar trễ chuyến nhiều, trong khi Vietnam Airlines nhiều chuyến bay hơn nên có thể đổi cho khách đi chuyến khác”.
Ưu điểm khi mua ve may bay qua đại lý là khách được hỗ trợ tốt nhất khi có sự cố xảy ra, như chuyến bay bị hoãn lâu, đổi ngày, giờ bay, khách ra trễ hoặc hủy chuyến. Nếu khách đặt vé online thì họ phải trực tiếp liên lạc với hãng, ra phòng ve may bay của hãng nhận tiền. Còn qua đại lý thì đại lý sẽ cập nhật được tình hình chuyến bay và trực tiếp chuyển tiền cho khách.
Cạnh tranh gay gắt không kém là từ các công ty du lịch. Theo khảo sát, với cùng tiêu chuẩn 4 sao, phần “land tour” gồm chi phí nhà hàng, khách sạn, vận chuyển và hướng dẫn viên chỉ lệch nhau tối đa là 10% giữa các hãng, còn chi phí vé máy bay chênh lệch lớn nhất.
Đối tượng khách của các hãng cũng khác nhau, nếu khách lẻ săn vé rẻ trên mạng thì thường mua của VietjetAir và Jetstar, còn khách công tác, hoặc đi du lịch nhưng hay thay đổi lịch bay thì thích đặt Vietnam Airlines hơn. Dù số ve may bay khuyến mãi của Vietnam Airlines không nhiều nhưng họ rải đều các chuyến, và có cơ chế giữ chỗ.
Công ty du lịch đầu cơ
Một phân khúc khác cạnh tranh gay gắt không kém là từ các công ty du lịch. Theo khảo sát, với cùng tiêu chuẩn 4 sao, phần “land tour” gồm chi phí nhà hàng, khách sạn, vận chuyển và hướng dẫn viên chỉ lệch nhau tối đa là 10% giữa các hãng, còn chi phí vé máy bay chênh lệch lớn nhất.
Ông Cao Tùng- Phó giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Bến Thành - cho biết, đối tác hàng không của đơn vị này là Vietnam Airlines và VietjetAir. Với khách đoàn cao cấp thì lựa chọn hàng đầu là Vietnam Airlines do dịch vụ tốt, giá ổn định, còn khách thông thường thì hãng chọn VietjetAir. Theo ông Tùng, giá vé của VietjetAir rẻ hơn khoảng 50% nếu đặt trước. Mặt khác, hãng này có chính sách ưu đãi riêng cho đối tác du lịch nên việc chọn VietjetAir là tốt nhất để giảm giá tour, kích cầu du lịch trong mùa thấp điểm hiện nay. “Để có giá tốt và thay đổi lịch trình phù hợp thì phía du lịch phải có riêng một đại lý vé máy bay”- một lãnh đạo của Công ty Du lịch Mekong bật mí.
Chủ một công ty lữ hành nội địa chuyên làm tour “độc”- thừa nhận rằng, vào mùa cao điểm, nhiều công ty du lịch lớn như Saigontourist, Viettravel… sẽ đầu cơ một số chuyến cố định nào đó để làm giá, các hãng du lịch nhỏ hơn buộc phải mua lại với giá cao hơn giá công bố của hãng bay, thậm chí không có ve may bay. Cạnh tranh nhất là khách ghép vào ngày lễ. Như đợt 30/4 năm nay, chuyến TP.HCM đi Côn Đảo, giá của Vietnam Airlines là 3,4 triệu đồng nhưng họ không còn vé, buộc lòng tôi phải mua qua một công ty du lịch với giá 4,5 triệu đồng.
Kỳ II: Bay quốc tế  cũng khó
Lê Khôi - Thùy Dương
baocongthuong.com.vn

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Air France ưu đãi vé máy bay dịp hè

Hãng đang dành ưu đãi đặc biệt cho các ve may bay đi Pháp, Đức và Anh. Với mỗi vé mua trực tuyến tại trang web Air France, bạn sẽ được giảm thêm 2,15 triệu đồng.

Paris có các café góc phố nổi tiếng như Cafe de Flore - 172 đại lộ Saint Germain, Aux Folies - số 8 phố Belleville hay Pause Café - 41 phố Charonne, gần quảng trường Bastille. Hè tại Pháp được đánh dấu bằng mùa của những lễ hội rộn ràng. Cùng với dân địa phương, du khách khám phá các buổi triển lãm, những buổi biểu diễn xiếc, ca, khiêu vũ khắp các đường phố. Chương trình hè cũng sôi nổi dành cho các em thiếu nhi tại các công viên công cộng, khu giải trí Disney Land Paris… Tháng 6 sẽ là thời điểm lý tưởng cho những trái tim yêu âm nhạc với "Ngày hội âm nhạc 21/6", là nơi quy tụ rất nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệm cũng như nghiệp dư.
1-1469-1400059132.jpg
Nếu đến Pháp ngày vào Quốc Khánh Pháp trong tháng 7, du khách có thể hòa mình vào dòng người trong cuộc diễu hành đầy uy nghiêm. Ngoài ra còn phải kể đến màn biểu diễn pháo hoa rực rỡ tại quảng trường Trocadero, cũng là nơi lý tưởng để du khách chiêm ngưỡng tháp Eiffel.
Mùa hè còn là dịp để các tín đồ thời trang được thỏa ước mơ mua sắm các thương hiệu thời trang danh tiếng. Dịp giảm giá hè năm nay sẽ kéo dài từ ngày 25/6 đến 29/7. Các trung tâm mua sắm như khu đại lộ Haussman với Galeries Lafayette, Printemps, đại lộ Champs Elysees đều lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, hàng trăm các khu chợ trời của Paris với đa dạng các mặt hàng từ quần áo, giày dép, chocolate, phomai với mức giá rẻ… đủ để thỏa mãn thú vui mua sắm của bạn.
Sau những ngày quay vòng trong hoạt động vui chơi, mua sắm, du khách có thể ghé thăm những cánh đồng hoa oải hương tím ngát của vùng Provence hay những cánh đồng nho bát ngát vùng Thung lũng Rhône, Champagne, Burgundy và bầu trời trong xanh Địa Trung Hải bên bờ biển miền Nam của nước Pháp. Tháng 9 là lúc lý tưởng để vào vai một người nông dân Pháp với vụ mùa thu hoạch nho.
Từ nay đến ngày 31/5, khi đặt ve may bay đi châu Âu trong dịp hè từ ngày 1/6 đến 30/9 với Air France, du khách sẽ được hưởng giá ve may bay ưu đãi. Giá vé từ TP HCM, Hà Nội đến Paris từ 18,866 triệu đồng, Frankfurt từ 17,047 triệu đồng đồng hay London từ 18,95 triệu đồng. Du khách có thể truy cập tại đây để đặt ve may bay với vài cú nhấp chuột đơn giản và yên tâm khám phá châu Âu với phong cách Pháp.
Hè châu Âu sẽ là những trải nghiệm rất khác cho du khách Việt. Khách có thể lên kế hoạch ngay với chương trình khuyến mãi hè đặc biệt của Air France dành cho các chuyến bay trực tiếp từ TP HCM - Hà Nội đến Paris. Riêng đối với các khách hàng muốn lựa chọn một sản phẩm dịch vụ cao cấp hơn, hãng cũng đưa ra ưu đãi trên hạng ghế Premium Economy chỉ từ 31,281 triệu đồng đi Paris khứ hồi. Với khoang ghế riêng biệt, chỗ ngồi rộng hơn đến 40% và nhiều chế độ ưu tiên khác, đây sẽ là lựa chọn phù hợp ngân sách cho nhiều người.
Ngoài ra, còn nhiều điểm đến khác tại châu Âu cũng được áp dụng mức giá hấp dẫn này. Liên hệ phòng ve may bay Air France tại Hà Nội: 04 38 253 484 và tại TP HCM: 08 38 290 981 - 08 38 290 982 để biết thêm về chương trình khuyến mãi.
(Nguồn: Air France)

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Thỏa thích du lịch hè với VietJet.

Mùa hè là cao điểm của các nhu cầu du lịch. Và phương tiện được lựa chọn hàng đầu cho các chuyến đi xa là máy bay, vừa tiết kiệm thời gian, mang đến cho thị trường thêm nhiều sự lựa chọn về giờ bay linh hoạt và giá vé máy bay tiết kiệm.
Nhằm mang đến những chuyến bay hài lòng và thoải mái nhất, đặc biệt là trong mùa cao điểm này, các hãng hàng không khuyến cáo người dân và du khách nên có kế hoạch từ sớm và đặt vé máy bay tại webstie cũng như các đại lý chính thức của Hãng.
Lựa chọn kênh bán vé uy tín…
Để mỗi chuyến bay trọn vẹn niềm vui và sự hài lòng, các hãng hàng không thường khuyến cáo khách hàng nên mua vé máy bay qua các kênh chính thức của hãng. Ông Desmond Lin - giám đốc phát triển kinh doanh của VietJet cho biết: “Với VietJet, khách hàng nên mua vé trên các kênh bán chính thức của Hãng: tại website vietjetair.com, trên điện thoại smartphone m.vietjetair.com, qua tổng đài 19001886 và các phòng vé/ đại lý chính thức của VietJet trên toàn quốc. Các điểm bán vé máy bay này đều được niêm yết công khai trên website của Hãng, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách hàng khi tìm kiếm”.
Thỏa thích du lịch hè với VietJet - 2
Hành khách nên mua vé máy bay tại các kênh bán uy tín
Ông Desmond Lin cũng chia sẻ thêm, khách hàng nên thường xuyên vào website của hãng để có được các thông tin đầy đủ và chính xác về giá vé máy bay , chặng bay, giờ bay. Đặc biệt, website của VietJet là nơi cập nhật nhanh nhất về các chương trình khuyến mãi. Từ đây, khách hàng sẽ có cơ hội sở hữu những tấm vé giá tiết kiệm. Người đi du lịch cũng nên có kế hoạch đi lại từ sớm, vì mua vé càng sớm, giá vé càng rẻ. Chi phí tiết kiệm được sẽ dành cho các khoản khách sạn, ăn uống, mua sắm…
…Để tránh những phiền phức không đáng có
Không phải ngẫu nhiên mà các Hãng hàng không luôn cảnh báo người dân và du khách nên mua vé máy bay qua các kênh chính thức của Hãng như website hay các phòng vé. Bởi việc mua vé từ các nguồn không chính thức có thể dẫn đến một số vấn đề sau: Khách không nhận được thông báo khi có thay đổi lịch bay do không cập nhật thông tin email, điện thoại; Người bán có thể dùng 1 mã đặt chỗ bán cho nhiều người khác nhau do họ đã mua vé từ đầu và có các thông tin để thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin trên vé; Vé mua bằng thẻ tín dụng giả hành khách sẽ bị chặn tại sân bay và an ninh kiểm tra. Thậm chí là vé giả hoàn toàn, không có mã số đặt chỗ trên hệ thống của Hãng hàng không.
Trong thời gian qua, trên thị trường xuất hiện một số ít trường hợp người dân mua vé giả tại các đại lý không chính thức, thường gọi là đại lý “ma”, đây là những đại lý không có giấy phép kinh doanh và không hề có sự liên kết nào với các Hãng hàng không. Thủ đoạn của các đối tượng này là vẫn đặt vé cho khách hàng theo đúng yêu cầu, khách hàng cầm vé do đại lý xuất thấy có mã đặt chỗ mang tên mình, có thời gian bay, có chuyến bay cụ thể. Do vậy, nhiều người thấy yên tâm và chuyền tiền cho phía đại lý, chờ đợi tới ngày bay mà không biết để vào website kiểm tra tình trạng đặt vé. Đến ngày khởi hành, ra tới sân bay mới tá hỏa là tấm vé bạc triệu giờ chỉ là… giấy lộn.

… Để đảm bảo chuyến bay vui vẻ và hài lòng
Các kênh bán vé chính thức của VietJet luôn luôn cập nhật nhanh và chính xác những thông tin khuyến mại, những phần quà hấp dẫn cho hành khách trên mỗi chuyến bay. Ngoài ra, các thông tin về đường bay mới, tăng chuyến dịp hè hay Lễ Tết cũng được cập nhật kịp thời. 
Như sắp tới đây để đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp lễ và trong mùa cao điểm hè sắp tới, Hãng hàng không VietJet đã mở thêm các đường bay mới như Hà Nội – Phú Quốc, TP.HCM – Singapore. Trong tháng 5 này, hãng cũng sẽ đón nhận thêm các tàu bay mới. Đồng thời, hãng cũng tăng tần suất mỗi tuần hơn 140 chuyến bay, cung ứng thêm hơn 25.200 vé máy bay/ tuần cho người dân vào mùa cao điểm.
Cụ thể, VietJet đã tăng tần suất các chuyến TP.HCM – Hà Nội (14 chuyến khứ hồi/ ngày), TP.HCM – Đà Nẵng (7 chuyến khứ hồi/ ngày), Hà Nội – Đà Nẵng (4 chuyến khứ hồi/ ngày), Hà Nội – Nha Trang (3 chuyến khứ hồi/ ngày), TP.HCM – Nha Trang (3 chuyến khứ hồi/ ngày), TP.HCM – Phú Quốc (3 chuyến khứ hồi/ ngày), TP.HCM – Hải Phòng (4 chuyến khứ hồi/ ngày), TP.HCM – Huế (3 chuyến khứ hồi/ ngày).
vietjetair.com

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Công ty CP Tra Giá Vé Máy Bay chơi trò “trốn tìm” với “thượng đế”

Khách hàng đặt mua ve may bay và đã thanh toán tiền vé cho Công ty CP Tra Giá Vé Máy Bay, nhưng do chuyến bay hoãn, Công ty hứa hoàn trả tiền vé cho khách hàng sau 2 tuần nhưng đến nay vẫn lần lữa, không chịu trả tiền cho khách…

Báo Công lý nhận được phản ánh của bạn đọc Nguyễn Thị Lài, sinh năm  1979, trú tại số 8, tổ 6, ấp Chánh Lộc 5, xã Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Theo đó, ngày 27/12/2013,  chị Lài có đặt mua 2 ve may bay của Công ty CP Tra Giá Vé Máy Bay, địa chỉ số 35, Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội với số tiền là  4.600.000đ cho ngày đi là 28/12/2013 từ sân bay Chu Lai về TP. Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, chị Lài đã chuyển tiền qua tài khoản 22010000432387, Ngân hàng BIDV Thăng Long - Hà Nội cho chị Hoàng Thị Dung. Ngay sau đó, Công ty CP Tra Giá Vé Máy Bay đã cung cấp mã đặt chỗ của chuyến bay ngày hôm đó là TIFIQU cho chị Lài.
Giấy chuyển tiền mua vé máy bay của chị Lài
Khi chị Lài ra sân bay thì được nhân viên sân bay Chu Lai báo hoãn chuyến bay 2 ngày do thời tiết xấu. Lập tức chị Lài điện thoại về Công ty CP Tra Giá Vé Máy Bay hỏi lý do, người nghe máy phân bua do mới nhận được thông báo nên chưa kịp báo cho khách hàng biết. Vì có việc gấp không thể đợi được, hơn nữa  nhân viên ở sân bay và chị Mai (Công ty CP Tra Giá Vé Máy Bay) cho rằng nếu khách hàng không đi thì sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã mua ve may bay sau 2 tuần nên chị Lài đã di chuyển bằng phương tiện khác.
Đến hẹn, chị Lài liên tục điện thoại hỏi thì nhân viên ở đây dùng nhiều thủ đoạn khất lần “khổ chủ”, nào là nhắn tin số tài khoản ngân hàng, rồi gọi cho chị Dung, rồi anh Tuấn là người quản lý điều hành công ty đó. Cuối cùng, anh Tuấn  hẹn chính xác là ngày 3/3/2014 sẽ chuyển trả, nhưng “đến hẹn lại lên”, còn tiền thì chẳng thấy đâu…
Không thể chịu đựng hơn được nữa trước hành vi lần lữa, coi thường khách hàng nên chiều ngày 3/3/2014, chị Lài làm đơn gửi cơ quan chức năng. Khoảng 4 ngày sau, chị Lài nhận được điện thoại của anh Trung, xưng là Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thông báo là đã nhận được đơn tố cáo và hứa sẽ mời anh Tuấn lên làm việc. Khoảng một tuần sau, chị Lài điện thoại hỏi anh Trung sự việc thì được thông báo, anh Tuấn hứa là 3 ngày nữa sẽ mang tiền lên Công an nộp để trả cho chị Lài…
Từ đó đến nay đã nhiều tháng trôi qua nhưng chị Lài vẫn chưa nhận được tiền từ Công ty CP Tra Giá Vé Máy Bay cũng như không biết động thái chính thức từ cơ quan Công an quận Hoàn Kiếm. Lẽ nào hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn, gian dối như vậy của Công ty CP Tra Giá Ve May Bay lại bị làm ngơ, có lẽ trường hợp của chị Lài không phải là duy nhất của công ty này? Chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ với cơ quan chức năng để tìm hiểu vụ việc.

Toàn Vũ
congly.vn

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Hai cơ hội vé máy bay rẻ trong nửa đầu tháng 5

Nếu bạn chưa kịp mua ve may bay trong đợt khuyến mại trước thì Vietnam Airlines và AirAsia đều đang có vé giá rẻ khá hấp dẫn đi Đông Nam Á. 

1. Vietnam Airlines bán vé giá rẻ nội địa và Đông Nam Á
Hãng hàng không của Việt Nam đang có đợt khuyến mãi mang tên "Khoảnh khắc vàng số 10".
VeViet-5973-1399434557.jpg
* Thời gian bán ve may bay: từ nay đến 23h59 ngày 14/5
* Khuyến mại chặng nội địa
Thời gian khởi hành: Từ nay đến 21/5
Giá vé khứ hồi rẻ nhất cho các chặng đã bao gồm thuế là lệ phí
+ TP HCM - Đà Lạt: 1,5 triệu đồng
+ TP HCM - Quy Nhơn: 1,5 triệu đồng
+ TP HCM - Hải Phòng: 2,3 triệu đồng
+ TP HCM - Buôn Ma Thuột: 1,4 triệu đồng
+ Hà Nội - Quy Nhơn: 2,3 triệu đồng
+ Hà Nội - Đà Lạt: 2,8 triệu đồng
* Khuyến mại chặng đi Đông Nam Á
Thời gian khởi hành:
+ Hà Nội/TP HCM - Bangkok: 5/5 - 31/5; 5/9 - 31/10
+ Hà Nội/TP HCM - Kuala Lumpur/Singapore: 5/9 - 31/10
+ Hà Nội/TP HCM - Phnom Penh/Siem Reap/Yangon: 5/5 - 27/8; 5/9 - 31/10
Giá ve may bay khứ hồi rẻ nhất cho các chặng đã bao gồm thuế là lệ phí
+ Hà Nội - Bangkok: 3,3 triệu đồng
+ Hà Nội - Singapore: 4 triệu đồng
+ Hà Nội - Kuala Lumpur: 4,2 triệu đồng
+ Hà Nội - Yangon: 3,4 triệu đồng
+ Hà Nội - Phnom Penh: 3,5 triệu đồng
+ Hà Nội - Siem Reap: 5 triệu đồng
+ TP HCM - Bangkok: 3,5 triệu đồng
+ TP HCM - Singapore: 3,4 triệu đồng
+ TP HCM - Kuala Lumpur: 3,6 triệu đồng
+ TP HCM - Yangon : 4,7 triệu đồng
+ TP HCM - Phnom Penh: 3,2 triệu đồng
+ TP HCM - Siem Reap: 4,4 triệu đồng
Dù đã khá rẻ so với giá thông thường nhưng so với đợt khuyến mại chào hè tháng 3 vừa qua thì giá ve may bay khuyến mại lần này của Vietnam Airlines vẫn bị đắt hơn khoảng 300.000 - 1 triệu đồng.
Lưu ýVé của đợt khuyến mại Khoảnh khắc vàng số 10 là không hoàn, không huỷ, không đổi giờ bay. Nhưng nếu Vietnam Airlines có thay đổi giờ bay dù chỉ 10 phút thì bạn cũng sẽ được hoàn tiền
2. AirAsia tung vé từ 9 USD
VeAir-5831-1399434557.jpg
AirAsia liên tục mở các đường bay giá rẻ cho hành trình khởi hành từ Hà Nội và TP HCM. Từ nay đến 11/5, hãng này sẽ bán ve may bay cho các chặng Hà Nội/TP HCM đi Bangkok/Kuala Lumpur với giá chỉ từ 9 USD/chiều. Nếu cộng thêm thuế và lệ phí sân bay thì giá vé khứ hồi Hà Nội - Kuala Lumpur là 2,3 triệu đồng, Hà Nội - Bangkok: 2 triệu đồng, TP HCM - Kuala Lumpur: 2,3 triệu đồng, TP HCM - Bangkok: 1,7 triệu đồng. Thời gian khởi hành áp dụng từ nay đến 30/6.
Riêng chặng bay từ TP HCM đi Johor Bahru (thủ phủ của bang Johor ở phía nam Malaysia) thì thời gian khởi hành áp dụng từ 11/7/2014 đến 30/4/2015, giá vé khứ hồi đã bao gồm thuế và lệ phí là 2,8 triệu đồng.
Đồng thời, một số chặng bay quốc tế khác cũng được AirAsia giảm giá để kích cầu như TP HCM - Adelaide/Nagoya/Chengdu/Xian/Busan/Perth với giá vé chỉ từ 159 USD hay Hà Nội - Gold Coast/Perth với giá ve may bay chỉ từ 189 USD (giá này chưa bao gồm thuế và lệ phí). Thời gian bán vé từ nay đến 11/5 và thời gian bay áp dụng từ 12/5 đến 31/8/2014. Tuy nhiên đây không phải là đường bay thẳng mà bạn phải nối chuyến.
Hà Đan tổng hợp
ngoisao.net

Cơ hội nhận chuyến du lịch trị giá 10 triệu đồng

Từ 5/5 đến 24/6, Công ty Lingo - thành viên của Tập đoàn truyền thông VMG tổ chức sự kiện "Mang em đi khắp thế gian" nhằm tri ân chủ thẻ Lingo theo tiêu chí "vui hơn, tiết kiệm hơn".

Theo đó, chỉ cần hưởng số phần trăm ưu đãi từ mỗi lần mua sắm, chủ thẻ Lingo sẽ được nhận chuyến du lịch trị giá 10 triệu đồng, ve may bay khứ hồi tới 1 trong 10 địa danh đẹp nhất Việt Nam, cùng hàng triệu điểm thưởng và hàng nghìn quà tặng khác
Anh0-1-avatar-banner-chuong-trinh.jpg
Chủ thẻ chỉ cần sử dụng thẻ Lingo để mua sắm, tiêu dùng tại các điểm ưu đãi, chấp nhận thẻ (nhà hàng, quán café, shop thời trang, spa, siêu thị, trung tâm nha khoa…) Trong thời gian diễn ra chương trình, ngoài việc được tích lũy thường kỳ 5%- 40% vào tài khoản điểm thưởng của thẻ, chủ thẻ được hưởng thêm các ưu đãi khác như giảm giá trực tiếp 25% tại Grill66 Steakhouse (106 Hào Nam kéo dài, Hà Nội), giảm 20% tại Sơ Mi Việt (26/106 Chùa Láng), tặng voucher 100.000 - 300.000 đồng tại shop Trộm Vía (335 Trường Chinh), giảm 50% kính thời trang tại Bello Store (tầng 3, Vincom Bà Triệu), miễn phí 100% vé vào cửa khu vui chơi giải trí Skate Land (nhà văn hóa Thanh Niên, quận 1, TP HCM) v.v… đồng thời có cơ hội nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn khác của chương trình.
Theo thông tin từ Lingo, 500 chủ thẻ đầu tiên nhấn vào nút “Tham gia ngay” trên trang đăng ký của chương trình (link: tại đây) sẽ được nhận 50.000 điểm thưởng (tương đương 50.000 đồng) vào tài khoản thẻ Lingo, để sẵn sàng “hành trình” chinh phục giải thưởng của chương trình.
Hơn 800 giải thưởng của chương trình “Mang em đi khắp thế gian” gồm:
- 500 giải Tiên phong trị giá 50.000 điểm thưởng (tương đương 50.000 đồng).
- 200 giải Sành điệu là túi xách du lịch thời trang.
- 100 giải Điểm đến may mắn trị giá 200.000 đồng.
- 3 giải Đại sứ là ve may bay Vietnam Airlines khứ hồi trị giá 6 triệu đồng tới một trong 10 địa danh đẹp nhất Việt Nam và 1,8 triệu điểm thưởng (tương đương 1,8 triệu đồng).
- 3 giải Đại sứ là chuyến du lịch trị giá 10 triệu đồng và 1,8 triệu điểm thưởng (tương đương 1,8 triệu đồng).
Trong số các “điểm đến” dành cho chủ thẻ Lingo, có một điểm online là siêu thị trực tuyến lingo.vn , giúp cơ hội giành giải thưởng của các chủ thẻ dễ dàng hơn nhiều. Thông tin chi tiết hơn về chương trình tham khảo tại lingocard.vn hoặc gọi hotline 19001255.
Lingo là thẻ tích điểm đa tiện ích thông minh, vừa giúp cho chủ thẻ tích lũy điểm thưởng 5%- 40% mỗi lần mua sắm, vừa có thể thanh toán trực tiếp bằng điểm thưởng đó hoặc tiền nạp trong thẻ. Đồng thời, khách hàng có thể sử dụng để mua sắm trực tuyến tại website Lingo.vn. Hệ thống 500 điểm tại Hà Nội và TP HCM chấp nhận thẻ Lingo ở nhiều lĩnh vực: ăn uống, giải trí, thời trang, làm đẹp... Ngoài thẻ Lingo còn có các thẻ đồng thương hiệu BIDV-Lingo, Vinaphone-Lingo, Lingo-VTVcab…
(Nguồn: Lingo.vn)

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

20 năm tù cho kẻ lừa đảo trẻ em sang Malaysia bán dâm

Ngày 28-4, tại Trung tâm văn hóa - thể thao phường Thới Long, quận Ô Môn, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa lưu động xét xử vụ án “mua bán người”.

Bị cáo Ký và Sơi tại phiên tòa lưu động ngày 28-4
Hai bị cáo đứng trước vành móng ngựa là Lâm Thị Ký (50 tuổi, phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) và Thượng Văn Sơi (50 tuổi, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).

Riêng bị cáo Ký ngoài tội danh trên còn bị xét xử thêm hành vi “mua bán trẻ em”.
Theo hồ sơ vụ án, Ký có mối quan hệ bà con cô cậu ruột với Diễm có chồng sang Malaysia sinh sống. Tháng 4-2013, Diễm về thăm nhà gặp Ký nói có quen với Nguyễn Thị Đèo làm nhà hàng, khách sạn ở Malaysia cần nữ tiếp viên phục vụ, trả lương cao, rồi cho số điện thoại của Đèo để Ký lưu lại.
Sau đó, Ký liên lạc với Đèo thỏa thuận tìm được phụ nữ Việt Nam đưa sang Malaysia cho Đèo để làm gái bán dâm. Mỗi người được đưa sang Malaysia, Ký sẽ được nhận 1-2 triệu đồng tùy theo ngoại hình cô gái đẹp hay xấu. Mọi chi phí đi lại, ăn uống và vé máy bay qua Malaysia Đèo lo hết.            
Bằng chiêu thức có đứa cháu tên Đèo làm nhà hàng, khách sạn trả lương cao mỗi tháng 30-35 triệu đồng/tháng, mọi chi phí tàu xe, vé máy bay, ăn ở do Đèo lo hết, Ký đã dụ dỗ được 3 cô gái chưa đủ 16 tuổi ở quận Ô Môn đồng ý sang Malaysia.
Ba nạn nhân sau khi sang Malaysia đã bị bán cho người khác và bị ép bán dâm. Ai không chịu đi bán dâm phải trả lại tiền ăn ở, vé máy bay… hơn 30 triệu đồng mới được cho về lại Việt Nam.
Do lo sợ nên D và Th đã phải bán dâm trả nợ. Sau khi trả hết số nợ hơn 30 triệu đồng, hai người được phía bên kia cho về Việt Nam. Còn O không đồng ý bán dâm nên gọi điện thoại về nhà kể sự việc và kêu mẹ đưa tiền cho Ký để chuyển cho Đèo 14 triệu đồng để O được trở về Việt Nam. Ký nhận 14 triệu đồng đem lên bến xe miền Tây giao cho người của Đèo thì được Đèo cho lại 5 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, O được Đèo mua vé máy bay về Việt Nam.
Với việc làm bất chính trên, Ký đã thu lợi được 5,5 triệu đồng. Sơi thu lợi 8 triệu đồng.
Các bị hại sau khi về nước đã làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của Ký cùng đồng bọn.
TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt bị cáo Ký 10 năm tù về tội “mua bán người”, 10 năm tù về tội “mua bán trẻ em”, tổng hợp hình phạt là 20 năm tù. Bị cáo Sơi 6 năm tù về tội “mua bán người”.
MINH TÂM
tuoitre.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Khám phá Johor Bahru với vé máy bay giá rẻ

Với ve may bay gia re từ hãng hàng không giá rẻ châu Á, du khách có cơ hội thưởng ngoạn thành phố với những bãi biển nên thơ cùng các khu tham quan, giải trí và mua sắm sôi động.
Là thành phố lớn thứ hai sau Kuala Lumpur, Johor Bahru được xem như một trong những điểm đến du lịch mới lạ và thú vị nằm ở phía Nam Malaysia và gần kề thiên đường mua sắm Singapore. Với ve may bay gia re đãi từ hãng hàng không giá rẻ châu Á - AirAsia, du khách có cơ hội được thưởng ngoạn Johor Bahru với những bãi biển nên thơ cùng các khu tham quan, giải trí và mua sắm sôi động.
Nhân dịp này, AirAsia đã đưa ra ve may bay gia rei một chiều chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế sân bay, phí nhiên liệu và những phí tùy chọn khác) cho những chuyến bay quốc tế mới từ Johor Bahru đến Yogyakarta (4 chuyến mỗi tuần), Lombok (ba chuyến mỗi tuần) của Indonesia và TP HCM (4 chuyến mỗi tuần). Thời hạn đặt ve may bay gia re từ 15/4 đến 4/5 cho thời hạn bay từ 11/7 đến 30/4.
1.jpg
Legoland - địa điểm tham quan, giải trí nổi tiếng tại Johor Bahru
Ngoài Yogyakarta và Lombok, AirAsia cũng đã tăng cường kết nối giữa Johor Bahru và Indonesia với 15 chuyến bay một tuần, trong đó gồm 4 chuyến tới Jakarta, 4 chuyến tới Bandung và 7 chuyến tới Surabaya. AirAsia còn kết nối Johor Bahru với nhiều điểm đến nội địa của Peninsular và đông Malaysia với 91 chuyến bay hàng tuần đến Kuala Lumpur, Penang, Kuching, Miri, Sibu và Kota Kinabalu.
Hãng hàng không này cũng giới thiệu khuyến mãi giá rẻ bổ sung dành cho lễ hội Aidilfitri sắp tới tại Malaysia và Indonesia với hành trình bay từ Kuala Lumpur đến Padang, Palembang và Solo. Ve may bay gia retổng cộng cho những chuyến bay này chỉ từ 79 Ringgit cho hành trình từ Kuala Lumpur đến Padang và Palembang, 129 Ringgit từ Kuala Lumpur đến Solo.
vnexpress

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Bóc mẽ trò lừa của công ty du lịch ‘ma’

Những du khách Hà Nội vừa rồi không phải là nạn nhân đầu tiên của New Tour. Với chiêu trò tương tự, công ty du lịch này đã lừa nhiều khách du lịch và đối tác. Người mừng húm vì thoát ra được, người đành chịu cảnh mất tiền oan.

Nhận tiền đặt tour rồi trốn
Vì đã có quá nhiều trường hợp bị New Tour lừa nên từ ngày 8/10/2013, trên facebook “Vé máy bay giá rẻ” đã đăng thông tin cảnh báo: “Công ty du lịch và đại lý vé máy bay nên dè chừng khi giao dịch với New Tour. Công ty này thường đặt đoàn với thủ đoạn đặt cọc trước một số tiền, hẹn sẽ thanh toán sớm trước khi khách bay, xong sau đó kiếm cớ để trì hoãn việc thanh toán và quịt tiền của đại lý”. Kèm với khuyến cáo đó là tên, địa chỉ, giám đốc và số điện thoại của New Tour. 
Rất nhiều người đã vào bình luận và cho biết họ đã từng là nạn nhân của công ty này, chẳng hạn: “tôi cũng bị lừa, đang như ngồi trên đống lửa với 17 triệu đây”; “tôi cũng bị lừa mất 18 triệu, lên công an quận 10 cũng bó tay”; “em dính 35 triệu bà con ơi”... 
Gọi điện đến VietNamNet, chị H., một độc giả ở Hà Nội, cho hay vì kỳ vọng đòi được tiền của New Tour nên chị chưa muốn tố cáo công ty này với công an. Chị H. kể, khi biết New Tour bán voucher giảm giá qua Mua chung, chị có gọi điện theo số đường dây nóng (0903385519) của công ty này để mua tour trực tiếp đi Phú Quốc cho đoàn 8 người. Tổng số tiền mua hết hơn 50 triệu đồng, tuy nhiên chị mới chuyển 25 triệu qua tài khoản HDbank của giám đốc. Sau đó, phía New Tour đã gửi code vé máy bay cho chị, là vé máy bay hạng thương gia. Chị H. bỗng nghi ngờ, với một voucher giảm giá khó có thể mua được vé máy bay hạng thương gia đắt đỏ.
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Từ tháng 8/2013, trên mạng đã có thông tin cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo của New Tour
Sau khi kiểm tra qua Vietnam Airlines và tìm kiếm thông tin trên mạng, chị H. hốt hoảng vì thấy nhiều thông tin không hay về New Tour. Chị H. lập tức đòi hủy tour. Bà giám đốc Nguyễn Thị Nhật An đồng ý hoàn tiền, nhưng sau nhiều lần trì hoãn, đến nay tiền của vẫn chưa về túi chị. Lo ngại nếu tố cáo càng khó đòi nên chị H. vẫn mòn mỏi trông chờ phía New Tour “tự giác” trả.
Trước đó, cùng thời điểm đoàn khách Hà Nội bị New Tour bỏ rơi ở Phú Quốc, ngày 10/4, VTV cũng đưa tin một đối tượng xưng là giám đốc công ty du lịch New Tour đã lừa bà Nguyễn Thị Diễm - Giám đốc Công ty du lịch Trống Đồng (TP.HCM).
Vì thông cảm với người làm trong ngành nên bà Diễm đã bỏ ra gần 70 triệu đồng mua vé máy bay (chỉ lấy chiếc xe máy làm bằng chứng) cho đoàn khách du lịch 20 người từ Phú Quốc trở về mà New Tour định bỏ rơi. Cô An (Giám đốc Công ty du lịch New Tour - PV) cho hay sẽ chuyển khoản, nhưng nhiều ngày sau đó, bà Diễm vẫn không nhận được tiền.
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Số điện thoại đường dây nóng của New Tour được đưa lên để cảnh báo khách du lịch (ảnh chụp từ clip của VTV)
Trả lời báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành Sở VH-TT&DL TP.HCM, cho hay từng nhận đơn thư của một khách đã trả 70 triệu đồng mua tour du lịch Phú Quốc của Công ty du lịch New Tour (trụ sở 243/6 Tô Hiến Thành Q.10) nhưng sau đó công ty bỏ trốn. Hồ sơ đã được chuyển sang cơ quan công an đề nghị truy tìm nhưng không thấy tung tích. 
Sau đó, Phòng lữ hành lại nhận được thư của nhiều hướng dẫn viên tố công ty này lừa đảo, quỵt tiền đi tour của họ, với địa chỉ mới tại một tòa nhà ở quận 1. Tuy nhiên, thanh tra sở tìm đến địa chỉ này, một lần nữa Công ty du lịch New Tour đã cao chạy xa bay.
Bóc mẽ chiêu trò lừa khách
Gần đây, các doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM và khách du lịch bất an khi liên tiếp gặp tình trạng bị đối tác là công ty du lịch “ma” - lập ra rồi hoạt động trong thời gian ngắn, với một vài nhân viên, nhằm thực hiện các chiêu thức lừa đảo khách hàng, lừa đảo đối tác lấy tiền rồi bất ngờ bỏ trốn.
Cụ thể, việc đặt vé máy bay cho khách, phía du lịch hoặc cố tình sai tên rồi hủy chiều về; hoặc vờ đặt hãng thương gia để khách “sướng”, tin tưởng nhưng khi ra đến sân bay mới “ngã ngửa”. Công ty du lịch còn cung cấp cho khách cả mã đặt chỗ ở khách sạn, nhưng bản thân khách là chị H. đã gọi điện kiểm tra thì nhận được câu trả lời phía khách sạn rằng: du lịch mới chỉ đặt chỗ, chưa chuyển tiền. Ngoài ra, khi nhận tiền của đối tác và khách du lịch đặt cọc, đến khi họ đòi thì  lữ hành khất lần rồi "quỵt". 
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Thêm một cảnh báo của khách hàng
Trên thực tế, tại trang web của New Tour và kiểm tra qua mạng cho thấy, công ty này đăng ký ở 3 địa chỉ:
- Địa chỉ 1: 604 Cách mạng tháng 8 P.11 quận 4
- Địa chỉ 2: 243/6 Tô Hiến Thành, P.13, quận 10
- Địa chỉ 3: 68 Nguyễn Huệ - P. Bến Nghé quận 1 (lầu 9)
Giám đốc là bà Nguyễn Thị Nhật An, cũng là chủ của số tài khoản ở một số ngân hàng như Agribank, VPbank, Teckcombank, Vietcombank và HDbank...
Hai địa chỉ đầu tiên, phóng viên VietNamNet đến tận nơi đều không có ai của New Tour. Văn phòng của hãng lữ hành này chỉ là một phòng trên lầu 9, ở 68 Nguyễn Huệ, quận 1 mà bảo vệ cũng không hay biết. Trước đó, khi trao đổi qua điện thoại, một người có tên Kim Phạm cho hay công ty đã đi tour hết, không còn ai ở văn phòng. Giám đốc công ty đã đi nước ngoài nhiều ngày nay.
Theo phó giám đốc một công ty lữ hành tại TP.HCM, riêng việc làm tour cho khách, dù bán qua hình thức nào, lữ hành vẫn phải chịu trách nhiệm. Nếu khách không có vé máy bay chiều về (như trường hợp của khách Bùi Thị Vân An, anh Trung) đã có thể coi là một hình thức lừa đảo. Ở đây khách hàng may mắn mua được vé về, được Mua chung thanh toán, nhưng đặt ra trường hợp không còn chuyến bay, phải ngủ lại, phải tự lo ăn nghỉ thì phí ai chịu? Nếu phía bán voucher (Mua chung) cũng “phủ tay” thì khách đứng đường sao?
Nhiều khả năng, vị phó giám đốc trên nhận định, công ty du lịch này quá ít vốn hoặc không có khả năng thanh toán nên phụ thuộc hoàn toàn vào tiền khách trả hoặc tiền của đối tác. Vì thế, buộc phải lấy chỗ này đắp chỗ kia, nếu không thì bỏ rơi và lừa dối khách hàng; thậm chí xù luôn tiền của đối tác.
Riêng mối quan hệ giữa New Tour với Mua chung, chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài báo sau.
Ngọc Hà - Nam Phong
vietnamnet.vn