Với nhiều người, tới Nhật Bản nghĩa là sẽ phải ghé qua cố đô Kyoto, một thành phố của những ngôi đền, các khu vườn và văn hóa Geisha đặc sắc nhất.
Để tìm hiểu sâu hơn về thứ nghệ thuật lâu đời nhất, huyền bí nhất, nghệ thuật của các Geisha Nhật Bản, chúng mình hãy sống thử một ngày trong thế giới của chính họ. Theo bước chân của nhà báo Glen Milner, người Anh, các ấy sẽ được tới thăm khu phố Geisha và phỏng vấn một trong số họ.
Ở thành phố Kyoto, bạn sẽ không thể tìm thấy một cô Geisha làm việc bán thời gian, mà họ coi đó là cái nghiệp gắn với cả cuộc đời. Các cô Geisha làm việc cả ngày, lẫn đêm ở các trung nhà hàng truyền thống. Họ cùng nhau tập luyện và biểu diễn phục vụ du khách trong các nhà hàng. Cho dù là Shikomi, Maiko hay Geisha, tất cả mọi người đều phải luôn luôn trau dồi. Với họ, việc biểu diễn là phải luôn luôn đổi mới.
Khi các cô gái được phong lên danh hiệu Maiko từ Shikomi hay danh hiệu Geisha từ Maiko, nghĩa là cô ấy đã chuyển lên một cấp mới, cao hơn. Ở Kyoto, trường dạy nghệ thuật cho các nữ sinh muốn trở thành Geisha rất nhiều. Khi được phong cấp, đồng nghĩa các cô cái cần phải rèn luyện nhiều hơn và chuyên nghiệp hơn. Việc biểu diễn của một Geisha không có thước đo cụ thể để đánh giá, vì thế họ đều phải khổ luyện để nâng cao bản thân mình.
Phần khó khăn nhất của các cô Geisha ở Kyoto chính là lịch làm việc và rèn luyện dày đặc. Có khi, họ phải học, biểu biễn từ sáng sớm tới tận tối. Rồi trở về nhà, nhanh chóng trang điểm, thay trang phục truyền thống trước khi tới các nhà hàng.
Geisha thực sự là công việc mệt mỏi cả về tinh thần và thể lực, nhưng các cô không bao giờ được phép thể hiện nét uể oải trước mặt khách. Mỗi Geisha đều biết rằng, họ không thể “xả hơi” cho đến khi về nhà sau mỗi giờ biểu diễn. Bởi vì, gần như lúc nào công việc cũng khá căng thẳng khi biểu diễn trực tiếp trước mặt người xem.
Tuy nhiên, các cô Geisha cũng có những giây phút thoải mái với khách hàng. Chị Geisha mà chúng mình đang trò chuyện có tên Miehina, 20 tuổi. Chị ấy thường luyện tập những môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, như múa, chơi Ohayashi hay Shamisen và hát.
Một ngày của Miehina là: Sau khi thức dậy lúc 8h30 sáng, Miehina dùng một bữa ăn nhẹ và đọc báo, một số khách hàng của cô thích bàn các vấn đề đang diễn ra trong xã hội. Vài giờ tiếp theo, Miehina học đàn shamisen 3 dây và một số nhạc khí khác, học hát, múa, các nghi lễ pha trà và nghệ thuật trò chuyện lịch thiệp.
Miehina trang điểm chuẩn bị cho buổi hẹn. |
Ăn trưa với "mẹ" (người quản lý) xong, Miehina chuẩn bị cho buổi tối. Sau khi trang điểm, có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ, Miehina ra đường trong bộ kimono tầng tầng lớp lớp, mái tóc được trang điểm kỹ và nhiều đồ trang sức nặng tới vài kilogram.
Cuộc hẹn của cô bắt đầu lúc 6h. Nếu ở một quán trà khác, maiko này sẽ phải quay lại Harutomi vào lúc nửa đêm. Miehina rất ít khi đi ngủ trước 3h sáng. Ngày nghỉ của cô là ngày chủ nhật, thứ 2 và thứ 4 trong tuần.
Một bộ dụng cụ trang điểm của Geisha. |
Dù rất ít khi được gặp người thân trong gia đình và gần như mất hẳn liên lạc với bạn học, geisha tập sự này vẫn không hối tiếc về quyết định của mình. "Với người ngoài, nó có vẻ rất khó khăn nhưng bạn sẽ nhanh chóng quen với nhịp sống của một maiko. Luôn có nhiều người để ý bạn nhưng khi họ phàn nàn thì đó chỉ vì họ muốn bạn giỏi hơn trong những việc bạn làm".
Miehina tô điểm mẫu trang điểm truyền thống trên cổ. Mái tóc của được trang trí theo kiểu truyền thống gọi là hanakanzashi. Cô cầm chiếc ví kiểu truyền thống có phần trang trí là chú chó nhỏ. |
Chị Miehina cũng chia sẻ về những thử thách trong việc học múa truyền thống. Điều khó khăn nhất là việc khớp với lời bài hát cũng như lĩnh hội ý nghĩa của bài hát đó.
Đặc biệt, việc dàn dựng điệu múa phải có sự liên kết với lời bài hát. Thể hiện tinh thần của bài hát qua các động tác múa là rất quan trọng đối với các Geisha. Tất nhiên, để đồng thời thuần thục một bài hát và điệu múa là việc không dễ dàng chút nào.
Mỗi tối, Miehina thường đến các nhà hàng, biểu diễn múa hát và rót rượu sake cho khách. |
Chị Miehina xuất thân từ một gia đình làm Geishi truyền thống, do vậy mà chị cũng sẽ gắn bó với nghề này cả đời. Hiện tại, chị cũng chưa biết khi nào chị sẽ từ bỏ thế giới Geisha, nhưng ít nhất thì chị vẫn luôn thấy hạnh phúc khi rèn luyện kỹ năng và biểu diễn cho mọi người.
Tuy nhiên, vẫn còn rất lâu nữa, lực lượng geisha ở cố đô mới trở lại thời hoàng kim như những năm 1920. Vào thời đó, ở Gion, quận nổi tiếng với nhiều geisha, có tới 800 cô. Theo số liệu thống kê, năm 1965, Kyoto có 76 maiko. Tới năm 1978, số các maiko sụt xuống 28 và những năm tiếp theo các geisha tập sự trồi sụt giữa con số 50 và 80. Các chuyên gia tin rằng, sự gia tăng gần đây của các maiko là bằng chứng cho thấy người Nhật muốn quay lại văn hóa truyền thống xưa.
Mr.Bull(inone.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét