Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Truyền thuyết về loài hoa anh túc


Hoa anh túc California, tên khoa học là Eschscholzia california Cham, có thể sinh sôi trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau ở khu vực miền Tây của Bắc Mỹ, từ Oregon ở miền Bắc Baja California ở phía Nam. Chỉ một bông anh túc mỏng manh với sắc cam nổi bật đã đủ khiến ta phải say lòng, nói gì đến cả một cánh đồng hoa anh túc cùng khoe sắc.
Hoa anh túc California có màu cam rất đặc trưng, đôi khi có thể hiểu là màu vàng, là một giống hoa họ anh túc, vì thế nó mang đầy đủ đặc trưng của loài hoa này với hình dáng như một chiếc cốc được tạo bởi những cánh hoa đơn, mỏng manh, có màu sáng.
Thật khó để miêu tả hết màu sắc diệu kỳ của loài hoa anh túc California nếu như chúng mình không được ngắm tận mắt, đó là một màu cam sáng và nổi bật. Chính màu sắc này đã làm nên danh tiếng của loài hoa anh túc California.
Mùa hoa anh túc California nở rộ thường rơi vào tiết xuân, từ cuối tháng 2 cho tới đầu tháng 4, nhưng cũng có những năm hoa anh túc lại khoe sắc rực rỡ vào mùa thu, khoảng tháng 9.
Loài hoa màu cam quyến rũ này đặc biệt thích nghi với môi trường mở, có nhiều cỏ bụi, như những thảm cỏ trên thung lũng California, cánh đồng cỏ bên bờ biển hay những triền đồi.

Cát, nắng gió, vùng đất có khả năng thoát nước tốt là những gì mà hoa anh túc California “mê mẩn” nhất.
Đặc biệt, tình yêu dành cho ánh nắng mặt trời của hoa anh túc thể hiện rõ nét nhất. Trước khi trời tối, hoa anh túc thường khép cánh lại để tránh không khí lạnh. Vậy nên nếu có dịp đến thưởng ngoạn một cánh đồng anh túc thì các bạn đừng đi vào trời tối nhé.
Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi – Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.
Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm.
Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt.
Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình - đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.
Ở New Zealand, chữ “Tall Poppy” dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn “Corn Rose” là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là “Smoke of the Earth”. Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang “yên nghỉ” trong khi biết trước về Ngày Tận Thế. Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.
GingerBread

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét