Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Hội chợ kích cầu du lịch lớn nhất Việt Nam

Từ ngày 03 đến 06/04/2014, Hội chợ du lịch quốc tế lần thứ 2 với chủ đề: “Kích cầu Du lịch – Điểm đến mới, Cơ hội mới & Du lịch có trách nhiệm vì sự tăng trưởng bền vững” sẽ chính thức diễn ra tại Trung Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. 

Hội chợ được thực hiện dưới sự phối hợp của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. 
Theo dự kiến, đây sẽ là Hội chợ du lịch lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay, bởi tính đến thời điểm hiện tại, đã có 508 gian hàng trong đó có 154 gian của các doanh nghiệp nước ngoài đến từ 22 nước và vùng lãnh thổ, 354 gian Nội địa từ 42 tỉnh và thành phố của Việt Nam được đăng ký.  
Lý Nhã Kỳ; Hội chợ du lịch quốc tế; vé máy bay giá rẻHội chợ được thực hiện dưới sự phối hợp của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, với sự tham gia của 665 cơ quan và doanh nghiệp (256 Lữ hành, 146 Khách sạn/Resort, 186 dịch vụ du lịch, 10 Hãng hàng không và 67 Cơ quan quản lý, Hiệp hội, Trung tâm xúc tiến du lịch) sẽ có rất nhiều các hoạt động được diễn ra như: giới thiệu sản phẩm du lịch nội địa và quốc tế, trình diễn ẩm thực với một số món ăn nổi tiếng của Việt Nam do các đầu bếp có tên tuổi thực hiện... 
Tại hội chợ, các hãng Hàng không cũng sẽ cung cấp cho khách du lịch 15,000 ve may bay khuyến mại, giá từ 190,000đ đối với đường bay quốc tế và từ 333,000đ đối với đường bay nội địa. Các hãng lữ hành cũng chuẩn bị 8000 tour khuyến mại với giá giảm đến 60% để phục vụ Hội chợ cùng với 600 coupon khách sạn, nhà hàng miễn phí và một số lần bốc thăm trúng thưởng mà giải là các ve may bay.
 
Đặc biệt, tại hội chợ, khán giả còn có cơ hội tham gia diễn đàn du lịch gặp gỡ các Ứng cử viên, Đại sứ Du lịch như: Đại sứ Du lịch Lý Nhã Kỳ, các ứng cử viên Đại sứ Du lịch Diệu Hân, Lan Phương, Ngọc Hân và Hồng Thuận. Đặc biệt nghệ sỹ Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng người đã nổi tiếng với vai Tôn Ngộ Không. 
 
Minh Minh
vietnamnet.vn

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Phát sốt vé máy bay giá rẻ

Một loạt các hãng hàng không trong và ngoài nước tung ra ve may bay gia re nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tạo thành cơn sốt săn vé hiện nay.

 
Nếu như trước kia việc đi lại bằng đường hàng không chỉ phục vụ một số đối tượng có thu nhập tương đối ổn thì nay, việc di chuyển bằng máy bay dần trở nên “phổ cập” đến tất cả mọi tầng lớp người dân. Sự điều chỉnh thị trường phần lớn nhờ vào sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ thông qua các chính sách khuyến mại ưu đãi quá lớn. Điều đó khiến các hãng hàng không lớn cao cấp cũng phải có động thái cạnh tranh. Vì thế, việc tìm kiếm được những ve may bay gia re không còn là quá khó đối với bất kì ai.
Trong nước, mở màn cho cơn sốt ve may bay gia re phải kể đến Vietjet Air với đường bay nổi trổi Hà nội- Bangkok. Giá vé hai chiều của hãng đã có thuế của đường bay Hà nội- Bangkok thường rơi vào tầm 3.000.000 đồng/chuyến 2 chiều, chưa kể có những đợt khuyến mãi giá có thể rơi xuống 1.800.000 đồng/chuyến 2 chiều, quá hấp dẫn cho một đường bay quốc tế.
Dù chỉ mới bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2012 nhưng đến tháng 11/2013 hãng đã chào bán nhiều ve may bay gia re giật mình như: vé giá 0 đồng (chỉ tính thuế sân bay và phụ thu nếu có), 99 đồng, 199.000 đồng… Mỗi đợt khuyến mại hãng tung hàng vạn vé trên tất cả các đường bay và đều được các “ thượng đế” săn mua sạch chỉ sau vài ngày.
Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Vietnam là Jetstatar Pacific sau khi về chung nhà với Vietnam Airline không còn những vé giá quá rẻ nhưng cũng thường có những đợt giảm giá định kỳ vào cuối tuần trên một số đường bay Hà Nôi - Pleiku, Hà Nội - Nha Trang…

Vietnam Airline- hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng không thể làm ngơ trước cuộc chạy đua này. Hãng cũng thường xuyên tung ra các đợt vé giá rẻ mà mới nhất là đợt bán 333.000 đồng (chưa thuế)/chiều.

Đối với các bạn trẻ biết tiếng Anh thì việc săn vé của các hãng Airasia( Maylaysia), Cebu Pacific (Philippin),  Qatar airway (Quatar), Tiger airway (Singapore)… đã trở thành chuyện thường xuyên. Airasia hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng của Malaysia với 85 điểm đến ở khắp châu Á liên tục có các chương trình khuyến mại nên gần như có thể mua vé rẻ quanh năm. Cebu pacific có những chương trình vé 1 peso (khoảng 500 đồng) cho tất cả các chặng bay của hãng. Cộng cả thuế và phụ thu thì cũng rất rẻ và hấp dẫn với người mua. Qatar airway- hãng hàng không chất lượng tốt nhất thế giới trong 2 năm liền 2011- 2012 cũng thường có những đường bay với giá 29 USD/chiều (chưa thuế) cho các chặng bay ngắn trong khu vực Đông Nam Á. Đi cùng với một chất lượng dịch vụ 5 sao thì đó là một cái giá khá hời cho người sử dụng.  
Chưa bao giờ các công ty dịch vụ săn ve may bay gia re mọc lên nhiều như hiện nay, các quảng cáo vé giới thiệu bán vé giá rẻ nhan nhản. Cũng từ đây mà các dịch vụ so sánh giá vé cùng thời điểm, hay các trang chia sẻ cách thức săn vé đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Lợi bất cập hại
Bên cạnh những lợi ích tài chính trông thấy của ve may bay gia re thì vẫn nổi lên những nhược điểm khiến nhiều người phải chùn chân. Vé rẻ tràn lan nhưng chất lượng của chúng cũng còn nhiều điều đáng bàn.
Mặc dù giá vé thấp nhưng không ít người đã phải kêu ca về các sự cố như hoãn chuyến, hủy chuyến... của Vietjet Air. Các chuyến bay trong nước của Vietjet Air thường xuyên bị trì hoãn nhiều giờ đồng hồ. Kỷ lục hoãn chuyến của hãng này đến… 2 ngày (VJ 8882 Đà Nẵng- Hà Nội ngày 17-02-2014). Việc hoãn chuyến ảnh hưởng rất nhiều đến công việc lịch trình, chưa kể việc chờ đợi ở sân bay rất mệt mỏi, đặc biệt là gia đình có trẻ em. Hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi hủy chuyến của hãng cũng bị la ó phản ứng khá nhiều. Đây chính là lý do lớn khiến người mua phải chần chừ khi đặt vé của hãng này.  
Ngoài ra, mua vé giá rẻ cũng có nghĩa là không được thay đổi được tên hành khách, giờ bay, hành lý... chi phí thay đổi điều kiện trên cũng khá cao. Thêm vào, do đặc điểm phải đặt vé trước khá lâu so với ngày bay nên ve may bay gia re thường gây bất tiện cho người nào chưa có lịch trình chính xác. Trong trường hợp đột xuất cần thay đổi lịch trình thì vé giá rẻ không được hoàn lại, vì thế rẻ lại hóa thành đắt.  
Bên cạnh đó, các hãng hàng không giá rẻ để giảm chi phí thường thuê ở địa điểm các sân bay nhỏ hoặc khu vực xa trong sân bay, điều này cũng là một chi tiết người mua phải lưu ý đối với những sân bay rộng, tính toán thời gian để sớm đi kịp ra chuyến bay.
Tuy nhiên, tất cả những trở ngại trên cũng không làm bớt cơn sốt tranh mua vé giá rẻ. Cuộc chạy đua vé giá rẻ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và các hãng hàng không trong nước đang làm khá tốt. Nếu tăng mức độ cạnh tranh về chất lượng dịch vụ hơn nữa thì chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp hàng không giá rẻ của Việt Nam.
Thu Hà
baocongthuong.com.vn

12 hãng hàng không tốt nhất cho doanh nhân năm 2014


Dưới đây là 12 hãng hàng không có hạng thương gia tốt nhất thế giới năm 2014 do Tạp chí American Express Executive Travel bình chọn.
Để hấp dẫn hành khách là doanh nhân hay những đại gia nhiều tiền, các hãng hàng không đua nhau tung ra các dịch bay hạng thương gia đa dạng. Các dịch vụ có từ tiện nghi cao cấp trên máy bay, đồ ăn, Internet, phòng chờ hạng sang cho tới đưa đón bằng xe Limousine. Một số phòng chờ còn có dịch vụ massage, phòng tắm và thậm chí cả phòng ngủ. Những người bay hạng thương gia cũng được ưu tiên làm thủ tục lên xuống máy bay và an ninh.

12. Hãng hàng không Jet Blue

Dịch vụ hạng thương gia Mint của hãng hàng không JetBlue được tung ra vào tháng 6/2013 với mục đích đem đến cho hành khách những trải nghiệm thoái mái như ở nhà. Khoang hạng thương gia gồm có 16 ghế nằm phẳng, trong đó có 4 ghế suite với cửa riêng. Bữa tối trên khoang thương gia được cung cấp bởi nhà hàng Saxon và Parole tại New York, Mỹ. Ngoài ra, hành khách cũng được phục vụ rượu vang cùng nhiều loại đồ uống có cồn khác. Giá ve may bay hạng thương gia khứ hồi của hãng này cho chặng bay từ New York tới Los Angeles là từ 1.496 USD. 

11.  Hãng hàng không Turkish 

Dịch vụ ăn uống trên khoang hạng thương gia của Hãng hàng không Turkish được xếp hạng là tốt nhất thế giới năm 2013. Giá ve may bay khứ hồi hạng thương gia Boston, Mỹ tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là 7.588 USD vào đầu tháng 5 tới. Hành khách sẽ được thưởng thức những bữa ăn tuyệt hảo bày trên những chiếc đĩa sang chảnh. 

10.  Hãng hàng không Emirates

Có trụ sở tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Emirates được độc giả tạp chí Travel + Leisure bình chọn là hãng hàng không tốt thứ 2 thế giới năm 2013. Đây là một trong những hàng không non trẻ nhất thế giới và tất cả các máy bay A380 của hãng này đều có ghế nằm phẳng. 
Bữa ăn trên khoang hạng thương gia bắt đầu với các món ăn Ả Rập đặc sắc và kết thúc với pho mát cao cấp. Ngoài ra, hành khách có thể thưởng thức chocolate Godiva trong suốt chuyến bay.

9. Hãng hàng không Qantas

Nổi tiếng với các loại rượu phục vụ trên chuyến bay, Qantas giành giải thưởng Hãng hàng không có tủ rượu trên khoang hạng thương gia tốt nhất thế giới năm 2013 của Sky Awards. Các món ăn trên khoang này được làm bởi đầu bếp người Australia nổi tiếng Neil Perry và phục vụ trên bàn ăn thiết kế bởi Marc Newson. Giá vé khứ hồi hạng thương gia từ Toronto, Canada tới Sydney, Australia là 6.314 USD. Chuyến bay dài cũng không làm các hành khách thương gia mệt mỏi bởi họ có thể thư giãn với dịch vụ massage.  

8. Hãng hàng không Cathay Pacific

Trang bị một trong những loại ghế ngồi hạng thương gia rộng nhất thế giới, hơn 81cm, và lối đi rộng gấp đôi thông thường, mục tiêu của  hãng hàng không Cathay Pacific là hướng tới sự thoải mái cao nhất của hành khách. Khách bay hạng thương gia cũng được phục vụ thực đơn cao cấp và phong phú. Năm 2013, Cathay Pacific được Skytrax bình chọn là hãng hàng không có đội tiếp viên tốt nhất thế giới. Giá ve may bay khứ hồi hạng thương gia từ Los Angeles, Mỹ tới Bắc Kinh, Trung Quốc là 6.156 USD. 

7. Hãng hàng không Virgin Atlantic

Hãng hàng không của tỷ phú người Anh Richard Branson gồm những máy bay hiện đại, tiếp viên niềm nở và giường nằm ghế ngồi có thể điều chỉnh thành giường. Hạng thương gia của hãng thực sự nổi bật nhờ dịch vụ London Heathrow Clubhouse. Bạn có thể thưởng thức những ly cocktail champagne tại quầy bar, thư giãn tại Cowshed Spa hoặc thưởng thức bữa sáng kiểu Anh trước khi bắt chuyến bay tiếp theo. Giá ve may bay khứ hồi hạng thương gia từ Los Angeles tới London, Anh là 7.270 USD. Hành khách đi hạng thương gia cũng có thể sử dụng dịch vụ đưa đón sân bay bằng xe hạng sang. 

6. Hãng hàng không Swiss International 

Giá vé khứ hồi cho hạng thương gia của hãng hàng không Swiss International từ Atlanta, Georgia, Mỹ tới Zurich, Thụy Sĩ là 6.245 USD. “Ghế ngồi trên khoang thương gia là một trong những lựa chọn được ưa thích nhất hiện nay”, một người tên Robeel Haq bình luận trên trang blog du lịch Aviation Writer, “Bạn vẫn có thể nói chuyện với người đi cùng hoặc có sự riêng tư khi cần thiết”. 

5. Hãng hàng không Etihad 

Ra mắt vào năm 2003 với vai trò là hãng hàng không hàng đầu tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Etihad chiếm được cảm tình của những hành khách khó tính nhất. Etihad đạt được nhiều danh hiệu như thuộc top 10 hãng hàng không có đồ ăn ngon nhất, phòng chờ và hạng thương gia tốt nhất. Phòng chờ hạng thương gia của hãng này còn có dịch vụ massage. Giá vé khứ hồi từ cho hạng thương gia từ New York tới Abu Dhabi là từ 6.553 USD. 

4. Hãng hàng không quốc gia vương quốc Anh

Với những tiện nghi như túi vệ sinh cá nhân hiệu Elemis, “Club Kitchen” trên khoang, British Airways tiếp tục là hãng hàng không được giới doanh nhân ưa thích. Giá vé khứ hồi cho hạng thương gia từ Montreal, Canada tới Manchester, Anh là 5.033 USD. Hãng hàng không này cũng có dịch vụ phòng chờ hàng đầu thế giới Heathrow Club World Lounge, xếp thứ 3 thế giới năm 2012. Tại đây, hành khách có thể thư giãn với Elemis Travel Spa cùng 94 phòng tắm xa xỉ. 

3. Hãng hàng không Qatar 

Trải nghiệm tuyệt vời mà hãng hàng không này mang tới cho khách hàng bắt đầu từ phòng chờ Premium Terminal tại Doha, Qatar. Tại đây, hành khách hạng thương gia có thể thỏa sức mua sắm tại các cửa hàng miễn thuế, quầy bar và thưởng thức những món ăn cao cấp. Trên máy bay, hành khách có thể lựa chọn nhiều loại rượu. Đây là hãng hàng không duy nhất trên thế giới phục vụ rượu Champagne hoa hồng Billecart-Salmon trên khoang hạng thương gia. 

2. Hãng hàng không Oman Air

Có trụ sở tại sân bay quốc tế Muscat, Seeb, Muscat, hãng hàng không này nổi tiếng với hạng thương gia trên các chuyến bay của mình. Oman Air chào đón hành khách thương gia với món ăn nhẹ Ả Rập và cà phê.Khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn các loại rượu. Hãng này cũng có dịch vụ đưa đón sân bay bằng xe hạng sang tại các điểm như Paris, London, Muscat, Oman và Mumbai, Ấn Độ. Oman không có đường bay tới Bắc Mỹ. Giá ve may bay khứ hồi hạng thương gia từ Muscat tới Paris, Pháp là 3.077 USD.

1. Hãng hàng không Singapore 

Với giá khứ hồi là 8.039 USD từ Los Angeles tới, hạng thương gia của hãng hàng không Singapore xếp vị trí số 1 trên thế giới. Theo SeatGuru, ghế ngồi rộng tới 86cm trên khoang thương gia của máy bay Airbus A380-800 là loại lớn nhất thế giới. Với cách bài trí 1-2-1, lối đi trên khoang hạng thương gia đem lại sự thoải mái tối đa cho hành khách. Bàn ăn tại khoang này là hiệu Givenchy và hành khách cũng có thể đặt bữa trực tuyến với dịch vụ đặc biệt
 “Book the Cook”.
The Richest

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

VNA mở bán vé máy bay tết ở một số đường bay lẻ

Dù còn khá lâu mới đến tết nhưng hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) đã mở bán vé máy bay tết ở một số đường bay lẻ và thu hút khá đông người mua. 


Vé tết ở các đường bay lẻ đã được VNA mở bán - Ảnh: Đình Quân
Cụ thể, sau khi VNA mở bán vé máy bay tết ở đường bay TP.HCM đi Tuy Hòa (Phú Yên) thì hiện trên hệ thống, các vé giá dưới 1,4 triệu đồng/vé ở đường bay này đã được đặt mua hết, chỉ còn vé giá từ 1,7 triệu đồng.. Tuy nhiên, vé chiều Tuy Hòa đi TP.HCM sau tết vẫn chưa được hãng này mở bán.Ở các đường bay TP.HCM đi Huế, Quy Nhơn… VNA cũng đã mở bán vé tết. Hiện vé các hạng giá rẻ đã được mua hết, chỉ còn các hạng thương gia với giá từ 2,3 - 3 triệu đồng/vé.
 
Nhân viên một đại lý bán vé máy bay trên đường Võ Thị Sáu, quận 3 (TP.HCM) cho biết với các đường bay lẻ, VNA mở bán vé máy bay tết rất sớm và nhu cầu đặt vé khá đông.“Đến dịp gần tết, hãng sẽ tùy theo nhu cầu để tăng cường thêm chuyến bay phục vụ khách. Lúc đó, vé máy bay tết ở các đường bay này tiếp tục được bán ra”, nhân viên này nói.Với các đường bay chính từ TP.HCM đi Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh… đến khoảng tháng 9-10, các hãng hàng không mới công bố lịch bán vé tết.

Đình Quân
thanhnien.com.vn
Hãng hàng không VietJet đã mở đường bay từ TP.HCM tới đảo quốc sư tử (Singapore) với 7 chuyến khứ hồi mỗi tuần.

Chuyến bay đầu tiên sẽ khởi hành vào ngày 23/5 tới. Nhân sự kiện mở đường bay, hãng tung ra 40.000 vé máy bay giá rẻ chỉ từ 2 USD (40.000 VND) áp dụng cho các chuyến bay TP.HCM – Singapore, TP.HCM – Bangkok, Hà Nội – Bangkok.


Vé máy bay giá rẻmở bán trong 2 tuần từ ngày 31/3/2014 đến 13/4/2014 vào lúc 20h – 24h hàng ngày trên website vietjetair.com, bằng điện thoại tại m.vietjetair.com và trên facebook  facebook.com/vietjetairvietnam, mục “Đặt vé”. Thời gian bay từ 23/5 đến 31/10/2014 (trừ các ngày lễ, tết ).

Đường bay giữa TP.HCM – Singapore có thời gian bay mỗi chặng khoảng 1 giờ 50 phút.Chuyến bay sẽ khởi hành hàng ngày từ Tp.HCM lúc 8h50 và đến Singapore lúc 11h40 (giờ địa phương). Chiều ngược lại khởi hành lúc 12h40 (giờ địa phương) từ Singapore và tới TP.HCM lúc 13h30. Đường bay Tp.HCM – Singapore của VietJet cung ứng thêm 2.520 chỗ/tuần cho hành khách, đáp ứng cho nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân và du khách. Bay cùng VietJet, hành khách trải nghiệm trên ghế da sang trọng, tiếp viên thân thiện, thưởng thức 9 món ăn nóng sốt ngon miệng và nhiều chương trình thú vị hấp dẫn.

Hiện VietJet có 23 đường bay nội địa và quốc tế. Sắp tới, VietJet sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay trong nước và đến các vùng kinh tế trọng điểm của Châu Á – Thái Bình Dương mang đến cho người dân và du khách thêm nhiều sự lựa chọn về chặng bay và thời gian bay.

vietjet air

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Áp lực hàng không nội địa trước thời điểm "mở cửa bầu trời" 2015

Áp lực của thị trường hàng không sẽ còn gia tăng trong thời gian tới bởi theo lộ trình, các nước trong khu vực ASEAN sẽ thực hiện việc "mở cửa bầu trời" vào năm 2015.
 Lần đầu tiên, thị trường hàng không nội địa tăng trưởng vượt bậc tới 21,5% trong năm 2013. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia có lượng hành khách nội địa trên tổng số dân số ở mức thấp của thế giới.
Áp lực hàng không sẽ còn gia tăng trong thời gian tới bởi theo lộ trình, các nước trong khu vực ASEAN sẽ thực hiện việc "mở cửa bầu trời" vào năm 2015. Khi đó, sự cạnh tranh hàng không trong nội địa từng nước sẽ diễn ra mạnh mẽ, khốc liệt hơn do các nước khác có thể vào Việt Nam đầu tư. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn với các nhà quản lí cũng như các doanh nghiệp hàng không trong nước.
Khó khăn mà ai cũng nhận thấy rõ lúc này là giá thành của các hãng hàng không còn cao so với các hãng hàng không của khu vực, đặc biệt là hãng hàng không giá rẻ. Khi mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực, cạnh tranh về giá là yếu tố quan trọng. Chưa tính đến chi phí dịch vụ, chỉ khi giá thành rẻ, các hãng hàng không mới có thể cạnh tranh lâu dài và tồn tại bền vững trong môi trường kinh doanh đặc thù này.
Giá ve may bay liệu có thể giảm giá tiếp?
Lí giải việc giá ve may bay của Việt Nam vẫn cao hơn so với khu vực, chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam cho rằng nhiều dịch vụ của các hãng hàng không trong nước về khai thác, bảo dưỡng phải thuê ngoài, mua ngoài (của nước ngoài), thậm chí nhiều máy bay cũng là thuê của nước ngoài. Khi đặt mua, những đơn hàng nhỏ giọt vài chiếc thường có đơn giá đắt hơn những đơn hàng vài chục, vài trăm chiếc cùng lúc. Thêm vào đó, giá xăng dầu của Việt Nam ở thời điểm hiện tại đắt hơn ở Thái Lan, Malaysia, Singapore. Chi phí phục vụ mặt đất vẫn còn cao.
 
Trả lời cho câu hỏi giá ve may bay ở Việt Nam có thể tiếp tục giảm hơn nữa trong thời gian tới hay không, ông Nguyễn Đức Tâm – Phó TGĐ Hãng hàng không Vietjet Air chia sẻ: “Vận tải hàng không chỉ là một công đoạn nhỏ trong cả quá trình vận chuyển hành khách tới địa điểm mong muốn, cùng với đó là rất nhiều khâu khác như bán vé, điều hành sân bay, làm thủ tục, cất cánh, đường băng... Hãng hàng không không thể quyết định 100% giá vé bởi 80% phụ thuộc vào dịch vụ của các đối tác khác. Ngoài ra, nếu muốn giá vé giảm, máy bay cần phải được “quay vòng” thật nhanh, giảm thời gian nổ máy chờ đợi”.
Vì vậy, giá ve may bay có thể giảm hơn nữa nếu như các hãng hàng không giải quyết tốt các bài toán về chi phí đầu vào cũng như chi phí về dịch vụ. Cùng với đó, việc các hãng hàng không trong cuộc đua cạnh tranh về giá vé sẽ mang lại nhiều hơn cơ hội bay cho hành khách nội địa khi giá vé giảm.
An toàn bay là số 1
Một vấn đề quan trọng khác đặt ra đó là khi giá ve may bay giảm thì vấn đề đảm bảo an toàn hàng không có theo đó mà giảm theo không? Về vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không – Bộ GTVT khẳng định: “Chắc chắn, hàng không giá rẻ không liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn mà chỉ liên quan đến chi phí dịch vụ. Sự giám sát của nhà chức trách với các hãng hàng không không phân biệt hàng không giá rẻ hay truyền thống. Tiêu chuẩn an toàn là như nhau. Đối với hàng không, an toàn là số 1. Mất an toàn là mất tất cả”.
 
Trong thời gian qua, tại Việt Nam, trong 5 hãng hàng không tư nhân ra đời, chỉ duy nhất 1 hãng hàng không tư nhân (Vietjet Air) còn trụ lại và tiếp tục hoạt động. Bàn về vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh nhận định vấn đề an toàn bay không liên quan tới việc các hãng hàng không phá sản mà do các hãng kinh doanh thua lỗ và không thể tiếp tục phục vụ dù Nhà nước đã tạo điều kiện tối đa.
Phân tích sâu hơn về nguyên nhân các hãng hàng không tư nhân phá sản sau một thời gian hoạt động, Cục trưởng Cục Hàng không – Bộ GTVT Lại Xuân Thanh cho rằng có cả yếu tố khách quan và chủ quan: “Việc các hãng hàng không lựa chọn sai chiến lược kinh doanh; số lượng máy bay ít (chỉ 1 đến 2 chiếc); toàn bộ dịch vụ, nhân sự thuê ngoài nên đã không thể mang lại lợi nhuận. Ngoài những yếu tố chủ quan trên, yếu tố khách quan là do nước ta chưa có hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cao cho ngành hàng không. Do đó, các hãng cũng phải đi thuê ngoài. Cùng với đó, một số hãng hàng không tiếp cận thị trường chưa đúng thời điểm, vào đúng giai đoạn kinh tế trong nước và quốc tế suy giảm, dịch bệnh lây lan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của hãng”.
 
Đúc kết lại, ông Lương Hoài Nam đưa ra ba nguyên nhân chính dẫn đến việc một số hãng hàng không tư nhân ra đời và không thể tiếp tục kinh doanh đó là việc lựa chọn mô hình chiến lược kinh doanh, việc mua loại máy bay và quản trị kinh doanh. Trên thực tế, nhiều hãng hàng không trên thế giới tuy hoạt động kinh doanh lỗ kéo dài nhưng vẫn tiếp tục hoạt động được là do nguồn vốn đầu tư liên tục được rót vào. Trong khi đó, ở Việt Nam, chưa có nhà đầu tư nào (cả trong và ngoài nước) cấp vốn để tiếp tục duy trì các hãng hàng không khi gặp phải thua lỗ. Và vấn đề phá sản là điều tất yếu xảy ra dù rằng Nhà nước đã có những chính sách hết sức thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện hết mức cho các hãng hàng không hoạt động, phục vụ người dân.
Thị trường hàng không thế giới và Việt Nam được cho là tiếp tục tăng trường đột biến về lượng hành khách. Đây là xu thế không thể đảo ngược khi ngày càng có các hãng hàng không giá rẻ ra đời. Dù còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng cơ hội đang ngày càng nhiều hơn với ngành hàng không Việt Nam. Sức ép từ việc cạnh tranh sẽ tạo thêm nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là về giá ve may bay và chất lượng dịch vụ.
* Vietjet Air mua 63 máy bay Airbus trị giá 6,4 tỷ USD.
* Vietnam Airlines hiện có 82 máy bay các loại, khai thác 93 đường bay gồm 40 đường bay nội địa và 53 đường bay quốc tế với hơn 300 chuyến mỗi ngày.
* Không chỉ cạnh tranh về giá, các hãng hàng không còn cạnh tranh mở rộng về đường bay. Riêng năm 2013, Vietjet Air mở rộng gấp đôi số đường bay còn Jetstar Pacific mở thêm 4 đường bay nội địa mới. Vietnam Airlines năm nay mở thêm 1 đường bay nội địa và 4 đường bay quốc tế.
Trung Khánh
vtv.vn

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Dân công sở và vé máy bay giá rẻ

Các hãng hàng không liên tục tung ra các đợt vé máy bay giá rẻ, tạo nên một cơn sốt nhỏ trong công sở.

Ham giá rẻ, bỏ bê công việc để “book” vé
Vốn ham đồ rẻ, nhiều dân công sở khi thấy các hãng hàng không tung ra các đợt vé máy bay giá rẻ thì rất ham hố. Về nhà phải chăm lo cho con cái, lo việc nhà, nên phần lớn mọi người dành thời gian ở công sở để “book” vé.
Dân công sở phát cuồng vì vé máy bay giá rẻ 1
Các hãng hàng không liên tục khuyến mãi khiến nhiều nhân viên công sở bỏ bê công việc để "book" vé - (Ảnh minh họa)
Tại văn phòng của Giang (nhân viên marketing), suốt cả tháng vừa rồi 3, 4 cái máy tính lúc nào cũng trong tình trạng trực chiến, mở sẵn trang đặt vé. Các bí kíp đặt vé được truyền tay nhau, người này mượn người kia thẻ Visa để “book” vé xôn xao.
Các hãng hàng không liên tiếp đưa ra vé máy bay giá rẻ làm Giang và vài đồng nghiệp ham của rẻ không yên được ngày nào. Hết đợt này lại tới đợt khác, cả phòng xôn xao vì vé máy bay rẻ.
Ban đầu mọi người còn không tin, bảo nhau: “Nó lừa ấy mà, làm gì có ai đặt được”. Nhưng sau một lần Giang book được vé máy bay giá rẻ cả chiều đi chiều về, máu ham rẻ của cô và đồng nghiệp càng sục sôi. Vừa đặt vé, cả phòng vừa phải dè chừng ánh mắt của sếp. Thấy sếp có động tĩnh một cái là phải mở ngay bảng excel chẳng chịt số, giả vờ đang làm việc. Sếp cúi xuống máy tính là lại mở trang “book” vé tiếp tục “sự nghiệp vĩ đại”.
Ham hố đặt vé giá rẻ, đợt một hãng hàng không tung vé 10.000 đồng, Hiền (nhân viên ngân hàng) điên cuồng đặt vé. Vừa vào đến công ty là Hiền mở ngay trang book vé, kiên nhẫn ngồi vào đi vào lại, quyết phải có được tấm vé máy bay giá rẻ.
Thấy người khác đặt được mà mình thì cứ mãi không vào nổi hệ thống, Hiền càng cay cú và quyết tâm đặt bằng được vé thì thôi. Cô nàng cuồng tới mức còn giả đò xin phép sếp đi gặp khách hàng để tranh thủ phi về nhà “book” vé.
Dân công sở phát cuồng vì vé máy bay giá rẻ 2
Nhiều người quá chú tâm vào chuyện vé giá rẻ làm ảnh hưởng tới công việc - (Ảnh minh họa)
Hệ lụy của việc cuồng vé giá rẻ
Quỳnh Trang (26 tuổi, nhân viên hành chính) cũng là một tín đồ của vé máy bay giá rẻ. Công việc của Trang là lễ tân, không thể ngồi đặt vé trong giờ làm việc nên toàn phải để đêm hôm về nhà ngồi lì trước máy tính đặt vé.
Cả đêm ngồi canh máy tính, sáng đi làm, Trang không thể tập trung nổi vào công việc. Ngồi quầy lễ tân mà cô liên tục gà gật, ngáp ngắn ngáp dài. Sau 3 đêm liền trực chiến đặt vé giá rẻ, Trang mệt đến mức gục xuống ngủ trên bàn. Cũng may là sếp của Trang dễ tính, cô nàng cũng khá nhanh miệng giả đò bị ốm nên được sếp tha bổng cho về nhà nghỉ ngơi.
Hà Giang và đồng nghiệp sau một thời gian sát cánh bên nhau đặt vé giá rẻ lại trở mặt thành thù. Chị Liên, người duy nhất có thẻ Visa trong nhóm gần như phát điên vì đồng nghiệp dùng thẻ của chị đặt vô tội vạ cho bạn bè, người thân mà không hỏi trước. 
Chị Liên quyết định không cho mượn thẻ nữa. Đang lúc nước sôi, lửa bỏng lại không mượn được thẻ, vài người trong phòng bị lỡ vé rẻ, đâm ra bực dọc với chị Liên và cay cú nói chị ki bo, bủn xỉn.
Dân công sở phát cuồng vì vé máy bay giá rẻ 3
Vì đặt vé giá rẻ, Hiền cạn sạch tiền - (Ảnh minh họa)
Không hiểu do khiếu trời sinh hay do số, Giang săn vé rất giỏi, cô đặt được vé cho hết người này đến người khác. Đồng nghiệp trong phòng nhờ đặt, Giang ừ hử nhưng chẳng bao giờ đặt giúp họ bởi còn đủ người thân, họ hàng, bạn bè xếp hàng chờ cô săn vé hộ. Không được “thánh” săn vé đặt hộ, vài người trong phòng tức tối đổ vấy cho Giang “Cứ ở lì trong đó không chịu thoát ra tạo cơ hội cho người khác”.
Còn Hiền, vì tham vé máy bay giá rẻ mà cô cạn tiền trong túi và lãnh thêm một đống các khoản nợ. Hiền đặt đủ các loại vé máy bay giá rẻ đi Đà Nẵng, Tp. HCM, Thái Lan. Có những chuyến chỉ đặt được một chiều, cô phải tốn tiền đặt thêm chiều ngược lại với giá thường.
Đặt xong vé thì bao nhiêu tiền tiết kiệm, tiền lương cạn kiệt, lại còn nợ thêm gần 2 triệu trong thẻ tín dụng. Cô nàng tiếp tục chạy vạy vay tiền bạn để chuẩn bị xách vali lên đường vào tháng tới.
afamily.vn

Ba cơ hội mua vé máy bay giá rẻ Đông Nam Á

Các hãng hàng không như như Qatar Airways, Tiger Airways và AirAsia đều đang có các chương trình khuyến mãi từ nay tới cuối tháng 3. 

1. Đi Bangkok giá 29 USD của hãng Qatar Airways
veQ-9649-1395643405.jpg
Qatar Airways, hãng hàng không 5 sao có trụ sở tại Doha (Qatar), tung vé máy bay giá rẻ 29 USD (chưa tính thuế) cho các hành khách khởi hành từ đầu Hà Nội đi Bangkok (Thái Lan). Cộng các loại thuế và phí sân bay, mỗi vé giá 146 USD. Mức giá này không thấp so với nhiều hãng hàng không giá rẻ khác, nhưng ở thời điểm mùa hè, với một hãng hàng không chất lượng, thì mức vé này còn rẻ hơn Vietnam Airlines và Air Asia.
Qatar Airways còn có những tiện ích kèm theo như hành lý ký gửi, ăn uống miễn phí, hạ cánh ở sân bay chính Survanabhumi và ngồi trên Boeing 777 nội thất đẹp. 
- Thời gian bán vé: từ nay đến hết ngày 31/3
- Thời gian khởi hành: từ nay đến 23/7/2014.
- Trang đặt vé online: qatarairways.com/vn/en/special-offers.page#
2. Vé máy bay giá rẻ nội địa Malaysia của AirAsia
veA-1691-1395643406.jpg
Nếu đã đặt được vé máy bay giá rẻ trong đợt khuyến mại chào hè của Vietnam Airlines thì hãy lên lịch trình tiếp theo khi tới Malaysia. Có hai điểm du lịch khá nổi tiếng ở Malaysia mà nếu di chuyển bằng máy bay sẽ rất tiết kiệm thời gian là Penang và Langkawi. AirAsia đang tung vé máy bay giá rẻ cho các chặng Kuala Lumpur - Penang, Penang - Langkawi, Langkawi - Kuala Lumpur chỉ 13 USD/chiều. Ngoài ra, từ Kuala Lumpur đi Singapore hay Bangkok của hãng AirAsia cũng chỉ 16 USD/chiều. 
- Thời gian bán vé: từ 24/3 đến 30/3
- Thời gian khởi hành: từ 1/4 đến 15/8
- Trang đặt vé online: airasia.com/vn/vi/home.page#
3. Tiger Airways miễn phí vé chiều về
VeT-1851-1395643406.jpg
Sáng 24/3, Tiger Airways tung vé giá 0 USD cho chiều từ Singapore về Hà Nội và TP HCM. Nếu cộng cả thuế, mỗi vé một chiều có giá 28 USD. Tuy nhiên vé không có nhiều. 
- Thời gian bán vé: từ nay đến 30/3
- Thời gian bay: từ 13/8 đến 25/10 (đối với TP HCM) và 26/6 đến 25/10 (đối với Hà Nội)
- Trang đặt vé online: tigerair.com/
Hà Đan tổng hợp

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Du khách sẽ có cơ hội được mua giá tour giảm tới 60% hoặc chỉ mất 100 nghìn đồng có thể mua được vé máy bay trong Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2014 sắp tới.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2014 cho biết, sự kiện năm nay tập trung giới thiệu những sản phẩm kích cầu với giá ưu đãi rất lớn. Ước tính sẽ có khoảng 5.000 - 6.000 tour có giá giảm từ 40 - 60% so với giá thông thường dành cho khách hàng lựa chọn để đi du lịch trong và ngoài nước. Mức giá này chỉ bán cho khách tới tham gia hội chợ.
"Đặc biệt, chương trình kích cầu năm nay sẽ có 3 hãng hàng không trong nước là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar với hàng chục nghìn vé máy bay được tung ra có giá ưu đãi đặc biệt, giảm còn khoảng 25%. Có lẽ chúng ta ít cơ hội nào tốt hơn để có thể mua những vé máy bay chỉ khoảng 100 nghìn đồng" - ông Bình cho hay.
hoicho-5791-1395458154.jpg
Du khách Việt hào hứng với hội chợ du lịch quốc tế 2013. Ảnh: Minh An
Cũng theo trưởng ban tổ chức, tại hội chợ lần này, ngoài các hoạt động kích cầu, còn có 8 sự kiện du lịch lớn trong đó có 5 hội thảo quốc tế, 2 buổi tọa đàm chuyên sâu về diễn đàn du lịch... Nổi bật là các hội thảo quốc tế về du lịch chữa bệnh tại nước ngoài hay du lịch có trách nhiệm và tọa đàm về thương hiệu du lịch.
Có 22 nước và vùng lãnh thổ xác nhận tham gia hội chợ năm nay, trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có số lượng gian hàng nhiều tại hội chợ. Cụ thể, Hàn Quốc đăng ký tham gia 78 gian hàng, Nhật Bản cũng đăng ký 17 gian hàng.
Theo ông Bình, khách hàng đến hội chợ ngoài được biết thông tin về các điểm du lịch trên thế giới, họ sẽ còn được tham gia vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, lễ hội ẩm thực của một số nước trong hội chợ.
"Với sự đổi mới toàn diện và nâng tầm hơn hẳn so với lần đầu tiên, Hội chợ VITM 2014 đang hướng tới mô hình của một hội chợ du lịch chuyên nghiệp mang tầm cỡ khu vực, có thể sánh ngang với JAVA của Nhật Bản, KOTFA của Hàn Quốc, ITB của Singapore", ông Bình cho hay.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Du lịch và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội tiếp tục tổ chức Hội chợ VITM lần thứ hai từ ngày 3 đến 6/4/2014 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ, Hà Nội.
Theo công bố của Ban tổ chức, đã có 659 doanh nghiệp tham gia hội chợ, trong đó có 254 doanhh nghiệp lữ hành, 198 khách sạn, resort; 125 doanh nghiệp dịch vụ, 67 cơ quan quản lý du lịch, hiệp hội du lịch và 15 đơn vị vận chuyển. Riêng số lượng gian hàng đăng ký tham gia tại hội chợ là 499 gian, tăng tới 35% so với năm 2013.
Thời gian hoạt động: 8h30 đến 17h30 hàng ngày.
Ngày 3/4: Chỉ dành riêng cho doanh nghiệp du lịch và khách mời.
Từ ngày 4 đến 6/4: Dành cho doanh nghiệp và công chúng.
Anh Phương
vnexpress

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

VietJet mở đường bay tới Singapore

Chào đón mùa du lịch hè sôi động, VietJet mở đường bay quốc tế từ Tp.HCM đến Singapore và ngược lại từ ngày 23/5/2014. Giờ khởi hành của chuyến bay là 8h50 sáng từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh.



Bắt đầu từ ngày 20/3/2014, hành khách dễ dàng đặt vé máy bay trên tất cả các kênh bán vé máy bay của hãng tại website vietjetair.com, bằng điện thoại tại m.vietjetair.com, trên facebook facebook.com/vietjetairvietnam, mục “Đặt vé”, tổng đài 1900 1886 và các phòng vé máy bay, đại lý trên toàn quốc. Khách hàng mua càng sớm, giá vé máy bay càng tiết kiệm.

Đường bay TP.HCM – Singapore được VietJet khai thác thời gian đầu với tần suất 7 chuyến khứ hồi/tuần, thời gian bay mỗi chặng khoảng 1 giờ 50 phút. Chuyến bay sẽ khởi hành hàng ngày từ Tp.HCM lúc 8h50 và đến Singapore lúc 11h40 (giờ địa phương). Chiều ngược lại khởi hành lúc 12h40 (giờ địa phương) từ Singapore và tới TP.HCM lúc 13h30. Đường bay Tp.HCM – Singapore của VietJet cung ứng thêm 2.520 chỗ/tuần cho hành khách, đáp ứng cho nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân và du khách.


Cùng trong ngày 20/3, VietJet vừa nhận thêm máy bay Sharklet mới xuất xưởng tại Hamburg (Đức), phục vụ cho kế hoạch phát triển thêm đường bay, tăng chuyến phục vụ hành khách. Máy bay của VietJet được trang bị ghế da sang trọng. Bay cùng VietJet, hành khách được phục vụ bằng còn được thưởng thức ẩm thực trên không với thực đơn 9 món ăn nóng sốt, 20 món ăn liền và nhiều thức uống do đầu bếp nổi tiếng tại khách sạn 5 sao lên thực đơn.

Ông Desmond Lin – Giám đốc Phát triển Kinh doanh của VietJet cho biết: “VietJet mở đường bay kết nối giữa TP.HCM – Singapore để đáp ứng nhu cầu đi làm ăn, công tác, du lịch, du học, mua sắm… ngày càng tăng cao của người dân và du khách 2 nước với chi phí tiết kiệm. Đây chính là sự cam kết của VietJet với khách hàng về việc không ngừng phát triển mạng bay quốc tế, mang lại nhiều cơ hội bay cho người dân tới các điểm đến trên toàn cầu”.

Hiện VietJet có 23 đường bay nội địa và quốc tế. Sắp tới, VietJet sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay trong nước và đến các vùng kinh tế trọng điểm của Châu Á – Thái Bình Dương mang đến cho người dân và du khách thêm nhiều sự lựa chọn về chặng bay và thời gian bay.

Vietjet Air

Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Sở VHTTDL Hà Nội và Vietnam Airlines

Triển khai chương trình, kế hoạch công tác và định hướng phát triển trong năm 2014 và những năm tiếp theo, cùng thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước và Thủ đô Hà Nội, ngày 19/3/2014, tại Hà Nội, Sở VHTTDL Hà Nội và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) khu vực miền Bắc đã tổ chức buổi lễ kí kết Thỏa thuận Hợp tác khung về liên kết phát triển giai đoạn 2014 – 2015.

Mục tiêu của chương trình nhằm tăng cường sức hấp dẫn, quảng bá điểm đến của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu Vietnam Airlines; hỗ trợ, phục vụ các đoàn công tác của Ngành VHTTDL Hà Nội đi khảo sát, xúc tiến du lịch, biểu diễn, tập huấn… ở trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp hoạt động giữa hai bên.
Trong chương trình hợp tác, Sở VHTTDL Hà Nội và Vietnam Airlines chi nhánh miền Bắc sẽ phối hợp xây dựng tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh, con người, văn hóa, du lịch Thăng Long – Hà Nội dưới các hình thức, ấn phẩm trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, tại các Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines ở nước ngoài, tại các sự kiện trong và ngoài nước do Vietnam Airlines tổ chức; tạo điều kiện để Vietnam Airlines là nhà vận chuyển hàng không chính thức tại các sự kiện ở Hà Nội và ngoài nước do Sở VHTTDL Hà Nội chủ trì tổ chức, thực hiện. Bên cạnh đó, hai bên sẽ phối hợp trong việc tham gia và tổ chức các sự kiện, triển lãm... do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội và Vietnam Airlines khu vực miền Bắc chủ trì thực hiện; tạo điều kiện để Vietnam Airlines khu vực miền Bắc đăng tải quảng bá thông tin về đường bay và dịch vụ trên một số công cụ thông tin, tuyên truyền của Sở VHTTDL Hà Nội. Ngoài ra, còn xây dựng, triển khai kế hoạch đón tiếp các đoàn khách quốc tế, phóng viên báo chí, các nhà đầu tư…của các tỉnh và thành phố trong nước và nước ngoài đến làm việc, khảo sát, tham dự các hoạt động quan trọng do Sở VHHTTDL Hà Nội tổ chức; hỗ trợ tối đa về giá và dịch vụ cho các đoàn công tác của Ngành VHTTDL Hà Nội khi tổ chức và tham gia các sự kiện ở trong và ngoài nước mua ve may bay của Vietnam Airlines khu vực miền Bắc.

Những hoạt động tiêu biểu như Chào hè 2014 của Vietnam Airlines (được bán từ ngày 15/3 đến hết 31/3/2014), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM 2014 (tại Hà Nội từ ngày 3/4 đến 6/4/2014), Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2014 (tháng 10/2014), các sự kiện - chương trình kích cầu khuyến mại ve may bay và sản phẩm du lịch… sẽ được hai bên phối hợp triển khai ngay trong năm 2014. Điều này sẽ kịp thời đáp ứng sự mong đợi của nhân dân, du khách trong và ngoài nước và thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch đến với Hà Nội.

Bài: Thu Thủy; Ảnh: Báo Du lịch

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Thuận lợi du lịch bằng vé máy bay giá rẻ hè 2014

Những ngày qua, các hãng hàng không trong nước triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá vé máy bay cho khách đi các chặng nội địa và cả quốc tế.

Một mẩu quảng cáo chương trình khuyến mãi, giảm giá vé máy bay năm 2014 của Việt Nam Airline
Đầu tiên là Việt Nam Airline với chương trình “Chào hè 2014”. Giá vé của các chặng quốc tế từ 190.000 đồng và các chặng nội địa từ 333.000 đồng (chưa bao gồm thuế, phí). Như chặng nội địa Đà Nẵng - Hải Phòng có giá vé 333.000 đồng, sau khi tính thuế, phí các loại, tổng chi phí là 477.000 đồng. Rẻ hơn quá nửa so với vé thường kỳ có giá từ 1-1,2 triệu đồng một vé.
Các chặng khác như TP.HCM - Đà Lạt, Hà Nội - Chu Lai, Đà Nẵng - Nha Trang cũng có giá vé tương tự. Đây là các điểm đến lý tưởng cho du khách với bãi biển, nhiều điểm tham quan, nghỉ dưỡng nổi tiếng gần kề.
Tiếp theo sau là JetStar Pacific với chương trình “Hè thêm rộn rã” có giá vé bán từ 288.000 đồng một chiều. Tuy thời gian bay không được dài như của Việt Nam Airline, nhưng với giá vé rẻ hơn và số chặng giá rẻ nhiều hơn, bù vào những chặng hãng bạn không giảm giá, JetStar không hề ngại ngần trong việc chia thị phần khách du lịch hè này.
Các chặng quốc tế cũng được giảm giá đáng kể so với giá thường ngày. Trong khi JetStar giảm giá chặng TP.HCM - Singapore với giá vé chỉ còn 800.000 đồng một chiều, thì Việt Nam Airline chiếm ưu thế lớn khi có hơn 50 chặng bay quốc tế có vé bán khuyến mãi. Tuy nhiên, hãng này lại chỉ giảm giá nếu khách mua cả hai chiều (vé khứ hồi).
Mua vé máy bay với giá 288.000 đồng -  quảng cáo vé máy bay hè 2014 của JetStar Pacific
Các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, ngoài ưu thế sân bay ở gần còn có các dịch vụ du lịch thuận tiện. Các thành phố khác cũng có nhiều hỗ trợ. Cụ thể như Quảng Nam, đầu tháng 3 này tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ khách đi máy bay từ sân bay Chu Lai, thông qua việc vận chuyển miễn phí theo lộ trình từ TP Tam Kỳ.
Các hãng hàng không giá rẻ quốc tế như Air Asia hay Tiger Air của Singapore và Malaysia cũng đang có các chương trình giảm giá cho chặng bay tới Hà Nội và TP.HCM với giá 74 USD và 48 USD/chặng. Nếu so sánh với các chặng đông khách trong nước như Hà Nội - Nha Trang thì giá vé du lịch nước ngoài này còn rẻ hơn cả du lịch trong nước.
Việc đặt chỗ nghỉ và điểm đến tham quan, khi đặt trước một vài tháng trở lên sẽ có rất nhiều khách sạn giảm giá cho du khách. Một trong những website hiện có nhiều thông tin khuyến mãi du lịch là trang baynhe.vn. Theo tin mới, bảo tàng tranh 3D ở Pattaya, Thái Lan hiện đang có chương trình giảm giá 40% vé tham quan đến hết tháng 7-2014.
HOÀNG HÀ MAI
 tuoitre.vn

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

DN không mặn mà với kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu không đồng bộ, các dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng, xe vận chuyển chưa cùng giảm giá mạnh.
Mới đây, Hiệp hội Du lịch TP.HCM đã có buổi làm việc với các hãng hàng không cùng các doanh nghiệp (DN) lữ hành liên quan đến chương trình kích cầu du lịch nội địa 2014. Đáng lưu ý là số lượng các DN tham gia chương trình năm nay đã giảm hẳn so với năm 2013.
Ít người mua, DN rút tên
Theo số liệu mà Hiệp hội Du lịch TP.HCM công bố, đến cuối năm 2013, chương trình kích cầu đã lấy vé và tổ chức cho 34.137 lượt khách đi tour, tăng 115% so với cả năm 2012 (15.810 khách). Hiệp hội cũng cho rằng chương trình kích cầu nội địa đã tác động tốt đến thị trường trong nước.
Tuy nhiên,“con số như trên là quá thấp so với thực tế số lượt khách đi du lịch. Từ con số này có thể thấy được rằng chương trình kích cầu chưa thành công. Kích cầu mới chỉ là chương trình hành động” - ông Trần Văn Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt, nói.
Một DN khác cũng cho biết thêm năm 2014, DN này không tham gia chương trình kích cầu. Lý do mà DN này đưa ra đó là chương trình kích cầu đã không còn hấp dẫn.
“Chương trình kích cầu bao gồm cả hàng không, các dịch vụ ăn uống, khách sạn, vận chuyển cùng tham gia giảm giá. Nhưng thực tế chỉ có hàng không giảm giá, còn các dịch vụ khác thì vẫn mạnh ai nấy làm. Chưa kể mức giảm của hàng không lại đi kèm khá nhiều điều kiện khiến lữ hành khó đáp ứng. Thậm chí nếu không bán được đúng số ve may bay đã đăng ký, lữ hành còn phải chịu phạt. Vì vậy chúng tôi thấy không còn phù hợp nên không tham gia nữa” - DN này nói.
Nhiều DN không mặn mà với chương trình kích cầu du lịch vì không mang tính đồng bộ trong các dịch vụ. Ảnh minh họa: HTD
Chưa hết, cũng theo vị này các hãng hàng không hiện nay có quá nhiều chương trình khuyến mãi. Vậy nên không cần tham gia chương trình kích cầu DN này cũng đặt được ve may bay giá rẻ. Thậm chí có khi ve may bay còn rẻ hơn cả với chương trình kích cầu.
Ông Trần Thế Dũng, Phó Trưởng Nhóm kích cầu TP.HCM, cho rằng khó khăn hiện nay của nhóm kích cầu đó là chương trình kích cầu không đồng bộ, các dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng, xe vận chuyển chưa cùng giảm giá mạnh.
“Cái khó hiện nay là chương trình kích cầu đề nghị các khách sạn, dịch vụ ăn uống giảm giá. Thế nhưng họ không giảm mà thậm chí có tăng thì lữ hành cũng phải chịu. Ví dụ như suất ăn của khách, trước đây hãng lữ hành chỉ phải đặt khoảng 90.000 đồng/suất nhưng giờ đặt giá đó không ai nhận mà phải tăng lên 110.000 đến 120.000 đồng/suất” - ông Dũng nói.
Giảm luôn cả chất lượng dịch vụ
Thậm chí, theo các DN, bên cạnh những khó khăn trên hiện có tình trạng một số DN lợi dụng bán tour kích cầu nhưng đã cắt giảm một số dịch vụ đi kèm và không phải khách hàng nào cũng nhận ra. Ví dụ, với tour miền Trung như Huế - Đà Nẵng - Hội An, có DN quảng bá giảm giá tour này tới 30% thế nhưng soi kỹ mới phát hiện DN này đã “bắt” khách phải tự chi trả phí đi cáp treo lên Bà Nà (khoảng 500.000 đồng). Chưa kể nhiều du khách cũng phàn nàn về chất lượng bữa ăn không ngon.
Theo ông Long, Tổng Giám đốc Du lịch Việt, lý do khách không mặn mà với chương trình kích cầu đó là giá tour giảm hiện giờ là chuyện quá bình thường. Nếu tất cả hãng lữ hành cùng chạy đua, cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá kịch liệt mà không xem lại chất lượng tour thì coi như tự giết mình và giết ngành du lịch.
Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch TP.HCM, đúng là có tình trạng giảm số lượng DN tham gia chương trình kích cầu 2014. Bên cạnh đó là tình trạng một số DN đã cắt giảm chất lượng tour khiến du khách mất niềm tin. Song không phải tham gia kích cầu là không có ưu đãi, đơn cử như lĩnh vực hàng không, điểm mạnh của chương trình kích cầu là DN có thể đặt ve may bay cho cả đoàn. Trong khi nếu DN mua vé từ các chương trình khác thì không thể có vé giá rẻ cho cả đoàn.
MAI PHƯƠNG
plo.vn

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Vé máy bay 288.000 đồng cùng Jetstar Pacific

Khuyến mại cực đã. Hè thêm rộn rã
Vé máy bay giảm giá tối thiểu 30%, chỉ còn từ 288.000 đồng
Chương trình khuyến mại bắt đầu từ 10:00 thứ hai, ngày 17/03/2014 và sẽ kết thúc vào lúc 18:00 thứ hai, ngày 24/03/2014 hoặc khi vé được bán hết.
Hãy nhanh tay truy cập jetstar.com hoặc mobile.jetstar.com để đặt chỗ, mua vé máy bay và biết thêm thông tin chi tiết
Giá vé máy bay khuyến mại áp dụng cho một số chuyến bay và ngày bay.
Tp. Hồ Chí Minh- Hà Nội:
01/04/14 - 23/04/14 và 08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Tp. Hồ Chí Minh-Đà Nẵng:
08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Hà Nội-Đà Nẵng:
08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Tp. Hồ Chí Minh-Vinh :
01/04/14 - 23/04/14 và 08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Tp. Hồ Chí Minh-Hải Phòng:
01/04/14 - 23/04/14 và 08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Tp. Hồ Chí Minh-Buôn Ma Thuột:
01/04/14 - 23/04/14 và 08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Tp. Hồ Chí Minh-Nha Trang:
01/04/14 - 23/04/14 và 08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Tp. Hồ Chí Minh-Phú Quốc:
08/04/14 - 23/04/14 và 08/05/14-21/05/14 và 19/08/14-27/08/14 và 09/09/14-23/10/14
Tp. Hồ Chí Minh-Singapore: 09/09/14-24/10/14

Các mức giá vé máy bay là giá một chiều, vé chỉ bán qua Internet, thanh toán ngay, không bao gồm các loại thuế, phí và phụ thuộc tình trạng chỗ của chuyến bay cũng như chỉ áp dụng cho một số chuyến bay và ngày bay. Vé không được hoàn. Hạn chế thay đổi. Nếu thay đổi phải đóng phí

^Loại giá Starter không bao gồm tiêu chuẩn hành lý ký gửi miễn cước. Quý khách cũng có thể mua thêm từ 15kg cho đến 40kg tiêu chuẩn Hành lý ký gửi. Hơn nữa, Quý khách có thể mua thêm tiêu chuẩn Hành lý ký gửi cho từng khách, từng chặng bay với cùng một đặt chỗ!. Các quy định về trọng lượng và kích thước của hành lý xách tay sẽ được áp dụng nghiêm ngặt. Hành khách mang hành lý xách tay không đúng với quy định sẽ phải làm thủ tục ký gửi hành lý và phải đóng phí.
Jetstar.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Hàng không Việt và những 'cái chết' được báo trước

Sự chuẩn bị thiếu kỹ càng là nguyên nhân chính khiến Indochina Airlines trước đây và Air Mekong hiện nay khó có khả năng tồn tại, phát triển.

Nhiều vấn đề của hàng không Việt Nam đã được đại diện cơ quan quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia chia sẻ trong chương trình Đối thoại Chính sách, vừa được Đài truyền hình Việt Nam phát sóng ngày 12/3. Tham gia diễn đàn có Cục trưởng Hàng không - Lại Xuân Thanh, Phó tổng giám đốc Vietjet Air - Nguyễn Đức Tâm và ông Lương Hoài Nam, nguyên Tổng Giám đốc Jetstar Pacifc.

Dưới góc độ nhà quản lý, ông Lại Xuân Thanh khẳng định Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia thị trường và tạo cơ chế bình đẳng. Tuy nhiên, nếu Air Mekong bị rút giấy phép vào cuối tháng này, họ sẽ là hãng hàng không tư nhân thứ 2 rời cuộc chơi, sau Indochina Airlines.

Nguyên nhân chủ quan khiến các hãng tư nhân thất bại, theo ông Lại Xuân Thanh, là vấn đề quản trị kinh doanh, chọn sản phẩm. Ví dụ một hãng hàng không mà chỉ có một hai tàu bay thì khó có lãi. "Tàu bay toàn đi thuê, 100% nước ngoài chịu trách nhiệm bảo dưỡng, khai thác, quản trị kinh doanh... thì Nhà nước có "bế" anh lên anh cũng khó mà có lãi", ông nói.
may-bay-vna-2564-1394682848.jpg
Thị trường hàng không đứng trước nhiều thách thức lớn về cạnh tranh, trong khi giá thành vẫn cao so với mặt bằng chung khu vực. Ảnh: Thanh Bình
Còn ông Lương Hoài Nam cho rằng các hãng hàng không tư nhân Việt hiện không hấp dẫn trong mắt giới đầu tư. Nhìn ra thế giới, vẫn có rất nhiều hãng thua lỗ nhưng không dừng hoạt động, vì họ huy động được vốn. Hàng không là ngành hấp dẫn và luôn có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ tiền vào.
"Nhưng các hãng Việt Nam không gây đươc sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước", ông nhận định. Nguyên nhân là hầu hết các đơn vị đã lựa chọn sai mô hình hoạt động (giá rẻ hay truyền thống), sai loại máy bay cũng như năng lực quản trị kinh doanh cũng chưa đủ.
Ngoài những yếu tố từ nội tại của hãng nói trên, các chuyên gia cho rằng cũng còn những vấn đề khách quan. Ví dụ, nhân lực hàng không từ trước đến nay luôn là thách thức lớn. "Việt Nam chưa có hệ thống đào tạo tốt, cung cấp đủ nguồn nhân lực cho vận chuyển hàng không", Cục trưởng Lại Xuân Thanh thừa nhận và cho biết nếu muốn thuê nhân lực cao, các hãng phần lớn phải tìm từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, các hãng thất bại cũng gặp "số đen" khi cất cánh đúng những thời điểm thị trường trong những điều kiện khủng hoảng kinh tế, hoặc xảy ra các sự cố như dịch bệnh khiến thị trường sụt giảm, ông Lại Xuân Thanh nhận định.
Trong khi hàng không chật vật với cuộc chơi sống còn, yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ càng trở nên gay gắt vào năm 2015, khi Việt Nam thực hiện thỏa thuận "mở cửa bầu trời" với các nước ASEAN. Vào thời điểm đó, các hãng trong khu vực hoàn toàn có thể vào Việt Nam đầu tư.
Trước thời điểm này, các đơn vị trong nước đứng trước bài toán phải giảm giá thành càng thấp càng tốt, vì giá ve may bay của Việt Nam cao so với khu vực. Kể cả với Vietjet Air, ông Nguyễn Đức Tâm nói, dù gọi là "chi phí thấp" nhưng thực tế vẫn còn cao. Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air giải thích hiện nay đơn vị vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài. "80% yếu tố giá là do các hãng khác, các nhà cung cấp khác (hạ tầng, bán ve may bay...) chi phối:, ông Nguyễn Đức Tâm nói.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu khai thác. Hãng muốn máy bay quay vòng nhanh, nhưng các yếu tố về hạ tầng đã gây ra tình trạng chậm trễ.
Còn theo ông Lương Hoài Nam, khi mua máy bay, các đơn vị ở Việt Nam phần lớn mua lẻ nên giá cả đắt hơn so với những đơn hàng cả trăm chiếc. Ngoài ra, chi phí xăng dầu trong nước cũng đắt hơn Thái Lan, Malaysia. Các chi phí dịch vụ mặt đất và nhiều loại chi phí khác cũng làm giá thành đội lên theo.
Dù thị trường còn nhiều bất cập, nhưng các ý kiến đều chung nhận định hàng không Việt đã có nhiều bước tiến đáng kể những năm gần đây. Thành công nhất là đa dạng hóa giá ve may bay, cho phép cả nông dân, người lao động phổ thông cũng được đi máy bay. Ranh giới giữa hàng không giá rẻ và truyền thông được xóa mờ vì ngay cả Vietnam Airlines hiện nay cũng có ve may bay rẻ.
Khi giá giảm, thị trường tăng trưởng vượt bậc về khách. Ông Lương Hoài Nam lấy ví dụ ở sân bay Vinh, nếu như trước đây chỉ lèo tèo mấy chuyến một tuần, thì nay trở thành sân bay có số lượng chuyến mỗi ngày lớn thứ tư ở Việt Nam. Cơ hội cho những người tham gia còn nhiều và Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ, do tỷ lệ khách đi máy bay trên số dân vẫn thuộc hàng thấp của thế giới.
Thanh Bình ghi
vnexpress