Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Đe dọa an ninh hàng không

Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu lực lượng an ninh sân bay và các hãng hàng không nâng cao nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn hành khách sử dụng giấy xác nhận nhân thân giả để đi máy bay bằng vé máy bay của người khác

Ông Tô Tử Hùng, Phó trưởng Phòng An ninh - Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), cho biết yêu cầu này xuất phát từ thực tế gần đây, cơ quan chức năng nhận thấy trong số các vụ việc vi phạm an ninh hàng không (ANHK), có hiện tượng hành khách sử dụng giấy xác nhận (GXN) nhân thân giả mạo với xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước.
Mất tiền mua vé, còn bị phạt
Từ tháng 5-2013 đến nay, lực lượng ANHK đã phát hiện 14 trường hợp khách giả mạo giấy tờ để sử dụng ve may bay của người khác. Trong tháng 7 chỉ 1 vụ việc vi phạm nhưng sang tháng 8 đã phát hiện thêm 7 vụ. Hành khách vi phạm chủ yếu ở các tỉnh, thành phố nhỏ như: Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Cần Thơ…
Hành khách làm thủ tục soi chiếu an ninh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Ảnh: PHƯƠNG ANH
 
Có trường hợp khách cố tình vi phạm kiểu chị mua vé nhưng không bay, em gái tiếc của nên đi cho đỡ phí. Đó là hành khách Vũ Thị Quy ở tỉnh Đồng Nai. Chị gái Quy là Huyền mua vé chuyến bay VJ8673 của VietJet Air chặng Hà Nội - TP HCM ngày 4-8. Huyền không bay, Quy được phòng vé “mách nước” nên đã trình báo mất CMND, xin GXN nhân thân của công an phường để đi. Đến sân bay Nội Bài, chưa làm thủ tục thì Quy đã bị ANHK phát hiện.
Nhiều trường hợp gian lận khác cũng có sự tiếp tay của nhân viên bán vé. Ngày 26-5, nhân viên ANHK phát hiện 3 hành khách Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị Diệu, Nguyễn Hoàng Khanh sử dụng GXN nhân thân mang tên Lê Anh Tuấn, Lê Tuyết Thu và Lê Ngọc Huyền Trang để làm thủ tục đi chuyến bay VN221 của Vietnam Airlines (VNA). Tại trụ sở Cảng vụ Hàng không miền Bắc, Tuấn cho biết anh đến mua vé cho 3 người trong gia đình tại một dai ly ve may bay ở Bắc Giang. Phòng vé yêu cầu nộp 3 ảnh để làm thủ tục mua vé giá rẻ. Sau đó, phòng vé làm 3 GXN không đúng với CMND nhằm hợp thức hóa 3 vé này.
Cũng có trường hợp khách mang tên khá trùng khớp với tên trên vé. Đó là Phạm Thị Diệp, SN 1988, thường trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sử dụng vé và GXN nhân thân có tên Nguyễn Thị Diệp, cũng SN 1988 nhưng thường trú ở Hà Nội để vào khu cách ly lên chuyến bay BL799 của Jetstar Pacific ngày
20-5. GXN nhân thân giả mạo được trưởng công an xã ký trước lúc khởi hành 2 ngày. Trên một chuyến bay khác của VNA từ Hà Nội đi Cần Thơ ngày 2-8, hành khách Nguyễn Trà My - 20 tuổi, ở Cần Thơ - còn dùng CMND giả scan màu mang tên Nguyễn Hồng để lên máy bay.
Tất cả trường hợp giả mạo giấy tờ đều bị hãng hàng không từ chối vận chuyển và hủy vé. Không chỉ bị mất số tiền đã bỏ ra mua vé, hành khách vi phạm còn bị cảng vụ hàng không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 2 triệu đồng.
Phải bay đúng vé, đúng người
Ông Tô Tử Hùng cho biết tính nghiêm trọng của loại vi phạm này không phải thiệt hại kinh tế mà là ở yếu tố đe dọa đến ANHK. Hãng hàng không không bị thiệt hại kinh tế, chỉ có hành khách vừa mất tiền vừa không được bay, nếu tái phạm nhiều lần có thể bị cấm bay. Tuy nhiên, những vụ vi phạm này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn trong giấy tờ đi máy bay nội địa, nó có thể bị lợi dụng cho các hành vi can thiệp bất hợp pháp chống lại hàng không dân dụng.
Xác minh cho thấy các trường hợp được phát hiện đều là những người ham vé rẻ, lợi dụng sự lỏng lẻo trong chứng thực giấy tờ để tư lợi cá nhân, chưa có đối tượng tội phạm. Song, Cục HKVN vẫn đánh giá đây là nguy cơ đe dọa ANHK cần được ngăn chặn. Bởi lẽ, sau vụ khủng bố bằng máy bay ngày 11-9-2001 ở Mỹ, hàng không thế giới nhận thấy những kẻ khủng bố đã sử dụng nhiều tên giả để đi máy bay nhiều lần nhằm nghiên cứu hệ thống bảo đảm ANHK, tìm kẽ hở để tấn công. Do đó, nguyên tắc khách bay đúng vé, đúng người luôn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Tại những nước siết chặt an ninh như Mỹ, nhà chức trách hàng không chỉ chấp nhận một loại giấy tờ tùy thân để đi máy bay. Còn ở Việt Nam, hiện vẫn quy định 7 loại giấy tờ nhằm bảo đảm sự thuận tiện cho hành khách.
Từ thực trạng này, Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương xác minh ANHK đối với đại lý của hãng đã tiếp tay vi phạm, đồng thời đề nghị Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an siết chặt công tác xác nhận giấy tờ tùy thân ở cấp xã, phường. Qua xác minh, nhiều hành khách cho biết vẫn xin được GXN nhân thân dù dùng tên và ảnh giả do quen biết hoặc nhờ làm giúp. Lực lượng ANHK sân bay được yêu cầu thống nhất kiểm soát chặt chẽ giấy tờ của hành khách đi máy bay, đặc biệt là hiệu lực của giấy tờ và các trường hợp báo mất hộ chiếu, CMND hay sử dụng loại giấy tờ thay thế như GXN nhân thân.
Theo các hãng hàng không, hành khách sử dụng giấy tờ giả mạo để lên máy bay bằng vé của người khác sẽ gây nhiều rắc rối nếu nảy sinh tình huống phải đền bù. Vì hãng chỉ có quan hệ mua bán với người mua vé chính thức, hành khách không bay thì chỉ được hoàn, hủy vé (nếu điều kiện cho phép) và không được sang nhượng lại cho người khác.
Phỏng vấn khách thiếu giấy tờ tùy thân thông thường
Cục HKVN yêu cầu tới đây, nhân viên an ninh sân bay sẽ phỏng vấn 100% trường hợp đi qua cửa soi chiếu không xuất trình giấy tờ tùy thân thông thường như CMND, hộ chiếu… mà sử dụng GXN nhân thân có xác nhận của công an phường, xã.
Theo Cục HKVN, gần đây, số vụ vi phạm quy định về vũ khí, công cụ hỗ trợ và vật phẩm bị cấm, hạn chế đi máy bay vẫn ở mức cao. Đáng chú ý là nhiều trường hợp hành khách mang bình xịt hơi cay, roi điện dạng điện thoại hoặc đèn pin, dùi cui, nòng súng không có giấy phép sử dụng. Tổng số vi phạm được phát hiện trong tháng 7 và tháng 8-2013 là 19 vụ.

TÔ HÀ
nld.com.vn

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

CÔNG TY DV-DL HÀNH TRÌNH XANH (GOGREEN TRAVEL): Với những cú lừa ngoạn mục

Theo đơn tố cáo của bà Thân Thị Nguyên, Giám đốc công ty TNHH TM&DV Đồng Hành (Địa chỉ 203 Đề Thám, phường Phạm Ngũ Lão, Q1 TP.HCM) cho biết, bà có ký hợp đồng với Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hành Trình Xanh (HTX) - GOGREEN TRAVEL (địa chỉ Tòa nhà VIB bank Building, tầng 6, số 349 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) do bà Nguyễn Thị Hồng Lệ– Giám đốc, thực hiện tour cho 23 khách du lịch nước ngoài, đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 21/12/2012, bà Nguyễn Thị Hồng Lệ đã viết phiếu thu nhận tiền đặt cọc từ bà Nguyên tổ chức đi tour cho khách với số tiền là 193.547.000 vnd. Nhận được tiền đặt cọc nhưng bà Hồng Lệ đã không thực hiện đúng như thỏa thuận đã cam kết mà còn làm giả các loại giấy tờ như:vé máy bay, booking đặt phòng không có thật cho khách du lịch.
Bà Nguyên cho biết: "Tôi đã phải vay mượn khắp nơi để bồi thường cho khách đi tour trong dịp đó. Sau đó đã trực tiếp điện thoại và bay ra Hà Nội để gặp bà Hồng Lệ. Nhưng khi đến nơi thì công ty đó đã biến mất. Sự việc quá đỗi bất ngờ và hoang mang, khiến tôi phải tìm đến nhà riêng của bà Nguyễn Thị Hồng Lệ ở số 3, ngõ 4, kiệt 190, đường Trần Phú, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Khi đến nơi hỏi thăm thông tin về bà Hồng Lệ thì bị chủ nhà là mẹ của bà Hồng Lệ xua đuổi".
Được biết, trước đó bà Nguyễn Thị Phượng Vỹ (Hà Nội) cũng đã gửi đơn tố cáo việc Công ty Du lịch HTX này vì không thực hiện cam kết hoàn tiền hủy tour du lịch cho gia đình bà Vỹ. Theo bà Vỹ, vào tháng 1/2013 đoàn khách (7 người lớn và một trẻ em) do bà Vỹ đại diện đã ký hợp đồng du lịch đi Thái Lan 5 ngày với Công ty HTX với chi phí trọn gói là 78.252.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó Công ty HTX thông báo tour không thể khởi hành do trục trặc vé máy bay, chấp nhận trả lại toàn bộ tiền mua tour và bồi thường 1 triệu đồng/người lớn, 750.000 đồng/trẻ em với tổng số tiền là 86 triệu đồng. Sau khi trả 35 triệu đồng, Công ty HTX cam kết đến ngày 27/5 sẽ thanh toán đủ số tiền còn lại nhưng đến nay vẫn không thực hiện.
Ngày 1/8, Thanh tra Bộ VH-TT&DL cho biết: Cty TNHH dịch vụ Du lịch HTX đã chính thức “biến mất”, sau khi không giữ được cam kết đền bù thiệt hại cho khách hàng và cho biết đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để chuyển công an xử lý. Trong biên bản làm việc với Thanh tra Bộ VH-TT&DL, bà Nguyễn Thị Hồng Lệ đã ký vào biên bản cam kết chấm dứt các hoạt động quảng cáo sai quy định, hoàn trả tiền cho khách theo đúng cam kết. Tuy nhiên, đến tháng 7/2013, khi thanh tra bộ kiểm tra thì công ty này đã chuyển địa điểm kinh doanh. Các số điện thoại liên hệ đều không thể liên lạc được.
Do tính chất nghiêm trọng của sự việc, Thanh tra Bộ VH-TT&DL sẽ chuyển hồ sơ sang công an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, đồng thời, sẽ có công văn gửi sang Tổng cục Du lịch để thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành Cty du lịch HTX.
Hồng Anh

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Vé máy bay giá rẻ: Chiêu PR của hãng hàng không?

Hàng không trong nước thời gian gần đây liên tục tung ra những chương trình bán vé máy bay giá rẻ nhằm thu hút khách. Tuy nhiên, để mua được ve may bay gia re là chuyện không hề đơn giản với nhiều người.
Được bay giá rẻ là mong muốn của nhiều hành khách, nhưng để sỡ hữu tấm vé là điều không dễ
Được bay giá rẻ là mong muốn của nhiều hành khách, nhưng để sỡ hữu tấm vé là điều không dễ
Hiện, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) đang triển khai chương trình bán ve may bay giá rẻ trên hàng loạt đường bay với hai mức giá 333.000đ và 666.000đ/chặng. Theo VNA, đây là chương trình “Đón mùa Thu 2013” được hãng này triển khai hàng năm từ 2009. Tuy nhiên, theo chị Phạm Thị Phượng (Biên Hòa, Đồng Nai), ngay khi chương trình khuyến mãi của VNA bắt đầu (đêm 7/8), chị lên trang web của hãng này để đặt vé, nhưng không thể nào vào được do trang web bị treo liên tục.
Chị Phượng cho biết thêm, chị mua sáu vé chặng TP.HCM – Hải Phòng đi ngày 13/10, về ngày 26/10. Tuy nhiên, cho đến ngày 15/8, chị vẫn không thể tìm được vé nào ở giá 666.000đ như VNA công bố. Tương tự, anh Lưu Ngọc Cường (Thủ Đức, TP.HCM) cũng không thể đặt được vé máy bay giá rẻ như công bố của VNA, mặc dù hành trình bay của anh đến tận tháng 3/2014. Anh Cường cho biết, anh đặt ba vé TP.HCM – Vinh bay giữa tháng 3/2014, nhưng giá chặng đi gần 1,7 triệu đồng/vé (chưa bao gồm thuế và phí). Thậm chí, chặng về anh Cường phải bay hạng thương gia với mức giá gần 4,5 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí).
Nhằm chào đón hành khách thứ ba triệu, Hãng hàng không VietJet – VietJet Air (VJA) mới đây cũng công bố sẽ bán 300.000 vé máy bay giá rẻ từ 3.000đ từ ngày 21/8 đến hết ngày 19/9/2013. Với lượng vé này, có thể thấy hành khách sẽ có rất nhiều cơ hội bay giá rẻ với VJA. Tuy nhiên, trong số 300.000 vé nói trên, VJA bán bao nhiêu vé giá 3.000đ và được phân bổ thế nào trên các chuyến bay không được hãng đề cập. Bên cạnh đó, tình trạng trang web của các hãng hàng không luôn bị quá tải khi triển khai chương trình khuyến mãi khiến không ít người nghi ngờ tính trung thực của những chương trình này.
Trong khi đó, các hãng hàng không cũng không đưa ra được những lý do thuyết phục để chứng minh với hành khách. Những ngày qua, chúng tôi đã liên hệ với VNA để tìm hiểu thêm thông tin (lượng vé bán ra, số lượng khách đã mua vé, tại sao trang web rất khó vào…)tuy nhiên, đại diện hãng hàng không này hẹn lần hẹn lữa. Các hãng khác thì vin vào “bí mật kinh doanh” nên hầu như không chương trình khuyến mãi nào được công bố rõ ràng khi triển khai.
Hiện nay, việc kiểm tra, kiểm soát các chương trình bán vé giá rẻ của các hãng hàng không hầu như bị bỏ ngỏ. Bởi theo Cục Hàng không Việt Nam, hãng hàng không chỉ phải kê khai đầy đủ các loại giá vé và thời gian bắt đầu dự kiến áp dụng khuyến mãi với Cục Hàng không Việt Nam và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính). Có nghĩa các chương trình khuyến mãi của các hãng hàng không sẽ do hãng tự chủ động hoàn toàn và hầu như không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Thực tế, những chương trình bán vé máy bay giá rẻ hoàn toàn có lợi cho người dân, nếu các hãng hàng không thực hiện một cách minh bạch và có sự chuẩn bị tốt về hạ tầng mạng cũng như dịch vụ bay… Nếu không, tình trạng lợi dụng khuyến mãi để PR sẽ diễn ra, gây phiền toái cho hành khách và ảnh hưởng đến thị trường.
 Ca Hảo
phunuonline

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Hàng không nội địa gồng mình đồng loạt giảm giá vé máy bay, phía lữ hành cũng ồ ạt chào tour giá hời để kéo khách đi mùa thấp điểm. Song, thị trường chưa ghi nhận nhiều biến động tích cực, không có tình trạng “cháy” tour.
Gần đây, hành khách không chỉ được hưởng lợi khi các hãng bay liên tục tung ra ve may bay gia re mà điều đáng ghi nhận là mùa cao điểm hè vừa qua, do được giảm tới 49% giá vé so với giá phổ thông, nhiều du khách cũng có cơ hội được đi tour giá rẻ.
Theo Nhóm kích cầu du lịch nội địa TP.HCM, tính đến tháng 7, có 5.311 khách đã mua tour trọn gói và sử dụng ve may bay theo chương trình kích cầu (tại TP.HCM). Con số này cao hơn cả 2 tháng 5, 6 cộng lại (4.588 khách) và gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái (963 khách). Số lượng khách du lịch đi bằng đường bộ vì thế giảm thê thảm.
Tuy nhiên, thị trường khó có thể duy trì mức tăng trưởng này khi bước vào mùa thấp điểm. Suy thoái kinh tế và "cơn bão giá" vừa qua khiến người dân ngày càng dè xẻn chi tiêu, nhất là trong việc đi lại và du lịch. Do vậy, cả hãng bay nội địa và lữ hành đều không kỳ vọng vào việc thị trường du lịch từ nay đến cuối năm sẽ khởi sắc.
{keywords}
Nhiều doanh nghiệp lữ hành phía nam đẩy mạnh bán tour mùa thu ở miền Bắc. Trong ảnh là điểm du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) - ảnh T.D
Điều này bộc lộ ngay tại đợt nghỉ lễ Quốc khánh mùng 2/9 tới. Ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc công ty du lịch Thế Hệ Trẻ (TP.HCM) đồng thời là Phó trưởng Nhóm kích cầu du lịch nội địa TP.HCM, nhận xét, tình hình chung là giá tour tiếp tục giảm nhưng thị trường hầu như không có biến động gì, không có tình trạng "cháy" tour.
Thừa nhận điều này, ông Trần Anh Giang, phụ trách chi nhánh Hà Nội của Công ty du lịch Việt, cho biết trừ đầu miền Nam có vẻ khả quan chứ tại đầu miền Bắc, việc bán tour rất chậm nếu không muốn nói là "ỉu xìu". Theo ông Giang, ngoài khó khăn kinh tế thì sự cố Travelife vừa qua vẫn làm cho khách sợ hãi, có tâm lý đề phòng và thăm dò, tìm hiểu thông tin kỹ hơn trước khi quyết định có đi du lịch không.
Một cán bộ truyền thông của công ty du lịch Bến Thành cũng cho hay do kỳ nghỉ 2/9 ngắn ngày, lại chuẩn bị vào năm học nên người dân không hưởng ứng đi du lịch đợt này nên lượng khách chỉ nhỉnh hơn ngày thường một chút.
Vì thế, bất chấp giá tour đã rẻ nay càng có cơ hội giảm sâu hơn bởi sự ganh đua gay gắt giữa các công ty cùng nhóm kích cầu - đơn vị nào cũng muốn bán tour giá tốt nhất, cạnh tranh nhất. Chưa bao giờ đi du lịch Phú Quốc từ TP.HCM bằng máy bay giá 3,9 triệu đồng, thừa sức cạnh tranh với tour đường bộ đi Campuchia; chưa kể tour đi Huế, Đà Nẵng cũng chỉ 4,8-4,9 triệu đồng... Nay các công ty lữ hành tiếp tục thông báo giảm hơn nữa. Điển hình như Vietravel tung ra các chùm tour khuyến mại giảm giá 30-45%; Du lịch Việt giảm 40% cho tour từ TP.HCM đi miền Trung và miền Tây; Thế Hệ Trẻ giảm 32-35% giá tour đi Tây Bắc, Đông Bắc và biển đảo vịnh Bắc Bộ... với kỳ vọng kéo được nhiều du khách tham gia.
Đối với hành khách "chộp" được ve may bay gia re có thể xem xét kết hợp mua giá landtour của phía lữ hành thì chi phí tour còn giảm nữa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các trường hợp tự đi đôi khi tổng chi phí còn đắt hơn mua tour do bị "chặt đẹp" tiền phòng khách sạn hay các chi phí phát sinh như tiền ăn uống, đi lại, đưa đón sân bay...
"Thực tế có nhiều bạn trẻ đi du lịch bằng vé máy bay giá rẻ từ Sài Gòn tới Đà Nẵng, miền Trung về ngồi tính tổng cộng hết 6,4 triệu đồng/người, trong khi các công ty lữ hành chào bán giá tour cao nhất cũng chỉ 5,8-6 triệu đồng", ông Giang lưu ý.
vef.vn

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Một mình lang thang ở Hong Kong

Lũ bạn 'lật mặt' vào giờ chót khi tớ đã dat ve may bay khứ hồi. Vừa buồn, vừa tiếc tiền, máu liều đã nổi lên trong tớ!
Quyết định vừa điên rồ, vừa phấn khích
Câu chuyện bắt đầu vào cách đây một năm, khi tớ cùng vài đứa bạn kết thúc chuyến đi Singapore - chuyến đi nước ngoài đầu tiên của cả bọn. Người ta bảo đi du lịch hoài sẽ quen chân, tớ nghĩ chẳng sai. Ngay khi đáp máy bay trở về, tớ lại muốn khám phá những vùng đất mới, để mở rộng tầm nhìn. Và thế là, tớ cùng 3 đứa bạn nữa đã lên kế hoạch đi Hong Kong.
Những mùa săn hàng giảm giá, những tòa nhà cao ốc cao ngất ngưởng, những món ăn hấp dẫn, cùng những bộ phim TVB là những thứ đã lôi kéo tớ đến với vùng đất này. Ngoài ra, đây là cơ hội để tớ có dịp “sổ” tiếng Hoa mà tớ đã dày công học tập trong 1 năm qua.
dulich01-1376295031_500x0.jpg
Chuyến đi Hong Kong vừa vui vừa ý nghĩa đã giúp tớ trưởng thành và tự lập hơn nhiều.
Sau khi kế hoạch được "thông qua", đến ngày đặt vé máy bay thì đùng một phát, lũ bạn tớ đã hủy hẹn. Trong khi tớ đã mua vé khứ hồi (chời ơi!). Không còn cách nào khác, tớ phải chuẩn bị tâm lý đi một mình. Đó là một ý tưởng vừa điên rồ mà cũng vừa phấn khích, tớ chưa bao giờ đi xa một mình như thế cả.
Lấy visa lúc 1h sáng
Vé không thể đổi trả, tớ cứ hi vọng 6 tháng sau sẽ có người đi cùng. Tớ bắt đầu lao đầu vào đi làm nhiều hơn để có thêm tiền thực hiện chuyến đi như đã dự định. Mọi chi phí sinh hoạt của tớ đều cắt giảm để tiết kiệm, không mấy dễ dàng gì, nhưng tớ thấy nó xứng đáng.
Chuyện đáng lo nhất (mà lẽ ra tớ phải lo trước khi mua ve may bay) là làm sao để xin được visa. Tớ tìm kiếm thông tin và phát hiện việc xin visa đi Hong Kong ở Việt Nam rất rất khó khăn. Thêm nữa, tớ lại đi một mình nên đã khó nay càng khó hơn. Người ta sợ mình ở lén lút ở lại, hic.
Một khoảng thời gian khá dài chạy đôn chạy đáo, tớ vừa buồn vừa nản. Ngỡ chuyến đi "tèo" luôn thì mãi đến 1h sáng trước khi khởi hành, tớ mới có visa để cầm ra sân bay. Trước đó, tớ còn buồn thúi ruột, nghĩ đến cảnh phải hủy chuyến bay lúc 10 giờ sáng hôm sau. Mừng muốn rớt nước mắt!
dulich02-1376295031_500x0.jpg
Tớ đã tìm ngay tượng sáp của Michael Jackson khi vừa đến Hong Kong.
Đi một mình, việc gì phải xoắn!
Đó là điều tớ đúc kết được sau khi đáp máy bay trở về Sài Gòn. Đi một mình, tớ học được nhiều hơn tớ tưởng. Chuyến đi không chỉ vui, mà tớ còn rèn luyện được cho mình khả năng giao tiếp với người lạ. Hơn cả là tớ biết, tớ có thể tự lo cho bản thân khi không có bố mẹ ở cạnh (vì tớ là con một).
Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay Hong Kong, tớ mắt tròn mắt dẹt vì sân bay quá lớn, có những 7 tầng, rộng hơn cả sân bay Changi Singapore tớ từng đến. Và ấn tượng đầu tiên của tớ là người dân ở đây xếp hàng lấy hành lý, đón taxi rất đàng hoàng, không chen lấn, luôn tạo khoảng không đằng sau để người phía sau không mất chỗ.
dulich05-1376295031_500x0.jpg
Bãi biển Stanley khá trong xanh, đây là bãi biển duy nhất của châu Á lọt vào top 10 những bãi biển tốt nhất dành cho hoạt động ngoài biển (beach activities) do web du lịch bầu chọn
Ngày đầu tiên "du hí"  Hong Kong, tớ đã lạc đường và nhiều lần suýt bưng mặt khóc không tìm được đường về do hệ thống giao thông ở đây chằng chịt và lạ lẫm, thậm chí nhiều khu chẳng để số nhà để tìm nữa.
Tớ chọn hostel làm địa điểm tập kết. Đây là hình thức khách sạn dành cho dân phượt nước ngoài, vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn. Điều bất tiện ở hostel là bạn phải chia phòng với nhiều người. Có nhiều bạn bè chung phòng nên khi sang đây, tớ đã được gợi ý đến một số nơi rất thú vị ở Hong Kong mà trên phim ảnh không hề có. 5 ngày sống ở mảnh đất lạ, dùng tiếng Hoa hoặc tiếng Anh là chủ yếu, nên mỗi khi ai nói chuyện bằng tiếng Việt với mình lại cảm thấy vui vô cùng. Có đi xa mới biết cảm giác "thèm" tiếng Việt.
Tàu điện ngầm và xe buýt là phương tiện đi lại chủ yếu của tớ, vì giá cả hợp lý và điều kiện cơ sở vật chất cũng rất hiện đại. Do đi một mình nên tớ cũng hạn chế đi thăm thú vào tối khuya, chỉ tầm 10h là tớ đã về khách sạn hoặc loanh quanh những quán ăn ở gần đó. Dù là du lịch, nhưng tớ luôn quan niệm phải cẩn thận và an toàn.
dulich03-1376295031_500x0.jpg
Đồ ăn ở Hong Kong rất ngon, rất hợp khẩu vị với người Việt đó.
Món ăn ở Hong Kong khá ngon và cũng hợp khẩu vị với người Việt, trong đó tớ thích nhất là món bánh cuốn nhân xá xíu. Xá xíu mềm, vị đậm đà, còn vỏ bánh thì mềm và bóng, cho vào miệng là tan ngay. Do món ăn Trung Hoa nhiều dầu mỡ nên lúc nào ăn gì, người ta cũng có thêm một ly trà để dễ tiêu hóa.
Đến Hong Kong, tất nhiên tớ không bỏ quan những địa điểm trứ danh đã xuất hiện trong những bộ phim TVB nổi đình nổi đám như Lan Quế Phường, Trung Hoàn, Chiếm Sá Chủy... Khu vực Lan Quế Phường ở Hong Kong không như nhiều người nói là “khu đèn đỏ”, nó cũng giống như khu phố Tây ở Việt Nam, có khá nhiều các món ăn chơi và giải trí.
Điều khiến tớ nhớ nhất là sự nhiệt tình của người địa phương. Mỗi khi thấy tớ lôi máy ảnh "tự sướng", các bác ấy lại hỏi tớ có cần chụp hình giúp không và còn bảo tớ tạo dáng hay đổi kiểu chụp nữa.
5 ngày ở Hong Kong, tớ đã "vắt lưng thêm nhiều hành trang thú vị và thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. Số tiền 17 triệu chắt chiu dành dụm suốt năm qua đã được tiêu hoàn toàn xứng đáng cho những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hong Kong như The Peak Tram, Làng chài Tai'o, Nan Lian Garden, chợ Stanley, Lan Quế Phường...
Nếu bạn có ý định về một chuyến đi mà vẫn không rủ rê được ai, thì cũng đừng quá lo lắng. Đi du lịch một mình để trải nghiệm theo cách của riêng bạn, tại sao lại không chứ?
Trịnh Xuân Mai, ĐH Ngoại thương
Ngọc Trần (ghi)
Ảnh: NVCC

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Ngay trong sáng 8/8, thời điểm mà hãng Vietnam Airlines bắt đầu bán ve may bay gia re nhưng nhiều người cũng không thể truy cập trang web của hãng này để mua vé.
 
Từ đây đến cuối năm 2013, hành khách có thêm nhiều cơ hội du lịch đây đó bởi nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước cùng đưa ra chính sách bán vé giá rẻ nhằm kích cầu thị trường hàng không cũng như du lịch.

Đua nhau giảm giá

Anh Hoàng Minh Thắng, quê ở Nghệ An cho hay vừa mua được ba vé máy bay từ Vinh (Nghệ An) đi TP.HCM với tổng số tiền gần 800 ngàn của hãng hàng không VietJetAir (VJA).
Anh Thắng kể tháng 11 tới, gia đình anh vào TP.HCM đám cưới người em trai kết hợp với đi du lịch Đà Lạt. Cho nên khi nghe thông tin cuối tháng 7.2013, VJA bán vé giá rẻ từ 99 ngàn đồng trở lên, anh Thắng quyết tâm mua bằng được.
“Tối hôm hãng bán vé trên mạng, vợ một máy vi tính, chồng một máy vi tính lên mạng săn vé giá rẻ. Chầu chực hơn một tiếng đồng hồ cuối cùng mình cũng mua được ba vé giá rẻ dành cho lượt đi bay vào Sài Gòn. Với mức giá này mình tiết kiệm hơn hai triệu đồng”, anh Thắng nói.
Hàng không thi nhau giảm giá vào mùa thấp điểm
Hàng không thi nhau giảm giá vào mùa thấp điểm – Ảnh: Đình Quân
Mới đây, Vietnam Airlines (VNA) cũng công bố bán ve may bay giá rẻ từ 333 ngàn đồng cho chặng bay ngắn và 666 ngàn cho các chặng bay dài, áp dụng cho chặng bay trong nước từ đây đến tháng 4/2014.

Còn ở chặng bay quốc tế, VNA cũng bán vé cực rẻ cho một chặng bay mà hãng này có chuyến bay thẳng. Trong đó đáng chú ý là chặng bay từ TP.HCM và Hà Nội đi Kuala Lumpur (Malaysia), Thành Đô (Trung Quốc) giá 189 ngàn đồng (9 USD); đến Bangkok (Thái Lan), Singapore giá 818 ngàn đồng (39 USD)…
Không công bố rầm rộ như VJA và VNA, hãng hàng không Jetstar Pacific (JP) bán vé giá rẻ trong thứ sáu hằng tuần với giá 199 – 800 ngàn đồng cho các đường bay nội địa, với các đường bay từ TP.HCM đi các thành phố du lịch như Singapore, Phuket (Thái Lan), Jakarta (Indonesia)…, giá vé máy bay cũng giảm đáng kể. Thậm chí hãng này còn áp dụng chính sách khách chỉ cần mua chiều đi, còn chiều về miễn phí.
Không để thua kém hàng không trong nước, các hãng hàng không nước ngoài có đường bay đến Việt Nam như Air Asia, Tigerair, Malaysia Airlines, Emirates… cũng tung ra những đợt bán vé giá rẻ nhằm tăng lượng khách và kích cầu thị trường du lịch.

Có dễ mua vé máy bay giá rẻ?
 
Do thời gian bán vé máy bay giá rẻ mà các hãng hàng không đưa ra rất ngắn nên để mua được vé giá rẻ trên mạng, khách phải chuẩn bị kỹ thông tin cá nhân (tên tuổi, chứng minh thư, số hộ chiếu…) để nhanh chóng cung cấp khi hãng yêu cầu.

Khách hàng không nên đặt vé vào những ngày cuối tuần vì giá sẽ cao hơn. Mua vé bay đêm thường rẻ hơn bay vào ban ngày.
Khách mua vé cần phải thanh toán trực tuyến qua thẻ. Các hãng hàng không trong nước có thể trả bằng thẻ ATM nội địa nhưng các hãng hàng không nước ngoài lại buộc thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế.
Bình tĩnh nhìn nhận thì thường vé máy bay giá rẻ được các hãng hàng không tung ra ở những thời điểm ít người đi lại. Ở Việt Nam, vé giá rẻ được bán cho những chuyến bay trong tháng 4, 5 và 9, 10 hằng năm.
 
“Thời gian này rất ít hành khách do đó các hãng phải bán vé giá rẻ để thu hút khách. Thà bán rẻ có nhiều người mua còn hơn giữ giá nhưng ít người mua”, anh Nguyễn Thanh Hùng, nhân viên một phòng vé trên đường Võ Văn Tần, Q.3 (TP.HCM) cho biết.
 
Đại diện một hãng hàng không cho hay vào dịp cao điểm, hệ số sử dụng ghế của các hãng đạt 80-90%; còn ở dịp thấp điểm, hệ số sử dụng ghế chỉ đạt 50-60%. Do đó, các hãng phải dành một lượng vé bán với giá rẻ để thu hút khách và tăng thêm doanh thu.

Hiện nay hầu hết các hãng đều thực hiện bán vé giá rẻ qua mạng và người mua phải thanh toán bằng thẻ. Do đó để mua được vé, đòi hỏi người mua cần phải rành những thao tác đặt chỗ trên mạng và phải quen với hình thức thanh toán trực tuyến bằng thẻ.
Từng có kinh nghiệm đặt vé giá rẻ, chị Cao Thùy, nhân viên văn phòng của Công ty Hoàng Thảo, cho hay thường vào thời gian hãng công bố bán vé giá rẻ, trang web của hãng luôn quá tải bởi có nhiều người truy cập. Do đó, khi săn lùng vé giá rẻ, người mua phải rất kiên trì.
“Cách đây không lâu VietJetAir có bán vé giá rẻ, suốt ba tiếng đồng hồ tôi cố gắng vào trang web của hãng để đặt vé nhưng không thể truy cập được”, chị Thùy nói.
Ngay trong sáng 8/8, thời điểm mà hãng Vietnam Airlines bắt đầu bán vé giá rẻ nhưng nhiều người cũng không thể truy cập trang web của hãng này để mua vé.
Ở góc độ du lịch, anh Nguyễn Tiến Thành, hướng dẫn viên Công ty du lịch Vietravel, cho hay việc các hãng hàng không bán vé giá rẻ góp phần kích thích thị trường du lịch, nhất là vào dịp thấp điểm.
“Hai năm gần đây, lượng khách ở Hà Nội vào miền Nam du lịch tăng đáng kể. Trước đây, du lịch chỉ dành cho người nhiều tiền nhưng giờ người ít tiền cũng có thể đi được”, anh Thành nói.
Anh Thành cho hay việc mua vé giá rẻ để đi du lịch không phải quá khó. Tuy nhiên, du khách cần tìm hiểu kỹ giá phòng, giá cả chi tiêu, tỷ giá lẫn văn hóa, lịch sử của điểm đến.
Anh Thành nói: “Có người tưởng mua vé giá rẻ nhưng do không tìm hiểu kỹ nên cuối cùng tính ra chi phí tự đi lại mắc hơn đặt tour công ty. Thậm chí có những trường hợp không tìm hiểu văn hóa của nơi đến dẫn đến những sự cố không đáng có
 
Thanh Niên

Du lịch: Giảm, nhưng không trở thành giá rẻ

Tuyên bố giảm giá tour khiến nhiều người e ngại ngành du lịch Việt Nam sẽ biến thành ngành dịch vụ giá rẻ.
Andrew (hiện quản lý một resort tại Phukhet, Thái Lan) nhớ lại cách đây 12 năm khi ông còn là giám đốc một khách sạn lớn tại Hà Nội, trong cơn khủng hoảng tài chính châu Á, ban giám đốc và nhân viên đã phải nỗ lực hết mình để tăng doanh thu. Khi được hỏi nếu bây giờ vẫn ở Hà Nội, ông sẽ làm gì, ông trả lời: “Dịch vụ là ngành kinh doanh mang tính bền vững, không phải là sản phẩm tiêu dùng nhanh, nên càng không dễ đưa ra những quyết sách vội vàng”.
Tuyên bố hạ giá tour của Việt Nam không mấy gây sốc cho du khách, nhưng đủ gây sốc cho các nhà cung cấp dịch vụ. Giá rẻ sẽ hấp dẫn du khách hơn, tạo thêm cơ hội cho những nguồn khách chưa đến Việt Nam. Qua đó Việt Nam có nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước. Tuy nhiên, giảm giá như thế nào còn là vấn đề cần được xem xét kỹ.
Giảm giá theo tiêu chí nào?
Đó là câu hỏi của chị Nguyễn Nguyệt, giám đốc điều hành một hãng du lịch tại Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Theo chị, nói giảm giá thì Việt Nam chưa thể giảm được như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, những thị trường có phần hấp dẫn hơn đối với khách phương Tây. “Giảm giá là bài toán chưa có đáp số vì chưa có sự đồng nhất của các nhà cung cấp dịch vụ”, chị nhận xét.
Tại các thị trường phát triển khác trong khu vực, thời gian khách lưu trú lâu hơn so với ở Việt Nam do có nhiều điểm tham quan và dịch vụ đồng nhất tại các điểm đến. Vì vậy, việc giảm giá của tour 20 ngày trở lên tại các thị trường đó sẽ hấp dẫn hơn so với tour 7-10 ngày tại Việt Nam. Tour càng ngắn, chi phí càng cao do giá ve may bay chiếm một phần lớn trong giá thành.
Để hạ được giá tour tính theo ngày khách lưu trú tại điểm đến, các nhà cung cấp dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành phải vật lộn tính toán. Nhưng so với giá tour trọn gói bao gồm cả vé máy bay số điểm phần trăm giảm được không phải là con số thuyết phục.
Ngay sau tuyên bố giảm giá dịch vụ từ 30-50%, nhiều khách sạn đã cam kết tham gia. Nhưng nhiều nhà cung cấp dịch vụ vẫn lưỡng lự về chương trình “Ấn tượng Việt Nam” với e ngại thu không bù chi. Mối lo ngại lớn hơn là sợ giảm chất lượng khiến dịch vụ trở thành giá rẻ. Việc không đồng lòng tham gia sẽ phần nào làm cho bức tranh du lịch Việt Nam khó hơn trong việc tạo ra ấn tượng cho du khách quốc tế.
Giảm giá nhưng không trở thành giá rẻ
Trở lại với câu chuyện cùng Andrew, ông cho biết, trong thời điểm khó khăn của 12 năm trước, đích thân ông phải thức đêm đi chợ đầu mối bán hoa tại Hà Nội để so sánh giá với nhà cung cấp hiện thời của khách sạn do ông quản lý. Một giải pháp được đưa ra là lấy hoa trực tiếp từ chợ đầu mối Quảng An thay vì tiếp tục sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp cũ. Mức chênh lệnh giá từ giải pháp này ít nhất vẫn đảm bảo hoa tươi cho mỗi phòng và bàn ăn. Nhân viên làm việc vất vả hơn, nhưng vẫn có việc làm và không phải nghỉ việc vì vắng khách. “Khi đó, mỗi bộ phận phải đưa ra những giải pháp nhằm cắt giảm chi phí nhưng vẫn duy trì chất lượng phục vụ. Một bài toán khó, nhưng chúng tôi có đáp số chung”, ông nói.
Chị Nguyệt thì lại trăn trở với mong muốn các nhà hàng sẽ giảm giá thực đơn cho khách. “Thực đơn hiện tại mỗi bữa chính mà công ty mình đặt là 10 USD, nếu giảm được 3 USD cho mỗi ngày là giải được bài toán thiết kế tour hợp lý”, chị nói và khẳng định họ, chủ các nhà hàng hoàn toàn có thể làm được việc này.
Nếu đàm phán thành công, đối với tour 5 ngày, chị Nguyệt sẽ vẫn duy trì được chất lượng khách sạn mà công ty thường đặt cho khách. Với các tour dài ngày hơn, đoàn đông khách hơn, có thể thêm được 1 chặng bay ngắn nội địa cho khách.
Đừng bỏ quên khách Việt
Trong tình trạng suy giảm kinh tế, nguồn khách truyền thống của các hãng lữ hành không còn duy trì được như trước. Bản thân các hãng lữ hành lớn trên thế giới cũng bị sụt giảm số lượng khách hàng họ đưa vào cho thị trường Việt Nam. Mùa hè 2009 được dự báo sẽ rất “nguội” cho du lịch do giảm cầu và nguồn khách đặt trước của các hãng nước ngoài cũng cạn dần theo cơn suy giảm của kinh tế toàn cầu.
Nhưng đó mới chỉ là tính toán của các công ty du lịch lớn có nguồn khách cố định từ các hãng lữ hành lớn ở nước ngoài. Việc cắt giảm tài chính toàn cầu sẽ tạo cơ hội cho những người có thời gian dư thừa trong giai đoạn này được du lịch, dù ngân sách mỗi chuyến đi rất eo hẹp.Nên chăng, cần có những tour thích hợp hơn đối với đối tượng khách nhỏ lẻ này?
Năm 2009, du lịch Việt Nam vẫn đặt mục tiêu đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế như lời Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Trần Chiến Thắng, nói trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Năm 2008, ngành đặt mục tiêu thu hút 4,5-5 triệu lượt khách quốc tế, nhưng con số đạt được là khoảng 4,3 triệu lượt.
Theo ông, du lịch Việt Nam nên tăng cường quảng bá trong khu vực Ðông Nam Á để có thể thu hút lượng khách tương đối lớn, bù đắp sự sụt giảm từ những thị trường xa hơn. Ngay cả tại thị trường nội địa, cũng cần có những tour “ấn tượng” với chính người Việt để không bỏ sót bất cứ đối tượng khách nào.
Đến giờ này chị Nguyệt vẫn tiếc cơ hội làm ăn trong dịp Tết Kỷ Sửu vừa qua, khi mà công ty của chị chỉ đặt một số lượng tương đối vé máy bay cho khách đi du xuân tại các nước Đông Nam Á. Trong khi trên thực tế, số khách đến đăng ký tour Tết tại công ty chị không giảm nhiều so với Tết trước.
“Người Việt mình có thể bỏ ra hàng triệu đồng để mua đào, quất chơi xuân thì giá tour trọn gói vài triệu đi Thái Lan, Malaysia hay Hồng Kông, Singapore xem ra không phải là vấn đề lớn”, chị nói và nhấn mạnh, “kích cầu du lịch nếu không triệt để sẽ bị các nước khác “kích” hết dân mình sang”
nhipcaudautu.vn

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Vé máy bay một chiều cho người vô gia cư

Chính quyền bang Hawaii - Mỹ dự định chi tiền mua vé máy bay và tàu biển để đưa hơn 17.000 người vô gia cư về quê nhà

Chương trình nói trên mang tên “Trở về quê”, dự kiến bắt đầu trong năm tài khóa này và kéo dài 3 năm. Với ngân sách ban đầu khoảng 100.000 USD, chương trình hy vọng cắt giảm các khoản chu cấp thực phẩm, chỗ ở và một số phúc lợi cho hàng chục ngàn người vô gia cư sống trên các hòn đảo của Hawaii.
Bất cứ đâu trừ Hawaii
 
Người vô gia cư dựng lều dọc theo một số tuyến đường ở Honolulu, thủ phủ bang Hawaii  Ảnh: CIVILBEAT.COM
“Chương trình này rất tốn kém, thủ tục hành chính lại rườm rà. Những người vô gia cư sẽ được đưa đến sân bay, giúp làm thủ tục, bảo đảm điều kiện vệ sinh trước khi được chuyển về quê bằng ngân sách chính phủ. Những người tham gia sẽ phải ký vào một bản hợp đồng cam kết tự nguyện tham gia chương trình” - người phát ngôn của bộ phận dịch vụ dân sinh Hawaii Kayla Rosefeld cho biết.
Chương trình “Trở về quê” được áp dụng cho đối tượng vô gia cư ở Hawaii trên cơ sở tự nguyện và họ chỉ có thể tham gia một lần. Những người ủng hộ cho đây là cơ hội tốt để người vô gia cư trở về trong điều kiện được hỗ trợ tốt. Nghị sĩ Rida Cabanilla xác nhận: “Rất nhiều người trong số họ cảm thấy bị mắc kẹt ở đảo, muốn trở lại đất liền song điều kiện không cho phép”. Dân biểu John Mizuno nói với kênh Hawaii News Now rằng chỉ cần gửi một số ít người vô gia cư về nhà trong thời gian ngắn cũng đủ giúp chính quyền tiết kiệm tiền ăn, chỗ ở và dịch vụ y tế. Tuy nhiên, một số ý kiến - có cả những người chịu trách nhiệm thực hiện - e rằng không đủ kinh phí cho chương trình.
Bổn cũ soạn lại
Ngoài ra, người phát ngôn của bộ phận dịch vụ dân sinh Hawaii tiết lộ đã xuất hiện những lo ngại chương trình có thể trở thành lời mời gọi “cứ mua ve may bay 1 chiều đến Hawaii, bạn sẽ được đưa về nhà miễn phí”. Thế nhưng, các nhà chức trách địa phương khẳng định sẽ có những biện pháp chọn lọc đối với từng trường hợp cụ thể. Ông Michael Stoops thuộc Hiệp hội Chăm lo người vô gia cư nói với hãng tin UPI (Mỹ) rằng người vô gia cư được cảnh sát yêu cầu chọn lựa: vào tù hoặc về quê.
“Trước đây, chương trình này từng được thực hiện bằng những chuyến xe buýt đường dài. Giờ đây, chính quyền bang Hawaii tiến xa hơn bằng cách sử dụng máy bay” - ông Stoops nói.
Các thành phố New York, Baton Rouge và San Francisco cũng đã thực hiện chương trình tương tự. Theo báo The New York Times, năm 2007, New York đưa hơn 550 người vô gia cư về với gia đình tại Paris - Pháp, thành phố San Juan thuộc Puerto Rico (vùng lãnh thổ của Mỹ)... Dẫu vậy, chương trình này vấp phải sự phản đối kịch liệt. “Những gì chúng ta đang làm là chuyển nạn vô gia cư từ thành phố này đến thành phố khác” - ông Arnold  S. Cohen, giám đốc điều hành tổ chức Partnership for the Homeless, nói.
Hồi tháng 6 qua, hội đồng thành phố Baton Rouge thuộc bang Louisiana phê duyệt kế hoạch tài trợ những chuyến xe buýt miễn phí cho người vô gia cư muốn về quê. Đề xuất này do sở cảnh sát thành phố đưa ra nhưng nhiều người địa phương lo ngại lực lượng này không có đủ thời gian theo sát tiến độ chương trình.
GIA HÒA
nld.com.vn

VietJetAir tăng chuyến và mở thêm nhiều đường bay mới

Ngày 7-8, VietJetAir bắt đầu mở bán vé máy bay các đường bay mới, bước đầu 7 chuyến/ tuần, kết nối giữa Hà Nội và Huế; Hà Nội và Buôn Mê Thuột. Thời gian bay bắt đầu từ 15/10/2013. Đồng thời hãng cũng tăng chuyến các đường bay Tp HCM – Hải Phòng; Tp HCM – Vinh; Tp HCM – Phú Quốc lên 3 chuyến khứ hồi mỗi ngày. Hàng tuần, VietJetAir sẽ có khoảng 500 chuyến bay.
máy bay mới của vietjet air
Cụ thể, máy bay từ Hà Nội đi Huế sẽ cất cánh vào lúc 16h40 và chuyến ngược lại từ Huế lúc 18h25; Hà Nội đi Buôn Mê Thuột lúc 11h40 và chuyến ngược lại từ Buôn Mê Thuột sẽ cất cánh lúc 16h55.
Các chuyến bay từ Tp HCM đi Hải Phòng sẽ cất cánh lúc 6h35, 9h40 và 17h40; đi Vinh lúc: 5h50, 10h30 và 17h50; đi Phú Quốc lúc 7h30, 11h35 và 14h40. Các chuyến ngược lại đi Tp HCm, sẽ cất cánh từ Hải Phòng lúc 9h05, 12h10 và 20h10; từ Vinh lúc 8h10, 12h50 và 20h10; từ Phú Quốc lúc 9h, 13h05 và 16h10.
Giờ máy bay cất cánh từ Tp HCM và dự kiến tới sân bay Cát Bi, Hải Phòng vào lúc 6h35 – 8h30; 9h40 – 11h35; 17h40 – 19h35. Các chuyến bay ngược lại từ Hải Phòng đến Tp HCM sẽ cất cánh và dự kiến đến Tp HCM vào lúc 9h05 – 11h; 12h10 – 14h05; 20h10 – 22h05.
Các chuyến bay từ Tp HCM đi Vinh sẽ cất cánh và dự kiến hạ cánh tại sân bay Vinh vào lúc: 5h50 – 7h35; 10h30 – 12h15; 17h50 – 19h35. Các chuyến bay ngược lại từ Vinh đi Tp HCM sẽ cất cánh từ sân bay Vinh và dự kiến hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 8h10 – 9h55; 12h50 – 14h35; 20h10 – 21h55.
Các chuyến bay từ Tp HCM đi Phú Quốc giờ cất cánh và dự kiến hạ cánh vào lúc: 7h30 – 8h25; 11h35 – 12h30; 14h40 – 15h35. Các chuyến bay ngược lại từ Phú Quốc đi Tp HCM sẽ cất cánh và dự kiến hạ cánh vào lúc: 9h – 9h55; 13h05 – 14h; 16h10 – 17h05.
Nhân dịp này VietJetAir cũng triển khai chương trình khuyến mại đặc biệt hấp dẫn với giá vé chỉ từ 210.000 đồng áp dụng cho tất cả các đường bay, với nhiều mức giá hấp dẫn khác nhau: Bangkok – Tp HCM; Bangkok – Hà Nội; giữa Tp HCM với Đà Nẵng, Huế, Cam Ranh, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột; giữa Hà Nội – Đà Nẵng, Hà Nội – Huế; giữa Tp HCM với Hà Nội, Hải Phòng, Vinh và giữa Hà Nội với Đà Lạt, Cam Ranh và Buôn Mê Thuột… Thời gian mở bán ve may bay gia re bắt đầu từ 09h00 ngày 6/8/2013 đến 23h59 ngày 20/8/2013 cho thời gian bay từ 12/8/2013 đến 31/10/2013.
Hành khách có thể đặt mua vé dễ dàng trên website www.vietjetair.com, mobile, tổng đài bán vé 19001886, các đại lý và phòng ve may bay trên toàn quốc.
Tất cả các đường bay mới mở và tăng chuyến sẽ được VietJetAir phục vụ bằng máy bay Airbus A320 mới, hiện đại. Hành khách trên đi trên những chuyến bay này sẽ có cơ hội gặp các sự kiện và những món quà bất ngờ đầy thú vị.
máy bay mới
Ông Desmond Lin – Giám đốc Phát triển Kinh doanh của VietJetAir cho biết: “Theo kế hoạch phát triển mạng đường bay, VietJetAir chính thức mở mới và tăng chuyến một số đường bay từ 2 thành phố trung tâm lớn nhất của đất nước là thủ đô Hà Nội và Tp HCM đi đến cố đô Huế và các thành phố, địa phương trọng điểm khác như Hải Phòng, Vinh, Buôn Mê Thuột, Phú Quốc. Với việc mở đường bay mới và tăng chuyến này, VietJetAir hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển của du lịch và giao thương trong cả nước. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở thêm các đường bay mới tới các điểm đến quan trọng trong nước và quốc tế nhằm tăng thêm lựa chọn và tiết kiệm chi phí cho khách hàng bay cùng hãng.
Được cấp phép khai thác bay trên các chặng nội địa và quốc tế, hãng hàng không thế hệ mới VietJetAir hiện có 11 điểm đến và hầu hết các địa phương trọng điểm của cả nước. Với đội tàu bay mới, chất lượng dịch vụ bay an toàn, đội ngũ tiếp viên trẻ trung và thân thiện, hãng đã được bình chọn là “Hãng hàng không có dịch vụ vận chuyển thân thiện và chế độ khuyến mại tốt nhất Việt Nam”.
Đây là giải thưởng uy tín được bình chọn qua chương trình của Thời báo Kinh tế Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, phối hợp cùng Công ty Giải pháp quản lý thị trường Mancom.
Đặc biệt theo kết quả công bố tại Luân Đôn (Anh Quốc) trong khuôn khổ giải thưởng uy tín dành cho các hãng hàng không giá rẻ toàn cầu “Budgie$ & Travel Awards 2012″ vừa qua, đường bay VietJetAir được công nhận nằm trong “Top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất thế giới” năm 2012, cùng với các hãng hàng không hàng đầu quốc tế như SpiceJet (Ấn Độ), EasyJet (Anh Quốc), Southwest (Mỹ) và AirAsia X (Malaysia).
vietjet air

Ồ ạt tung vé máy bay giá rẻ

Các hãng hàng không nội địa liên tiếp tung ve may bay gia re với các chặng trong nước và quốc tế.
Theo đó, Vietnam Airlines công bố chương trình “Đón Mùa Thu 2013” với nhiều mức giá ưu đãi trên nhiều đường bay nội địa và quốc tế do Vietnam Airlines khai thác. Chương trình được áp dụng cho khách lẻ tại Việt Nam, mua vé máy bay từ 8 – 22/8/2013, hành trình khởi hành trong giai đoạn 19/8/2013 – 31/03/2014.
Các hãng ồ ạt tung vé máy bay giá rẻ hành trình nội địa và quốc tế
Các hãng ồ ạt tung ve may bay giá rẻ hành trình nội địa và quốc tế
Cụ thể, giá vé một chiều cho các hành trình  Hà Nội – Điện Biên/ Đồng Hới/ Vinh/Đà Nẵng/ Chu Lai/ Huế; Tp. HCM – Rạch Giá/ Buôn Ma Thuột/ Đà Lạt/ Nha Trang/ Pleiku/ Phú Quốc/ Đà Nẵng/ Quy Nhơn/ Huế; Đà Nẵng – Pleiku/Buôn Ma Thuột/Vinh/Đà lạt/ Nha Trang/ Hải Phòng; Phú Quốc – Rạch Giá/Cần Thơ; Vinh – Buôn Ma Thuột là 333.000 đồng.
Giá vé 666.000 đồng được bán cho các chặng Hà Nội – Quy Nhơn/ Pkeiku/Tp. HCM/Nha Trang/ Buôn Ma Thuột/ Đà Lạt/ Tuy Hòa/Cần Thơ/ Phú Quốc; Tp. HCM – Đồng Hới/ Hải Phòng/ Vinh/Thanh Hóa.
Không dừng ở chặng nội địa Vietnam Airlines cũng bán vé khứ hồi cho các hành trình quốc tế thấp nhất từ 199.000 VNĐ (tương đương 9 USD) tùy theo đường bay.
Cuộc đua vé giá rẻ không thể thiếu tân binh lắm chiêu trò Vietjet Air. Hãng này cũng vừa chính thức công bố bán vé chỉ từ 210.000 đồng, áp dụng cho tất cả các đường bay, kể cả các đường bay quốc tế.
Cụ thể, các hành trình bay Bangkok – Tp HCM; Bangkok – Hà Nội; giữa Tp HCM với Đà Nẵng, Huế, Cam Ranh, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột; giữa Hà Nội – Đà Nẵng, Hà Nội – Huế; giữa Tp HCM với Hà Nội, Hải Phòng, Vinh và giữa Hà Nội với Đà Lạt, Cam Ranh và Buôn Mê Thuột… Thời gian mở bán vé khuyến mại bắt đầu từ 09h00 ngày 6/8/2013 đến 23h59 ngày 20/8/2013 cho thời gian bay từ 12/8 – 31/10/2013.
Jetstar Pacific, ngoài chương trình bán vé 199.000 đồng/lượt bay hàng tuần cũng thông báo sẽ bán vé 660.000 đồng/chặng Hà Nội – Sài Gòn ngay trong tháng 8,9,10 năm nay.
Việc các hãng hàng không ồ ạt tung vé trong mùa thấp điểm khiến cho người tiêu dùng có cơ hội đi máy bay chi phí rẻ và chính lãnh đạo một hãng hàng không nội địa cũng thừa nhận vé giá rẻ cũng là một phần giải pháp cải thiện doanh thu đáng kể cho hãng này.
Không lâu trước đó, từ 11 giờ ngày 22/7 đến 18 giờ ngày 25/7, Jetstar Pacific bán trực tuyến vé tiết kiệm, giá từ 279.000 đồng/chặng, trên tất cả các đường bay nội địa, khởi hành từ 10/9 -28/11/2013.
Vietnam Airlines trong chương trình khuyến mãi “5 ngày vàng tháng 7”, cũng bán vé giá chỉ từ 9 USD/vé khứ hồi, chưa cộng thuế và lệ phí cho các chuyến bay quốc tế từ Hà Nội và TP.HCM đi nhiều nước như Singapore, Malaysia, Nhật, Trung Quốc,…
Trong khi đó, VietJetAir mở bán 10.000  vé máy bay đi nước ngoài giá và nội địa từ 99.000 đồng trong 2 tối 18/7/2013 và 25/7/2013.
Hà Linh
VTC

Vụ 700 du khách bị bỏ rơi tại Thái Lan: Mặt trái của du lịch “giá rẻ”

Vụ "vỡ tour" đình đám, khởi đầu là chuyện 700 du khách bị bỏ rơi tại Thái Lan, và hồi kết là lời hứa bồi thường có nguy cơ tan thành mây khói khi bà chủ Công ty du lịch TravelLife tắt máy điện thoại, nhân viên biến mất và trụ sở đóng cửa im ỉm… là hệ lụy tất yếu của một ngành công nghiệp du lịch "giá rẻ". Mổ xẻ loại hình du lịch "giá rẻ", chính xác hơn là du lịch "giá tiền rẻ" qua những công ty kiểu như TravelLife để thấy rằng, cuối cùng, người chịu thiệt, không ai khác chính là những khách hàng "chỉ chấp nhận thả săn sắt mà muốn bắt cá rô"…
1. Theo nhận định của một chuyên gia về thị trường du lịch nước ngoài (xin giấu tên vì ông nhận định vụ việc sẽ dính đến yếu tố pháp luật khi số người bị hại của TravelLife quá lớn), chưa xét đến yếu tố lừa đảo, việc "ôm sô" với số lượng khách lên tới 700 người, chứng tỏ kinh nghiệm và năng lực về điều hành du lịch cho thị trường outbond của TravelLife tròn trĩnh ở… con số không.
Bình thường, một sản phẩm du lịch nước ngoài được cấu thành bởi 2 yếu tố chính: vé máy bay và du lịch ở phía nước ngoài (land tour). 2 yếu tố này chiếm tới 90% tổng chi phí của một tour du lịch.
Về chi phí vé máy bay, thông thường các hãng hàng không chỉ cắt ra khoảng 1/3 để bán cho các tour du lịch là khách đoàn, với giá rất rẻ, thường chỉ bằng 1/2 so với khách đi lẻ, với mục đích khuyến khích khách đi đầy chuyến. Nếu toàn bộ chuyến bay đều bán hết cho khách du lịch theo đoàn thì không đủ chi phí cho hãng hàng không. Chính vì vậy, với những đoàn khách nhỏ, từ 20-30 khách, công ty du lịch rất dễ lấy được vé rẻ trên các chuyến bay. Nhưng đối với các đoàn khách từ 40-50 khách trở lên, giá vé sẽ tăng rất cao.
Xét riêng yếu tố vé máy bay, chuyên gia này nhận định có vẻ TravelLife đã sai lầm ngay ở khâu tính toán giá thành tour cho đoàn khách lên tới 700 người với đơn giá giống của đoàn khách chỉ có 20-30 người. Họ không tính đến yếu tố đi máy bay mà đoàn khách càng lớn thì chi phí càng cao.
Và kết quả của việc tính toán sai này đã dẫn đến 700 hành khách sang Thái Lan đã không thể trở về nước bởi công ty bán vé không chịu xuất vé vì bị nợ tiền. Bà Nguyễn Thị Kim Khánh, Giám đốc TravelLife khi đó đã giải thích chữa cháy rằng do giờ chót bị hủy vé, công ty này đã phải đặt mua vé máy bay từ một công ty khác với giá rất cao. Nhưng lời giải thích của Công ty Én Việt và đại lý cung cấp ve may bay là Mỹ Úc Á tại thời điểm xảy ra vụ việc lại cho thấy TravelLife không thanh toán đủ tiền vé máy bay.
Vấn đề thứ 2 của TravelLife vấp phải là chi phí land tour trên đất Thái Lan. 20-40 khách trên đất Thái Lan thì giá land tour cũng bình thường. Nhưng khi càng nhiều khách thì chi phí lại tăng lên chứ không phải giảm đi.
Nguyên nhân là land tour được tách thành chi phí chung và chi phí riêng. Chi phí riêng bao gồm ăn uống của một người, vé tham quan của một người, phí ngủ cho từng người. Chi phí chung bao gồm xe ôtô và hướng dẫn viên chung cho cả đoàn.
Kinh nghiệm cho thấy chi phí chung cho cả một đoàn khách lớn sẽ đội lên rất nhiều so mới một đoàn khách dưới 40 người. Ví dụ như chỉ 200 khách thôi, công ty du lịch sẽ phải thuê hẳn 5 chiếc xe 45 chỗ. Để xử lý cho một đoàn khách như vậy, công ty du lịch sẽ phải thuê thêm người tiền trạm, người sắp xếp chỗ ăn ngủ trước. Nhiều khi với đoàn khách lớn còn đòi hỏi phải có xe dẫn đường hay xe cứu thương riêng đi theo đoàn… bởi có thể rất nhiều rủi ro phát sinh. Điều này dẫn đến giá land tour cũng sẽ tăng lên ghê gớm với những đoàn lớn. Và hệ quả là cho đến thời điểm hiện tại, TravelLife vẫn đang nợ đối tác phía Thái Lan số tiền lên tới 50.000 USD.
Trang web quảng cáo.
2. Theo nhận định chung của giới làm du lịch, phần lớn các công ty ra đời cũng đều có một mong muốn là làm ăn đàng hoàng. Nhưng trong lúc thực hiện, sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, một là từ phía đạo đức kinh doanh của người chủ, hai là câu chuyện anh có kinh nghiệm để làm tốt những điều mình muốn hay không.
Vì du lịch là một sản phẩm vô hình, bán được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín của chính công ty đó, nên những công ty muốn có mục đích lừa đảo, bắt buộc họ phải là những doanh nghiệp đã ít nhiều tạo dựng được uy tín cho bản thân. Hoặc nếu chưa có uy tín, họ phải lấy một cái tên dễ nhập nhằng với một doanh nghiệp lớn nào đó. Đối với một doanh nghiệp mới ra đời từ tháng 9/2011 như TravelLife, dù có cái tên hao hao một doanh nghiệp cũng mới ra đời cùng năm khác là LifeTravel, thì khả năng có đủ uy tín để đi lừa đảo là rất khó.
Nếu lãnh đạo Công ty TravelLife muốn lừa đảo, có lẽ phải cân nhắc đến yếu tố họ đã "nằm vùng" được với các trưởng nhóm của Công ty bán hàng đa cấp Herbalife và nhắm tới sự lỏng lẻo về luật pháp trong việc ký kết hợp đồng du lịch.
Thông thường, với đoàn khách lớn, có pháp nhân đứng ra phụ trách việc lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ, các công ty du lịch sẽ phải "bỏ thầu" để chiến thắng. Trong hồ sơ thầu, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ là một điều kiện bắt buộc trong hồ sơ chứng minh năng lực của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. TravelLife đã vượt qua được cửa ải quan trọng nhất là chứng minh Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi trực tiếp làm việc với các trưởng nhóm của mô hình đa cấp Herbalife.
Đã dành thời gian dài theo dõi mô hình công ty đa cấp đang có tốc độ phát triển chóng mặt tại Việt Nam này, PV Chuyên đề ANTG nhận thấy "uy lực" thuyết phục của các trưởng nhóm đối với thành viên rất cao. Trong khi đó, nguồn tin từ phía hướng dẫn viên của đoàn cho biết Giám đốc TravelLife (cũng là thành viên của Herbalife) đã đưa ra tỉ lệ hoa hồng ăn chia cao nên đã thuyết phục được các trưởng nhóm. Chính vì vậy, không khó để các thành viên khác của Herbalife răm rắp đóng lệ phí cho TravelLife.
Đại hội bán hàng đa cấp.
3. Vụ việc đáng tiếc mang tên TravelLife xảy ra, một phần lỗi cũng đến từ phía những du khách lựa chọn dịch vụ của TravelLife. Lòng tin tuyệt đối vào những vị trưởng nhóm, tâm lý muốn đi chung với "gia đình Herbalife", và việc không đắn đo lựa chọn tour du lịch với giá rẻ hơn so với mặt bằng chung… đã khiến chuyến đi của họ biến thành thảm họa.
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm đối với khách du lịch hướng tới loại hình "giá tiền rẻ" là nên chọn những công ty có tên tuổi. Đặc trưng của sản phẩm du lịch là những sản phẩm vô hình, khách hàng giao cho công ty du lịch mấy triệu bạc chỉ để nhận được những tờ giấy trên đó có ghi hành trình dự tính. Nếu một công ty tồn tại đã 10 năm, 20 năm mà vẫn phát triển, chứng tỏ công ty ấy làm đúng những gì họ cam kết, khách hàng nên tin tưởng.
Khách hàng cũng nên thận trọng với những tour du lịch đột ngột hạ giá quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Ví dụ như đơn cử riêng thị trường ở Thái Lan, có những công ty chỉ ghi chung chung rằng "nghỉ tại khách sạn 3 sao", nhưng khách sạn 3 sao ở khu Bangkok cũ giá khác, khách sạn 3 sao ở khu Bangkok mới, xa các điểm du lịch và mua sắm trong trung tâm… lại có giá hoàn toàn khác.
Thông thường, những công ty lớn bao giờ cũng cố gắng tối đa để đảm bảo uy tín về chất lượng thông qua việc thực hiện đúng các cam kết đối với khách hàng. Các công ty này không ngại ngần cung cấp tất cả những thông tin mà khách hàng thắc mắc, thậm chí là thực đơn của từng bữa ăn, số lượng món ăn có trên bàn ăn… Khách hàng nên lấy thông tin cụ thể rồi kiểm tra lại qua mạng Internet hoặc tham vấn người có kinh nghiệm để tránh bị thiệt thòi.
Thứ hai, khi đặt tour, khách hàng nên hỏi rõ về tên khách sạn nơi mình sẽ ở và những dịch vụ mình sẽ được hưởng. Đơn cử như xe ôtô, khách du lịch nên cần làm rõ mình được đi xe Aero Space đời 1998 hay Universal 2012, bởi sự tiện nghi cho chuyến đi là hoàn toàn khác biệt. Chỉ cần nhập nhằng giữa những điều này, công ty du lịch đã bỏ túi một khoản tiền không nhỏ.
Những khách hàng kỹ tính hơn sẽ quan tâm đến việc kiểm tra Giấy phép lữ hành quốc tế để tránh tình trạng bị "bán cái" sang một công ty khác. Giấy phép lữ hành quốc tế chính chủ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng muốn có hóa đơn chứng từ rõ ràng để về thanh toán hoặc quyết toán.
Khách du lịch cũng cần lưu ý rằng tour du lịch "giá tiền rẻ" chủ yếu tập trung ở thị trường Thái Lan, nơi công nghệ dịch vụ, thương mại và du lịch đã được nâng lên một tầm chuyên nghiệp. Các phần chi phí của khách đã được các điểm mua sắm "gánh" hộ một phần cho các công ty du lịch, bù đắp vào những chi phí du lịch. Điều đó đã tạo nên một "kỳ tích" về giá tour rẻ, để nhiều người có thể tham gia hơn.
Điều đó dẫn đến hệ lụy là các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức tour ở Thái Lan bắt buộc phải đưa khách vào những điểm mua sắm, cho dù khách không muốn. Hiển nhiên là thời gian dành cho việc tham quan, đi lại của khách bị hạn chế. Chưa kể đến việc hàng hóa trong những điểm mua sắm luôn cao hơn bên ngoài thị trường. Cá biệt, có những trường hợp hàng nhái hàng giả được bán cho khách du lịch để bù đắp đủ lợi nhuận cho các công ty du lịch.
Nếu có điều kiện, khách hàng nên chọn lựa những tour du lịch có cùng lịch trình nhưng có mức giá cao hơn trung bình gấp rưỡi đến gấp đôi. Với lựa chọn này, khách du lịch sẽ thực sự được hưởng thụ những dịch vụ hoàn hảo, từ khách sạn nằm ở khu trung tâm, cho tới những món ăn đặc sản địa phương đảm bảo an toàn thực phẩm nhất. Họ cũng sẽ không bị "nhốt" trong những khu mua sắm rẻ tiền bắt buộc phải vào, mà được tự do lang thang lựa chọn hàng hóa trong những khu thương mại sầm uất nhất. Du lịch luôn là nguồn gây cảm hứng lớn nhất, vì vậy, nếu không phải là những backpacker, bạn hãy chọn những tour du lịch giá cao hơn một chút, để những kỳ nghỉ trở nên thực sự đáng nhớ
Việt Đông
cand.com.vn

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Một ngày không tiền ở Mỹ

Nói chính xác hơn, trong túi tôi lúc đó còn khoảng 100 USD, thẻ tín dụng bị khóa, khách sạn chưa đăng ký được. Trong khi ngồi trên máy bay tới Hawaii, thiên đường du lịch, tôi tự an ủi “cùng lắm thì mình ngủ bụi một đêm, chắc cũng không đến nỗi nào”.
Hôm đó là ngày 24-6, tôi đang ở Orlando (Florida). Theo lịch trình, sáng mai tôi sẽ bay sang Hawaii - nơi tôi đã đăng ký mua một tour trọn gói 7 ngày, kể cả chuyện đưa, đón chúng tôi tại phi trường. Tuy nhiên, khi truy cập mạng mới biết một tin “sét đánh”: công ty bán tour báo là không sắp xếp được, nên họ đề nghị tôi dời tour trễ một ngày.
Điều này là không thể, vì tôi cũng đã mua ve may bay rời Hawaii ngày 2-7, vả lại không thích kiểu làm ăn nói đi nói lại của công ty nên tôi trả lời họ là hủy tour.
Tour không có, mà tiền thì họ đã thu ngay lúc đăng ký, vậy mới đau! Phải chờ sau vài ngày làm việc, tiền mới được trả lại vào tài khoản! Không còn cách nào khác, tôi phải lên mạng book gấp khách sạn ở Hawaii thì thẻ tín dụng lại bị từ chối.
Ba người trong nhà tôi đi du lịch Mỹ từ đầu tháng 6, một vòng các công viên quốc gia như Artec, Yellow Stone, rồi Disney World ở Florida... Người quen - có kinh nghiệm đi du lịch nước ngoài - tư vấn tôi chỉ nên mang một ít tiền mặt, còn lại dùng thẻ tín dụng, đỡ lo mất mát.
Không dám nghe theo triệt để, tôi chọn phương cách 50-50, đem theo 10.000 USD tiền mặt và một thẻ tín dụng hạn mức 70 triệu đồng. Tôi còn ra ngân hàng nộp thêm vào thẻ 100 triệu đồng, cẩn thận dặn ngân hàng nếu có những giao dịch thẻ từ Mỹ trong tháng 6 thì ngân hàng đừng chặn.
Tôi nghĩ số tiền vậy là dư dả và tôi đã chu đáo quá còn gì! Vậy mà vẫn xảy ra sự cố “thiếu tiền”. Có tới mấy nguyên nhân.
Thứ nhất là do tôi không rành cách thức thanh toán. Lẽ ra khi qua Hawaii, tôi còn dằn túi tới 2.500 USD tiền mặt. Tuy nhiên, khi đặt mua tour 7 ngày giá 2.470 USD, ở Hawaii như đã nói trên, tôi đã mượn thẻ ghi nợ (debit) của một người bạn ở Mỹ để trả vì muốn được giảm 1,5% theo như thông báo của công ty bán tour. Tôi đưa lại cho bạn 2.470 USD tiền mặt. Ai dè, sau đó tour bị hủy, tôi phải tìm tour mới mà tiền thì đã đưa cho bạn mất rồi.
Nguyên nhân thứ hai là do ngân hàng: khi tôi mua vé máy bay trên mạng từ Florida bay qua Hawaii, thẻ tín dụng của tôi bị từ chối. Ngân hàng mail cho tôi bảo rằng vì khoản tiền chi quá lớn mà liên lạc với tôi không được, nên ngân hàng tạm thời không thực hiện giao dịch. Vậy còn lời dặn dò của tôi trước khi đi đâu rồi? Mà là ngân hàng toàn cầu kia đấy! Coi đồng hồ thì bên VN đang 2g sáng!
Chẳng thể làm gì được. Tôi chỉ có thể gõ vài câu lịch sự gửi cho ngân hàng, xác định rằng khoản chi đó là của tôi, và nhắc họ nhớ rằng tôi đã dặn họ cứ chi những khoản ở Mỹ.
Nhưng gửi thì gửi vậy thôi, chớ mãi tới sáng mai họ mới xem mail, cho đến khi tôi nhận được mail của họ thì bên Mỹ lại giữa khuya, mà vé máy bay thì không kiên nhẫn chờ đợi như tôi, đều đều sau một ngày tăng lên 100 USD, từ đầu tuần tới nay. Hôm 20-6, vô mạng coi, thấy mới 670 USD/vé, ngày 22-6 đã nhảy lên 780 USD. Và cho tới trước ngày tôi phải bay, 24-6, giá đã lên tới 980 USD.
Trước khi lên máy bay, tôi gọi muốn cháy máy về VN để nhờ bạn chuyển giúp gấp tiền qua dịch vụ chuyển tiền Western Union, nghe nói chỉ 30 phút sau là nhận được. Tuy nhiên lúc đó ở VN là 8g tối nên không biết có chuyển tiền được không. Bạn bèn gọi ngược sang cho bạn của bạn ở Hawaii. Người bạn này lại đang đi nghỉ hè nơi khác, nên gọi nhờ một người bạn nữa.
May mà cuối cùng cũng “túm” được một người bạn của bạn của bạn tôi, anh hết sức nhiệt tình giúp đỡ, hứa sẽ mang cho tôi mượn 2.000 USD trong thời gian sớm nhất có thể.
Đến phi trường Honolulu lúc 8g30 tối, vào mạng không được, vì muốn xài WiFi phải trả tiền bằng thẻ (lại thẻ!). Tôi vét hết mấy đồng 25 xu để gọi điện cho bạn nhờ book giùm khách sạn. Lúc “nghèo” mới thấm cái eo, bỏ cả chục đồng mà mới nói chỉ một, hai câu là máy nhắc bỏ thêm tiền, rồi cúp mất! May mà bạn tôi lanh trí, gọi lại máy điện thoại công cộng nơi tôi còn đang đứng để thông báo kết quả book và địa chỉ khách sạn.
Đi taxi về khách sạn hết 45 USD, boa 5 USD, trong túi tôi chỉ còn 50 USD cầm cự! May mà vali còn mấy gói mì gói.
THANH CHÂU
tuoitre.vn

VietJet Air khuyến mãi vé máy bay giá rẻ

Vietjet Air xin thông báo mở bán ve may bay gia re trên hệ thống như sau:
 
Hồ Chí Minh/ Hà Nội – Bangkok và ngược lại: 210.000 VNĐ (10 USD)
gia 210000
Hồ Chí Minh – Đà Nẵng/ Huế/ Nha Trang/ Phú Quốc/ Buôn Mê Thuột và ngược lại:
Hà Nội – Đà Nẵng/ Huế  ngược lại:299.000 VNĐ
gia tu 299
 
Hồ Chí Minh – Hà Nội/ Hải Phòng/ Vinh và ngược lại:
Hà Nội – Đà Lạt/ Nha Trang/ Buôn Mê Thuột ngược lại: 699.000 VNĐ
gia ve
 
Thời gian mở bán: từ 09h00 ngày 06/08/2013 đến 23h59 ngày 20/08/2013
 
Thời gian bay: áp dụng cho các ve may bay khởi hành từ12/08/2013 đến hết 31/10/2013.
 
Loại vé máy bay và Điều kiện vé : áp dụng theo hạng ECO
 
Lưu ý: Hành trình “mới”: Hà Nội – Huế/ Buôn Mê Thuột –Hà Nội: thời gian bay từ 15/10/2013
 
Số lượng vé giá tốt mở có hạn!