Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

20 năm tù cho kẻ lừa đảo trẻ em sang Malaysia bán dâm

Ngày 28-4, tại Trung tâm văn hóa - thể thao phường Thới Long, quận Ô Môn, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa lưu động xét xử vụ án “mua bán người”.

Bị cáo Ký và Sơi tại phiên tòa lưu động ngày 28-4
Hai bị cáo đứng trước vành móng ngựa là Lâm Thị Ký (50 tuổi, phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) và Thượng Văn Sơi (50 tuổi, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).

Riêng bị cáo Ký ngoài tội danh trên còn bị xét xử thêm hành vi “mua bán trẻ em”.
Theo hồ sơ vụ án, Ký có mối quan hệ bà con cô cậu ruột với Diễm có chồng sang Malaysia sinh sống. Tháng 4-2013, Diễm về thăm nhà gặp Ký nói có quen với Nguyễn Thị Đèo làm nhà hàng, khách sạn ở Malaysia cần nữ tiếp viên phục vụ, trả lương cao, rồi cho số điện thoại của Đèo để Ký lưu lại.
Sau đó, Ký liên lạc với Đèo thỏa thuận tìm được phụ nữ Việt Nam đưa sang Malaysia cho Đèo để làm gái bán dâm. Mỗi người được đưa sang Malaysia, Ký sẽ được nhận 1-2 triệu đồng tùy theo ngoại hình cô gái đẹp hay xấu. Mọi chi phí đi lại, ăn uống và vé máy bay qua Malaysia Đèo lo hết.            
Bằng chiêu thức có đứa cháu tên Đèo làm nhà hàng, khách sạn trả lương cao mỗi tháng 30-35 triệu đồng/tháng, mọi chi phí tàu xe, vé máy bay, ăn ở do Đèo lo hết, Ký đã dụ dỗ được 3 cô gái chưa đủ 16 tuổi ở quận Ô Môn đồng ý sang Malaysia.
Ba nạn nhân sau khi sang Malaysia đã bị bán cho người khác và bị ép bán dâm. Ai không chịu đi bán dâm phải trả lại tiền ăn ở, vé máy bay… hơn 30 triệu đồng mới được cho về lại Việt Nam.
Do lo sợ nên D và Th đã phải bán dâm trả nợ. Sau khi trả hết số nợ hơn 30 triệu đồng, hai người được phía bên kia cho về Việt Nam. Còn O không đồng ý bán dâm nên gọi điện thoại về nhà kể sự việc và kêu mẹ đưa tiền cho Ký để chuyển cho Đèo 14 triệu đồng để O được trở về Việt Nam. Ký nhận 14 triệu đồng đem lên bến xe miền Tây giao cho người của Đèo thì được Đèo cho lại 5 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, O được Đèo mua vé máy bay về Việt Nam.
Với việc làm bất chính trên, Ký đã thu lợi được 5,5 triệu đồng. Sơi thu lợi 8 triệu đồng.
Các bị hại sau khi về nước đã làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của Ký cùng đồng bọn.
TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt bị cáo Ký 10 năm tù về tội “mua bán người”, 10 năm tù về tội “mua bán trẻ em”, tổng hợp hình phạt là 20 năm tù. Bị cáo Sơi 6 năm tù về tội “mua bán người”.
MINH TÂM
tuoitre.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Khám phá Johor Bahru với vé máy bay giá rẻ

Với ve may bay gia re từ hãng hàng không giá rẻ châu Á, du khách có cơ hội thưởng ngoạn thành phố với những bãi biển nên thơ cùng các khu tham quan, giải trí và mua sắm sôi động.
Là thành phố lớn thứ hai sau Kuala Lumpur, Johor Bahru được xem như một trong những điểm đến du lịch mới lạ và thú vị nằm ở phía Nam Malaysia và gần kề thiên đường mua sắm Singapore. Với ve may bay gia re đãi từ hãng hàng không giá rẻ châu Á - AirAsia, du khách có cơ hội được thưởng ngoạn Johor Bahru với những bãi biển nên thơ cùng các khu tham quan, giải trí và mua sắm sôi động.
Nhân dịp này, AirAsia đã đưa ra ve may bay gia rei một chiều chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế sân bay, phí nhiên liệu và những phí tùy chọn khác) cho những chuyến bay quốc tế mới từ Johor Bahru đến Yogyakarta (4 chuyến mỗi tuần), Lombok (ba chuyến mỗi tuần) của Indonesia và TP HCM (4 chuyến mỗi tuần). Thời hạn đặt ve may bay gia re từ 15/4 đến 4/5 cho thời hạn bay từ 11/7 đến 30/4.
1.jpg
Legoland - địa điểm tham quan, giải trí nổi tiếng tại Johor Bahru
Ngoài Yogyakarta và Lombok, AirAsia cũng đã tăng cường kết nối giữa Johor Bahru và Indonesia với 15 chuyến bay một tuần, trong đó gồm 4 chuyến tới Jakarta, 4 chuyến tới Bandung và 7 chuyến tới Surabaya. AirAsia còn kết nối Johor Bahru với nhiều điểm đến nội địa của Peninsular và đông Malaysia với 91 chuyến bay hàng tuần đến Kuala Lumpur, Penang, Kuching, Miri, Sibu và Kota Kinabalu.
Hãng hàng không này cũng giới thiệu khuyến mãi giá rẻ bổ sung dành cho lễ hội Aidilfitri sắp tới tại Malaysia và Indonesia với hành trình bay từ Kuala Lumpur đến Padang, Palembang và Solo. Ve may bay gia retổng cộng cho những chuyến bay này chỉ từ 79 Ringgit cho hành trình từ Kuala Lumpur đến Padang và Palembang, 129 Ringgit từ Kuala Lumpur đến Solo.
vnexpress

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Bóc mẽ trò lừa của công ty du lịch ‘ma’

Những du khách Hà Nội vừa rồi không phải là nạn nhân đầu tiên của New Tour. Với chiêu trò tương tự, công ty du lịch này đã lừa nhiều khách du lịch và đối tác. Người mừng húm vì thoát ra được, người đành chịu cảnh mất tiền oan.

Nhận tiền đặt tour rồi trốn
Vì đã có quá nhiều trường hợp bị New Tour lừa nên từ ngày 8/10/2013, trên facebook “Vé máy bay giá rẻ” đã đăng thông tin cảnh báo: “Công ty du lịch và đại lý vé máy bay nên dè chừng khi giao dịch với New Tour. Công ty này thường đặt đoàn với thủ đoạn đặt cọc trước một số tiền, hẹn sẽ thanh toán sớm trước khi khách bay, xong sau đó kiếm cớ để trì hoãn việc thanh toán và quịt tiền của đại lý”. Kèm với khuyến cáo đó là tên, địa chỉ, giám đốc và số điện thoại của New Tour. 
Rất nhiều người đã vào bình luận và cho biết họ đã từng là nạn nhân của công ty này, chẳng hạn: “tôi cũng bị lừa, đang như ngồi trên đống lửa với 17 triệu đây”; “tôi cũng bị lừa mất 18 triệu, lên công an quận 10 cũng bó tay”; “em dính 35 triệu bà con ơi”... 
Gọi điện đến VietNamNet, chị H., một độc giả ở Hà Nội, cho hay vì kỳ vọng đòi được tiền của New Tour nên chị chưa muốn tố cáo công ty này với công an. Chị H. kể, khi biết New Tour bán voucher giảm giá qua Mua chung, chị có gọi điện theo số đường dây nóng (0903385519) của công ty này để mua tour trực tiếp đi Phú Quốc cho đoàn 8 người. Tổng số tiền mua hết hơn 50 triệu đồng, tuy nhiên chị mới chuyển 25 triệu qua tài khoản HDbank của giám đốc. Sau đó, phía New Tour đã gửi code vé máy bay cho chị, là vé máy bay hạng thương gia. Chị H. bỗng nghi ngờ, với một voucher giảm giá khó có thể mua được vé máy bay hạng thương gia đắt đỏ.
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Từ tháng 8/2013, trên mạng đã có thông tin cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo của New Tour
Sau khi kiểm tra qua Vietnam Airlines và tìm kiếm thông tin trên mạng, chị H. hốt hoảng vì thấy nhiều thông tin không hay về New Tour. Chị H. lập tức đòi hủy tour. Bà giám đốc Nguyễn Thị Nhật An đồng ý hoàn tiền, nhưng sau nhiều lần trì hoãn, đến nay tiền của vẫn chưa về túi chị. Lo ngại nếu tố cáo càng khó đòi nên chị H. vẫn mòn mỏi trông chờ phía New Tour “tự giác” trả.
Trước đó, cùng thời điểm đoàn khách Hà Nội bị New Tour bỏ rơi ở Phú Quốc, ngày 10/4, VTV cũng đưa tin một đối tượng xưng là giám đốc công ty du lịch New Tour đã lừa bà Nguyễn Thị Diễm - Giám đốc Công ty du lịch Trống Đồng (TP.HCM).
Vì thông cảm với người làm trong ngành nên bà Diễm đã bỏ ra gần 70 triệu đồng mua vé máy bay (chỉ lấy chiếc xe máy làm bằng chứng) cho đoàn khách du lịch 20 người từ Phú Quốc trở về mà New Tour định bỏ rơi. Cô An (Giám đốc Công ty du lịch New Tour - PV) cho hay sẽ chuyển khoản, nhưng nhiều ngày sau đó, bà Diễm vẫn không nhận được tiền.
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Số điện thoại đường dây nóng của New Tour được đưa lên để cảnh báo khách du lịch (ảnh chụp từ clip của VTV)
Trả lời báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành Sở VH-TT&DL TP.HCM, cho hay từng nhận đơn thư của một khách đã trả 70 triệu đồng mua tour du lịch Phú Quốc của Công ty du lịch New Tour (trụ sở 243/6 Tô Hiến Thành Q.10) nhưng sau đó công ty bỏ trốn. Hồ sơ đã được chuyển sang cơ quan công an đề nghị truy tìm nhưng không thấy tung tích. 
Sau đó, Phòng lữ hành lại nhận được thư của nhiều hướng dẫn viên tố công ty này lừa đảo, quỵt tiền đi tour của họ, với địa chỉ mới tại một tòa nhà ở quận 1. Tuy nhiên, thanh tra sở tìm đến địa chỉ này, một lần nữa Công ty du lịch New Tour đã cao chạy xa bay.
Bóc mẽ chiêu trò lừa khách
Gần đây, các doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM và khách du lịch bất an khi liên tiếp gặp tình trạng bị đối tác là công ty du lịch “ma” - lập ra rồi hoạt động trong thời gian ngắn, với một vài nhân viên, nhằm thực hiện các chiêu thức lừa đảo khách hàng, lừa đảo đối tác lấy tiền rồi bất ngờ bỏ trốn.
Cụ thể, việc đặt vé máy bay cho khách, phía du lịch hoặc cố tình sai tên rồi hủy chiều về; hoặc vờ đặt hãng thương gia để khách “sướng”, tin tưởng nhưng khi ra đến sân bay mới “ngã ngửa”. Công ty du lịch còn cung cấp cho khách cả mã đặt chỗ ở khách sạn, nhưng bản thân khách là chị H. đã gọi điện kiểm tra thì nhận được câu trả lời phía khách sạn rằng: du lịch mới chỉ đặt chỗ, chưa chuyển tiền. Ngoài ra, khi nhận tiền của đối tác và khách du lịch đặt cọc, đến khi họ đòi thì  lữ hành khất lần rồi "quỵt". 
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Thêm một cảnh báo của khách hàng
Trên thực tế, tại trang web của New Tour và kiểm tra qua mạng cho thấy, công ty này đăng ký ở 3 địa chỉ:
- Địa chỉ 1: 604 Cách mạng tháng 8 P.11 quận 4
- Địa chỉ 2: 243/6 Tô Hiến Thành, P.13, quận 10
- Địa chỉ 3: 68 Nguyễn Huệ - P. Bến Nghé quận 1 (lầu 9)
Giám đốc là bà Nguyễn Thị Nhật An, cũng là chủ của số tài khoản ở một số ngân hàng như Agribank, VPbank, Teckcombank, Vietcombank và HDbank...
Hai địa chỉ đầu tiên, phóng viên VietNamNet đến tận nơi đều không có ai của New Tour. Văn phòng của hãng lữ hành này chỉ là một phòng trên lầu 9, ở 68 Nguyễn Huệ, quận 1 mà bảo vệ cũng không hay biết. Trước đó, khi trao đổi qua điện thoại, một người có tên Kim Phạm cho hay công ty đã đi tour hết, không còn ai ở văn phòng. Giám đốc công ty đã đi nước ngoài nhiều ngày nay.
Theo phó giám đốc một công ty lữ hành tại TP.HCM, riêng việc làm tour cho khách, dù bán qua hình thức nào, lữ hành vẫn phải chịu trách nhiệm. Nếu khách không có vé máy bay chiều về (như trường hợp của khách Bùi Thị Vân An, anh Trung) đã có thể coi là một hình thức lừa đảo. Ở đây khách hàng may mắn mua được vé về, được Mua chung thanh toán, nhưng đặt ra trường hợp không còn chuyến bay, phải ngủ lại, phải tự lo ăn nghỉ thì phí ai chịu? Nếu phía bán voucher (Mua chung) cũng “phủ tay” thì khách đứng đường sao?
Nhiều khả năng, vị phó giám đốc trên nhận định, công ty du lịch này quá ít vốn hoặc không có khả năng thanh toán nên phụ thuộc hoàn toàn vào tiền khách trả hoặc tiền của đối tác. Vì thế, buộc phải lấy chỗ này đắp chỗ kia, nếu không thì bỏ rơi và lừa dối khách hàng; thậm chí xù luôn tiền của đối tác.
Riêng mối quan hệ giữa New Tour với Mua chung, chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài báo sau.
Ngọc Hà - Nam Phong
vietnamnet.vn

'Cháy' vé máy bay dịp 30/4

Nhu cầu mua ve may bay ở hầu hết các hãng hàng không tăng 20-25% so với năm ngoái, kéo theo những lo ngại về chậm, hủy chuyến.

Khoảng một tuần trước dịp nghỉ lễ 30/4, nhiều chặng bay của cả ba hãng hàng không trong nước gần như hết sạch ve may bay phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của du khách. Cao điểm vé tập trung vào ngày 29/4, 3/5, 4/5. Trong những ngày này, khách mua ve may bay muộn phải chọn chuyến bay tăng cường vào thời điểm không thuận lợi như sáng sớm hoặc gần nửa đêm.
may-bay-9413-1398338396.jpg
Lịch bay dày đặc khiến nỗi lo về việc chậm, hủy chuyến tăng lên.
Vietnam Airlines cho biết nhu cầu bay tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm ngoái. Do đó, hãng dự kiến tăng tải 342 chuyến trên 16 đường bay nội địa. Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn nhất trong dịp 30/4. Hai đường bay đến thành phố này từ TP HCM và Hà Nội được tăng cường tới 178 chuyến, chiếm 52% toàn bộ số chuyến được bổ sung thêm. Những địa danh gần biển khác cũng khá nóng như Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Bình. Ngoài ra, lượng khách từ Hà Nội đi Điện Biên cũng tăng đột biến, do đó hãng điều thêm 23 chuyến giữa hai địa điểm này.
Tương tự, đại diện của Vietjet Air cho hay do dịp nghỉ lễ năm nay dài, nên nhu cầu di chuyển bằng máy bay của người dân và du khách tăng 20-25%. Do đó, hãng đã tăng cường tần suất lên 140 chuyến mỗi tuần. Đến nay, lượng ve may bay phục vụ cao điểm 30/4 chỉ còn 10-20% trên mỗi đường bay. Jetstar Pacific thì cho biết thêm, ngoài các thành phố biển, lượng khách di chuyển từ TP HCM đi Hải Phòng cũng cao trong đợt nghỉ lễ.
Giá ve may bay năm nay không thay đổi so với năm ngoái, đại diện của Vietnam Airlines khẳng định. Còn ở Vietjet Air, giá cả dịp 30/4 trên các chặng bay nóng không rẻ hơn nhiều so với hàng không truyền thống.
Ví dụ, vé của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi Đà Nẵng, mua ngày 24/4 và đi ngày 29/4 có giá 2,1 triệu đồng. Ở Vietjet Air, mức giá tiết kiệm nhất hiện nay là 2 triệu đồng với ngày bay tương tự và số lượng cũng không còn nhiều. Vietjet cho biết những ai lên kế hoạch sớm sẽ mua được với mức giá tiết kiệm hơn. Mua càng cận ngày bay, giá càng cao.
Các hãng hàng không cũng đang đối mặt với nhiều nỗi lo trong dịp lễ 30/4. Đại diện Jetstar Pacific cho biết tương tự như ngày Tết, chuyến bay đợt này cũng lâm vào tình trạng "lệch đầu". Ví dụ trong ngày 29/4, máy bay từ Hà Nội đi Đà Nẵng thì chật kín, nhưng lúc quay lại Hà Nội vắng vẻ.
Ngoài ra, lượng khách quá đông dồn vào một số ngày nhất định khiến có người còn lo về tình trạng thiếu máy bay dễ xảy ra. Trong những dịp cao điểm, một chiếc máy bay phải hoạt động hết công suất, quay đầu hàng chục lần mỗi ngày. Bất cứ chiếc nào gặp trục trặc kỹ thuật cũng sẽ kéo theo hàng loạt sự cố hoãn, hủy chuyến. Do đó, các hãng hàng không đang huy động tối đa nhân lực từ đội ngũ kỹ thuật đến nhân viên chăm sóc khách hàng để chuẩn bị cho cao điểm 30/4. 
Theo Vnexpress

Quan chức TQ sẽ phải dùng vé máy bay giá rẻ

Trung Quốc có kế hoạch cấm quan chức chính phủ dùng vé máy bay nguyên giá trong các chuyến công cán như một phần của chiến dịch tiết kiệm đang diễn ra, ChinaDaily và AsiaNewsNetwork đưa tin.

Trung Quốc, đi lại, công tác
Theo đánh giá của các chuyên gia, động thái này sẽ chất thêm sức ép lên các hãng hàng không lớn trong nước.
Trong một thông báo chung ra ngày 22/4 của Bộ tài chính và Cục hàng không dân dụng, các quan chức chính phủ khi đi công cán nên đặt vé máy bay theo nguyên tắc tiết kiệm và ủng hộ hàng không trong nước.
Quy định mới sẽ được ban hành vào ngày 1/6 ghi rõ, viên chức chính phủ khi đi công cán phải chọn giá vé máy bay thấp bất kỳ lúc nào có thể. Về nguyên tắc, vé máy bay nguyên giá là bị cấm dùng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không phải trường hợp đặc biệt, vé máy bay nguyên giá sẽ không được thanh toán.
Ngoài ra, khi công du nước ngoài, viên chức chính phủ phải chọn các chuyến bay của những hãng hàng không trong nước. Nếu không có chuyến bay trực tiếp, họ phải đi chuyến bay nội địa tới một địa điểm gần đó rồi chuyển sang hãng nước ngoài.
Vé máy bay phải được đặt trước tại những hãng hàng không được chỉ định. Các hãng hàng không sẽ giảm giá vé máy bay theo những gì đã ghi trong thỏa thuận trước. Theo đó, các hãng hàng không sẽ giảm thêm 5% cho các vé máy bay đã được chiết khấu giá, hoặc giảm 12-15% cho vé nguyên giá
Bất chấp ý định được nêu rõ của nhà chức trách là đẩy mạnh sự phát triển của hàng không nội địa, quy định mới có thể là một cú đồn đối với các hãng hàng không trong nước, giới phân tích nhận định.
"Nó sẽ làm giảm lợi nhuận ròng của hàng không trong nước vì lợi nhuận từ vé máy bay nguyên giá bán cho viên chức chính phủ là rất quan trọng với doanh thu của họ", Li Lei, một chuyên gia phân tích về hàng không dân dụng, cho hay.
Hoài Linh
vietnamnet.vn

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Đồng loạt tố cáo công ty du lịch ‘ma’ lừa đảo

Gần đây, khách du lịch mua voucher giảm giá hoặc tour của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Du lịch mới (New Tour., Co.Ltd), địa chỉ tại TP.HCM, liên tiếp bị lừa bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn.
Tá hỏa không có vé máy bay về nhà
Điển hình là một số khách du lịch từ Hà Nội mua voucher giảm giá qua Mua chung, do công ty New Tour bán, tour Hà Nội - Phú Quốc 3 ngày 2 đêm bay vé Vietnam Airlines. Tất cả đều bị lừa chung một thủ đoạn: cố tình nhầm lẫn hoặc sai sót về tên khách hoặc code (mã vé) máy bay để đến sát ngày bay mới nhận được code chuẩn. Do vội làm thủ tục nên không ai kiểm tra, đến khi tới Phú Quốc hoặc chuẩn bị về nhà mới hốt hoảng phát hiện: code vé máy bay đó không hề có chuyến về.
Trong số này có gia đình chị Bùi Thị Vân An gồm 2 người lớn và 1 trẻ em dưới 2 tuổi. Chị mua 2 voucher khuyến mại tour đi Hà Nội - Phú Quốc qua Mua chung, do New Tour tổ chức, giá 6,3 triệu/người cộng với 770.000 đồng phụ phí trẻ em đóng thẳng cho New Tour. Tour trọn gói gồm vé máy bay khứ hồi, ăn uống, nghỉ dưỡng tại resort 4 sao Sài Gòn - Phú Quốc từ ngày 10-12/4/2014.
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Vé máy bay của chị Vân An. Hai lần đầu có đầy đủ code chiều về, nhưng sai tên. Lần sau cùng tên đúng nhưng vé chỉ có chiều đi
Tuy nhiên, khi New Tour gửi code vé máy bay, chị An phát hiện vé in sai tên mình, ban đầu thiếu chữ “Thị”, lần thứ hai lại nhầm thành Bùi Thị Vân Anh. Mãi đến tận chiều 9/4, New Tour mới gửi lại code vé chuyến đi sáng 10/4. Thế nhưng, vé không có chiều về. Chị An một phần vì tất bật lo chuẩn bị chuyến bay 6h sáng hôm sau, phần vì chủ quan nghĩ hai lần trước đều có code chuyến bay về nên yên tâm không kiểm tra kỹ. Chỉ một ngày trước khi từ Phú Quốc về, khi kiểm tra vé, chị mới ngã ngửa vé không có chiều về.
Gia đình anh Trung (đề nghị không đưa tên thật) ở Hà Nội cũng mua voucher giảm giá tour Hà Nội - Phú Quốc trên, còn rắc rối hơn bởi gia đình anh book thêm 2 đêm ở Phú Quốc nữa.
Cụ thể, ngoài 4 voucher mua cho 4 người lớn qua Mua chung giá 6,3 triệu đồng/người, anh còn đóng thêm 1,25 triệu đồng/người/đêm và 500.000 phụ phí cho trẻ cho 2 đêm ở thêm. Phần này anh nộp trực tiếp cho New Tour. Tuy nhiên, do chậm thanh toán vì rơi vào thứ 7, anh để đến thứ 2 mới chuyển tiền nhưng ngay lúc đó, phía New Tour đã tỏ vẻ khó chịu. Họ cố tình ốp anh chuyển tiền thật nhanh, nếu không nhân viên công ty buông xẵng câu: “Chưa có tiền thì không xuất vé, không bay được ráng chịu”.
Trục trặc đầu tiên là vé máy bay. New Tour ban đầu đặt cho gia đình anh Trung code vé máy bay hạng thương gia, cả nhà anh phấn chấn. Song, chỉ trước khởi hành 1-2 ngày, họ gửi lại code khác mà anh Trung không kiểm tra kỹ. Ra tới sân bay, gia đình anh hí hửng làm thủ tục hạng thương gia thì được nhân viên hãng bay trả lời “không có tên, không có code”. Lúc đó, anh mới sực tỉnh rằng New Tour đã nhắn lại code khác, hóa ra là vé hạng thường.
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Văn phòng của New Tour được quảng cáo trên Facobook.
Chưa hết, ra đến Phú Quốc, anh Trung cũng mới phát hiện vé máy bay không có chiều về, chưa kể phụ phí khách sạn 2 đêm và trẻ con phía New Tour cũng cũng chưa nộp.
Lúc đó, gia đình chị Bùi Thị Vân An, anh Trung và một đoàn nữa đã gọi điện, gửi email cho cả bên Mua chung và New Tour phản ánh vụ việc. New Tour cho rằng, do phía Mua chung chưa chuyển tiền (tiền mua voucher của khách) nên chưa mua vé máy bay chiều về. Trong khi đó, theo quy định của Mua chung và cụ thể trong hợp đồng ký iữa hai bên, 10 ngày sau khi kết thúc chuyến đi, khách về an toàn thì Mua chung sẽ thanh toán cho du lịch.
Cuối cùng, sau nhiều cuộc gọi và email, sự chờ đợi mệt mỏi, phía Mua chung đã hỗ trợ khách mua vé máy bay chuyến về. Riêng với phần phụ thu thêm tiền phòng, phía Mua chung muốn đứng ra thanh toán với điều kiện có một biên bản 3 bên giữa khách du lịch - khách sạn và Mua chung, nhưng phía Sài Gòn - Phú Quốc không chịu. Cuối cùng, khách phải bỏ tiền túi ra trả rồi sau đó mang hóa đơn về Mua chung thanh toán, nhưng giá phòng đã đội lên gấp đôi.
Phải nhờ công an mới lấy lại được gần 40 triệu
Trong số những khách mua tour trên, trường hợp của anh T.Đ.Hoàng (đề nghị giấu tên), còn bị lừa trắng trợn hơn, nhưng may mắn anh còn đòi được tiền.
Anh Hoàng kể, ban đầu anh cũng định mua voucher tour Hà Nội - Phú Quốc qua Mua chung cho hai gia đình, mỗi nhà gồm 2 người lớn, 2 trẻ em. Tuy nhiên, muốn hỏi kỹ thêm về việc ăn ở, đi lại của các con, anh gọi điện hỏi phía New Tour thì nhận được câu trả lời là yên tâm, ổn cả. Tuy nhiên, họ nói thêm rằng sao anh không mua trực tiếp ở công ty, giá cũng tương tự, nhưng mua ở New Tour chỉ phải đặt và trả tiền trước 5-7 ngày. “Do công việc bận rộn khó sắp xếp thời gian nên tôi quyết định chấp nhận đi đường tắt, tức là đồng ý mua trực tiếp của New Tour”, anh Hoàng nói.
New-Tour, New Tour, voucher, mua-chung, Sài-Gòn-Phú-Quốc, vé-máy-bay, khách-du-lịch
Nếu không có người thân làm công an, liệu anh Hoàng có lấy lại được số tiền gần 40 triệu đồng như đã nộp cho New Tour (hóa đơn trên)
Chốt lại, ngày 13/2/2014, anh Hoàng đã chuyển gần 40 triệu đồng cho phía New Tour cho chuyến đi hai tháng sau đó. Phía công ty du lịch đã gửi lại anh code vé máy bay, mã đặt chỗ khách sạn đầy đủ. Anh đã lên lịch nghỉ.
Thế rồi, đột ngột tối hôm trước chuyến đi, khi gia đình chuẩn bị đi ngủ, anh Hoàng nhận được thông báo chuyến bay của Vietnam Airlines bị hoãn. Thấy vô lý, anh kiểm tra lại thì hãng bay thông báo không có chuyện đó. Gọi điện lại cho New Tour, bên đó vẫn lập lờ nói chuyến bay chậm 1 ngày và chuyển sang mua vé của hãng Jetstar Pacific vì giá Vietnam Airlines đắt đỏ. Gia đình anh Hoàng không đồng ý, đòi hủy tour và yêu cầu phía du lịch hoàn tiền. New Tour đồng ý. Song, họ cố tình trì hoãn. Lúc thì họ trả lời anh Hoàng là sẽ đưa tiền mặt, lúc nói rằng sẽ chuyển khoản. Do kịp nhờ công an, sau vài lần can thiệp, phía New Tour mới chấp nhận trả tiền.
Sự việc tưởng đã xong. Anh Hoàng đã nhận dược một hóa đơn chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng Vietcombank (VCB) sang tài khoản ngân hàng BIDV của anh, song anh chờ mãi không thấy email thông báo tiền về tài khoản (anh có đăng ký dịch vụ Internet banking). Gửi lại email cho nhân viên VCB nhờ kiểm tra giùm, phía ngân hàng báo đúng là có tiền ra tiền vào nhưng không vào tài khoản của anh Hoàng. Anh Hoàng buộc phải nhờ công an lần hai. Phải hơn 1 tuần sau đó, anh mới nhận được tiền New Tour trả lại.
Trước đó, có nhiều nạn nhân từng bị dính lừa khi mua tour hoặc ký hợp đồng làm ăn với New Tour.
(còn tiếp)
Ngọc Hà
vietnamnet.vn

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Airasia mở rộng mạng lưới hoạt động tại khu vực Asean.

Là hãng hàng không giá rẻ hàng đầu và lớn nhất Châu Á với hơn 12 năm hoạt động, AirAsia có mạng lưới rộng khắp các nước Đông Nam Á cũng như Trung Quốc, Ấn Độ và Úc với 88 điểm đến, chuyên chở hơn 220 triệu hành khách và đội bay gồm 150 máy bay Airbus A320 mới và hiện đại.

Bên cạnh những đường bay quốc tế và nội địa đã và đang thu hút hàng triệu lượt khách, mới đây bằng việc mở thêm 3 đường bay quốc tế từ Johor Bahru, kết nối phía Nam Peninsular Malaysia với Yogyakarta (4 chuyến/tuần), Lombok (3 chuyến/tuần) của Indonesia và với TP. Hồ Chí Minh (4 chuyến/tuần) của Việt Nam, AirAsia đã chứng thực cho cam kết mở rộng và kết nối mạng lưới hoạt động của mình tại ASEAN.
Với sự hỗ trợ của sân bay quốc tế Senai, AirAsia đang nhắm đến việc mở ra nhiều đường bay hơn trong tương lai để người dân Johor Bahru và cộng đồng phía Nam Peninsular Malaysia có thể dễ dàng tiếp cận các đường bay rộng khắp của AirAsia.
Ngoài Yogyakarta và Lombok, AirAsia cũng đã tăng cường kết nối giữa Johor Bahru và Indonesia với 15 chuyến bay/tuần, trong đó gồm 4 chuyến tới Jakarta, 4 chuyến tới Bandung và 7 chuyến tới Surabaya. Nói cách khác, hãng đã tăng cường kết nối tổng thể giữa Malaysia và Indonesia.
Airasia mở rộng mạng lưới hoạt động tại khu vực Asean - 1
Airasia mở rộng mạng lưới hoạt động tại khu vực Asean - 2
AirAsia còn kết nối Johor Bahru với nhiều điểm đến nội địa của Peninsular và đông Malaysia với 91 chuyến bay hàng tuần đến Kuala Lumpur, Penang, Kuching, Miri, Sibu và Kota Kinabalu. Tổng cộng hãng đã có 106 chuyến bay hàng tuần từ Johor Bahru đến các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Malaysia và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Nhân dịp mở rộng mạng lưới đường bay, AirAsia đã đưa ra Giá ve may bay một chiều chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm Thuế sân bay, phí nhiên liệu và những phí tùy chọn khác) cho những chuyến bay quốc tế mới từ Johor Bahru tới Yogyakarta, Lombok và TP. Hồ Chí Minh, với thời hạn đặt ve may bay từ 15/4 – 4/5/2014 cho thời hạn bay từ 11/7/2014 đến 30/4/2015.
Giá ve may bay thấp nhất có tại trang web airasia.com, ứng dụng di động AirAsia trên Iphone, các thiết bị chạy hệ điều hành Android, Blackberry Z10 và Windows Phone. Hành khách có thể tại ứng dụng di động AirAsia trong các kho ứng dụng để đặt ve may bay trực tuyến. Ngoài ra hành khách cũng có thể đặt ve may bay tại Phòng vé chỉ định của AirAsia (Tel: +84-8-38388678) và các Đại lý chỉ định khác tại Việt Nam.
Nguồn: AirAsia

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Vé máy bay siêu rẻ không bay được, rao tặng miễn phí

“Mình đặt được mấy vé siêu giảm giá nhưng giờ không đi được, tặng miễn phí cho các bạn nào trùng tên nha” - những lời rao cho không ve may bay gie re tương tự như thế này rất nhiều trên mạng.
Bay không được, bán chẳng xong: Tặng miễn phí
Để săn được ve may bay gia re, nhiều người đã rất nhọc công. Thế nên, một số hành khách chỉ mong hãng gặp lỗi đổi giờ bay (trường hợp này dễ gặp hơn nếu đặt vé có thời điểm bay xa) hoặc hủy chuyến để được hoàn vé. Khi không bay được và cũng không có cách nào lấy lại tiền, việc cho người khác trùng tên âu cũng là “cực chẳng đã”, làm phước còn hơn bỏ phí.
Không khó để bắt gặp thông tin “cần cho vé bay miễn phí” các chặng nội địa trên mạng.
Chẳng hạn, mới đây, trên diễn đàn của các bậc làm cha mẹ, một thành viên ngày 7/3 rao tin: Tặng vé máy bay trùng tên đi Nha Trang - Hà Nội ngày 1/4/2014 và vé khứ hồi Hà Nội - TP.HCM. “Mình đặt được mấy vé siêu giảm giá của VietjetAir nhưng giờ không đi được. Tặng miễn phí cho các bạn nào trùng tên nha. Các mẹ share thông tin để có ai trùng tên mà có nhu cầu thì đi đỡ phí. Liên hệ: 0912340xxx”, thành viên này viết. Cuối cùng, một vé đã được chuyển tới hành khách có trùng tên hoàn toàn và có nhu cầu bay tương tự.
tặng-miễn-phí, vé-siêu-rẻ, khuyến-mãi, hãng-hàng-không, săn-vé, Vietnam-Airlines, Jetstar-Pacific, VietJetAir
Trên một diễn đàn khác, cùng một chủ đề liên quan có hàng chục thành viên đã từng đăng tin cho vé. Chẳng hạn, tặng vé máy bay miễn phí cho bạn nào trùng tên và hành trình TP.HCM - Hải Phòng, ngày bay 12/2/2014; tặng vé miễn phí chặng Hà Nội - Buôn Ma Thuột, ngày bay 17/4/2014... Tất nhiên, với một điều kiện là được muốn nhận phải trùng tên hoàn toàn với người cho.
Tuy nhiên, nhiều khi vé máy bay cho không cũng chẳng... đắt hàng. Bởi, việc tìm người trùng tên hoàn toàn không dễ, nhất là chỉ trong phạm vi diễn đàn vì không phải ai cũng biết, cũng xem. Hơn nữa, thường thì người cho hay đến sát ngày bay (lúc đó mới biết không bay được), để thông báo tặng vé miễn phí. Thời gian lúc đó chỉ còn 1 vài ngày, quá gấp gáp, ít ai lên kế hoạch kịp.
Cũng có người, mặc dù sở hữu voucher giảm giá 30% giá trị thanh toán của tất cả các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines, nhưng vì thời hạn bay chỉ trong tháng 5, cuối cùng vì không có nhu cầu đi đâu nên đành tặng lại cho người khác.
Loay hoay tìm chiêu “cứu vé”
Cũng đặt được ve may bay gia re nhưng không thể bay được, nhiều người tìm cách vớt vát số tiền đã bỏ ra.
Sau nhiều giờ hì hục, N.T.V.A. mới đặt được cho mình hai vé khứ hồi Hà Nội - Đà Lạt giá khuyến mại của Vietnam Airlines, giá chỉ 1,636 triệu đồng/người/khứ hồi (đã bao gồm thuế, phí). Vé đặt từ tháng 8/2013 cho chuyến bay đi ngày 17/3, về ngày 21/3/2014, nằm trong diện không được hoàn, hủy, đổi tên, đổi hành trình (trừ phi lỗi tại hãng bay).
Tuy nhiên, đến sát ngày bay, vì lý do đột xuất bất khả kháng, V.A. và người nhà không đi được. “Chẳng lẽ mất trắng hơn 3 triệu đồng, xót tiền quá”. V.A. quyết định gọi điện đến phòng vé của hãng hỏi xem có cách nào lấy lại tiền không, có mất thì mất ít thôi. Nhân viên của hãng tư vấn rằng chị có thể hoàn tiền, chỉ mất phí 50.000 đồng/vé do lỗi của hãng đã thay đổi giờ bay. Hóa ra, tin nhắn của hãng được báo đến điện thoại của V.A khoảng 1 tháng sau khi đặt vé, nhưng chị không để ý. Và V.A. cũng không hề biết việc hãng thay đổi giờ bay thì khách hàng có quyền hoàn vé.
“Mình hết sức bất ngờ. Thật là may mắn” - V.A. chia sẻ.
tặng-miễn-phí, vé-siêu-rẻ, khuyến-mãi, hãng-hàng-không, săn-vé, Vietnam-Airlines, Jetstar-Pacific, VietJetAir
Trên thực tế, không ít hành khách đặt được vé máy bay giá siêu rẻ không nắm rõ quy định: kể cả với vé giá siêu rẻ, trong trường hợp hãng hàng không hủy chuyến hoặc đổi giờ bay (mà khách không để ý) thì có thể được hoàn vé và chỉ mất một khoản phí nhỏ.
Một cơ hội khác giúp người có vé siêu rẻ mà không bay được có thể thu hồi lại tiền, dù ít hay nhiều, là rao bán... cho những người trùng họ trùng tên. Tất nhiên, cơ hội tìm được người trùng tên, lại có nhu cầu đi đúng hành trình đó, ngày giờ đó... là không nhiều. Thế nên mới có tình trạng cho không vé nhiều như trên.
Gần đây, hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific “cởi mở” hơn khi cho phép hành khách, kể cả có vé siêu rẻ, được thay đổi ngày bay và họ tên. Tùy theo gói dịch vụ khách mua thêm có thể được miễn phí đổi ngày bay hoặc đóng thêm tiền. Nguyên tắc là khi đổi chuyến bay (lùi thời gian) thì khách phải chấp nhận mức giá mới, tất nhiên là đắt hơn. Biện pháp này được áp dụng từ lâu nhưng ít người biết đến.
Nóng cuộc đua săn ve may bay gia re
Các hãng hàng không nội địa đang cạnh tranh quyết liệt nên có rất nhiều mức giá rẻ được tung ra, tần suất ngày càng nhiều. Ngoài các chương trình giảm giá thường xuyên mùa thấp điểm, giờ bất cứ cơ hội nào các hãng bay cũng giảm giá. Nhân dịp mở đường bay mới, để hút khách: giảm giá. Căn cứ tình hình thị trường, do một số đường bay, chuyến bay ít khách: cũng giảm giá, thậm chí còn bán trực tiếp cho khách như tại Hội chợ du lịch quốc tế VITM 2014 vừa rồi tại Hà Nội...
Thời gian mở bán cũng rất đa dạng. Ngoài bán ve may bay gia re hàng ngày, trên mỗi chuyến bay thì Jetstar Pacific bán định kỳ vào cuối tuần cho một chặng; hay VietjetAir sắp tới bán ve may bay gia re trong 3 ngày liền nhau... Ngay trong một ngày, thời điểm tung ra ve may bay gia re cũng khác, khi là 8h sáng, lúc 12h trưa, 2h, 4h chiều... thậm chí cả nửa đêm. Chính vì thế đòi hỏi những ai săn vé rẻ, ngoài thuần thục các bước phải kiên nhẫn, và phần quan trọng nhất là may mắn.
Theo kinh nghiệm của một “tay săn” ve may bay gia re, thì nguyên tắc mua càng xa càng rẻ luôn đúng. Khi đặt vé cho một hành trình, không nên mua cùng một lúc nhiều người; tốt nhất chỉ mua 2 người một lần đặt bởi trên một chuyến bay sẽ không mở ra quá nhiều ve may bay gia re vào cùng một thời điểm.
Hơn nữa, khi đặt khứ hồi mà thấy vé lượt về cao thì chỉ nên đặt lượt đi trước, sau đó mới đặt lượt về.
Người mua cũng không nên vội trả tiền luôn mà tích vào phần “Thanh toán sau”, khi đặt xong hết thì mới vào Internet banking (thanh toán qua mạng) để trả tiền. Thường thì các hãng hàng không giữ mã vé cho khách trong vòng 12 tiếng chờ thanh toán. Nếu đặt trong thời gian các hãng mở bán khuyến mại thì cơ hội mua được là lớn nhất.
Khi hãng hàng không bán tại hội chợ, vì quá đông thường phải xếp hàng nên cần viết sẵn thông tin từ trước khi đi (hành trình, ngày đi), tên tuổi để đến lượt mình không phải đợi lâu.
Ngọc Hà
vietnamnet.vn

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Bị than phiền nhiều nhất, Spirit vẫn là hãng hàng không sinh lợi nhất nước Mỹ?

Hạ giá ve may bay cực rẻ, sau đó bắt khách hàng chịu khổ và thu phí dịch vụ phụ thêm.

Spirit Airlines là hãng hàng không nhận được nhiều lời than phiền nhất từ khách hàng nhưng thật ngạc nhiên khi đây vẫn là hãng bay ăn nên làm ra nhất nước Mỹ!

Hành khách chờ kiểm tra hành lý cho một chuyến bay của Spirit Airlines - Ảnh: Business Week
 Hành khách chờ kiểm tra hành lý cho một chuyến bay của Spirit Airlines - Ảnh: Business Week
Theo Business Week, hãng hàng không siêu rẻ Spirit Airlines là "nguồn cảm hứng" cho nhiều cơn thịnh nộ của khách du lịch Mỹ và là "nhà lãnh đạo" trong ngành công nghiệp... khiếu nại. Trong vòng năm năm qua, tỉ lệ khách hàng Spirit nộp lên Sở giao thông Vận tải (DOT) than phiền Spirit Airlines cao gấp ba lần so với các hãng bay khác của Mỹ, theo báo cáo U.S. Public Interest Research Group Education Fund công bố hôm 10-4.
 
Dù vậy, khách hàng của Spirit có thể sẽ còn bực mình hơn với thông tin này: Spirit đã trở thành hãng hàng không sinh lợi nhiều nhất nước Mỹ, xét về biên lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trên vốn đầu tư. Biên lợi nhuận của Spirit đạt 16,2% - con số cao nhất trong ngành hàng không công cộng nước Mỹ, trong khi lợi nhuận trên vốn đầu tư đạt 26%, theo dữ liệu từ Bloomberg.
 
Allegiant Travel, hãng hàng không siêu rẻ khác của Mỹ, xếp thứ hai với biên lợi nhuận hoạt động đạt 12,7%, theo sau là Alaska Airlines và Delta Airlines. Cổ phiếu của Spirit tăng 439% kể từ khi lần đầu tiên "lên sàn" vào giữa năm 2011 với giá khởi điểm 12 USD.
 
Spirit, cùng với nhiều hãng bay siêu rẻ khác, đã làm tất cả để có thể đưa giá ve may bay tiệm cận con số 0. Mục tiêu để thu hút khách hàng mới với giá ve may bay thấp, sau đó "gò" họ quen với sự "khắc khổ", cabin chật hẹp và thu phí cho bất kỳ các dịch vụ cộng thêm như nước, hành lý xách tay, phí giữ chỗ...
 
Hiện các máy bay của Spirit có nhiều chỗ ngồi trong cabin hơn các hãng bay khác, với 178 chỗ trên chiếc Airbus A320 - nhiều hơn cùng loại máy bay này của Hãng United Airlines hay JetBlue đến 28 chỗ. Ghế ngồi của Hãng Spirit cũng không có phần tựa đầu.
 
Ngoài thành công tài chính này, Spirit cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Hãng lên kế hoạch tăng gấp ba đội bay 54 chiếc vào năm 2021. Giá ve may bay rẻ có khả năng thu hút các khách hàng lần đầu tiên đi nhưng có thể không nhất thiết phải giữ chân họ.
 
Theo thời gian, nếu khách du lịch ngày càng không thích cách hoạt động của Spirit thì hoạt động tài chính của hãng có thể chững lại. Tuy nhiên, khi giá ve may bay cũng ngày càng tăng cao trong ngành công nghiệp bay thì nhiều người có thể sẽ quyết định tiết kiệm 100 USD (hoặc hơn), dù phải chịu một chút "sỉ nhục" tạm thời, Business Week phân tích.
 
Phát ngôn viên của Hãng DeAnne Gabel nhận định: "Nhiều lời phàn nàn về Spirit gửi lên DOT là đến từ các khách hàng không nhận thức đầy đủ về những dịch vụ chúng tôi không bao gồm vào giá ve may bay, để giúp khách kiểm soát được chi phí phải bỏ ra".
 
Spirit công bố năm 2014 sẽ là "Năm của khách hàng" với mục tiêu "giảm số lượng khiếu nại bằng cách giúp khách hàng hiểu về phương cách bay với Spirit và tránh chi tiêu quá nhiều". Spirit không phải là hãng hàng không dành cho tất cả mọi người và đến nay cũng không dành cho mọi người.

Theo Minh Đăng
Tuổi trẻ/Business Week

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Du lịch lễ 30.4: Tour bán rất chậm

Dù dịp lễ 30.4 năm nay được nghỉ dài ngày (5 ngày) nhưng theo đại diện một số công ty lữ hành, lượng khách đăng ký tour vẫn chưa đông, thậm chí giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước

Năm nay, tour du lịch đi biển sẽ tăng cao - Ảnh: T.T.D
“Nghỉ dài ngày nên đang có xu hướng tự tổ chức tour. Dân du lịch tự thuê xe, đặt phòng khách sạn để đi nghỉ trong dịp lễ”, ông Trương Đức Hải, Giám đốc Công ty du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông, nói.
Ông Hải cho cho biết do tình hình kinh tế khó khăn nên hiện lượng khách đặt tour trong dịp lễ 30.4 chỉ nhỉnh hơn ngày thường chút đỉnh và giảm khoảng 40% so với dịp lễ 30.4 năm trước.
Ông Trần Thế Dũng, Phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ, cũng cho rằng năm nay dù nghỉ dài ngày nhưng tour bán ra rất chậm, chỉ bằng phân nửa so với lễ 30.4 năm rồi.
Khách đăng lý tour chưa đông, theo ông Dũng, là do khách có tâm lý chờ đến cận ngày lễ, các công ty du lịch sẽ giảm giá tour.
“Những năm trước gần đến dịp lễ, một số công ty lữ hành cũng thi nhau giảm giá tour nên lễ năm nay người dân cũng có tâm lý chờ đợi. Tôi khẳng định năm nay đến giờ chót lượng khách đăng ký tour sẽ rất đông”, ông Dũng nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng Truyền thông Công ty du lịch Vietravel, cho biết tuy số lượng không bằng những năm trước nhưng chắc chắn lễ năm nay người dân đi lịch vẫn sẽ rất đông.
Đáng chú ý, năm nay, các tour ngắn ngày đến các điểm đến vùng biển như Nha Trang, Ninh Chữ, Phan Thiết, Phú Quốc… sẽ rất hút khách.
Ông Dũng khuyến cáo du khách nên chủ động đặt tour sớm để có cơ hội lựa chọn những tour tốt và có giá cả phù hợp.
“Hiện nay, đa phần du khách đều đi máy bay. Nếu đặt tour sớm, các công ty lữ hành sẽ chủ động mua được ve may bay giá rẻ. Chứ còn chờ đến giờ chót mới đặt, ve may bay sẽ đội lên rất cao”, ông Dũng nói.
trung hiếu
thanhnien.com.vn

100.000 vé máy bay VietJet giá từ 99.000 đồng

Chào đón mùa hè sôi động, VietJet tưng bừng khuyến mại 100.000 cơ hội bay giá chỉ từ 99.000 đồng, cho tất cả các chặng bay nội địa và quốc tế đến Thái Lan và SingaporeVe may bay được mở bán vào tất cả các thời điểm trong 3 ngày vàng 21, 22, 23/4/2014. 


Chương trình áp dụng cho thời gian bay từ 1/5 đến 31/12/2014 (trừ các ngày lễ, tết) và chỉ mở bán trên các kênh trực tuyến, tại website vietjetair.com, m.vietjetair.com trên smartphone, và trên facebook facebook.com/vietjetairvietnam, mục “Đặt vé”. Hành khách thanh toán thuận tiện bằng thẻ Master, Visa Card, JCB, American Express và thẻ nội địa ATM (đã đăng kí Internet Banking).

Đáp ứng nhu cầu đi lại trong mùa hè này của người dân và du khách, VietJet còn đón nhận thêm những chiếc tàu bay hiện đại, mới xuất xưởng của Airbus để phục vụ kế hoạch tăng tần suất mỗi tuần hơn 140 chuyến bay, cung ứng thêm hơn 25.200 ve may bay/ tuần. Hãy cùng người thân và bạn bè tận hưởng mùa hè rộn rã trên tàu bay VietJet, thưởng thức 9 món ăn nóng sốt ngon miệng và nhiều chương trình thú vị hấp dẫn.

Hiện VietJet đang có 24 đường bay nội địa và quốc tế. Sắp tới, VietJet sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay trong nước và đến các vùng kinh tế trọng điểm của Châu Á – Thái Bình Dương mang đến cho người dân và du khách thêm nhiều sự lựa chọn về chặng bay và thời gian bay.

Vietjetair.com

Jetstar bán vé máy bay từ 68,000

Thông tin từ Jetstar Pacific cho biết thêm, trong chương trình “thứ Sáu siêu khuyến mại” diễn ra từ 14h đến 20h ngày 18/4, hành khách bay giữa TP Hồ Chí Minh - Nha Trang sẽ có cơ hội mua ve may bay với giá chỉ 68 nghìn đồng/chặng, giữa TP Hồ Chí Minh - Buôn Ma Thuột 320 nghìn đồng/chặng, TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng có giá 480 nghìn đồng/chặng, TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng 750 nghìn đồng/chặng và giữa TP Hồ Chí Minh - Vinh có giá từ 880 nghìn đồng/chặng.
Ve may bay của chương trình “thứ Sáu siêu khuyến mại” này do hệ thống máy tính tự động phân phối tại trang web jetstar.com, trên các chuyến bay khởi hành trong giai đoạn từ 9/9 - 23/10/2014, riêng đường bay giữa TP Hồ Chí Minh - Buôn Ma Thuột và TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng có mở thêm giai đoạn từ 22/4 - 29/5/2014. Áp dụng cho hình thức thanh toán trực tuyến.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website jetstar.com, hoặc tổng đài 19001550 (hoạt động 24/7) để được phục vụ.
* Tin từ Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cũng cho hay, từ ngày 21/4/2014 tất cả hành khách bay Jetstar Pacific xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển sang làm thủ tục check - in tại khu vực mới của nhà ga nội địa - Sân bay Tân Sơn Nhất.
Việc chuyển đổi quầy làm thủ tục của Jetstar Pacific nằm trong kế hoạch cải tạo và nâng cấp nhà ga nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Theo đó, từ 21/4 khu vực làm thủ tục check-in của Jetstar Pacific sẽ được chuyển sang quầy làm thủ tục có số thứ tự từ I2 - I9, thuộc khu vực mới mở rộng của ga đi nội địa. Khu vực làm thủ tục check - in cũ tại sân bay Tân Sân Nhất sẽ được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đưa vào cải tạo và nâng cấp.
Jetstar Pacific sẽ tăng cường nhân sự hướng dẫn, giúp đỡ hành khách.
Để thuận tiện cho hành khách trong việc đi lại, Phòng bán ve may bay giờ chót của Jetstar Pacific cũng được di chuyển sang khu vực mới. Đồng thời Hãng cũng triển khai thông báo tại khu vực sân bay, trên trang web jetstar.com và diễn đàn tại trang mạng xã hội theo địa chỉ facebook.com/JetstarVN.
Đại diện Jetstar Pacific cho biết: “Từ ngày 21/4, Hãng sẽ tăng cường nhân sự tại khu vực cũ để tiếp đón và hướng dẫn hành khách. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý hành khách nên ra sân bay sớm để tránh những phát sinh”
TÚ ANH
CAND.COM.VN

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Lại căng thẳng vì vé máy bay, tàu, xe

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, theo đó dự kiến nhu cầu đi lại của người dân sẽ gia tăng. Theo tìm hiểu của phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, đến thời điểm này, ve may bay nội địa, vé tàu hỏa, xe ôtô đến các điểm du lịch đã được khá nhiều khách hàng đặt chỗ, trong khi còn hơn 2 tuần nữa mới đến dịp nghỉ lễ. Liệu tình trạng khan hiếm vé tàu xe năm nay có tái diễn như mọi năm hay không?
“Cháy” vé tàu giường nằm nhiều tuyến
Lãnh đạo ga Hà Nội cho biết, còn hơn 2 tuần nữa mới đến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tuy nhiên, đến thời điểm này số giường nằm đã được nhiều khách tập thể và cá nhân đặt mua. Do đó, đến nay các loại vé tàu từ Hà Nội đi các nơi đã khan hiếm, tất cả các chuyến tàu xuất phát từ Hà Nội đến các địa phương trong ngày 28 - 30/4 và các đoàn tàu chiều về hầu hết đã hết vé giường nằm. Đặc biệt, số giường nằm đi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Lào Cai vào ngày 29/4 đã bán hết, vé giường nằm đi trong ngày 28/4 cũng không còn nhiều.
Lại căng thẳng vì vé tàu, xe
Hành khách chen nhau mua vé dịp nghỉ lễ.
Ông Nguyễn Tùng Anh - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên bến xe Hà Nội cho biết, công ty đã yêu cầu các bến xe trên địa bàn TP. Hà Nội thực hiện tăng chuyến và giữ nguyên giá vé. Hiện mỗi ngày đáp ứng khoảng 2.300 lượt xe chạy trên các bến xe do công ty quản lý, vào dịp nghỉ lễ năm nay, công ty sẽ tăng cường thêm 20% số xe để phục vụ hành khách (tương đương với 400 lượt xe mỗi ngày) nhằm bảo vệ quyền lợi cho hành khách, công ty đã bố trí phối hợp với các lực lượng kiểm tra gắt gao. Đặc biệt, trong ngày cao điểm nếu hành khách bị lỡ chuyến sẽ bố trí thêm xe để đưa hành khách đến nơi theo yêu cầu. Tương tự, ve may bay từ Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh của 2 hãng hàng không Vietnam airline và Jetstar khởi hành ngày 28 và 29/4 đã không còn nhiều hạng ve may bay phổ thông, trong đó, ve may bay đi chiều từ Hà Nội - Đà Nẵng và Hà Nội - Nha Trang cũng đã hết vé.
Tại phía Nam, ngày 13/4, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc ga Sài Gòn cho biết, để phục vụ ngày lễ 30/4 và 1/5, ga Sài Gòn đã tăng cường 16 đoàn tàu, nhiều hơn 500 chỗ so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, đến nay các tuyến TP.HCM đi Nha Trang, Quy Nhơn... và ngược lại chỉ còn vài chục chỗ (ghế ngồi). Theo Ban Giám đốc bến xe miền Đông, giá vé xe khách liên tỉnh tại TP.HCM sẽ tăng 40% trong dịp nghỉ lễ 30/4 sắp tới, lý do giá vé xe tăng là để bù đắp chiều xe chạy rỗng từ ngày 29/4 đến hết ngày 1/5. Các tuyến tăng giá vé là các tuyến đi từ TP.HCM đến Bình Thuận, Bình Định, Tây Nguyên, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai và các khu vực miền Tây. Riêng các tuyến từ TP.HCM đến Vũng Tàu, Phan Thiết bắt đầu tăng 40% giá vé từ ngày 30/4 đến hết ngày 2/5.
Hành khách nên mua vé tại bến để tránh bị vé giả, giá đắt
Để đảm bảo công tác trật tự an ninh cho hành khách đi xe, các xí nghiệp quản lý bến xe phối hợp với các lực lượng chức năng công an, Thanh tra Giao thông Vận tải... hỗ trợ các bến xe trong công tác đảm bảo an ninh và trật tự giao thông đô thị; tăng cường kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các đối tượng hình sự hoạt động tại các bến xe, bảo đảm an toàn cho người và tài sản của hành khách; nâng cao ý thức chấp hành các nội quy, trật tự của bến xe, đề cao cảnh giác, phát hiện nghi vấn để kịp thời báo với công an và cơ quan địa phương có phương án xử lý. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo các công ty quản lý bến xe đều có chung một ý kiến là: Để hạn chế tình trạng tranh giành, chèo kéo hành khách của các nhà xe, các hành khách nên vào mua vé trong bến và không nên đón xe ngoài đường. Bên cạnh đó, trong những dịp cao điểm như dịp nghỉ lễ, các loại vé như: vé tàu, ve may bay, vé xe,... đều rất khan hiếm. Đây cũng là dịp mà nhiều người lợi dụng để làm vé giả. Do đó, hiện nay tại các bến xe, ga tàu đều có hệ thống loa phát thanh tuyên truyền khuyến cáo mọi người nên mua vé trong bến, không nghe lời chèo kéo của “cò xe” để tránh mua phải vé giả, mua với giá đắt hơn thực tế.
Đồng thời, lãnh đạo các nhà ga, bến xe cũng khuyến cáo, vào dịp lễ việc mua và bán vé tàu, xe luôn ở trong tình trạng căng thẳng, do vậy không thể tránh khỏi tình trạng sai sót. Vì vậy, việc kiểm tra vé là việc rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo không xảy ra những điều đáng tiếc cho hành khách. Đối với vé điện tử, ngay sau khi giao dịch thành công với đơn vị bán vé, tên của quý khách sẽ được cập nhật trên hệ thống thông tin. Khi quý khách nhận vé cần kiểm tra kỹ những thông tin sau: họ và tên, lịch trình, giới tính, mã code...
Minh Mai - Long Tứ
suckhoedoisong.vn

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Cơ hội du lịch hè cùng ngân hàng

Các chương trình khuyến mãi liên kết của ngân hàng với các hãng dịch vụ du lịch mang lại lợi ích cho khách hàng 
Tháng Tư, khi những tia nắng ấm áp đậu xuống cành lộc non tơ, làm óng lên những giọt mưa trên lá mùa Hạ, đó là lúc nhà nhà, người người bắt đầu nghĩ đến những hành trình đầy nắng và gió sắp tới. Trong lúc này, đừng bỏ qua những dịch vụ chào hè tưng bừng của các ngân hàng, vì đây là cơ hội để tiết kiệm tối đa ngân sách gia đình cho những chuyến đi.
Đó là tinh thần hứng khởi mà NHTM Tiên Phong (TPBank) muốn mang tới cho những khách hàng gửi tiết kiệm của mình trong thời gian từ 1/4 - 30/6/2014 với chương trình khuyến mại “Hè rực nắng vàng - Muôn ngàn quà tặng”. Tổng giá trị giải thưởng của chương trình là hơn 6,4 tỷ đồng.
Theo đó, với mỗi 20 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn tháng hoặc 80 triệu đồng kỳ hạn tuần, khách hàng sẽ có cơ hội dự thưởng quay số tại chỗ với tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 8 tỷ đồng. Mỗi khách hàng sẽ có một cơ hội tham gia quay số may mắn cuối chương trình và có cơ hội nhận nhiều phần thưởng là các chuyến du lịch hè giá trị dành cho 2 người, gồm: 1 giải đặc biệt là chuyến du lịch Nhật Bản trị giá 100 triệu đồng; 3 giải nhì là chuyến du lịch Malaysia trị giá 32 triệu đồng/giải; 5 giải ba là chuyến du lịch Nha Trang trị giá 12 triệu đồng/giải.
Nhiều ngân hàng khuyến mại chuyến du lịch cho người gửi tiền
Chị Đỗ Kim Ngân (Mỹ Đình, Hà Nội) đang cân nhắc sử dụng khoản tiền tiết kiệm 50 triệu đồng nằm trong két sắt của gia đình. Chị cho biết: “Với tính cách hay mua sắm của tôi, nếu để tiền nằm một chỗ thì việc rút ra tiêu vào những khoản không cần thiết là khó tránh khỏi. Tôi đang tìm ngân hàng để gửi tiết kiệm và có thể sẽ chọn TPBank vì lãi suất không kém các ngân hàng khác mà nếu trúng giải thì gia đình tôi lại có một chuyến du lịch hè cho gia đình”.
Một cơ hội may mắn khác có thể đến với những khách hàng gửi tiết kiệm như chị Ngân. Với khách hàng tham dự chương trình từ 5-15/5/2014, nhân kỷ niệm 6 năm ngày thành lập TPBank, ngân hàng này cũng trao cơ hội bốc thăm may mắn và nhiều phần quà hấp dẫn cho những khách hàng gửi tiết kiệm từ 100 triệu đồng với kỳ hạn 1 tháng trở lên…
Thu hút khách hàng gửi tiền bằng các chương trình khuyến mại, hỗ trợ giảm giá tour du lịch được nhiều ngân hàng tung ra dịp này. Anh Trần Khánh Phương (Hải Châu, Đà Nẵng) chuẩn bị đưa cả gia đình đi du lịch hè tại Hồng Kông sau khi tham gia chương trình “Mùa hè rộn rã” của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Anh cho biết, chương trình khuyến mãi này của BIDV mở ra khá thiết thực khi tạo điều kiện cho khách hàng của mình được mua ve may bay giá rẻ mà không hạn chế về số lượng, cũng chẳng phải dành quá nhiều thời gian để rình ve may bay giá rẻ trong những chương trình do các hãng hàng không triển khai.
Khi tham gia “Mùa hè rộn rã” của BIDV, anh Phương vừa được ưu đãi giảm giá cả ve may bay máy bay lẫn bảo hiểm du lịch, lại còn được hưởng nhiều ưu đãi khác. “Vì cá nhân tôi có doanh số thanh toán cao tại ngân hàng này. Tôi đang cân đối tài chính để có thể đưa cả bố mẹ đi cùng, vì tuyến của tôi được Cathay Pacific giảm giá tới 53%”, anh Phương nói. Được biết, chương trình này kéo dài trong thời gian 2 tháng (từ 1/4 đến 30/6/2014), được BIDV áp dụng cho tất cả các thẻ và triển khai với 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Cathay Pacific.
Cụ thể, với hãng Cathay Pacific, khách hàng mua ve may bay bằng thẻ BIDV sẽ được giảm giá mạnh đối với các chặng (áp dụng giảm giá khứ hồi) đi Hồng Kông (53%), tới London và Paris (43%), Bắc Kinh và Thượng Hải - Trung Quốc (29%), đi Nhật Bản (15%) và vé đi Maldives (6%). Với hãng Jetstar Pacific, khách hàng của BIDV được giảm 10% các loại vé có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên (trừ chặng bay đang được hưởng khuyến mại). Còn khi mua ve may bay của Vietnam Airlines, các khách hàng của BIDV sẽ được giảm 20% với hành trình nội địa, 30% với hành trình quốc tế (đường Đông Nam Á) trên các tuyến từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi Bangkok (Thái Lan), Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia), PhnomPenh và SiemReap (Campuchia); TP. Hồ Chí Minh đi Jakarta (Indonesia) và Đà Nẵng đi Siem Reap.
Chị Nguyễn Mỹ Hạnh, Phó giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN (Hà Nội) cũng đang cân nhắc xây dựng kế hoạch nghỉ mát cho nhân viên trong công ty để hưởng các ưu đãi của chương trình này. Chị cho biết: “Năm ngoái tôi đã cho nhân viên đi nghỉ mát tại Đà Nẵng. Năm nay, khi đọc thông tin về chương trình “Mùa hè rộn rã” của BIDV, tôi có ý tưởng sẽ cho nhân viên đi du lịch ở một nước Đông Nam Á nào đó. Tuy nhiên, tôi sẽ chờ xem còn chương trình nào tương tự rồi mới quyết định lựa chọn”.
Hiện nay, xu hướng đi du lịch hè với hành trình quốc tế đang được nhiều bạn trẻ Việt Nam ưa chuộng. Vì thế, các chương trình chào hè như trên của ngân hàng được đánh giá là đã đánh trúng thị hiếu khách hàng. Trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, các chương trình khuyến mãi liên kết của ngân hàng với các hãng dịch vụ du lịch thực sự mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả khách hàng cá nhân và DN.
Lục Bảo Châu
thoibaonganhang.vn

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

VITM 2014 và những con số ấn tượng

Trong 4 ngày diễn ra sôi nổi, Hội chợ Du lịch Quốc tế 2014 đã bán khoảng 12.000 tour du lịch nội địa và quốc tế và 14.500 ve may bay giá rẻ tới người tiêu dùng.
VITM 2014 đã thực sự trở thành Hội chợ kích cầu du lịch lớn nhất từ trước đến nay và xứng đáng là sự kiện mang tầm quốc tế. Theo thống kê của Ban tổ chức VITM 2014, hội chợ đã thu hút 3.200 lượt doanh nghiệp đến làm việc và hơn 52.000 lượt người đến tham quan, mua sản phẩm du lịch. Tổng cộng có 508 gian hàng của 655 doanh nghiệp, trong đó có 154 doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đã có 12 nghìn tour giá rẻ được bán tới tay người tiêu dùng trong khuôn khổ VITM 2014
Nếu như tại VITM 2013 mới chỉ có 30 doanh nghiệp chào bán trực tiếp các sản phẩm khuyến mại thì tại VITM 2014, hầu như tất cả các doanh nghiệp tham gia Hội chợ đều mang tới các sản phẩm kích cầu, khuyến mại đến người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Công Hoan, Trưởng Nhóm Liên minh Kích cầu, trong 4 ngày Hội chợ, Nhóm đã bán ra tổng cộng khoảng 12.000 tour du lịch nội địa và quốc tế giá rẻ (năm 2013 là 6000 tour). Trong khi đó, ba hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar) cũng đã bán ra 14.500 ve may bay giá rẻ trong 4 ngày.
Theo kết quả khảo sát độc lập của dự án ERST  do EU tài trợ về VITM Hanoi 2014 cho thấy, có đến 75,3% doanh nghiệp tham gia hài lòng hội chợ; đặc biệt có đến 82,1% các đơn vị hài lòng với công tác truyền thông và thông tin cho các hoạt động truyền thông, quảng bá các hoạt động của hội chợ.
VITM Hà Nội 2014 cũng là Hội chợ Du lịch có nhiều sự kiện nhất với 32 hoạt động bao gồm 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế, 2 cuộc tọa đàm, 15 cuộc họp báo giới thiệu điểm đến và sản phẩm du lịch, 3 cuộc ký kết giữa các hiệp hội và liên minh kích cầu.
Hội chợ VITM 2014 xứng đáng là sự kiện nổi bật của ngành du lịch trong năm 2014
Đánh giá về VITM 2014, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - Trưởng Ban tổ chức cho rằng, VITM 2014 đã trở thành hoạt động kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2014. So với các Hội chợ Du lịch quốc tế của các nước trong khu vực, VITM của Việt Nam hoàn toàn không thua kém, thậm chí còn trội hơn về số lượng gian hàng, doanh nghiệp tham gia, người đến tham quan mua bán và số lượng sản phẩm du lịch chào bán trực tiếp.
Theo đánh giá của một số doanh nghiệp tham gia VITM 2014, Hội chợ năm nay có nhiều ưu điểm hơn so với VITM 2013, đặc biệt là khâu tổ chức bài bản hơn so với năm đầu tiên. Cụ thể là sự kiện năm nay đã mở rộng ngày mở cửa tự do cho công chúng (3 ngày so với chỉ có 2 ngày như năm ngoái) và không yêu cầu khách thăm quan phải xếp hàng lấy vé vào Hội chợ gây ùn tắc, mất lòng khách như năm ngoái. Đồng thời, công tác quảng bá truyền thông cho Hội chợ VITM năm nay được chú trọng và thể hiện tính hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Hội chợ Du lịch năm nay là vẫn chưa thu hút được nhiều đơn vị “buyer” (đối tác nước ngoài cung cấp tour đến Việt Nam) để tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi, mở rộng việc hợp tác, đẩy mạnh đưa khách du lịch đến Việt Nam giữa các công ty du lịch trong nước cung cấp dịch vụ inbound và các đối tác này.
Tại lễ bế mạc diễn ra chiều tối 6/4, Ban tổ chức VITM 2014 đã tổ chức trao giải thưởng cho các gian hàng trình bày ấn tượng nhất, doanh nghiệp bán hàng kích cầu tốt nhất, hãng hàng không bán nhiều sản phẩm nhất… cho các đơn vị tham gia Hội chợ./.
Bài&ảnh: Thảo Linh
toquoc.go.vn

52.000 người tham quan Hội chợ Du lịch Quốc tế 2014

Trong 4 ngày tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam, 3 doanh nghiệp hàng không đã bán khoảng 14.500 ve may bay gia re.
 
Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (VITM Hanoi 2014) đã trở thành hoạt động kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2014. Đó là khẳng định của ông Vũ Thế Bình- Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại lễ bế mạc Hội chợ VITM Hanoi 2014 diễn ra ngày 6/4.


Trong 4 ngày tổ chức, hội chợ đã thu hút 3.200 lượt các doanh nghiệp đến làm việc và hơn 52.000 lượt người đến tham quan, mua sản phẩm du lịch. Báo cáo của Ban tổ chức VITM Hanoi 2014 cho thấy, chỉ trong 4 ngày tham gia hội chợ, 3 doanh nghiệp hàng không (Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar) đã bán ra khoảng 14.500 ve may bay gia re.

Không chỉ các hãng hàng không mới thu hút người tiêu dùng mà các doanh nghiệp trong liên minh kích cầu cũng đã  bán cho người tiêu dùng  khoảng 12.000 tour du lịch nội địa và quốc tế. Cuộc khảo sát độc lập của dự án ERST  do EU tài trợ về kết quả của VITM Hanoi 2014 cho thấy, có đến 75,3% doanh nghiệp tham gia hài lòng hội chợ; đặc biệt có đến 82,1% các đơn vị hài lòng với công tác truyền thông và thông tin cho các hoạt động truyền thông, quảng bá các hoạt động của hội chợ.
Cũng trong chiều 6/4, trong khuôn khổ VITM Hanoi 2014, diễn ra giao lưu với 4 ứng cử viên đại sứ du lịch, cựu Đại sứ du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ. Đặc biệt, Lục Tiểu Linh Đồng - nghệ sĩ đóng vai Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký của Trung Quốc cũng đến tham dự giao lưu và bày tỏ mong muốn được làm sứ giả cho du lịch Việt Nam tại đất nước quê hương của ông./.
Lan Anh/VOV5

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Đấu thầu đường bay: Vietnam Airlines “tịt ngòi” độc quyền

Khi hàng không Việt cứ “gà què ăn quẫn cối xay” và “cá lớn nuốt cá bé" thì đấu thầu đường bay và giá ve may bay sẽ phá vỡ thế độc quyền của VNA...
Hàng không của mỗi quốc gia là biểu tượng cho vị thế chính trị - tiềm lực kinh tế - tiến bộ khoa học công nghệ - sức mạng quốc phòng an ninh. Bay lên từ “bệ phóng" của một cường quốc không quân từng đánh thắng siêu cường, từng có phi công trở thành toán học gia vạch và tính được được quỹ đạo cho tàu Con Thoi lên cung trăng, có phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, nhiều phi công anh hùng gỉỏi giang quả cảm… nhưng hiện nay, hàng không Việt Nam đang tụt hậu thê thảm - xếp thứ 6 (gần cuối bảng) trong 10 nước ASEAN, về đối nội hàng không thì xếp cuối bảng trong 5 loại hình vận tải, thị phần ít ỏi chỉ bằng 1/10 đường sông và chỉ bằng 1/2 đường sắt.
Để rộng đường dư luận, Kiến Thức đăng toàn văn bài phân tích của TS Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế Việt Nam về "Đấu thầu đường bay để cứu lấy sự nghiệp Hàng không":
 
 
Khi hàng không Việt “gà què” và “cá lớn nuốt cá bé"
 
Do duy trì quá lâu quan điểm đường bay nội địa sẽ phải thực hiện trong “vườn nhà - ao nhà", trong khi các ngành kinh tế phải đóng thuế tài nguyên thì hàng không nội địa cứ thỏa sức “bay chùa" lòng vòng trong cảnh “gà què ăn quẫn cối xay" do không chịu hội nhập trong bầu trời chung nên các đường bay lãng phí trên 25% về thời gian bay, nhiên liệu, tuổi thọ phương tiện.
 
Đường bay như Hà Nội - Phú Quốc tính được lãng phí trên 38.7% dân phải chịu giá ve may bay tới 5.2 triệu, đường bay Hà Nội - Cần Thơ lãng phí trên 28% giá ve may bay tới 3.2 triệu, đường bay có tần suất cao nhất là Hà Nội - TP HCM 60 chuyến/ngày lãng phí tới 26.8%. Do quá lãng phí, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì hàng không nội địa chưa bao giờ có lãi, hoàn toàn dựa vào bao cấp bù lỗ bằng tiền thuế đóng góp của nhân dân.
Kèm theo đó là cơ chế cửa quyền và quan liêu bao cấp "xin - cho" nên tồn tại những sự độc quyền và những cạnh tranh thiếu lành mạnh theo kiểu "Cá lớn nuốt cá bé" gây nên thực trạng "ta làm hại ta" khiến cho nhiều hãng phải phá sản trong lúc thị trường hàng không ngày càng tụt hậu thê thảm.

Tiến sỹ Trần Đình Bá đang giảng bài “Phương pháp tính hiệu quả kinh tế đường bay trước các tiến sỹ là thứ trưởng – Cục trưởng HKVN ngày 13/2/2012 tại Hội trường Bộ GTVT. Ảnh: Báo GTVT.
Đó là sự cạnh tranh “tàn khốc” về cước vận tải ở các đường bay nội địa do MCA, JPA,VJA, ICA, VASCO, VNA thì vẫn còn đang diễn ra những bất cập lớn từ hệ quả lãng phi nghiêm trọng từ luận thuyết “bay vòng kinh tế hơn bay thẳng”.
 
Ở những đường bay có 3 hãng cùng khai thác thì giá ve may bay bao giờ cũng “mềm” hơn nhưng VNA vẫn là “ vua giá ” cao nhất, đắt hơn 2 lần các hãng khác. Đường bay TP HCM đi HN hãng VJA chỉ 1.3 triệu, JPA 1.5 triệu, VNA tới 1.9 - 2.8 triệu. Đi Vinh giá của JPA 0.87 triệu, VJA 0.9 triệu, VNA 1.5 triệu. Đi Hải Phòng JPA 0.9 triệu, VJA 1 triệu, VNA tới 2 triệu. Chặng TP HCM – ĐN: VJA 0.7 triệu, JPA 0.6 triệu, VNA 1.2triệu - 1.5 triệu…
 
Các đường bay có hai hãng thì giá đắt hơn, TP HCM – Huế: VJA là 1-2 triệu, VNA 1.3-2.6 triệu . TP HCM – Quy Nhơn: VJA 1.1 triệu, VNA 1.3 triệu.
 
Các đường bay ngắn, hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm thời gian, nhiên liệu nhưng lại có giá “cắt cổ” đều thuộc lãnh địa độc quyền của VNA. Đó là đường bay TP HCM đi Đồng Hới 3.5 triệu, đi Thanh Hóa 2.5 triệu, đi Chu Lai tới 2.2 triệu, đi Tuy Hòa 1.8 triệu, đi Pleiku là 1.2 triệu, đi Côn Đảo 1.7 triệu, Hà Nội đi Phú Quốc 5.2 triệu… cho thấy “giá cả” hay “vật giá móc túi" của hàng không VN chỉ có Trời mới thấu.
 
Qua bảng tổng quan “vật giá trên trời” cho thấy, thị trường hàng không nước ta bất chấp quy luật kinh tế, vượt tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Với doanh nghiệp là “cá lớn nuốt cá bé”, với khách hàng là “chặt chém” không thương tiếc, “có mua thì đi, chê đắt thì thôi nhé”. Hoạt động dịch vụ trên tất cả các sân bay đều là của VNA nên các hãng hàng không khác phải lép vế nhường “ông lớn” đi trước… còn mình chịu thiệt.
 
Đó là kiểu “làm giá" của VNA dưới sự bảo trợ của Cục Hàng không như là “sân sau” của VNA, nếu “Thượng đế” có lên tiếng thắc mắc thì được ngay Cục hàng không giải thích rằng đó là “giá trần – giá sàn do Bộ Tài chánh định ra”, rồi giải thích với nhiều lý do như “máy bay to, máy bay nhỏ, lượn hạ cánh hai ba bốn vòng” rồi quãng đường 230 km đi Côn Đảo cũng “xem xem” 300 km hay 500 km mà thôi nên giá đắt hơn Phú Quốc không có gì phải bàn – nếu có ai phản ảnh sẽ bị chụp mũ là “vội vàng và thiếu tính thần xây dựng!”.
 
Độc quyền đường bay, độc quyền về giá và “cá lớn nuốt cá bé” đã làm cho nhiều hãng hàng không lép vế thua lỗ phá sản như ICA, MCA... kéo lùi hàng không nước nhà thua xa đường sắt và đường thủy nội địa. Nhiều hãng thua lỗ nặng nề và đi tới phá sản như ICA, MCA, lỗ nặng như JPA mỗi tháng 2 triệu USD. VNA là hãng có giá ve may bay cao nhất, cũng rơi vào cảnh “ăn đong từng bữa “phải nhờ Chính phủ bảo lãnh tín dụng thư L/C vay nóng nước ngoài và các ngân hàng mỗi năm trên trăm triệu USD, do không có lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng nên đang để lại món nợ “truyền kiếp” khá lớn.
 
Với 90 máy bay hầu hết là thuê khô và thuê ướt, hàng năm phải thuê tới 1200 lượt phi công ngoại, điều khiển máy bay cánh quạt ATR 72 trên tuyến Côn Đảo cũng phải thuê cả Cơ trưởng người nước ngoài… cho thấy sự tụt hậu quá nặng nề tới mức bần cùng.
 
Năng lực HK 12 triệu HK/90 triệu dân, chỉ đạt 13% dân số là tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu vận tải của thế giới nên nộp thuế doanh nghiệp cho Nhà nước là thấp nhất. Với nhân lực trên 3 vạn người mà chỉ có 12 triệu khách/năm thì không thể có lợi nhuận .
Vật giá “trên trời” đang gây tổn thất nặng nề cho ngân sách Nhà nước và gây thiệt thòi cho người tiêu dùng, tới mức mà Bộ Trưởng Đinh La Thăng phải lắc đầu… Chỉ sau 2 tháng bay bằng ve may bay của JPA, VJA, Bộ GTVT đã tiết kiệm nửa tỷ đồng, nội suy tuyến tính mỗi năm bộ GTVT sẽ tiết kiệm được 3 tỷ đồng, nếu tính cho 22 bộ ngành và 65 tỉnh thành có cán bộ đi lại thì sẽ tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước gần cả ngàn tỷ - tương đương ngân sách dành cho Giáo dục. Gần đây hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng GTVT, chính khách đầu tiên của Bộ Ngoại giao đã đi hãng máy bay của Vietjet Air để tiết kiệm chi phí và khuyên cáo chung tay phá thế độc quyền để đổi mới hàng không.
 
Thực hành đấu thầu và đổi mới đường bay… để cứu hàng không Việt!
 
Đã đến lúc hàng không cũng phải đóng thuế tài nguyên xây dựng đất nước mà không thể “bay chùa”. Còn đấu thầu đường bay và giá ve may bay nhằm tạo điều kiện cho các hãng được bình đẳng lựa chọn “bay vòng hay bay thẳng” để hạch toán có lãi, giá vé giảm để cạnh tranh, có đóng thuế thuế tài nguyên, có lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng.
 
Hợp tác quốc tế về khai thác tài nguyên không gian trên nguyên tắc “bầu trời mở rộng ASEAN” tôn trọng và hợp tác cùng có lợi nhờ tiết kiệm thời gian và nhiên liệu, lại thu được thuế tài nguyên không gian. Giải pháp lập đường bay thẳng qua không phận các nước, chấp nhận trả thuế không gian đảm bảo các lợi ích là giải pháp duy nhất để cùng có lợi. Đặc biệt giành quyền cho các hãng lựa chọn giữa các “học thuyết” kinh tế hàng không “bay thẳng hay bay vòng", giống như hành khách có quyền lựa chọn hãng bay. Còn cơ quan quản lý Nhà nước là Cục hàng không từ bỏ được cơ chế cửa quyển “xin- cho” để tập trung cho quản lý an toàn theo luật hàng không dân dụng, vừa đảm bảo trọng tài kinh tế tạo niềm tin cho các hãng hàng không và chống độc quyền về giá.
 
Dự án “Thuế tài nguyên không gian, thực hành đấu thầu đường bay” sẽ có tác động lành mạnh hóa thị trường hàng không đổi mới để tồn tại và phát triển bền vững giống như “Khoán 10” nhằm thủ tiêu bao cấp trì trệ, mở ra kỷ nguyên mới cho hàng không VN thực sự hội nhập cạnh tranh lành mạnh để cùng có lợi , cùng phát triển.
Kiến nghị và “Dự án thuế Tài nguyên không gian và đấu thầu đường bay” đã được gửi đến Thủ tướng – Các bộ trưởng và các hãng thông tấn báo chí.
Đấu thầu hàng không là thiết lập các đường bay thẳng giữa hai điểm vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa dễ dàng quản lý và điều hành không lưu. Lộ trình tất cả các đường bay tiết kiệm thời gian bay trên bầu trời tới 25% để giảm hao mòn phương tiện, tăng tỷ lệ an toàn trên không. Các hãng hàng không được tự do lựa chọn đường bay thích hợp, đưa ra giá cước phí vận tải để cạnh tranh lành mạnh để chống độc quyền nhằm bình ổn giá cùng có lợi cho tất cả các hãng do tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng được thị phần vận tải.
 
Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tài nguyên không gian hợp lý tiết kiệm để tăng nguồn thu, giảm thâm hụt nợ công, đồng thời mở cửa bầu trời, mời gọi các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài vào khai thác nhằm giảm đầu tư công cho Chính phủ trong việc mua sắm phương tiện bay và triệt để khai thác hạ tầng hàng không, tăng thu cho ngân sách. Nhà nước mỗi năm thu lợi từ 45-50 triệu USD, các nước láng giềng hưởng lợi 15-20 triệu USD thuế tài nguyên không gian. Các hãng hàng không tiết kiệm thời gian, nhiên liệu tính ra trên 120-150 triệu USD/năm, giảm thời gian bay – tăng vòng tăng chuyến, tăng sản lượng và lợi nhuận.Nhân dân hưởng lợi bằng ve may bay giá rẻ và tiết kiệm thời gian. Các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất tại các sân bay tăng năng lực, tăng lợi nhuận. Tăng nhanh thị phần hàng không để giảm tải cho đường bộ, giảm 12-15% các vụ tai nạn giao thông.
 
Hãy tin rằng dự án “khoán 10 hàng không” sẽ là cú đột phá thông minh hưởng ứng Thông điệp “Cải cách thể chế” của Thủ tướng Chính phủ đưa thị phần vận tải hàng không từ 12 triệu sẽ dần tăng lên 25 triệu trong năm 2014 và 50-60 triệu trong năm 2020 và 80-120 triệu vào năm 2025 để xếp vào “top 3” của Hiệp hội hàng không 10 nước ASEAN và cải thiện vị trí trong 5 loại hình vận tải tại VN mang lại lợi ích cho Nhà nước, tất cả các hãng hàng không và nhân dân!
 
TS Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế Việt Nam
kienthuc.net.vn