Trận chiến Trân Châu Cảng và những sự thật về nó đến nay vẫn còn chưa ngã ngũ.
Vụ tấn công bất ngờ ngày 7 tháng 12 năm 1941 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào cảng quân sự Pearl Harbor - Trân Châu Cảng trên đảo Oahu, quần đảo Hawaii, thuộc Hoa Kỳ là một đòn chí tử vào niềm kiêu hãnh của quân đội Hoa Kỳ, khiến cục diện của cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 thay đổi hoàn toàn. Đã qua hơn 7 thập kỷ mà hệ quả của nó vẫn còn âm ỉ cho đến tận ngày nay.
Vụ tấn công được Đô đốc Nhật Isoroku Yamamoto (1884 – 1943), chỉ huy tàu sân bay Nhật Bản trong các cuộc đột kích vào Hạm đội Thái Binh Dương của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, trực tiếp lên kế hoạch triển khai và hành động. Theo các nguồn tin cho hay, mục đích chính của vụ tấn này là để chinh phục Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng như làm “tê liệt” các Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trước khi dâng cao làn sóng chiến tranh chống lại Nhật.
Để thực hiện cuộc không kích trên quy mô lớn này, hải quân Nhật đã cho triển khai 353 không hạm, chia làm 2 đợt không kích kéo dài trong 110 phút, bắt đầu từ 7h55 phút buổi sáng ngày Chủ nhật định mệnh 7/12/1941 đến 9h45 phút cùng ngày. Chính Đô đốc Husband E. Kimmel (1882 – 1968), Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương là người trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng biến của hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng vào cái ngày định mệnh ấy.
Trong khi sĩ quan không quân Mỹ Kermit A. Tyler (1913 – 2010) “tảng lờ” mọi tín hiệu cảnh báo từ radar trên khu vực Trân Châu Cảng thì Doris Miller (1919 – 1943), một đầu bếp phục vụ trên tàu người Mỹ gốc Phi đã chiến đấu hết mình với lòng qua cảm hiếm thấy khi cuộc tấn công bất ngờ xảy ra, sau này ông đã được Hội chữ thập Hải quân Mỹ trao tặng huân chương danh dự hạng ba cho lòng chiến đấu anh dũng của mình.
Cho đến nay, Đài tưởng niệm Quốc gia USS Arizona, được xây dựng tại chính nơi thiết giáp hạm USS Arizona (BB - 39) của Hải quân Hoa Kỳ bị đánh chìm trên Trân Châu Cảng, thủ phủ Honolulu, tiểu bang Hawaii, Mỹ, là nơi an nghỉ của hơn 1000 lính thủy đã hi sinh tại cuộc chiến bảo vệ Trân Châu Cảng ngày ấy. Một ngày sau đó, ngày 8/12/1941, để đáp trả hành động tấn công táo tợn của Hải quân Nhật, Hoa Kỳ lập tức tuyên chiến với Nhật. Ba ngày sau, Quốc hội Hoa Kỳ cũng chính thức tuyên chiến với Đức.
Sĩ quan Hải quân Nhật Kazuo Sakamaki (1918 – 1999) là tù nhân đầu tiên của cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2. Tàu ngầm HA – 19 do Kazuo Sakamaki chỉ huy đã bị Hải quân Mỹ bắt gọn và điều dẫn về Hoa Kỳ. Nhiều năm sau đó, nhờ có những cam kết thực hiện sứ mệnh hòa bình mà Kazuo Sakamaki được trả về Nhật Bản và bắt đầu một cuộc sống mới với công việc là một nhân viên của Hãng Toyota Motor trước khi nghỉ hưu vào năm 1987.
Lịch sử Hoa Kỳ đã gọi diễn văn mà Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đọc ngày 8 tháng 12 năm 1941, một ngày sau sự kiện Trân Châu Cảng đã có tác động sâu sắc đến toàn thể nhân dân Mỹ, trở thành bài diễn văn nổi tiếng nhất trong giới chính trị Mỹ, để từ đó Quốc hội Mỹ chính thức phát động chiến tranh chống Nhật trên quy mô lớn.
Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu du khách đến hòn đảo Oahu tại quần đảo Hawaii để thăm quan miền đất lịch sử bi tráng của Mỹ. Đối với đất nước Nhật Bản, cho đến tận ngày nay người ta cũng không biết nên gọi Trân Châu Cảng là một chiến thắng hay một bước ngoặt của sự thất bại. Như lời Đô đốc chỉ huy Hải quân Nhật Hara Tadaichi (1889 - 1964) đã từng nói “Chúng ta thắng một chiến thắng chiến thuật vĩ đại tại Trân Châu Cảng, và do đó, đã thua cả một cuộc chiến”.
Conan (ione.net)Ảnh: EG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét