Nhớ lắm sương mù
Cách đây khoảng 10 năm, Đà Lạt như một thiếu nữ e ấp tuổi xuân thì. Chúng tôi ngạc nhiên khi được xem lại những tấm hình ngày trước của nhà nhiếp ảnh MPK chụp hồ Xuân Hương ngập tràn trong khói sương. Người ta bảo, nghệ sĩ lãng tử này khi đó thoải mái ghi lại được nét duyên thầm của Đà Lạt với sương lãng đãng quanh hồ cùng những cô gái trong trang phục áo len đủ màu, khăn ấm choàng quanh cổ. Nhưng bây giờ thì e khó lắm?.
Ông Sáu Thanh, nhà ở đường Bùi Thị Xuân, gần Bảo tàng Lâm Đồng tư dinh của tư sản Nguyễn Hữu Hào, cha của Hoàng hậu Nam Phương) nhớ lại: “Khi đó, sáng sớm sương lạnh làm chúng tôi không thấy nổi nhau dù chỉ cách vài mét. Tới 14h, sương xuất hiện trở lại”.
Thế nhưng thành phố yêu kiều giờ chỉ mù mịt sương vào dịp Noel, còn những tháng hè chỉ mát mẻ khi đêm về. Nguyên nhân, vì thông Đà Lạt bị chặt đi quá nhiều. Những cánh rừng thông bạt ngàn, nhìn ngút tầm mắt giờ đã bị đốn hạ. Người ta bảo Đà Lạt đẹp nhờ phố trong rừng, rừng trong phố nhưng bây giờ đi trên nhiều con phố chỉ thấy nhà ống san sát nhau, chẳng thấy đâu những cây thông ngạo nghễ đâm vút lên trời cao như thuở nào.
Chuyện mua quạt gắn trong nhà lúc trước được xem là lạ ở Đà Lạt, nhưng hiện giờ, nhiều cơ quan Nhà nước lẫn tư nhân đã buộc phải làm việc ấy.
Cách đây chỉ mươi năm khi đi Tour Da Lat, mở cửa sổ khách sạn, chúng tôi đã ồ lên vì sương mù trôi lãng đãng dưới chân đồi. Chúng tôi dạo phố với bao tay len và mũ ấm đội quanh đầu. Thế nhưng, giờ đây đã không còn mấy khi được trông thấy những bức tranh thủy mặc ấy nữa.
Trong nhiều nguyên nhân làm thời tiết Đà Lạt nóng lên phải kể đến quá trình đô thị hóa quá nhanh tạo cho nhiều khu vực đồi núi, những con dốc quanh co biến thành phố xá sầm uất. Do cây bị đốn nhiều, quá trình đô thị hóa tăng nhanh nên theo Đài khí tượng Đà Lạt, nhiệt độ trung bình của xứ sở sương mù tăng dần sau mỗi năm.
Lối xưa, xe ngựa đâu rồi?
Cách đây khoảng 10 năm, Đà Lạt như một thiếu nữ e ấp tuổi xuân thì. Chúng tôi ngạc nhiên khi được xem lại những tấm hình ngày trước của nhà nhiếp ảnh MPK chụp hồ Xuân Hương ngập tràn trong khói sương. Người ta bảo, nghệ sĩ lãng tử này khi đó thoải mái ghi lại được nét duyên thầm của Đà Lạt với sương lãng đãng quanh hồ cùng những cô gái trong trang phục áo len đủ màu, khăn ấm choàng quanh cổ. Nhưng bây giờ thì e khó lắm?.
Ông Sáu Thanh, nhà ở đường Bùi Thị Xuân, gần Bảo tàng Lâm Đồng tư dinh của tư sản Nguyễn Hữu Hào, cha của Hoàng hậu Nam Phương) nhớ lại: “Khi đó, sáng sớm sương lạnh làm chúng tôi không thấy nổi nhau dù chỉ cách vài mét. Tới 14h, sương xuất hiện trở lại”.
Thế nhưng thành phố yêu kiều giờ chỉ mù mịt sương vào dịp Noel, còn những tháng hè chỉ mát mẻ khi đêm về. Nguyên nhân, vì thông Đà Lạt bị chặt đi quá nhiều. Những cánh rừng thông bạt ngàn, nhìn ngút tầm mắt giờ đã bị đốn hạ. Người ta bảo Đà Lạt đẹp nhờ phố trong rừng, rừng trong phố nhưng bây giờ đi trên nhiều con phố chỉ thấy nhà ống san sát nhau, chẳng thấy đâu những cây thông ngạo nghễ đâm vút lên trời cao như thuở nào.
Chuyện mua quạt gắn trong nhà lúc trước được xem là lạ ở Đà Lạt, nhưng hiện giờ, nhiều cơ quan Nhà nước lẫn tư nhân đã buộc phải làm việc ấy.
Cách đây chỉ mươi năm khi đi Tour Da Lat, mở cửa sổ khách sạn, chúng tôi đã ồ lên vì sương mù trôi lãng đãng dưới chân đồi. Chúng tôi dạo phố với bao tay len và mũ ấm đội quanh đầu. Thế nhưng, giờ đây đã không còn mấy khi được trông thấy những bức tranh thủy mặc ấy nữa.
Trong nhiều nguyên nhân làm thời tiết Đà Lạt nóng lên phải kể đến quá trình đô thị hóa quá nhanh tạo cho nhiều khu vực đồi núi, những con dốc quanh co biến thành phố xá sầm uất. Do cây bị đốn nhiều, quá trình đô thị hóa tăng nhanh nên theo Đài khí tượng Đà Lạt, nhiệt độ trung bình của xứ sở sương mù tăng dần sau mỗi năm.
Lối xưa, xe ngựa đâu rồi?
Trước đây, Đà Lạt có bến xe ngựa gần hồ Xuân Hương. Nhiều du khách bảo rằng những chuyến đi dạo trên xe ngựa khiến họ thêm yêu thành phố. Tiếng vó ngựa khuya lộp cộp trên đường vắng sẽ đưa ta đến nhiều nơi. Với một không gian và trải nghiệm rất riêng bởi những chiếc xe ngựa thường chỉ chở 2 khách. Lý do, vì xà ích rất thương ngựa của mình sợ chở nặng đi đường đèo dốc, ngựa sẽ mệt. Giờ này đến Đà Lạt, bạn sẽ khó lòng nghe được tiếng vó ngựa trên đường.
Nhớ lại dịp Festival hoa Đà Lạt 2007, du khách mãi ngẩn ngơ khi được thấy lại những chuyến xe thổ mộ bất chợt trên đường. Ai nấy ao ước nếu như còn mãi “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo” thì Đà Lạt sẽ lãng mạn biết bao!
Đợt lên thành phố ngàn hoa mới đây nhân dịp Lễ hội hoa được tổ chức, tôi chỉ trông thấy duy nhất một chiếc xe ngựa. Hiếm hoi là thế nên du khách muốn cưỡi ngựa phải chịu khó tới khu du lich LangBiang ở huyện Lạc Dương (cách trung tâm hơn 10km).
Phai dấu chợ đêm
Giống như một số địa phương khác, để thu hút du khách, Tp. Du lich Da Lat có tổ chức chợ đêm ở khu Hòa Bình. Du khách nào lên cao nguyên cũng phải ghé nơi này để mua sắm. Thế nhưng, gần đây ở tượng đài trước chợ, hàng rong, quán nhậu mọc lên như nấm. Dạo quanh chợ chúng tôi nhiều lần chứng kiến, hễ thấy công an từ xa là các chủ quán “hàng xổm” lại la lên ầm ĩ, rồi thu dọn bàn ghế bỏ chạy tán loạn khiến du khách cũng phải... chạy theo. Khi công an rút đi, họ lại dọn ra bán tiếp, rác thải ngập ngụa ngay dưới chân du khách.
Ở khu vực trung tâm thành phố, nhiều chỗ có biển báo cấm đỗ xe nhưng, xe máy cứ vô đỗ sai quy định, khiến du khách phải vất vả để tìm lối đi. Hình thành đã lâu nhưng chợ đêm nhiều năm qua cũng chỉ bán các loại áo len đan sẵn, áo gió second-hand, nhiều chủ quầy còn nói thách.
Lợi dụng sự đông đúc của chợ đêm vào tối thứ bảy, nhiều “đạo chích” đã trà trộn vào đây để móc ĐTDĐ, ví tiền... của du khách. Nhiều trường hợp, người từ xa đến mải mê chọn quà mang về tặng người thân, khi sờ vào túi thì mới biết bị mất tiền. Anh Nguyễn Thế Đoàn, nhà ở đường Nguyễn Kiệm (Q. Gò Vấp) kể lại: Hôm đó anh chọn được 1 cái áo len ưng ý mua về tặng bạn, nhưng khi lấy ví tiền ra trả thì đã bị “bốc hơi” đành xin lỗi người bán vì không có tiền mua.
So với Sa Pa ở Tây Bắc, Đà Lạt đã nhạt nhòa dần vai trò của một Thiên đường du lịch. Làm sao để Đà Lạt quay về với nét quyến rũ vốn có? Những người có trách nhiệm của thành phố ngàn hoa cần tìm ra lời giải.
Giống như một số địa phương khác, để thu hút du khách, Tp. Du lich Da Lat có tổ chức chợ đêm ở khu Hòa Bình. Du khách nào lên cao nguyên cũng phải ghé nơi này để mua sắm. Thế nhưng, gần đây ở tượng đài trước chợ, hàng rong, quán nhậu mọc lên như nấm. Dạo quanh chợ chúng tôi nhiều lần chứng kiến, hễ thấy công an từ xa là các chủ quán “hàng xổm” lại la lên ầm ĩ, rồi thu dọn bàn ghế bỏ chạy tán loạn khiến du khách cũng phải... chạy theo. Khi công an rút đi, họ lại dọn ra bán tiếp, rác thải ngập ngụa ngay dưới chân du khách.
Ở khu vực trung tâm thành phố, nhiều chỗ có biển báo cấm đỗ xe nhưng, xe máy cứ vô đỗ sai quy định, khiến du khách phải vất vả để tìm lối đi. Hình thành đã lâu nhưng chợ đêm nhiều năm qua cũng chỉ bán các loại áo len đan sẵn, áo gió second-hand, nhiều chủ quầy còn nói thách.
Lợi dụng sự đông đúc của chợ đêm vào tối thứ bảy, nhiều “đạo chích” đã trà trộn vào đây để móc ĐTDĐ, ví tiền... của du khách. Nhiều trường hợp, người từ xa đến mải mê chọn quà mang về tặng người thân, khi sờ vào túi thì mới biết bị mất tiền. Anh Nguyễn Thế Đoàn, nhà ở đường Nguyễn Kiệm (Q. Gò Vấp) kể lại: Hôm đó anh chọn được 1 cái áo len ưng ý mua về tặng bạn, nhưng khi lấy ví tiền ra trả thì đã bị “bốc hơi” đành xin lỗi người bán vì không có tiền mua.
So với Sa Pa ở Tây Bắc, Đà Lạt đã nhạt nhòa dần vai trò của một Thiên đường du lịch. Làm sao để Đà Lạt quay về với nét quyến rũ vốn có? Những người có trách nhiệm của thành phố ngàn hoa cần tìm ra lời giải.
Bài và ảnh: Tuyết Nhung
giaothongvantai.com.vn
Tags: ve may bay gia re, du lich trung quoc, du lich da lat, du lich mui ne, tour da lat,tour mui ne, khu du lich, du lich thai lan, du lich han quoc, tour thai lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét