Đây là một trong những chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2012, kế hoạch năm 2013 và công tác cổ phần hóa TCT Hàng không Việt Nam (VNA) ngày 19/12. Cùng dự họp có Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu, đại diện các cục, vụ của Bộ GTVT và lãnh đạo VNA, TCT Cảng hàng không VN, TCT Đảm bảo bay Việt Nam...
Lần đầu tiên không đạt kế hoạch tăng trưởng
Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng giám đốc VNA cho biết năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, các hoạt động thương mại, đầu tư và sức mua của người dân giảm sút đã ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. Do đó, thị trường hàng không nội địa năm 2012 lần đầu tiên trong nhiều năm không đạt kế hoạch tăng trưởng. Năm nay, VNA cũng liên tục vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt với của các hãng hàng không giá rẻ trong nước và các đối thủ quốc tế lớn. Thêm vào đó, giá nhiên liệu bay Jet A1 tăng cao làm phát sinh chi phí ngoài kế hoạch tới 725 tỷ đồng.
Lãnh đạo Vietnam Airlines báo cáo với Bộ trưởng về tình hình của Tổng Công ty. |
Do những khó khăn cộng dồn, VNA đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổng công ty cũng đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như tiết kiệm và cắt giảm chi phí (tổng chi phí tiết kiệm năm 2012 ước đạt 570,3 tỷ đồng). Ngoài ra, VNA đã điều hành sản phẩm linh hoạt, giảm bớt tải cung ứng trên những đường bay có nhu cầu giảm cũng như tận dụng mọi cơ hội tăng tải để tăng doanh thu. Việc linh hoạt điều chỉnh tải cung ứng đã được thực hiện theo từng ngày bay, từng chuyến bay trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn tiết kiệm tối đa các chi phí khác. Cụ thể, Tổng công ty đã điều chỉnh linh hoạt khoảng 3060 chuyến bay hai chiều, cắt giảm so với kế hoạch gần 3.600 giờ bay. Ước tính việc điều chỉnh linh hoạt sản phẩm giúp VNA tiết kiệm khoảng 400 tỷ đồng.
Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012, ông Phạm Ngọc Minh cho rằng, dù trong bối cảnh thị trường rất khó khăn nhưng VNA cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: Bảo đảm tốt an ninh, an toàn hàng không, duy trì chất lượng dịch vụ; Sản lượng vận chuyển hành khách nội địa không tăng nhưng lại vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng quốc tế, đặc biệt là hệ số sử dụng ghế quốc tế đạt tới 75,6%, đây là mức cao nhất từ trước đến nay; Hiệu suất sử dụng máy bay về cơ bản vẫn bám sát kế hoạch đề ra; Đảm bảo cân đối thu chi và ổn định thu nhập của người lao động...
Sau khi đưa ra các con số dự báo môi trường kinh doanh năm 2013, VNA đã đặt ra một số chỉ tiêu chính như: doanh thu toàn Tổng công ty đạt 55.168,2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 76,2 tỷ đồng.
Khó khăn cũng là lúc nhìn rõ mình hơn
Sau khi nghe báo cáo của đại diện VNA, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu và các cục, vụ của Bộ đã đưa ra các ý kiến đóng góp vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và vấn đề cổ phẩn hóa của VNA. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu VNA tiếp thu, bổ sung vào bản báo cáo tổng kết năm 2012, triển khai nhiệm vụ 2013 của Tổng công ty.
Vietnam Airlines cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa. |
Bộ trưởng đánh giá, tuy sản xuất kinh doanh của VNA năm 2012 không đạt kế hoạch nhưng đây là sự cố gắng, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn của tập thể CBCNV Tổng công ty. Bộ trưởng chia sẻ, theo dự báo của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, năm 2013 nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa. “Năm 2013 khó khăn nhưng cũng là cơ hội để VNA nhìn rõ mình hơn”- Bộ trưởng nhấn mạnh. Vì vậy, VNA cần phải chủ động hơn trong công tác dự báo, chủ động xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, VNA cần xác định rõ tồn tại, yếu kém trong năm 2012, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan, đưa ra giải pháp đột phá, mang tính chất bước ngoặt trong giai đoạn khó khăn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013. Bộ trưởng yêu cầu Tổng công ty rà soát lại toàn bộ chi phí đầu vào, tăng cường kiểm soát đầu ra, công tác bán vé máy bay tại các đại lý ve may bay, hạn chế thất thu, đảm bảo lợi ích cho khách hàng; Đánh giá năng lực quản trị của Tổng công ty; Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNA, so sánh với các hãng hàng không trong khu vực, tạo tiền đề cho hội nhập sâu rộng khối ASEAN vào năm 2015 và xây dựng thị trường hàng không cạnh tranh. VNA cần xem xét lại công tác dự báo dựa trên các dự báo, đánh giá của các tổ chức, công ty tư vấn thế giới để đưa ra dự báo cho thị trường vận tải nói chung và thị trường hàng không nói riêng. Các dự báo đưa ra phải gắn với thị phần vận tải hàng không, điều kiện hạ tầng, khả năng phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bộ trưởng chỉ đạo VNA cùng với Cục Hàng không VN và các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó có công tác quản lý đội bay, điều hành bay, đào tạo nguồn nhân lực. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đường bay tối ưu trên tuyến hàng không nội địa nhằm tiết giảm chi phí. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa Tổng công ty. Bộ trưởng cũng yêu cầu VNA triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp ngay khi Chính phủ phê duyệt đề án. VNA cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong tổ chức bộ máy, tổ chức doanh nghiệp và các hoạt động. Đồng thời, tiến hành tái cơ cấu đầu tư, công nợ, khẩn trương thoái vốn ở các dự án đầu tư ngoài ngành.
Bộ trưởng Đinh La Thăng giao Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu trực tiếp chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng đề án khai thác hiệu quả các cảng hàng không sân bay, đường bay và kiểm tra năng lực các cảng hàng không. Tiến tới đổi mới chính sách khai thác bay, điều chỉnh giá, phí dịch vụ tại cảng nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các hãng hàng không phát triển. Bộ trưởng cũng giao các cục, vụ liên quan cùng với VNA khẩn trương rà soát vốn điều lệ, công nợ... để xây dựng kế hoạch bố trí tăng vốn điều lệ cho VNA.
Thu Phương
giaothongvantai.com.vn
Tags: ve may bay gia re, du lich trung quoc, du lich da lat, du lich mui ne, tour da lat,tour mui ne, khu du lich, du lich thai lan, du lich han quoc, tour thai lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét