Đây là một câu hỏi mang tính chất khảo sát là chủ yếu, và ngay cả lần trước tôi đã viết bài: Chia sẻ kinh nghiệm mở Đại lý vé máy bay cũng nói sơ sơ để mọi người hình dung ra rồi. Lần này tôi đi vào chi tiết hơn. Nhưng cũng xin nhấn mạnh rằng tôi chỉ đưa ra nhận định trên những gì tôi hiểu biết, qua kinh ghiệm làm việc của tôi, tôi không phải là nhà nghiên cứu hay nhà báo để đưa ra con số chính xác. Những lời tôi chia sẻ dưới đây mang tính chất cá nhân của tôi thôi nhé.
Hỏi: Đại lý vé máy bay có thực sự lời hay không?
Trả lời: Có, lời rất nhiều.Trả lời ngoài lề: Việt Nam đã có một số hãng hàng không đã phá sản (Indochina Airlines), tạm ngừng bay (Air Mekong), hoặc thậm chí chưa từng có máy bay, chưa từng cất cánh: Tập đoàn Trãi Thiên chẳng hạn, có trụ sở mà chưa từng có máy bay hoặc lịch bay….và im hơi lặng tiếng để rồi đi vào dĩ vãng.
Tiếp tục trả lời ngoài lề: Ở trên là những hãng hàng không đã ra đi, còn những Đại lý ve may bay, hoặc phòng vé máy bay thì sao. Cũng ra đi rất nhiều, nhiều lắm, tôi không có con số cụ thể. Lý do ra đi chung của các Đại lý này là không có khách, hoặc không đủ chi phí trả tiền mặt bằng, nhân viên…..Và nhất là thời điểm những năm khủng hoảng kinh tế gần đây khiến các phòng vé bị lung lay, các phòng vé mới ra đời chịu nhiều áp lực hơn các phòng vẽ cũ.
Với đại lý ve may bay cấp 1. Trung bình có khoảng từ 250-300 đại lý cấp 2, thậm chí có đại lý cấp 1 có tới 500 đại lý cấp 2. Tính trung bình 1 ngày đại lý cấp 2 mang về cho cấp 1 khoảng 10-15 triệu tiền vé (các bạn biết đấy,nếu 1 vé máy bay quốc tế có thể lên tới mấy chục triệu cơ) vậy cứ lấy con số 250-300 nhân với 10-15 triệu sẽ ra số tiền 1 ngày mà Đại lý cấp 1 luân chuyển. Và dĩ nhiên là có lời rồi.
Tuy nhiên các đại lý cấp 1 chịu áp lực ác liệt hơn đại lý cấp 2, họ chịu nhiều rủi ro hơn. Trường hợp do tin tưởng sự hợp tác 1 vài năm mà không lấy gối đầu của đại lý cấp 2. Đến khi đại lý cấp 2 phá sản, hoặc chay trốn không có tiền trả thì đại lý cấp 1 cụng khốn đốn.
Mặt khác cấp 1 chịu áp lực từ hãng, cho nên đôi khi cấp 1 hầu như không có tiền lời từ vé. Họ chọn phương án để giá trần, giá gốc hay còn gọi là giá NET cho đại lý cấp 2. Để mong cho đủ doanh số từ hãng, bên hãng sẽ trích % cho cấp 1. Và cấp 1 cũng trích % nhỏ hơn cho cấp 2. Nhưng nói chung là đại lý cấp 1 vẫn có lời.
Vậy đại lý cấp 2 thì sao: Ví dụ bán 1 ve may bay của JetStar Pacific, khi check trên hệ thống là 2,2 triệu đã bao gồm thuế, sân bãi….Tức là A-Z nếu khách hàng check từ web của hãng. Thì đại lý cấp 2 được đại lý cấp 1 để giá NET, rơi vào khoảng 2,1 triệu, thậm chí là 2 triệu, tức 1 vé có thể lời từ 1-200 ngàn. (rơi vào 1 số đại lý cấp 1 để giá sát gốc thôi nhé).
Nếu 1 ngày đại lý cấp 2 chỉ bán được 5-10 vé thì coi nhưng khá căng, số tiền lời được chia cho tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, điện nước, thuế má…….vậy còn lời được bao nhiêu? Thậm chí nếu bạn xuất vé sai, lỗi từ phía kinh nghiệm của bạn, hoặc không tư vấn kỹ cho khách……. việc đền tiền vé là điều không tránh khỏi.
Nhưng đôi khi chỉ cần bán được 2-3 vé quốc tế đi các nước phát triển (Nhật, Anh, Mỹ….), sẽ được đại lý cấp 1 trích từ % 30-50 USD 1 ve may bay là đã đủ chi phí, và bắt đầu có lời. Ngược lại, phá sản là điều đương nhiên.
Vậy câu hỏi ở trên đã được trả lời rộng ra. Và cũng hy vọng rằng ai có ý định mở phòng vé hãy cân nhắc thật kỹ.
Ngọc Khuê.
vemaybaydatviet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét