Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Du khách “méo mặt” vì giá tour tết

Các dịch vụ xe, khách sạn, ăn uống, ve may bay đều tăng nên giá tour tết thi nhau đội lên. 
Lượt khách đăng ký mua tour tết tại các hãng lữ hành đã tăng đáng kể so với những ngày trước. Tuy nhiên, theo các hãng lữ hành, so với cùng kỳ năm ngoái lượt khách như hiện nay vẫn ở mức khá thấp. Khách ít, giá cả tăng cao, bên cạnh đó là quy định mới khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lữ hành ngày càng gặp khó.
Tour nội, ngoại đều tăng!
Những ngày gần đây, liên tục nhiều hãng lữ hành chào bán tour tết mới với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đơn cử như chương trình “Tour tết giá tốt, tặng đến 1 triệu đồng” hay “khuyến mãi cực lớn dịp cuối năm”… Xem qua, nhiều người nghĩ có vẻ giá tour tết đang giảm khá hấp dẫn. Tuy nhiên, khi được hỏi, một số hãng lữ hành thừa nhận đấy là “chiêu” để thu hút khách chứ thực ra các hãng lữ hành đang phải đối mặt với đủ thứ khó khăn như dịch vụ đòi tăng giá.

Giá tour tết trong nước và nước ngoài tăng do các hãng lữ hành đang phải đối mặt với nhiều dịch vụ đòi tăng giá. Ảnh: HTD
Bà Lê Thị Như Hà, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Hòa Bình, nói: “Các dịch vụ xe, khách sạn, ăn uống, vé máy bay đều đòi tăng vào dịp tết vậy nên giá tour cũng đội lên khoảng 10% đến 20% so với ngày thường. Nếu ai tung ra chương trình giảm giá hay khuyến mãi gì thì tôi cho rằng là “chiêu” thôi. Vì tết cái gì cũng tăng giá hết”. Cũng theo bà Hà, đến thời điểm này, các tour của du lịch Hòa Bình mới chỉ đầy được 50% số chỗ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Đức Hải, Giám đốc Công ty Du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông, cho hay lượng khách của công ty giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá dịch vụ xe vận chuyển tăng 30%, khách sạn nhiều nơi cũng tăng gần gấp đôi, vé máy bay tăng khiến giá tour phải tăng theo.
Cũng theo ông Hải, không chỉ tour nội địa mà các tour nước ngoài như Lào, Thái, Campuchia ít biến động về giá thì năm nay cũng tăng khá mạnh. Trong đó, tour Thái Lan có mức tăng mạnh nhất lên đến 30% do giá vé máy bay tăng quá cao. Ngoài ra, tour Campuchia cũng tăng thêm khoảng 10% so với ngày thường.
Lữ hành lo thiếu vốn
Ngoài chuyện ế khách, nhiều hãng lữ hành còn đau đầu với bài toán thiếu vốn do Nhà nước chuẩn bị áp dụng ký quỹ 500 triệu đồng đối với lữ hành quốc tế từ 1-1-2014.
Nói về điều này, ông Trương Đức Hải bức xúc: “Chúng tôi đã kiến nghị lên Hiệp hội Du lịch TP.HCM và hiệp hội cũng từng có ý kiến nhưng vẫn không có kết quả. Việc ký quỹ này làm các DN khó khăn về vốn vì phải chôn 500 triệu đồng vào đó, đến khi giải thể mới được lấy lại. Trong khi thực tế, có bao nhiêu hãng lữ hành khi xảy ra vấn đề lấy số tiền đó để đền bù cho khách? Tôi thấy nó chẳng khác gì một loại giấy phép con”.
Một DN xin giấu tên nói trước đây ký quỹ 250 triệu đồng DN đã cảm thấy khó. Nay tăng lên 500 triệu đồng thì vô tình “giam vốn” DN. “DN thiếu vốn, mượn ngân hàng, giá tour đội lên thì cuối cùng khách chịu” - DN này nói.
Còn theo ông Trần Văn Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt, ông hoàn toàn ủng hộ việc ký quỹ này. Vì việc mở một công ty du lịch hiện nay quá dễ dãi đã dẫn đến tình trạng bát nháo, khách bị thiệt. Tuy nhiên, ông Long cũng kiến nghị cơ quan quản lý nên xem xét lại việc hỗ trợ cho các DN thiếu vốn.
“Việc chôn 500 triệu đồng vào mà không sinh lời trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì đúng là rất mệt mỏi. Nhà nước nên hỗ trợ lại bằng cách tạo điều kiện cho các DN vay, tất nhiên khi đó các hãng lữ hành sẽ phải có tài sản thế chấp” - ông Long nói.
MAI PHƯƠNG
phapluattp.vn

Hãng VietJetAir khai trương đường bay Vinh – Đà Lạt

Chào mừng festival hoa Đà Lạt và tuần văn hóa du lịch Đà Lạt, VietJetAir mở bán đường bay mới Vinh – Đà Lạt, với tần suất khai thác 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần (vào thứ ba, năm, bảy), cung ứng thêm 1.080 chỗ mỗi tuần cho người dân.
Chuyến bay sẽ khởi hành từ Vinh lúc 8h05 và đến Đà Lạt lúc 9h35. Chiều ngược lại khởi hành lúc 10h10 từ Đà Lạt và tới Vinh lúc 11h40.
Với thời gian bay khoảng 1h30 phút, từ nay đường bay đã nối liền 2 điểm đến nổi tiếng về thắng cảnh và lịch sử của đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, du lich của 2 thành phố và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
1-1852-1385698626
VietJetAir là hãng hàng không thế hệ mới, năng động, hiện đại, được cấp phép khai thác bay trên các chặng nội địa và quốc tế. Hãng đang thực hiện gần 500 chuyến bay mỗi tuần. Với đội tàu bay mới, hiện đại, chất lượng dịch vụ bay an toàn, thân thiện, được kiểm soát bởi các tập đoàn quốc tế uy tín, đội ngũ tiếp viên thân thiện và vui vẻ, hãng đã vinh dự được bình chọn là “Hãng hàng không có dịch vụ vận chuyển thân thiện và chế độ khuyến mại tốt nhất Việt Nam”.
Đây là giải thưởng uy tín được bình chọn qua chương trình báo cáo nghiên cứu thị trường “Tin & Dùng 2012” do Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng thực hiện, dưới sự bảo trợ của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, phối hợp cùng Công ty Giải pháp quản lý thị trường Mancom.
Đặc biệt, theo kết quả công bố tại London (Anh Quốc) trong khuôn khổ giải thưởng uy tín dành cho các hãng hàng không giá rẻ toàn cầu “Budgie$ & Travel Awards 2012” vừa qua, đường bay VietJetAir được công nhận nằm trong “Top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất thế giới” năm 2012, cùng với các hãng hàng không hàng đầu như SpiceJet (Ấn Độ), EasyJet (Anh Quốc), Southwest (Mỹ) và AirAsia X (Malaysia).
Chuyến bay khai trương từ ngày 24/12 và vé máy bay đã được mở bán tại website vietjetair.com, tổng đài bán vé 19001886, các phòng ve may bay và đại lý trên toàn quốc.
(Nguồn: VietJetAir)

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Vietjet Air và Air France-KLM bán vé máy bay gia rẻ

Các hãng hàng không VietJet Air (VJA), Air France-KLM đang có những chương trình bán ve may bay gia re nội địa và quốc tế.

Theo đại diện VJA, từ nay đến hết ngày 31-1-2014 khách hàng thanh toán vé máy bay VietJetAir bằng các loại thẻ tín dụng do Ngân hàng ANZ phát hành sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt hấp dẫn: giảm 30% giá vé. VJA cho biết sẽ có 100 vé giảm giá được hãng tung ra mỗi tuần.
Đại diện Hãng hàng không Air France-KLM cũng cho biết từ nay đến ngày 10-12, hãng sẽ giảm giá vé cho hành khách đi từ Hà Nội hoặc TP.HCM đến Paris (Pháp) và châu Âu.
Hành khách đi hạng ghế phổ thông từ Hà Nội/TP.HCM có cơ hội được hưởng giá vé ưu đãi từ 18,45 triệu đồng (gần 873 USD) đi Paris và từ 18,87 triệu đồng (gần 893 USD) đi Frankfurt và từ 20,58 triệu đồng (gần 974 USD) đi London. Chương trình khuyến mãi cũng được áp dụng cho các điểm đến nội địa Pháp và nhiều điểm đến khác tại châu Âu.
Bên cạnh đó, hành khách đi hạng ghế phổ thông trên các chuyến bay KLM cũng được hưởng mức giá ưu đãi như đến Amsterdam với giá từ 20,01 triệu đồng (gần 947 USD), đến Oslo với giá từ 19,335 triệu đồng (gần 915 USD), đến Copenhagen với giá từ 20,686 triệu đồng (gần 979 USD) và nhiều điểm đến khác tại châu Âu.
Hành khách mua ve may bay từ nay đến hết ngày 10-12 cho các chuyến khởi hành từ 22-11 đến hết ngày 31-3-2014.
LÊ NAM
tuoitre.vn

Tháng 12, hãng hàng không lớn nhất thế giới sẽ hoạt động

Hai hãng hàng không American Airlines và US Airways sáp nhập trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới với tên gọi American Airlines.

Ngày 27/11, Thẩm phán Tòa án phá sản liên bang Mỹ ở thành phố New York đã phê chuẩn thỏa thuận giữa Bộ Tư pháp Mỹ với hai hãng hàng không American Airlines và US Airways cho phép hai hãng hàng không này sáp nhập trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới với tên gọiAmerican Airlines.

American Airlines sẽ hoạt động vào tháng tới. (Nguồn: AP)
 American Airlines sẽ hoạt động vào tháng tới. (Nguồn: AP)

Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của AMR Corporation - công ty mẹ của American Airlines cho biết, với phán quyết trên, American Airlines và US Airways sẽ hoàn tất mọi thủ tục để đưa hãng hàng không mới American Airlines chính thức đi vào hoạt động từ ngày 9/12 tới. 
 
Sở dĩ có sự sáp nhập này do tháng 11/2011, AMR Corperation phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản sau gần 80 năm hoạt động, do mỗi năm hãng này bị thua lỗ trung bình 500 triệu USD kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Tại thời điểm xin bảo lãnh phá sản, AMR Corperation gánh trên vai khoản nợ gần 30 tỷ USD.
 
Theo thỏa thuận sáp nhập, AMR Corporation sẽ được đổi thành American Airlines Group. Với việc sáp nhập này, 86% thị phần hàng không nội địa Mỹ sẽ nằm trong tay 4 hãng hàng không lớn gồm American Airlines, Delta Air Lines, United Airlines và Southwest Airlines.
 
Trước đó, các cổ đông của American Airlines và US Airways đồng ý sáp nhập hồi tháng 2/2013, nhưng thương vụ sáp nhập trị giá 11 tỷ USD này đã bị ngừng lại theo đơn đề nghị của Bộ Tư pháp Mỹ gửi tòa án liên bang hôm 13/8 với lý do việc sáp nhập sẽ làm tăng giá ve may bay và lệ phí các chuyến bay, gây thiệt hại cho hành khách.
 
Ngoài ra, 6 bang của Mỹ cũng đệ đơn ngăn chặn kế hoạch sáp nhập vì sợ mất các chuyến bay và công ăn việc làm của người dân địa phương tại các sân bay.
 
Sau nhiều tháng vận động và tranh cãi, ngày 12/11, Bộ Tư pháp Mỹ đã đồng ý cho phép American Airlines và US Airways thực hiện kế hoạch sáp nhập với một số điều kiện, trong đó có việc phải giảm bớt quy mô sáp nhập tại một số sân bay ở những thành phố lớn. 
 
Cụ thể, các hãng hàng không giá rẻ như AirTran Southwest và JetBlue sẽ được trao quyền ưu tiên hơn trong việc cất hạ cánh và có các khu đỗ riêng tại các sân bay Reagan National Airport ở thủ đô Washington, LaGuardia Airport ở thành phố New York và các sân bay tại các thành phố lớn như Boston, Chicago, Los Angeles, Dallas và Miami.
 
Khi đi vào hoạt động, American Airlines mới sẽ trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới với tần suất 6.700 chuyến bay/ngày tới 336 địa điểm ở 56 quốc gia, đem lại doanh thu khoảng 40 tỷ USD mỗi năm.

TTXVN

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Tiết kiệm tiền vé máy bay Tết, hãy xuất ngoại

Giá ve may bay tet tăng 10%
Các hãng hàng không trong nước đã đồng loạt mở bán vé máy bay tết Giáp Ngọ với mức giá tăng khoảng 10% và hầu hết đều không có khuyến mãi giá rẻ.
Ngày 2/10, Vietnam Airlines tung ra đợt vé bay tết đầu tiên với 10% số lượng ghế, 90% số ghế còn lại hãng sẽ tung ra vào đợt 2 và 3.
Hành trình bay từ TP HCM ra Hà Nội hoặc ngược lại có giá 3-5 triệu đồng. Trong đó, mức giá rẻ nhất 3 triệu đồng chỉ áp dụng cho các chuyến có giờ bay bất tiện vào lúc rạng sáng hoặc nửa đêm.
Hãng hàng không giá rẻ VietjetAir đã mở bán vé tết từ giữa tháng 9/2013 trên tất cả các hành trình bay. Giá ve may bay các chặng Hà Nội - TP HCM và ngược hoặc các chặng TP HCM đi Vinh, Hải Phòng đều có giá khoảng 2,6 triệu đồng. Nếu cộng các loại thuế phí, vé hãng này cũng phải xấp xỉ mức 3 triệu đồng.
Vé máy bay tết của Jetstar Pacific bắt đầu bán từ tháng 8/2013, chặng bay TP HCM - Hà Nội có giá rẻ nhất sau thuế khoảng 2,9 triệu đồng.
Trong khi vé máy bay tết nội địa có giá cao ngất ngưởng khoảng 3 triệu đồng/vé (mức rẻ nhất) thì nhiều chuyến bay qua nước ngoài lại khuyến mãi lớn trong dịp này.
Hãng hàng không AirAsia mới mở bán hàng triệu vé khuyến mãi cho các chặng bay quốc tế, trong đó nếu bay từ Việt Nam bay sang Kuala Lumpur và Bangkok (điểm xuất phát từ Hà Nội hoặc TP HCM) với giá khứ hồi chỉ khoảng 100USD (khoảng 2,1 triệu đồng).
Chính vì vậy, nhiều người có nhu cầu về quê ăn tết, thay vì bay thẳng một chuyến nội địa đã chọn cách bay vòng ra nước ngoài để tiết kiệm chi phí hàng triệu đồng.
Chị Nguyễn Hằng, hiện đang công tác tại TP HCM cho biết, chị vừa dat ve may bay cho chuyến từ TP HCM sang Bangkok (Thái Lan) trước khi bay từ Bangkok về Hà Nội vào ngày 28 tết.
Lý giải về chuyện bay vòng này, chị Hằng cho biết, sẽ rẻ hơn 1,2 triệu đồng nếu bay thẳng về Hà Nội.
“Tổng số tiền tôi phải chi cho 2 chặng bay khoảng 1,8 triệu đồng, vẫn về đến Hà Nội mà lại rẻ hơn 1,2 triệu đồng so với giá vé nội địa. Có cơ hội sang Thái Lan, mình sẽ dùng số tiền thừa đó mua quà cho gia đình”, chị Hằng hào hứng.
Ngoài điểm dừng chặng đầu là Thái Lan, nhiều công ty lữ hành còn có điểm dừng tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Anh Ngọc Tuyên, đang có nhu cầu bay từ Hà Nội vào TP HCM ăn tết đã chọn điểm dừng chân tại Kuala Lumpur, Malaysia trước khi về TP HCM.
Giá cho chặng bay từ Hà Nội đi Kuala Lumpur là 61USD. Sau đó, nếu bay từ Kuala Lumpur về TP HCM sẽ mất thêm 38USD. Tổng chi phí cho 2 chặng bay chỉ tốn gần 100USD (tương đương khoảng 2,1 triệu đồng), rẻ hơn tuyến nội địa xấp xỉ 1 triệu đồng.
“Đi vòng vừa rẻ, lại vừa được xuất ngoại ngắm cảnh nên tôi quyết luôn”, anh Tuyên nói.
Trên nhiều trang diễn đàn, “chiêu” bay vòng này được nhiều bạn trẻ chia sẻ và tư vấn. Một nick name cho biết: Hành khách có thể từ TP HCM sang Bangkok chiều ngày 28 (các chuyến 18 giờ hoặc 21 giờ), hạ cánh tại sân bay Donmuang. Trong lúc chờ đợi để sáng hôm sau (29/1) về Hà Nội, nửa đêm hành khách có thể tranh thủ rẽ qua các cửa hàng miễn thuế tại sân bay để mua quà biếu tết cho gia đình. Giá hành trình này chỉ mất 86USD, lại được thăm thú, shopping.
Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng mua được ve may bay gia re, cách tiết kiệm nói trên chỉ áp dụng cho những ai có kinh nghiệm săn vé khuyến mãi của các hãng hàng không trên mạng.
Tour ngoại đắt khách, tour nội ế ẩm
Năm nào cũng thế, các hãng lữ hành thi nhau kích cầu du lịch các tour xuất cảnh dịp tết mà “quên” tour trong nước.
Chỉ cần bỏ ra 6 triệu đồng là khách hàng đã được đi du lịch nước ngoài trong khi một tour nội với quãng đường tương đương cũng phải mất 8-9 triệu đồng. Người dân trong nước đổ xô chọn tour du lịch nước ngoài. Lượng khách đi du lịch nước ngoài năm nay vì thế đã tăng 20-30% so với năm 2012.
Khảo sát bảng niêm yết giá tour tại một số hãng lữ hành, dễ dàng nhận thấy tour đi Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar 4-6 ngày có giá 5-14 triệu đồng, thấp hơn so với giá tour di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội đi Nha Trang, Đà Lạt hoặc Phú Quốc. Thậm chí, riêng vé máy bay hai chiều từ Hà Nội đi TP HCM đã bằng giá tour trọn gói đi du lịch Thái Lan trong 5 ngày 4 đêm.
Trong khi đó, tại điểm đến khá mới mẻ được du khách nội chọn đi khá nhiều trong thời gian này là Campuchia cũng có mức giá tương đương với tour nội địa đi các tỉnh miền Trung.
Tương tự, một tour Hà Nội - Phú Quốc bằng máy bay 3 ngày sẽ có giá tương đương với tour Singapore - Malaysia 7 ngày. Như vậy, việc tour nội địa mất ưu thế cạnh tranh về giá so với tour ngoại không chỉ hạn chế khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mà còn khiến chính khách du lịch trong nước quay lưng với các tour nội địa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta vừa không thu được nguồn ngoại tệ từ du khách quốc tế mà còn có nguy cơ “chảy máu” ngoại tệ khi hằng năm số lượng người Việt Nam ra nước ngoài đi du lịch ngày càng tăng mạnh.
Du lịch nội địa vốn đã kém hấp dẫn du khách bởi tour tuyến nghèo nàn, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp, nay lại càng mất thế cạnh tranh vì tour nước ngoài liên tiếp có chính sách giảm giá trong khi giá tour Việt Nam lại cứ tăng vùn vụt và ngày càng đắt đỏ.
Bên cạnh đó, vào dịp cuối năm, các nhà hàng, khách sạn trong nước thường tăng giá khoảng 10-15% so với ngày thường cũng khiến cho các tour du lịch nội địa cũng bị “đội” giá lên. Ngoài ra, tại các địa phương, thay vì tích cực bắt tay với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế quảng bá các điểm du lịch nổi tiếng của địa phương mình như cách các quốc gia lân cận trong khu vực đang làm thì hầu như đều im hơi, lặng tiếng, thậm chí còn tăng giá vé theo lối kinh doanh chụp giật.
Chắc hẳn ai cũng nhớ sự việc tăng giá vé tham quan đột ngột của vịnh Hạ Long vào năm 2011 - ngay sau thời điểm vừa lọt vào danh sách “có thể” trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Sự việc này như một minh chứng cho lối làm ăn chụp giật, đã gây bức xúc cho du khách lẫn đơn vị lữ hành. Thời điểm đó, đại diện của Ban Quản lý vịnh Hạ Long đưa ra 3 lý do để tăng giá gấp đôi là: Vịnh Hạ Long vừa vào danh sách 7 kỳ quan mới; nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ; đồng tiền mất giá, lạm phát leo thang. Cách làm này đi ngược với xu thế thế giới là lẽ ra phải mở chiến dịch quảng bá hình ảnh sau sự kiện này bằng chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Phương Vũ

Lừa bán vé máy bay trên mạng dịp Tết

Càng gần đến Tết nguyên đán, việc đặt vé máy bay qua các đại lý chính hãng càng khó khăn khiến nhiều khách hàng đã tìm đặt vé trên mạng. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều đối tượng đã sử dụng những chiêu trò bán vé lừa tiền khách hàng.

Anh Trung, một người làm việc tại TP.HCM cho biết, trong một lần lướt web, anh Trung vô tình đọc được thông tin rao bán ve may bay Tet của một người bạn làm quen trên facebook. Người này cam kết sẽ tìm được một ve may bay gia re hơn giá vé chính hãng.

Sau khi so sánh, anh Trung quyết định đặt vé rồi gọi điện với tổng đài của hãng để đối chiếu, thấy trùng khớp thông tin, anh Trung mới chuyển tiền cho người bạn. Nhưng hai ngày sau gọi điện kiểm tra lại, anh Trung "té ngửa" vì bị mất tiền và không hề có vé.

“Người bạn đó rao bán với giá mềm hơn một chút. Nếu như nói về dịp tết, mình chưa nói đến giờ bay hay thời điểm bay thì giá bình thường khoảng 3 triệu, nhưng người bạn đó rao bán cho mình với giá 2,8 triệu đồng. Người bạn giải thích giá vé đó mua được do trước đây bạn đã làm ở đại lý, nên người có “mẹo” để tìm kiếm những vé giá rẻ hơn. Một vài ngày sau kiểm tra lại, vì mình có nhu cầu mua cho nhiều bạn bè nữa, chứ không riêng cá nhân mình, thì thấy vé ở tình trạng bị hoàn lại, khi đó mới biết mình đã bị lừa”, anh Trung nói.

Nhan nhản những trang cá nhân giao bán vé máy bay trên mạng.

Lần tìm vào trang facebook của người bán, anh Trung phát hiện ra rằng không chỉ riêng anh mà còn khoảng 4, 5 người khác cũng bị lừa. Anh Trung cho biết, thủ đoạn lừa bán vé máy bay của người này khá tinh vi, không phải yêu cầu đặt vé nào cũng được chấp nhận mà chỉ lựa chọn một số giờ bay, ngày bay nhất định. Bằng cách này, y đã khiến cho những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đặt vé máy bay trên mạng như anh Trung cũng bị sập bẫy.

“Mình có liên lạc với những bạn có comment trên trang facebook đó, mình có liên lạc được với 4, 5 người và biết họ cũng gặp trường hợp tương tự. Tuy nhiên, họ không có kinh nghiệm mua vé máy bay nên họ không biết vé đã bị hoàn. Sau khi tạo sự tin tưởng, mình đã xin được mã số đặt chỗ của họ, khi kiểm tra lại mình đã biết toàn bộ mã số đó đều bị hoàn lại”, anh Trung chia sẻ.

Theo chủ một cửa hàng vé máy bay, thủ đoạn chung của những kẻ lừa đảo là nhận đặt vé với hãng hàng không Vietnam Airlines theo tên và ngày giờ khách yêu cầu rồi thanh toán như bình thường để khi khách hàng kiểm tra với tổng đài, đối chứng thông tin thì hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, biết chắc rằng khách hàng đã kiểm tra với tổng đài về thông tin của vé, những kẻ lừa đảo sẽ lặng lẽ gọi điện yêu cầu đến hãng bay và yêu cầu hoàn vé. Đương nhiên, họ chấp nhận đóng một khoản tiền phạt gọi là tiền bồi hoàn vé, nhưng bù lại sẽ được hưởng trọn vẹn khoản tiền chênh lệch giữa tiền thu của khách và tiền phí hồi hoàn.

Đại lý này cho biết thêm, nguyên nhân là những đại lý trung gian trường lựa chọn hãng hàng không Vietnam Airlines vì hãng này khá thông thoáng trong việc hoàn ve may bay. Các đại lý trung gian muốn hoàn vé chỉ cần gọi điện thoại và nộp phí phạt.

Anh Vũ Đình Lâm, quản lý phòng vé Trần Hưng Đạo cho biết: “Chỉ có hãng hàng không Vietnam Airlines mới được hủy vé, còn VietJetAir hay Jetstar rất ít trường hợp hủy vé. Chỉ với mức vé cao nhất khoảng hơn 3 triệu/vé chặng Hà Nội – Sài Gòn, hay Sài Gòn – Hà Nội mới được hủy vé.  Khả năng rủi ro trong những trường hợp có vé rồi, có số vé rồi nhưng khi đại lý cấp hai họ yêu cầu cho hủy, thì đại lý cấp 1 vẫn cho hủy một cách bình thường. Lúc ấy người ta cũng không quan tâm khách hàng là ai, ai là người mua, ai là người trả tiền, đại lý sẽ làm theo yêu cầu của người hủy”.

Nói như vậy không có nghĩa là khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm khi dat ve may bay của hàng VietJetAir hay Jetstar. Cũng theo tìm hiểu của anh Trung, rất nhiều người đã bị mất tiền oan do các đại lý trung gian thay đổi thông tin của khách hàng và chuyển vé đó sang cho một người khác.

“Có bạn đặt VietJetAir hay Jetstar, hai hãng này họ không có cơ chế hoàn vé nhưng họ có cơ chế thay đổi thông tin. Những kẻ lừa đảo sẽ đặt vé cho người mua, sau một thời gian họ tìm được người mua khác thì họ lại thay đổi thông tin”, anh Trung khuyến cáo.

Bởi vậy, theo những người có kinh nghiệm trong ngành hàng không, khách hàng cần hết sức cẩn thận đối với những thông tin rao bán vé máy bay trên mạng. Khách hàng cần đến những đại lý chính hãng, có uy tín để đảm bảo quyền lợi nếu xảy ra sự cố.

giaoduc.net.vn

Mua hộ vé máy bay rồi bỏ trốn, người lao động bị lừa

Từ nguồn tin bạn đọc, Báo Lao Động nhận được đơn kêu cứu của hàng chục người lao động  ngụ tại P.15 (Q.Bình Thạnh, TPHCM) bị lừa hàng chục triệu đồng tiền mua ve may bay tet năm 2014.
Trong đơn kêu cứu, chị Nguyễn Thị Lẹ (28 tuổi) - đại diện cho 5 hộ gia đình gồm 17 người quê tại H.Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết: Trong quá trình buôn bán (bán bún tại Q.1), chị Lẹ quen một người tên Châu làm việc tại một ngân hàng tại Q.3, TPHCM.
Nhờ mua vé máy bay, người lao động bị lừa hàng chục triệu đồng.
Do đang có nhu cầu về quê, chị Châu giới thiệu cho chị Lẹ một người bán vé máy bay tên Thêm và cung cấp số điện cho chị Lẹ. Sau một thời gian bà Thêm mua vé giúp chị Lẹ thành công, đầu tháng 11.2013, những người cùng quê với chị cũng nhờ bà Thêm mua tổng cộng 17 vé (gồm 9 vé khứ hồi và 8 vé một chiều) của hãng vé máy bay VietJet Air tuyến TPHCM - Thừa Thiên - Huế và ngược lại, với tổng số tiền hơn 27 triệu đồng.
Anh Huỳnh Nghiệp (29 tuổi) - một người mua vé - cho biết: Do khi in vé lần này khác với những lần mua vé trước nên chúng tôi đã liên lạc với tổng đài dat ve may bay của hãng VietJet Air để xác minh, thì được biết, số vé trên chưa được thanh toán tiền. Ngay lập tức, chúng tôi liên lạc với bà Thêm  thì được bà Thêm khẳng định là đã nộp tiền và đề nghị gom toàn bộ số vé đã in của chúng tôi lên sân bay để xác minh.
Chúng tôi cử một người đi cùng, nhưng khi lên đến sân bay thì bà Thêm lựa lúc chúng tôi không để ý và bỏ trốn. Sau đó, chúng tôi nhiều lần liên lạc với bà Thêm qua số điện thoại 0937293301, nhưng thuê bao trên đã tắt máy.
Chị Lẹ cho biết: Chúng tôi đều là NLĐ nghèo, do cả tin nên đã bị người bán ve may bay là bà Thêm lừa đảo. Mọi người đều không rõ địa chỉ bà Thêm ở đâu, chỉ nhớ được số xe của bà Thêm là 59S1-52727 khi bà này tới mua vé cho chúng tôi.
 Ngày 26.11, trao đổi với CA P.15 (Q.Bình Thạnh), trung tá Nguyễn Thanh Nguyên - trực chỉ huy - cho biết: Chúng tôi chưa nhận được đơn trình báo từ  người bị lừa mua vé máy bay. Khi nhận được đơn trình báo từ họ, chúng tôi sẽ lập hồ sơ, báo cáo lên cấp trên để xử lý.
Một đại diện VietJet Air cho biết: Do không có số code vé của 17 người mua vé máy bay nên không xác minh được tên tuổi, địa chỉ bà Thêm. Chúng tôi đề nghị khách hàng, vào dịp tết nên cẩn trọng khi mua vé do thường xảy ra tình trạng “cò” vé, lừa đảo bán vé máy bay khống, chúng tôi luôn khuyến cáo khách hàng nên mua vé máy bay trực tiếp tại website của hãng, mua tại phòng vé chính hãng, các đại lý bán vé có chứng nhận của VietJet Air...

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Các trang booking online phổ biến nhất với dân du lịch

Dat ve may bay, phòng ở, thuê xe, các gói tour, dịch vụ du lịch…..tất cả đều có thể được thực hiện trước chuyến đi qua những cú click trên các trang booking online.

Các trang booking này cho phép bạn tự thiết kế hành trình của mình, nơi ăn ở, phương tiện đi lại chỉ trong vài giờ mà không phải thông qua các đại lý du lịch.
Ngoài ra, có những khuyến mại chỉ áp dụng cho khách đặt trực tuyến, vì thế, sử dụng những trang booking này đôi khi bạn sẽ có được giá hời cho hành trình của mình. 
Thêm một lợi ích của các trang booking đó là chúng sẽ tự động tìm kiếm thông tin và so sánh giá cả giúp bạn. Thay vì phải vào từng trang web của các hãng máy bay và tìm ve may bay, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm tại Kayak, Expedia. Những trang này sẽ tìm cho bạn giá rẻ nhất của hành trình bay đồng thời có thêm thông tin về khách sạn, thời tiết, gợi ý những địa điểm nên đến thăm, hướng dẫn và link các bài viết liên quan tới điểm đến v.v. 
Đặc biệt, nhiều trang có mục chia sẻ hoặc đánh giá của các khách du lịch khác về các dịch vụ, giúp bạn có thông tin thực tế trước khi quyết định đặt khách sạn nào, đi đâu.
Dưới đây là Top 10 trang booking online bạn có thể tham khảo cho hành trình tiếp tới của mình. Danh sách này nằm trong số 25 trang booking online phổ biến nhất do Skift.com, một công ty du lịch toàn cầu, nghiên cứu.
 
Lưu ý: Estimated visits, October 2013 (số lần truy cập ước tính với đơn vị hàng triệu); Time on site (thời gian trung bình lưu lại trên trang / đơn vị phút); Page view per visit (số trang xem trong mỗi lần truy cập); vàLeading country (quốc gia có người truy cập nhiều nhất). 
TripAdvisor.com không hề xa lạ với nhiều người Việt Nam, đặc biệt khi chuẩn bị các chuyến đi nước ngoài. Trang này hiện là trang booking online phổ biến thứ 2 trên thế giới, sau trang booking.com – được mệnh danh là ông vua du lịch trực tuyến với số người truy cập vẫn không ngừng tăng lên. TripAdvisor, có nhiều phiên bản tại từng nước, phát triển mạnh về mảng đặt khách sạn trực tiếp. 
 
Trang booking phổ biến, có phiên bản tiếng Việt, Agoda (tập trung chủ yếu về châu Á), Kayak và Priceline cũng nằm trong số 10 trang được người dùng sử dụng nhiều nhất.
Expedia, đứng thứ 4, nổi tiếng về công cụ tìm kiếm và so sánh giá vé máy bay tốt nhất.
 
Ngoài những trang web trên khá phổ biến với dân du lich Việt Nam, còn có những trang booking khác cũng nằm trong top 25. Trang Maketmytrip.com phổ biến với người dùng tại Ấn Độ. Trang Ctrip và Qunar thống trị khách hàng tại Trung Quốc. Một số trang của Nhật Bản cũng lọt vào danh sách này.
Trong danh sách này cũng có trang chia sẻ nhà ở Airbnb – nơi bạn có thể tìm nhà ở miễn phí hoặc thuê với giá rẻ, do người dân địa phương tự cho thuê nhà của mình để kiếm thêm chút tiền.
Aya (Depplus.vn/MASK)

Dịch vụ phát triển rầm rộ phục vụ SEA Games

Để đáp ứng nhu cầu khách du lịch lẫn các đoàn dự SEA Games 27, dịch vụ đi máy bay, di động lẫn trao đổi tiền tệ được phát triển chóng mặt trước ngày khai mạc giải.
Sau khi chuyển thủ đô mới lên Nay Pyi Taw vào năm 2006, vấn đề giao thông đi lại giữa cố đô Yangon và Nay Pyi Taw vô cùng khó khăn. Quãng đường bộ di chuyển bằng xe bus lên đến 300 km, cũng như quá nhiều chặng tạm dừng khiến việc lưu thông tại SEA Games 27 gặp không ít khó khăn.
Dù có đến 7 hãng hàng không nội địa đảm bảo 10 chuyến bay/ngày giữa Yangon đến Nay Pyi Taw cũng khiến khách du lịch lo lắng, khi giá cả ở Myanmar rất đắt đỏ. Mãi đến sát ngày khai mạc, hãng hàng không Air Madalay quyết định thiết lập tuyến bay hai chiều Yangon - Nay Pyi Taw với giá 65 USD (tương đương hơn 1.300.000 đồng).
Không lâu sau đó, hãng hàng không Golden Myanmar Airline cũng công bố thành lập đường bay hai chiều như đối thủ Air Mandalay. Tuy nhiên, giá ve may bay một chiều của hãng hàng không này chỉ tầm 46 USD (tầm hơn 9.660.000 đồng). Chắc hẳn với giá mới này, cuộc đua giảm giá vé máy bay và giành giật khách hàng giữa 5 hãng hàng không còn lại sẽ vô cùng hấp dẫn.
Ảnh minh họa
Nhờ SEA Games27 , dịch vụ di chuyển hàng không, điện thoại di động lẫn
giao dịch tiền tệ tại Myanmar sẽ ăn nên làm ra trong 1 tháng tới đây
Cùng việc thêm đường bay, ban tổ chức SEA Games 27 cũng cẩn thận bố trí tuyến xe bus từ sân bay Nay Pyi Taw đến sân Làng vận động viên cạnh sân thi đấu chính Wanna Thikdi cũng được thiết lập. Nhờ việc liên kết các địa điểm thi đấu đã khoa học sẽ giải quyết vấn đề đau đầu mà ban tổ chức lẫn các nước bạn bè khu vực lo ngại.
Ngoài ra, cuộc đua giữa các hãng viễn thông tại Myanmar cũng diễn ra vô cùng quyết liệt. Trước khi SEA Games 27 diễn ra, việc mua điện thoại di động lẫn sim di động vô cùng đắt đỏ và khó khăn. Song yêu cầu mới từ việc trao đổi, liên lạc, Bộ Bưu chính Viễn Thông Myanmar dự kiến phát hành 30.000 sim miễn phí trong thời gian tới đây cho lãnh đạo, huấn luyện viên và các vận động viên dự SEA Games 27.
Ngoài ra, hơn 50.000 thẻ sim có thời hạn sử dụng trong 1 tháng cũng được bán đại trà cho khách du lịch với giá 20.000 Kyats (tương đương 430.000 đồng) cũng được phân bố rộng rãi. Các ngân hàng cũng không nằm ngoài cuộc đua khi tăng cường nơi đổi tiền, trạm ATM, quầy bán điện thoại di động và sim sẽ mọc như nấm sau mưa ở Yangon, Nay Pyi Taw, Mandalay và biển Ngwe Saung trong thời gian từ đầu tháng 12 này.

Đức Thọ
vnmedia

Cơ hội nhận được vé máy bay miễn phí

Chiều 26.11, Báo Thanh Niên phối hợp với nhãn hàng Pepsi thuộc Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam triển khai chương trình Tết trọn từng giây thông qua buổi tư vấn trực tuyến truyền hình online Cơ hội được tặng vé máy bay về quê đón tết (ảnh).

Cơ hội nhận được vé máy bay miễn phí  
Tham gia buổi trực tuyến có các đại diện đến từ hơn 20 trường ĐH, CĐ tại TP.HCM, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM, Trung tâm hỗ trợ học sinh - sinh viên TP.HCM.
Ban tổ chức đã giải đáp nhiều câu hỏi của độc giả và đại diện các trường, các trung tâm. Ông Trịnh Việt Anh, Giám đốc nhãn hàng Pepsi thông tin: Chương trình sẽ hỗ trợ hai chuyến bay miễn phí từ TP.HCM đến Đà Nẵng và từ Hà Nội về Đà Nẵng. Mỗi chuyến bao gồm 110 ve may bay cho sinh viên và 50 vé máy bay cho công nhân. Ngày khởi hành dự kiến là 23.1.2014.
Đối tượng tham gia chương trình là sinh viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn quê ở miền Trung có nhu cầu về quê ăn tết.
Ban tổ chức tặng ve may bay tet miễn phí (1 chiều) và hỗ trợ thêm 500.000 đồng chi phí đi lại, đồng thời sẽ tặng một phần quà tết của Pepsi. Bên cạnh đó, trong suốt chuyến đi, người tham gia còn được phục vụ thức ăn, nước uống miễn phí và hòa mình vào các chương trình giao lưu, hoạt động sôi nổi. Thời gian đăng ký tham gia bắt đầu từ ngày 29.11.2013 đến hết 17 giờ ngày 19.12.2013.
Xem thông tin chi tiết tại pepsi.com.vn và thanhnien.com.vn.
Anh Huỳnh Ngô Tịnh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM, bày tỏ: “Đây là một chương trình rất ý nghĩa. Hằng năm, trung tâm và Thành đoàn TP.HCM có tổ chức tặng vé xe cho những công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các bạn công nhân có cơ hội nhận vé máy bay”.
Như Lịch - Lê Thanh
thanhnien.com.vn.

Săn vé máy bay giá rẻ

Ngày 20.11.2013, Cebu Pacific Air bán ve may bay giá 1 peso mọi chuyến bay nội địa và quốc tế cho thành viên Cebclub, thời gian bay là nửa cuối năm 2014. Người ít đi nghe tên hãng của Philippines lại chỉ bán cho thành viên nên có thể thờ ơ vì nghĩ nó không dành cho mình, nhưng với dân chuyên săn ve may bay gia re thì đó là chuyện nhỏ, chỉ cần đăng ký tài khoản trên trang Cebupacificair.com, gia nhập Cebclub xong thì cơ hội mua vé bay từ TP.HCM đến Manila, Philippines với giá 1 peso đã trong tầm tay. 
 
Hành khách đang làm thủ tục trước giờ bay. Ảnh: G.H
 Cơ hội nhiều hơn bao giờ hết
“Internet giúp người ta có thể ngồi một chỗ mà ngắm nhìn khắp thế giới nhưng bay giá rẻ mới thực sự chở bạn đi khắp thế giới trước khi bạn trở thành đại gia”. Đình Quân, 25 tuổi, một người trẻ nghiện du lich bụi đã nói như thế. Càng về sau này, giới trẻ mê du lịch càng dễ dàng ghi dấu bước chân mình trên khắp các địa danh trong nước lẫn khu vực khi các hãng bay liên tục tung ra các chương trình bán vé giá rẻ. Riêng trong tháng 11, đã có hơn chục cơ hội mua vé giá rẻ như Cebu. Cebu trước đó đã bán giá 3 peso và 10 peso/vé trong những chương trình khác. Thứ sáu hàng tuần, Jetstar hay mở bán chặng Sài Gòn đi Hà Nội, Nha Trang, Phú Quốc với giá từ 199.000đ, Cũng trong tháng 11, Jetstar “Miễn phí cho người cùng bay rồi giảm 40% từ TP.HCM đi Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng. Vietnam Airlines thì có chương trình Khoảnh khắc vàng đi nội địa giá không phải siêu rẻ nhưng cũng khá hấp dẫn. Từ cuối tháng 10, VietJet Air tung ra 10.000 vé giá 100.000đ bay Huế, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột. Tiger Air có vé siêu rẻ đi Singapore mở bán các ngày 18 – 20.11.
Nhìn chung, những chiếc vé máy bay với mức giá hời như thế cứ liên tục được các hãng tung ra, vừa quảng cáo, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, vừa kích thích sức mua khi nền kinh tế chưa có gì khởi sắc. Tuy nhiên, kinh nghiệm săn vé lại cho thấy, để cầm được chiếc vé rẻ trong tay, cũng đổ mồ hôi.
Nhưng phải có kinh nghiệm
Trước hết, người săn vé giá rẻ phải có thời gian. Máy tính thường trực mở các trang vietnamairlines.com.vn, airasia.com, tigerairways.com, vietjetair.com, jetstar.com, cebupacificair.com… để “chờ thời cơ”. Nguyệt Phạm, cô nhân viên văn phòng ở TP.HCM ước ao được một lần đến với Tây Bắc trong thời gian hoa ban nở đã phải trầy trật nhiều lần để mua vé Sài Gòn – Hà Nội từ trước đó cả chục tháng. Vé được bán qua mạng, người mua không phải mướt mồ hôi xếp hàng thì cũng mướt mồ hôi vì căng thẳng. Trước tiên là săn tin, biết thời điểm hãng nào tung vé thì phải ngồi túc trực trên mạng trước đó cả buổi. Jetstar công bố 14 giờ tung vé ra nhưng có khi, 12 giờ đã có hàng và 10 phút sau, toàn bộ vé rẻ đã được đặt hết. “Ai chễm chệ canh đúng giờ mới mò vô kiếm vé thì quay ra tay trắng cũng thường”, Nguyệt Phạm chia sẻ.
Theo đúng tinh thần nhanh tay lẹ mắt, được gì mừng nấy, nếu không thể đăng ký được vé khứ hồi, phải nhanh tay quay lại đăng ký cho được lượt đi, lượt về tính sau; vì không về được hãng này thì về hãng khác. Việc đăng ký vé cần phải được “tập luyện” để thao tác trong vòng một hai phút là hoàn tất mới mong giành được vé giá rẻ trong tình hình cá ít mà thợ câu nhiều. Tuy nhiên, thực tế vé rẻ tràn lan để kích thích sức mua thế này, trừ những dịp lễ tết, người tiêu dùng cũng dần biết chiêu thức của các hãng, như rải thóc cho gà, có thể rải một lần không nhiều nhưng sẽ rải nhiều lần, chỉ cần kiên trì cũng sẽ có. Về phương thức thanh toán, trước đây, để giao dịch thành công, khách phải có thẻ visa hoặc master. Nhưng sau này, cơ hội mở ra cho nhiều người, miễn có tiền, chọn cách thanh toán như đến ngân hàng (trong vòng 30 phút sau khi có mã đặt chỗ hoặc 12 tiếng như của Vietnam Airlines), dùng Internet Banking hoặc đơn giản dùng thẻ ATM nội địa tại các máy rút tiền. Thậm chí, Vietnamairlines còn cho thanh toán bằng tiền mặt tại Vietcombank, Jetstar cho thanh toán qua bưu điện, qua mobile.
“Tuy nhiên, cho những chuyến công tác quan trọng thì vé rẻ không phải là lựa chọn tốt bởi khả năng hoãn chuyến là thường xuyên xảy ra”, Đình Quân chia sẻ. Để chắc chắn lịch bay của mình không đổi, khách cần kiểm tra giờ bay bằng cách gọi về tổng đài của hãng. Thêm nữa, tránh bị bỏ rơi do tình trạng overbook của vài hãng, khách cũng nên đến trước giờ bay sớm hơn lệ thường từ 30 – 60 phút.
GIA HOÀ
sgtt.vn

Độc giả luận về “hiện tượng Đinh La Thăng”

Sau khi Đất Việt đăng tải bài viết “Hiện tượng Đinh La Thăng nóng trở lại” để nói về những hành động quyết liệt của Bộ trưởng GTVT trong thời gian gần đây, rất nhiều ý kiến độc giả đã lên tiếng nhận xét về những việc làm này.
Cho đến hiện tại, đã có 86 ý kiến của độc giả gửi về báo Đất Việt để bày tỏ quan điểm của mình, trong đó, 42 ý kiến ủng hộ cách làm của Bộ trưởng Thăng, 44 ý kiến cho rằng đây chỉ là những việc mang tính hình thức.
 
Bộ trưởng Thăng rất quyết đoán 
 
Độc giả có tên Snow cho biết: “Tất cả mọi thứ quanh ta đều đang thay đổi từng ngày từng giờ và Bộ GTVT cũng không đứng ngoài quy luật đó. Sau những khó khăn, đụng trạm ban đầu, gần đây người dân nhận thấy Bộ trưởng Thăng đã có những chuyển biến tích cực thể hiện qua hành động một cách quyết liệt vì lợi ích nhân dân”.
Bên cạnh đó, độc giả này cũng nhắn nhủ: “Người dân chúng ta nên thay đổi cách nhìn nhận, đặt niềm tin và kỳ vọng vào vị lãnh đạo này để ông có thêm động lực, điểm tựa, đưa ra những quyết định minh bạch, sáng suốt mang lại lợi ích tốt nhất cho nước cho dân”.
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả có tên Cú mèo cũng bày tỏ: “Xã hội Việt Nam cần rất nhiều những người như bác Thăng làm lãnh đạo. Lãnh đạo mà đất nước đi lên, đất nước giàu mạnh. Lãnh đạo như thế mới là lãnh đạo tài ba khiến nhân dân nể phục”.
 
Nhiều độc giả còn đặt ra giả thiết nếu như Bộ trưởng Thăng cần thời gian để điều chỉnh thì tất cả phải ủng hộ. Vì bất cứ chính sách quản lý nào của bộ ngành nào mới ban hành ra có ảnh hưởng đến túi tiền của dân, bắt dân phải đóng thêm phí thì dân đều phản bác ngay thôi. Nhưng dân cũng có nhu cầu muốn chất lượng đường bộ được cải thiện hơn an toàn hơn, vậy phải có ngân sách để tái đầu tư lại cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục tiêu của dân tốt hơn.
 
Nếu dân cứ phản ứng hội đồng mà không mở lòng ra thì Bộ trưởng Thăng lấy đâu tinh thần mà cải cách chính sách quản lý phù hợp mục tiêu dân giàu nước mạnh.
 
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đi kiểm tra công trình
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đi kiểm tra công trình
 
Chính vì vậy, độc giả có tên Ngọc Lan nói: “Tôi vẫn thích cách làm quyết liệt có mục tiêu rõ ràng của Bộ trưởng Thăng, ưu có, khuyết có nhưng biết lắng nghe, tự giác điều chỉnh, khắc phục ngay thì hứa hẹn sẽ làm được nhiều việc cho dân”.
 
“Bộ trưởng rất quyết đoán. Đừng nhìn vào một số cái sai đó. Ai làm nhiều thì mới sai nhiều. Không làm thì không sai mà”, độc giả Lê Hùng nhắn nhủ.
 
Xem kết quả, đừng nghe lời nói
 
Bên cạnh những ý kiến đồng tình ủng hộ cho những hành động của Bộ trưởng Thăng cũng có nhiều độc giả bày tỏ sự chưa tin tưởng. Độc giả Đinh La Thanh nói: “Chả biết Bộ trưởng đang làm gì, những cái việc nhỏ như thu phí bảo trì đường bộ của dân bị phản đối, nhưng mấy cái trạm thu phí vẫn chềnh ềnh giữa đường không thấy dẹp đi. Hãy xem kết quả, đừng nghe lời nói. Tôi thấy dân VN dễ tin vào khẩu hiệu quá, chúng ta hãy nhìn vào thực tế”.
 
Còn trước việc Bộ trưởng đi bằng  ve may bay gia re thay vì đi máy bay hạng thượng gia để tiết kiệm, độc giả Trần Đình Long cho biết: “Xin Bộ trưởng đừng đi máy bay giá rẻ nữa, vì đi máy bay giá rẻ là chuyện bình thường trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn. Bộ trưởng đi vé máy bay giá rẻ tiết kiệm được 1 triệu nhưng các phương tiện thông tin báo chí quảng cáo cũng hết quá chi phí đó”.
 
Đồng tình quan điểm, độc giả Chu Minh Long cũng chia sẻ: “Thử hỏi đến giờ đã có bao nhiêu người đi làm bằng xe buýt ở Bộ GTVT. Cái vụ ve may bay giá rẻ cũng chỉ nổ cho vui vì ai cũng biết là bất khả thi. Từ ngày nhận chức, Bộ trưởng tiết kiệm được bao nhiêu, đường làm thì hỏng be bét, làm đường Hà Nội – Bái Đính rồi sân bay Long Thành, làm mà không có bài toán kinh tế nào”.
 
Nói đến câu chuyện Bộ trưởng còn chấn chỉnh giả cả hàng hóa, dịch vụ ở sân bay cho hợp lý, bạn Trần Đan chỉ rõ: “Nghe có vẻ to tát nhưng thực tế vẫn chẳng có gì đáng kể. Giá một gói mì tôm khoảng 3 ngàn, thêm chút thịt, rau thơm khoảng 5 ngàn, bán 20 ngàn – lãi khoảng 200%. Trong khi sân bay xây bằng tiền ngân sách, tức là tiền thuế do dân đóng”.
 
Một số độc giả gửi lời nhắn nhủ cho Bộ trưởng Thăng: “Từ lúc nhậm chức chưa thấy ban hành được chính sách quản lý giao thông nào hợp lý, chính sách nào cũng bị dân kêu từ thu phí, xe chính chủ, suốt ngày chỉ thấy khởi công, khởi công và khởi công”.
 
Bạn có tên Lê Ân nhấn mạnh: “Cái cốt lõi để giải quyết là chính sách lâu dài”.
 
Tuệ Khanh
baodatviet.vn

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Hiện tượng Đinh La Thăng nóng trở lại

“Hiện tượng Đinh La Thăng” dường như đang trở lại khi người đứng đầu ngành giao thông liên tiếp có những hành động quyết liệt: chấn chỉnh từ giá mì tôm trong sân bay, nêu gương đi ve may bay gia re, thẳng tay xử lý nhà thầu thi công kém chất lượng…
Từ đi xe buýt đến bay giá rẻ
 
Báo Tuổi trẻ thông tin, chiều 23/11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có chuyến công tác từ Hà Nội vào Đà Nẵng bằng máy bay giá rẻ. Đây là lần thứ 2 ông Thăng đi công tác bằng ve may bay giá rẻ nhằm thực hiện chủ trương tiết kiệm của Bộ GTVT trong việc sử dụng kinh phí đi công tác.
 
Trước đó, ông Thăng cùng Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã đi công tác bằng vé máy bay hạng phổ thông thay vì đi vé máy bay hạng thương gia theo tiêu chuẩn được hưởng. 
Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Thăng còn đề xuất các lãnh đạo, cán bộ các đơn vị thuộc Bộ cũng cần đi lại bằng vé máy bay giá rẻ để thể hiện tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí như ông.
  
Với những hành động thiết thực, có thể tin tưởng rằng, quyết tâm tiết kiệm phí công tác, tiết kiệm ngân sách của ngài tư lệnh ngành giao thông không bị chết yểu như việc yêu cầu cán bộ ngành giao thông đi xe buýt nêu gương chống ùn tắc giao thông thuở ngài mới nhậm chức.
 
Còn nhớ, ngay sau khi nhậm chức, chỉ thị đó của Bộ trưởng Thăng đã khiến dư luận nhiệt liệt ủng hộ. Bản thân Bộ trưởng cũng đã hơn 1 lần làm gương đi làm bằng xe buýt. Tuy nhiên, sau đó không lâu, chính Bộ trưởng lại là người than thở không thể đi nổi loại phương tiện này và đính chính không xử phạt nhân viên nếu họ không chấp hành.
 
Tháng 10/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đề xuất phương án đổi giờ làm, giờ học các trường THPT để giảm ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và TP.HCM. Kết quả đến nay sau hơn 2 tháng thực hiện dù giờ đã đổi nhưng tắc đường vẫn không hề giảm. Mèo lại hoàn mèo y như chuyện cổ tích.
 
Rồi đến Dự thảo hạn chế phương tiện cá nhân và nội đô, thu phí lưu hành và phí hạn chế phương tiện cá nhân cũng bị phản ứng gay gắt. Bộ Tư pháp thổi còi vì vi hiến, vi phạm nghiêm trọng quyền cá nhân của con người.
 
Có ý kiến cho rằng, những quyết sách của Bộ trưởng tuy quyết đoán, mạnh mẽ nhưng hơi bị xa rời thực tế. Bộ trưởng Thăng một lần nữa lại khẳng định sẽ đổi mới để lấy lại niềm tin của người dân.
 
Nói thẳng, nói thật
 
Bộ trưởng Thăng quyết tâm lấy lại hình ảnh bắt đầu từ việc xắn tay chỉ đạo quyết liệt hạ giá bát mì tôm ở sân bay Nội Bài. Không giống nhiều vị lãnh đạo khác, chỉ quen lo những việc đại sự, cho rằng mấy việc cỏn con như thế là trách nhiệm của cấp dưới.
 
Chỉ sau một lời phàn nàn về tình trạng “chặt chém” ở sân bay Nội Bài của khách hàng, Bộ trưởng Thăng đã lập tức triệu tập cuộc họp nóng nhằm chấn chỉnh ngay tức khắc sự việc này. Kết quả, giá các bán hàng hóa, dịch vụ đã được niêm yết công khai tại các vị trí dễ nhìn để khách hàng lựa chọn, và bát mì tôm chỉ còn khoảng 20.000 đồng (thay vì 40.000 – 50.000 đồng như trước đó).
 
Chẳng phải tự nhiên, Bộ trưởng Thăng được Chủ nhiệm UBKT Quốc Hội Nguyễn Văn Giàu ca ngợi là người bản lĩnh. Chỉ qua điều chỉnh 4 dự án giao thông, Bộ trưởng Thăng đã tiết kiệm được cho NSNN sơ sơ cũng đã là… 19 nghìn tỷ đồng.
 
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2013, khi đề cập tới tình trạng chậm tiến độ, chất lượng công trình giao thông nhiều nơi chưa đảm bảo, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng có nêu khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu để làm đường.
 
Bộ trưởng đã chỉ rõ tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm… ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thàu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo.
 
Ngoài ra, tư lệnh ngành giao thông thể hiện quyết tâm không dung túng cho thuộc cấp nếu không làm được việc. Ông từng tuyên bố thẳng sẽ cho “tướng” Cienco 8 nghỉ việc vì chậm tiến độ khi đi kiểm tra Dự án cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (QL3 mới).
 
“Không còn thời gian nữa, phải huy động thêm nhà thầu, tăng nhân lực, tăng số lượng máy móc để làm chứ không thể để công việc tồn đọng như thế này được, thời tiết thì đang rất thuận lợi. Chốt hạn là 5/12 phải xong, ngày 6/12 tôi sẽ đi kiểm tra lại, nếu lúc đó vẫn chưa thi công xong thì tốt nhất là ông Thủy hãy tự động xin nghỉ việc, xin cáo ốm mà vắng mặt chứ đừng đến gặp tôi” – Bộ trưởng Thăng nói.
  
Làn gió mới?
Sự quyết đoán của Bộ trưởng Đinh La Thăng lập tức được các địa phương hưởng ứng. Sở GTVT Hậu Giang vừa kỷ luật 5 cán bộ thiếu trách nhiệm khiến cho đường kém chất lượng. Mới đây, TP.HCM đã phạt tiền 22 nhà thầu vi phạm trong thi công đào đường lắp đặt công trình ngầm, đồng thời, cấm hoạt động 1 năm 3 đơn vị sai sót trong việc thực hiện dự án nâng cấp mở rộng đường.
 
Trong khi Quốc hội gay gắt muốn quy trách nhiệm với người đứng đầu, dư luận đánh giá, những gì Bộ trưởng Thăng đang làm là sự chuyển biến tích cực, thể hiện vai trò quyết định đưa ra của người lãnh đạo đứng đầu.
 
Liệu dư luận có thể đặt niềm tin và kỳ vọng, hành động quyết liệt, minh bạch của Bộ trưởng Thăng, sẽ như chất xúc tác hứa hẹn tạo ra những sự chuyển biến tích cực hơn?
  
Lam Lam
baodatviet.vn

Thủ đoạn đưa người dân vào bẫy của những công ty siêu lừa

Ngày đầu đến công ty nộp hộ chiếu, vị giám đốc khẳng khái tuyên bố: "Đã có ve may bay rồi, mọi người "chồng" nốt tiền. Có đủ tiền là bay luôn!?".
Qua môi giới của một "chân rết", hàng chục người lao động tại xã Tân Hội (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã đăng ký xuất khẩu lao động bên Đài Loan tại một công ty có trụ sở tại đường Chiến Thắng (Hà Đông). Điều lạ thường, chỉ trong vòng chưa đầy 20 ngày, mọi thủ tục xuất cảnh đã hoàn tất. Ngày đầu đến công ty nộp hộ chiếu, vị giám đốc khẳng khái tuyên bố: "Đã có vé máy bay rồi, mọi người "chồng" nốt tiền. Có đủ tiền là bay luôn!?". Thế là cả nhóm nháo nhác vận động gia đình cắm sổ đỏ, vay lãi cắt cổ để "cốp" cho công ty, dù băn khoăn, mình vẫn còn chưa làm bất kỳ thủ tục gì để đăng ký xuất khẩu lao động với công ty.
Hành trình săn mồi của công ty siêu lừa
Rẩt nhiều nạn nhan cùng tập trung tại nhà ông Nguyễn Danh Khương kể lại quá trình bị lừa.
Ước mơ "đổi đời" thành... "hại đời"
Câu chuyện về màn kịch lừa đảo xuất khẩu lao động được phát lộ, khi PV báo Đời sống và pháp luật nhận được thông tin hàng chục người lao động tại xã Tân Hội vừa trở về sau hành trình đầy cay đắng bên xứ người. Chúng tôi tức tốc tìm về quê hương của điệu chèo Tàu khi cơn bão Haiyan vừa quét qua miền Bắc nước ta. Vùng quê nghèo vốn được mệnh danh là "kinh đô" của những người xuất khẩu lao động lại xôn xao, khi một vụ việc chưa từng có tiền lệ được đưa ra bàn tán khắp làng trên xóm dưới.
Biết tin có nhà báo về, dù đang bận việc đồng áng nhưng hàng chục người dân xã Tân Hội đã cùng đưa con em họ đến tập trung tại nhà ông Nguyễn Danh Khương (trú tại Cụm 2, thôn Vĩnh Kỳ) để được giãi bày nỗi lòng. Đến lúc này, chúng tôi mới vỡ lẽ, phần đông những "nạn nhân" bị ăn "quả lừa" đều có tuổi đời còn rất trẻ.
Chàng trai trẻ nhất sinh năm 1995, vừa tròn 18 tuổi, mới chập chững bước vào đời. Trên từng gương mặt non choẹt vẫn ẩn chứa nỗi sợ hãi sau những tháng ngày sống khổ ải nơi bên kia bên giới. Một người dân trong làng than thở: "Cũng may nhờ người quen giải cứu, nếu không chả biết bao giờ chúng nó mới được về gặp lại gia đình. Ngoại ngữ không biết, tiền không còn, nói dại, có khi trở thành "con mồi" của đám buôn người".
Trong số 10 người lao động bị lừa lần này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến một cô gái sinh năm 1989. Cô gái tên Ngọc. Nước da trắng và khuôn mặt ưa nhìn khiến người đối diện cảm nhận được nét tươi trẻ của cô. Chỉ có điều, Ngọc lập gia đình khá sớm. Đứa con thứ 3 mới tròn 9 tháng tuổi. Cũng vì hoàn cảnh gia đình, cô phải tạm xa ba đứa con thơ, quyết định dấn thân nơi xứ người mong tìm nguồn sống cho gia đình.
Ngọc kể: "Quê em nghèo, ngoài nghề nông chẳng có việc gì làm thêm. Nghe môi giới của một người dân trong làng, bọn em đã đăng ký xuất khẩu lao động tại Đài Loan, hy vọng kiếm đồng ra đồng vào gửi về nuôi con. Mà thực ra, vì chi phí rẻ (lúc đi chỉ phải nộp 35 triệu đồng) nên gia đình mới xoay xở đủ, chứ hơn 100 triệu đồng chắc bọn em không bao giờ đi được. Ai ngờ, công ty kia lừa đảo".
Nhìn ba đứa trẻ nheo nhóc quấn lấy mẹ, rất nhiều người đã không cầm được nước mắt. Căn nhà nhỏ đang im bặt bỗng dậy lên tiếng khóc trẻ thơ khiến cho không khí vốn căng thẳng càng trở nên nặng nề. Bắt đầu câu chuyện, người dân nơi đây đã kể cho chúng tôi nghe về hành trình săn người lao động của công ty trên. Ông Nguyễn Công Đinh (SN 1958, trú tại cụm 3, thôn Vĩnh Kỳ, xã Tân Hội) cho biết, ông có hai người con sinh năm 1985 và 1994 cũng là "nạn nhân" của công ty này.
Qua môi giới của ông Ngô Thế Bảy (trú tại cụm 1, thôn Vĩnh Kỳ), gia đình ông đã quyết định cho hai con đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. "Thằng con tôi vừa thi đại học xong nhưng không đậu, ở nhà cũng chẳng có việc gì làm. Nghe lời giới thiệu của ông Bảy, gia đình tôi vay được vài chục triệu đồng cho hai đứa đi xuất khẩu lao động. Đầu tháng 9/2013, chúng tôi đã nộp cho công ty TNHH tuyển dụng lao động Hoàng Thắng (công ty Hoàng Thắng, địa chỉ tại đường Chiến Thắng, Vạn Phúc, Hà Đông) số tiền 10 triệu đồng/người. Người trực tiếp nhận tiền là ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc công ty. Theo lời ông Thắng, đây chỉ là tiền đặt cọc, muốn xuất ngoại, mỗi người phải nộp thêm 25 triệu đồng nữa", ông Đinh kể lại.
Những thủ đoạn “siêu nhanh, siêu rẻ”
Trước câu hỏi của PV báo Đời sống và pháp luật về việc vì sao rất nhiều người dân xã Tân Hội lại chọn công ty Hoàng Thắng để cậy nhờ cả tương lai của con em mình, ông Đinh thở dài: "Chẳng qua tin tưởng ông Bảy vốn là người cùng làng nên chúng tôi mới nộp tiền chứ có biết gì về công ty này đâu. Từ ngày nảy ra ý định đến khi bay chỉ chưa đầy 20 ngày. Mấy đứa nó cũng chỉ đến công ty đúng một lần hôm nộp hộ chiếu. Tôi cũng chẳng hiểu vì sao thủ tục đi xuất khẩu lao động lại đơn giản như vậy, chẳng cần đòi hỏi tay nghề, sức khỏe, cũng chẳng phải học tiếng, mỗi người chỉ cần một bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương. Ông giám đốc tuyên bố, cứ chồng đủ tiền là bay luôn".
Lúc này, căn nhà hai gian của gia đình ông Nguyễn Danh Khương chật kín khách. Người dân trong làng biết tin đã tạm gác việc đồng áng kéo đến rất đông để cùng nhau "kể tội" công ty Hoàng Thắng. Anh Nguyễn Công Đức (SN 1994, con trai ông Nguyễn Công Đinh) - một "nạn nhân" của phi vụ lừa đảo đã dẫn chứng những chi tiết hết sức bất thường trong quá trình tuyển dụng lao động của công ty này.
Theo lời kể của Đức, đầu tháng 9, ông giám đốc bảo mọi việc đã xong xuôi nên yêu cầu cả bọn đi làm hộ chiếu. Ông ấy nói, do phải làm gấp nên chi phí mất 800 nghìn đồng. "Ông ta dặn mọi người đưa tiền cho một "đàn em" sống tại khu vực Hà Đông để nhờ người này làm hộ. Khoảng hai tuần sau, bọn em đến nơi để nhận hộ chiếu. Vừa cầm trên tay, cả bọn nhận được điện thoại của ông Thắng yêu cầu mang hộ chiếu đến trụ sở công ty để nộp. Tại đây, ông Thắng cho biết đã đặt xong vé máy bay, yêu cầu gia đình giao nốt 25 triệu đồng vào sáng hôm sau để còn lên đường. Cả đám không tin vào tai mình vì công ty thậm chí còn chưa đăng ký tên của từng người".
Không khó để thấy, bất thường bộc lộ ngay từ khâu làm hộ chiếu. Những người dân chân lấm tay bùn không thể ngờ rằng, vin vào cớ phải làm gấp để kịp hoàn thiện giấy tờ, phía công ty đã "xơi" của họ mỗi người 550 nghìn đồng/1 tấm hộ chiếu. Bởi theo đúng thủ tục, chi phí làm hộ chiếu chỉ mất 250 nghìn đồng, thời gian chậm nhất chỉ mất hai tuần.
Ngày 16/9, 10 ngày sau lần đặt cọc đầu tiên, các gia đình tiếp tục xoay tiền nộp cho công ty Hoàng Thắng 25 triệu đồng/người để hoàn thiện các thủ tục cuối cùng. Với mỗi suất 35 triệu đồng, Thắng đã ôm của những người lao động Tân Hội gần 400 triệu đồng. Đó là chưa kể, nhiều bà con tại các địa phương khác như Thạch Thất, Quốc Oai, thậm chí Thái Nguyên cũng dính bẫy của y.  
Hợp đồng được soạn sai be bét
Cũng cần nói thêm, ngoài việc có mặt tại công ty để nộp tiền, phía Hoàng Thắng và người lao động gần như không có bất kỳ một buổi tiếp xúc nào khác. Giám đốc Nguyễn Văn Thắng phát cho mỗi người một bản hợp đồng đã thảo sẵn mà thực chất là bản cam kết giữa công ty và người lao động giao cho họ bổ sung vào những dòng để trống. Theo quan sát của PV báoĐời sống và pháp luật, bản hợp đồng được soạn thảo sơ sài đến mức cẩu thả với đầy những lỗi chính tả và đánh máy. Đó là chưa kể nhiều bản không có giá trị về mặt pháp lý.
Anh Đức - Nguyễn Hường