Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Vé máy bay Tết… ế

Cứ Tết đến, người dân đi làm xa quê, đặc biệt lao động từ phía Bắc vào TP HCM làm việc, phải chật vật chen lấn, thậm chí nhờ vả đủ các mối quan hệ, thông qua cò... mới mua được chiếc vé tàu về quê ăn Tết. Vì vậy, nỗi ám ảnh mua vé tàu Tết đã ăn sâu vào tiềm thức những người lao động xa quê. Thế nhưng, khác với những năm trước, những ngày này, nhà ga đường sắt lại vắng hoe.

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 nhưng trên các trang web của các hãng hàng không hiện vẫn còn vé hạng phổ thông cho nhiều chặng. So với những năm trước thì năm nay, các hãng được cho là đang bị ế vé máy bay Tết.
Theo đại diện Hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA), hiện JPA còn khá nhiều vé máy bay Tết trên đường bay TP.HCM - Đà Nẵng và TP.HCM - Hà Nội. Những đường bay từ TP.HCM đến Hải Phòng, Vinh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột hiện cũng chưa hết vé nếu khách hàng chấp nhận bay vào giờ muộn trong ngày. Ở chặng TP.HCM - Hải Phòng, JPA cũng còn vé máy bay Tết trong hai ngày cận Tết với mức giá hơn 2,6 triệu đồng/chiều (chưa bao gồm thuế, phí và hành lý ký gửi).
Chặng TP.HCM - Đà Nẵng của JPA hiện cũng vẫn có thể mua vé máy bay Tết cho hành trình cận Tết với mức giá trên dưới hai triệu đồng/chiều (chưa bao gồm thuế, phí và hành lý ký gửi). Tương tự, với VietJetAir (VJA) hiện hành khách vẫn có thể mua vé máy bay Tết  ở chặng TP.HCM - Hà Nội, Hải Phòng trong hai ngày cận Tết và một số chuyến trong các ngày từ mùng Ba Tết cho chiều ngược lại.
Mức giá hiện đang được VJA bán trong khoảng 2,6 - 2,8 triệu đồng/chặng (chưa bao gồm thuế, phí và hành lý ký gửi).
Với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA), chiều TP.HCM - Hà Nội bay ngày 27 - 29/1 (tức 27 - 29 tháng Chạp âm lịch) còn một ít vé bay đêm, khởi hành lúc 21g đến sáng hôm sau. Trong khi đó, vào chiều 30 tháng Chạp, vé ở chặng này còn khá nhiều. Ở chiều ngược lại, hành trình bay trong ngày mùng Bốn hoặc mùng Năm Tết hiện cũng chỉ còn một số ít vé bay vào buổi tối hoặc sáng sớm. Mức giá cho một vé máy bay Tết khứ hồi hiện vào khoảng hơn sáu triệu đồng (đã bao gồm thuế và phí). 
Không phải vì ngành đường sắt đã thay đổi cung cách bán vé để giúp khách hàng của họ bớt khổ mà vì người dân đang quay lưng với phương tiện vận tải này. Vé tàu đang ế ẩm. Nếu như những năm trước, vé tàu từ TP HCM đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào những ngày cận Tết đã bán hết hoặc còn không đáng kể thì thời điểm này, vẫn còn tồn tới 9.000 vé từ TP HCM ra Hà Nội và 12.000 vé từ Hà Nội trở vào.
Không ít người dân thường xuyên đi lại bằng đường sắt cho rằng việc ế ẩm là dễ hiểu. Bởi không như những ngành vận tải khác, khách hàng được trân trọng, phục vụ tận tình còn ngành đường sắt ỷ thế độc quyền, không cải thiện chất lượng dịch vụ nhưng giá lại cứ tăng. Vé tàu Tết năm 2014 tăng 10%. Trong khi đó, chất lượng bữa ăn trên tàu ngày càng tệ. Một chén cháo trắng bán 20.000 đồng, một chai nước suối giá bán gấp đôi thị trường...
Trong khi đó, so với ngành hàng không, vận tải đường sắt lép vế hoàn toàn về thời gian di chuyển, chất lượng phục vụ, trong khi giá vé tàu chưa hẳn đã cạnh tranh hơn máy bay. Vé tàu Tết từ TP HCM đi Hà Nội loại giường nằm khoảng 2,08-2,11 triệu đồng/vé, trong khi vé máy bay chỉ cao hơn 400.000-500.000 đồng. Thậm chí, có những thời điểm, giá vé máy bay rẻ hơn vé tàu. Bên cạnh đó, xe khách chất lượng cao chạy tuyến Bắc - Nam ngày càng nhiều, chất lượng luôn được cải thiện, giá lại rẻ hơn vé tàu.
Dù nắm trong tay hệ thống đường sắt từ Bắc vô Nam, kết nối khắp các địa phương nhưng doanh thu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam năm 2013 chỉ đạt hơn 11.000 tỉ đồng, lợi nhuận chỉ được 170 tỉ đồng.
Tại hội nghị của ngành giao thông mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định cần phải khuyến khích tư nhân tham gia ngành đường sắt. Có lẽ, đây là đòi hỏi từ thực tế và để khai thác tốt hơn hạ tầng đường sắt đang có. Nếu không thay đổi, ngành đường sắt khó có thể cạnh tranh với các loại hình vận tải khác đang có sự chuyển biến từng ngày.
Tổng hợp phunuonline-nld

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét