Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Gần Tết, hành khách của VNA tá hỏa phát hiện bị lừa vé máy bay

Thời điểm giáp tết, nhiều khách hàng của hãng hàng không Vietnam Airline phát hiện bị lừa mất vé.

Phản ánh đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, chị V.A. (Xuân Diệu, Hà Nội) cho biết: Tháng 6/2013 vừa qua, biết được thông tin hãng hàng không Vietnam Airline có chương trình mua vé máy bay đi Malaysia giá rẻ, chị V.A đã vào website của hãng để tìm mua vé. Tuy nhiên, vì mạng quá chậm nên chị V.A không thể đặt mua được.

Đồng thời, trong khoảng thời gian đó, chị V.A có biết đến đại lý máy bay Mybay với tên gọi: Công ty TNHH Mybay, trú tại địa chỉ 6N, cư xá Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Ngay sau đó, chị V.A đã liên hệ với đại lý Mybay và đặt vấn đề tìm mua vé máy bay đi Malaysia. Phía đại lý máy bay Mybay đã tìm được vé máy bay đi Malaysia giá rẻ cho chị V.A với giá trị 10.402.000 đồng.

Ngày 27/6, chị V.A đã hoàn thành thủ tục thanh toán tiền cho phía địa lý Mybay. Phía đại lý đã xuất hóa đơn thu tiền cho chị V.A. Được biết, trong hóa đơn người lập phiếu có tên Bùi Thị Mỹ Duyên, cùng với kế toán trưởng tên Hoàng Xuân Trường.


Cận tết, nhiều khách hàng "té ngửa" vì biết vé máy bay của mình bị các đại lý "ma" lừa mất.
Tuy nhiên, đến gần ngày bay vào cuối tháng 11, đầu tháng 12/2013, chị V.A đã cẩn thận check lại vé với phía đại lý máy bay Mybay thì điện thoại không liên lạc được, email gửi bị trả lại vì phía đại lý đã khóa tài khoản. Lập tức, chị V.A kiểm tra với đại lý máy bay của Vietnam Airline thì được biết vé của gia đình chị đã bị hoàn trả từ tháng 9/2013 mà không hề hay biết.

Đồng thời, chồng chị V.A là anh T.T có kiểm tra mã số thuế của đại lý Mybay như trên hóa đơn thì được biết, đại lý này đã không đóng thuế từ tháng 8/2013.

“Tôi muốn đưa sự việc của mình ra để cảnh báo cho mọi người được biết và cẩn thận khi có nhu cầu đặt mua vé máy bay của các đại lý. Bởi nếu khách hàng mua phải những địa lý máy bay “ma” không những bị lừa đảo mất một số tiền lớn mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều đến lịch trình đi, công việc. Đồng thời, tôi kính mong hãng hàng không Vietnam Airline có những biện pháp giải quyết triệt để, nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng”, chị V.A chia sẻ.

Được biết, trường hợp bị các địa lý “ma” lừa tiền vé máy bay như chị V.A không phải duy nhất. Trước đó, VTV đã phản ánh về trường hợp của anh Trung, một người làm việc tại TP.HCM mua vé máy bay về quê ăn tết nhưng đã bị lừa mất. Anh Trung cho biết, trong một lần lướt web, vô tình đọc được thông tin rao bán vé máy bay Tết của một người bạn làm quen trên facebook. Người này cam kết sẽ tìm được một vé máy bay giá rẻ hơn giá vé chính hãng.

Sau khi so sánh, anh Trung quyết định đặt vé rồi gọi điện với tổng đài của hãng để đối chiếu, thấy trùng khớp thông tin, anh Trung mới chuyển tiền cho người bạn. Nhưng hai ngày sau gọi điện kiểm tra lại, anh Trung "té ngửa" vì bị mất tiền và không hề có vé.

Lần tìm vào trang facebook của người bán, anh Trung phát hiện ra rằng không chỉ riêng anh mà còn khoảng 4, 5 người khác cũng bị lừa. Anh Trung cho biết, thủ đoạn lừa bán vé máy bay của người này khá tinh vi, không phải yêu cầu đặt vé nào cũng được chấp nhận mà chỉ lựa chọn một số giờ bay, ngày bay nhất định. Cách này đã khiến cho những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đặt vé máy bay trên mạng như anh Trung cũng bị sập bẫy.
 
Theo đó, thủ đoạn chung của những kẻ lừa đảo là nhận đặt vé với hãng hàng không Vietnam Airlines theo tên và ngày giờ khách yêu cầu rồi thanh toán như bình thường để khi khách hàng kiểm tra với tổng đài, đối chứng thông tin thì hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, biết chắc rằng khách hàng đã kiểm tra với tổng đài về thông tin của vé, những kẻ lừa đảo sẽ lặng lẽ gọi điện yêu cầu đến hãng bay và yêu cầu hoàn vé. Đương nhiên, họ chấp nhận đóng một khoản tiền phạt gọi là tiền bồi hoàn vé, nhưng bù lại sẽ được hưởng trọn vẹn khoản tiền chênh lệch giữa tiền thu của khách và tiền phí hồi hoàn.
giaoduc.net.vn

Vé máy bay Tết 2014: Hạng thường bằng giá... thương gia

“Vé máy bay dịp cao điểm Tết Giáp Ngọ đang được bán với mức giá tăng gấp đôi, gấp rưỡi so với ngày thường. Trong dịp Tết các hãng cũng đều tăng số chuyến bay lên gấp đôi.” – Một nhân viên làm việc tại đại lý bán vé máy bay cho biết.

Nhân viên đại lý bán vé máy bay này cũng cho biết, Vietnam Airlines trong những ngày cao điểm Tết chỉ có 2 mức giá hạng thương gia và phổ thông, trong đó hạng phổ thông đã hết vé.
Cụ thể, vé máy bay tết TP.HCM đi Vinh những ngày cao điểm trước Tết (24-29/1/2014) và sau Tết(3-15/2/2014) của Vietnam Airlines có giá lên đến 3 triệu đồng(hạng phổ thông) và 5 triệu đồng (hạng thương gia) trong khi đó giá vé ngày thường tuyến TP.HCM đi Vinh chỉ ở mức 1,5-2,5 triệu đồng.
Trên đường bay trục đông khách nhất là TP.HCM - Hà Nội, giá cao nhất là vé hạng thương gia, 5,56 triệu đồng/chiều và hạng phổ thông đồng giá 2,997 triệu đồng/một chiều. Cũng loại vé máy bay tết phổ thông, nếu mua trước ngày 22 tháng chạp mới có 3 mức giá vé từ thấp đến cao, trong đó mức thấp nhất  khoảng 1,6 - 1,765 triệu đồng/chiều.
Các hãng Vietnam Airlines VietJetAir, Jetstar Pacific đều tăng giá vé Tết lên gấp đôi so với ngày thường.

Các hãng Vietnam Airlines, VietJetAir, Jetstar Pacific đều tăng giá vé máy bay Tết lên gấp đôi so với ngày thường

Đối với hãng VietJetAir không có vé hạng thương gia, còn vé hạng phổ thông thì đã hết vé giai đoạn cao điểm từ 20-29 Tết. Một khách hàng của VietJetAir cho biết đã phải chi 24,8 triệu đồng để mua vé khứ hồi cho cả nhà 4 người từ TP.HCM đi Vinh với giá 3,1 triệu đồng/một chiều/một người.
Vé hạng phổ thông của Jetstar Pacific từ TP.HCM - Hà Nội trong các ngày cao điểm từ 22 - 30 tháng chạp có giá 2,65 triệu đồng/chiều, riêng ngày 28 tháng chạp 2,8 triệu đồng/chiều, trong khi một tuần lễ trước ngày 22 tháng chạp giá vé chỉ từ 1,42 - 2,05 triệu đồng/chiều.
Giá vé máy bay tết so với ngày thường thì tăng gấp đôi nhưng so với Tết năm ngoái thì không tăng đáng kể, năm nay chỉ cao hơn so với năm ngoái vài trăm ngàn đồng một vé. Thêm nữa, từ đầu năm 2013 cho đến nay, giá vé máy bay ngày thường cũng đã tăng giá so với năm ngoái.
Năm 2013, thị trường hàng không Việt chứng kiến tình trạng thừa vé máy bay đến trước giờ G. Hàng trăm chiếc vé giá trên 3 triệu đồng tồn dư tại các đại lý nhưng không được bán giảm giá, vì "mua từ hãng đã rất đắt, không thể bán lỗ".
Khoảng 2 năm nay, cư dân mạng truyền nhau kinh nghiệm bay vòng qua Bangkok để tiết kiệm chi phí vé máy bay Tết. Cách thức này được thực hiện với các hãng bay giá rẻ và thường dành cho những người không gấp gáp về thời gian và có kinh nghiệm đi nước ngoài.
Bộ phận kinh doanh của VJA cho biết nếu bay TP HCM - Bangkok - Hà Nội, hành khách có thể mua được vé thấp nhất là 130 USD, số chỗ không hạn chế trong khi bay thẳng TP HCM - Hà Nội thì số tiền phải trả là 160 USD.
“Bay thẳng sẽ gặp trở ngại là vé rất đắt, mua muộn là hết chỗ. Còn bay qua Bangkok được gọi là xu hướng du lịch thông minh, đằng nào cũng về quê ăn Tết nhưng được du lịch ở Thái Lan 1 ngày 1 đêm” - đại diện VJA nhận xét.
Một lãnh đạo VJA cho biết nhu cầu bay Tết vẫn cao trong khi tải cung ứng không thể tăng tương ứng, doanh thu cũng chỉ tăng cao một chiều bay lệch đầu nên vé máy bay Tết mặc dù dễ mua nhưng chưa thể bớt đắt đỏ.
Ngọc Linh
nguoiduatin.vn

Lợi ích từ vé máy bay giá rẻ

Ước tính, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2013, thực hiện chủ trương đi máy bay giá rẻ thay vì đi hạng thường và thương gia, Bộ GTVT đã tiết kiệm chi phí công tác khoảng 500 triệu đồng

Giá vé rẻ tạo điều kiện cho nhiều người được đi lại bằng đường hàng không

Vé máy bay giá rẻ tạo điều kiện cho nhiều người được đi lại bằng đường hàng không

Bộ trưởng, thứ trưởng đều đi giá rẻ

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Lưu - Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết, ngoài Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng và chuyên viên của Bộ đã bắt đầu đi công tác bằng máy bay giá rẻ. Thông thường vé thương gia chặng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có giá hơn 5 triệu đồng, vé hạng thường từ 2,2 - 3 triệu đồng và vé máy bay giá rẻ từ 1 triệu - 2 triệu đồng/chặng. Sau ba tháng triển khai chủ trương này, đã tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng, ông Lưu cho biết.

Mới đây, sau khi đi công tác từ TP HCM ra Nha Trang bằng vé máy bay giá rẻ của Vietjet Air, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, dịch vụ của hãng nhìn chung là tốt, máy bay mới, đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình. Đặc biệt là chỗ ngồi thoải mái, không khác mấy so với vé thường. Theo Thứ trưởng, việc Bộ GTVT khuyến khích cán bộ, công chức đi công tác bằng hàng không giá rẻ rất có ý nghĩa trong giai đoạn này, bởi các khoản chi công tác phí đang hết sức eo hẹp, tiết kiệm được tiền vé máy bay cũng rất thiết thực. Ngay trước khi có chủ trương này, tôi cũng thường xuyên đi công tác bằng vé máy bay hạng thường của Vietnam Airlines, Thứ trưởng nói. 

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, hàng không giá rẻ cũng còn vài mặt hạn chế như chuyến bay thường bị trễ hoặc chậm giờ so với dự kiến, số chuyến bay, tuyến bay cũng chưa nhiều và phủ khắp mạng bay. Khi mua vé sát giờ giá cũng không thấp hơn nhiều so với hàng không truyền thống. Nếu đi họp hành, sự kiện mà bị chậm giờ thì cũng dễ bị ảnh hưởng. Nhưng nhìn chung với những mặt được và chưa được như vậy, việc sử dụng hàng không giá rẻ sao cho phù hợp cũng đã đem lại những kết quả tích cực, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm này, ngoài khối Văn phòng Bộ, chủ trương sử dụng vé máy bay giá rẻ đã được hưởng ứng rộng rãi tại các Cục. Phó Chánh văn phòng Cục Hàng hải VN Nguyễn Xuân Tĩnh cho biết, cán bộ của Cục đi công tác hầu hết sử dụng vé máy bay giá rẻ, khoảng gần 2 triệu đồng cho chặng Hà Nội - TP HCM, thấp hơn khoảng 1 triệu so với vé thông thường. 

Tấm gương tiết giảm chi tiêu ngân sách

Đánh giá cao tinh thần tiết kiệm triệt để của Bộ GTVT, Đại biểu quốc hội Cao Sỹ Kiêm - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, lãnh đạo Bộ đã nêu một tấm gương về việc thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu ngân sách. Hàng tỷ đồng sẽ được tiết kiệm, tạo tác động lớn đến các bộ ngành khác và tạo một cái nhìn tốt trong xã hội về ý thức của cán bộ công chức. 

Tuy nhiên, theo ông Kiêm, hàng không đang ngày càng đa dạng giá vé, theo kinh tế thị trường, ai có nhu cầu nào thì chọn giá đó nên tiết kiệm thì rất tốt nhưng cần phải phù hợp và không ảnh hưởng tới công việc của công chức đi giá rẻ. 

Vấn đề này cũng được phóng viên đặt câu hỏi với Chánh văn phòng Bộ GTVT. Ông Nguyễn Văn Lưu cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công chức khi sử dụng dịch vụ tiết kiệm này, Bộ GTVT đã ký hợp đồng khách hàng công ty với Jetstar Pacific và Vietjet Air. 

Nhờ đó, thủ tục đặt vé rất thuận lợi, hai hãng hàng không đã cấp tài khoản và mật khẩu để Văn phòng Bộ có thể trực tiếp đặt chỗ khi có nhu cầu, được thay đổi chuyến bay trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, với những công việc cần thiết, cán bộ công chức của Bộ vẫn sử dụng máy bay theo chế độ bình thường.
Trao đổi với phóng viên, ông Tạ Hữu Thanh - Trưởng chi nhánh miền Bắc của Jetstar Pacific khẳng định: Sau khi ký hợp đồng khách hàng lớn, các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ GTVT được áp dụng giá vé ưu đãi, miễn phí hành lý 15kg, được ưu tiên làm thủ tục trước không phải xếp hàng... 

Ông Lưu Đức Khánh - Giám đốc điều hành Vietjet Air cũng cho biết, những ưu đãi dành cho Bộ GTVT cũng nằm trong phạm vi hoạt động và quy trình của hãng nhưng được vận dụng một cách linh hoạt. Đến nay, đã có nhiều đơn vị trực thuộc Bộ GTVT liên hệ với hãng để ký hợp đồng.

Đại diện cả hai hãng đều cho biết nếu có thêm các bộ ngành khác ký hợp đồng khách hàng lớn nhằm tiết kiệm chi phí đi lại, hãng sẽ cố gắng có các chính sách tốt nhất có thể. 
 
Phương Tư Anh
giaothongvantai.com.vn

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Gặp người chuyên mở đường bay cho VietNam Airlines

Dường như anh được sinh ra là để đến những miền đất mới đặt nhịp cầu kết nối với đất mẹ Việt Nam qua những chuyến bay. Từ khi hơn 30 tuổi đến nay, đã 22 năm anh tha phương nơi đất khách quê người để nhân lên những lượt khách bước vào những chiếc máy bay màu xanh mang biểu tượng bông sen vàng. Anh bảo nghề này nhìn ngoài làm cứ tưởng chơi, nhưng mà chơi đến đổ mồ hôi, sôi nước mắt...
Một mình...
Gặp anh Lê Dũng - Giám đốc văn phòng khu vực của Vietnam Airlines tại Châu Âu kiêm trưởng văn phòng Pháp trong cơ quan đại diện của Vietnam airlines trên đại lộ Cham Elyse - một trong những đại lộ trục trung tâm của thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) - với tôi - một người Việt, là một niềm tự hào. Bởi ngay cả dân Pháp hay một nước nào đó mà có được văn phòng ở vị trí đắc địa nhìn thẳng Khải hoàn môn - niềm tự hào của Paris - cũng là đáng nể. Nói chuyện với anh, tôi lại thêm một lần thầm tự hào về người Việt mình, bởi chứng kiến hành trình gây dựng mạng đường bay nước ngoài của Vietnam airlines (VNA) từ những ngày trứng nước thật gian truân đến khó tưởng tượng nổi...
Đã bước vào tuổi 53 nhưng anh Dũng vẫn giữ được dáng vẻ thư sinh, giống thày hơn là một dân “bi-zi-nít”. Cảm nhận đầu tiên của tôi về anh đó là một người tư duy mạch lạc và có trí nhớ đáng nể. Câu chuyện ngược về hơn 22 năm trước, song nghe anh kể tôi có cảm giác vừa mới xảy ra đây thôi. 
“Tôi vốn là dân ngoại thương, vào hàng không từ năm 1983. Lúc đầu học kiểm soát không lưu, đến khi VNA thành lập, tôi về Ban quan hệ quốc tế. Khi đó VNA mới có hai đường bay ngoại tới Băngkok (Thái Lan) và Kualalumpur (Malaysia) bằng máy bay TU và đang có kế hoạch mở rộng mạng đường bay nước ngoài đến Hồng Kông - TQ, Singapore, Đài Loan - TQ nên mở lớp đầu tiên đào tạo các đại diện trưởng. Tôi mới đang học gần xong đã bị kéo đi luôn để chuẩn bị mở đường bay Singapore... Bây giờ VNA có tới trăm máy bay đủ các loại hiện đại chứ khi đó VN đang bị cấm vận chỉ bay bằng TU. Rất may , một đối tác đã giúp mình thuê “ngầm” một chiếc Airbus A310 để chuẩn bị mở đường bay sang Singapore. Tuy nhiên, lúc đó VNA chưa bay thường xuyên Singapore mà mới bay các chuyến theo hợp đồng đơn lẻ, chủ yếu chở người thuộc diện HO, HCR. Nay định mở đường bay thường xuyên nên tôi được phân công chuẩn bị “lót ổ” tại Singapore”.
“Những ngày đầu tha phương thật gian nan - khuôn mặt anh Dũng bỗng trầm tư - rất may khi đó anh Phạm Ngọc Minh - phó giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất (hiện là TGĐ của VNA) - đang học ở Singapore đã chỉ bảo mình rất tận tình từ việc gặp nhà chức trách hàng không chuẩn bị các thủ tục, gặp khách hàng, xây dựng đại lý, mạng bán ve may bay, chuẩn bị khai thác tại sân bay Changi... Bây giờ nhớ lại ngày 22.11.1991 bắt đầu bước vào nghiệp “tha phương” trên đất Singapore ấy, mình cũng không hiểu sao khi đó mình “liều” thế. Chỉ có một mình lo tuốt tuồn tuột mọi việc trên trời, dưới đất. Có khi cả tuần không ngủ, vẫn không thấy mệt”. Tôi thắc mắc: “Sao anh nhớ thế, đã hơn 22 năm?”.
Anh Dũng cười thật hiền: “Sao không nhớ chứ, là lần đầu tiên đi mở đường bay ở xứ người mà. Cái gì đầu tiên cũng khiến người ta ghi tâm khắc cốt”. Rồi tháng 6.1992 đường bay sang Singapore được khai trương. Nhà chức trách Singapore tổ chức rất long trọng. Mặc dù trước đó 15 ngày Mỹ phát hiện và cấm đối tác này không được cho VNA thuê chiếc Airbus A310 nữa, song VNA vẫn quyết định bay đến Singapore như đã chuẩn bị bằng máy bay TU. Chuyến bay chậm một tiếng song vẫn là một thành công lớn của hàng không VN. Vì khi đó ngay cả sứ quán VN tại Singapore cũng chưa được mở”.
“Có một chi tiết rất vui là ngày đó mình liên tục đi làm bằng... máy bay theo danh sách tổ lái” - Anh Dũng nheo mắt cười dí dỏm. Tôi ngạc nhiên “Thế là sao?”. “Vì không có visa nên mình không thể ở lại Singapore. Thế là cứ khi máy bay bay sang Singapore thì mình sang làm mọi việc từ bán ve may bay, khai thác... rồi đến chuyến về thì lại lên máy bay về TPHCM. Một tuần bay 2-3 chuyến, mình cứ như con thoi đi đi, lại lại. Cũng may khi đó VNA đã xin được phép thuê chiếc Airbus A310 cho đường bay Singapore nên cũng đỡ vất hơn bay TU. Phải mất 6 tháng trời ròng rã đi làm bằng... máy bay như thế, rồi VNA mới cử người sang làm trưởng đại diện chính thức. Mình được bớt việc, không phải lo bán ve may bay nữa, chỉ lo hàng hóa, sân bay và tài chính”.
Câu chuyện của anh Dũng khiến tôi bất ngờ bởi không thể tưởng tượng nổi một hãng hàng không tầm cỡ, chuyên nghiệp như VNA hiện nay đã được khởi đầu trong gian khó đến vậy. Và hình như càng gian khó, càng bật sáng bản lĩnh Việt kiên trì, bền bỉ mà anh Dũng là một minh chứng.
“Gieo” hồn Việt nơi đất khách
Hình như việc mở đường bay ở Singapore hiệu quả đã gắn anh với “nghiệp tha phương”. Cho đến nay đã 22 năm anh Dũng liên tiếp được cử đi các đường bay quan trọng của hãng đến Nhật, Đài Loan rồi sang đại diện tại Pháp và bây giờ mở rộng ra Châu Âu.” Vậy là anh liên tục tha phương suốt 22 năm?” - Tôi hỏi. Anh lặng im một lúc rồi nhỏ nhẹ: “Hình như đó là nghiệp của mình. Thấm thoát thế mà cũng 22 năm”.
 
“Anh có buồn và nhớ quê hương? Có khi nào cảm thấy mệt mỏi vì những cuộc di cư liên tiếp?”. Có cảm giác như khuôn mặt anh chợt chùng xuống, đôi mắt xa xăm: “Thực ra mình rất mê nghề này. Không phải lúc trẻ mới tuổi đang xoan đâu, mà cho đến bây giờ đã hơn 50 tuổi rồi vẫn vậy. Tuy chỉ là một hãng hàng không, nhưng công việc của chúng mình là “gieo” hồn Việt, văn hóa Việt vào những con người, những vùng đất mới”. Thấy tôi nhau mày tỏ ra khó hiểu, anh giải thích: “Nếu nói đơn giản mình chỉ là anh bán vé máy bay. Nhưng thêm một người bay đến Việt Nam là thêm một lần khái niệm Việt Nam được lan tỏa, được gieo vào hiểu biết của mỗi người. Vì thế thành công của VNA chỉ là nhỏ, thành công của Việt Nam mới là lớn”.
“Khi đến Pháp làm trưởng đại diện năm 2006, mình đã luôn suy nghĩ làm sao kéo được các kiều bào VN về thăm đất nước, kéo được du khách Pháp đến Việt Nam. Có nhiều kiều bào hàng chục năm nhưng chưa một lần về lại quê hương. Đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng. ”.
Trăn trở ấy qua nỗ lực của anh Dũng và các cộng sự biến thành các sự kiện văn hóa Việt Nam được VNA thường xuyên tổ chức hằng năm tại Paris, thu hút hàng nghìn người tham dự, tạo dấu ấn sâu đậm. Nhiều Việt kiều rơi nước mắt khi những bài ca điệu nhạc gợi nhớ về một thời ký ức khi còn ở quê nhà. Nhiều du khách Pháp và châu Âu đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên đầy cảnh sắc, tài năng độc đáo của con người và nét đặc sắc mới lạ của văn hóa Việt Nam. Có lẽ những phút khắc ghi đó đã là động lực đưa khách đến với Việt Nam ngày càng nhiều. Hiện hệ số sử dụng ghế trên đường bay Pháp đạt tới 86%, trong khi lúc anh Dũng mới sang là 74% và doanh thu hiện tăng gấp đôi. Đặc biệt VNA đã bay thẳng từ Paris đến Hà Nội và TPHCM hằng ngày, trở thành một đường bay thuận lợi, độc đáo nhất giữa Pháp và Việt Nam”.
Thế còn mặt trái của nghề? - Tôi hỏi, lôi anh ra khỏi niềm say sưa với công việc. Anh trầm ngâm: thực ra mình không thấy gian khổ khó khăn là mặt trái, mà chỉ nghĩ rằng để đạt được hiệu quả công việc phải trả giá bằng cố gắng, nỗ lực. Chỉ có điều mình mắc nợ vợ con. “Mắc nợ?” - “Là con gái mình cứ liên tục phải chuyển trường. Vài năm lại đến một đất nước khác, một ngôi trường khác và bạn bè khác. Vợ thì không thể đi làm vì liên tục thay đổi môi trường. Cô ấy khó tìm được việc phù hợp, nên nhiều khi cũng buồn nhớ quê hương trong khi mình đi suốt. Nhưng họ cũng đã cảm thông và tha thứ cho mình...”. Tôi thấy mắt anh lấp lánh niềm vui.
Từ số 0 đến số 1
Bây giờ VNA đã có tới 4 đường bay tới các vùng khác nhau của Nhật Bản và đường bay Nhật cũng là đường bay quy mô, hiệu quả số 1. nhưng cách đây 18 năm (tháng 10.1995) khi anh Dũng được VNA cử từ Singapore sang Nhật khai thác đường bay từ trứng nước, lúc đó hệ số sử dụng ghế trên tuyến Việt Nam - Nhật Bản chỉ đạt 35%.
Đấy là của các hãng Nhật, còn VNA khi đó chưa có đường bay. Khi đó Nhật vừa trải qua trận động đất Kobe, hầu hết đường cao tốc trên cao bị gãy nát, kinh tế suy giảm, hàng không rất vắng khách. Để đón đầu nền kinh tế Nhật phục hồi, VNA đã đưa ra quyết định táo bạo chuẩn bị mở đường bay đến Nhật. Lúc đó ít người tin sẽ thành công, vì ngay cả các hãng Nhật cũng khó khăn. Ban đầu mở văn phòng tại Nhật khó khăn đủ đường.
Các cơ chế tài chính đều mới mẻ, phải vừa làm vừa xây dựng. Người Nhật lại rất nguyên tắc, phải am hiểu và tuân thủ luật pháp Nhật. Thời gian đầu Nhật chỉ cho VNA bay Kansai. Thế là phải tìm cách mở hàng loạt chuyến charter đến các địa phương, khách Nhật mới bắt đầu biết đến VN. Sau 5 năm bền bỉ gây dựng thị trường, năm 2000 Nhật đã mở cửa cho VN. Lượng khách trên đường bay Nhật tăng mạnh.
Năm 2002 VNA được phép mở đường bay đến Tokyo và đạt tới gần 200.000 khách/năm. Tức là chỉ sau 7 năm, từ một đường bay hầu như thưa thớt khách, Việt Nam đã là điểm đến của hàng trăm nghìn du khách Nhật. Hiện nay Nhật đang là thị trường hàng đầu của VNA. Khách Nhật đến du lịch VN ngày càng tăng mạnh, đóng góp nguồn thu không nhỏ cho đất nước. 

laodong.com.vn

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Vietravel đào tạo bán vé máy bay

Trung Tâm Dạy nghề Vietravel ra đời nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của xã hội, giải quyết việc làm nhanh cho học viên cũng như “tạo nguồn” cho chính hệ thống của mình với lớp “Nghiệp vụ bán vé máy bay” được thiết kế chuyên nghiệp.

Thị trường hàng không tại Việt Nam đang ngày một nóng lên với những đường bay thẳng từ các nước đến Việt Nam và ngược lại, hàng loạt các sân bay quốc tế và nội địa cũng đã được nâng cấp mới để phục vụ du khách. Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hãng hàng không mới đã làm cho nhu cầu nhân sự phục vụ du khách ngày càng nhiều và cũng yêu cầu mức độ chuyên nghiệp cao hơn nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của du khách, nhất là những dịp cao điểm Lễ, Tết. 

Vietravel chuyên nghiệp về đào tạo bán vé hàng không - 1
Vị trí trung tâm
Là doanh nghiệp lữ hành nhiều năm liền được các Hãng hàng không, vinh danh là “công ty mang đến doanh số nhiều nhất”, Vietravel đang khẳng định vị trí số một về các tour sử dụng dịch vụ hàng không hiện nay với tần suất bay nội địa và quốc tế dày nhất. Trung bình tại mỗi quốc gia tại Đông Nam Á, hàng ngày Vietravel có từ 4 – 6 chuyến khởi hành. Bên cạnh đó, các tuyến xa như Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc trung bình cũng có từ 4 – 6 chuyến khởi hành mỗi tuần. Với tần suất khởi hành liên tục Vietravel đã khẳng định được sự chuyên nghiệp cao trong khâu tổ chức, điều hành 
Vietravel cũng đã thiết lập và đưa vào hoạt động Trung tâm vé máy bay và Dịch vụ Hành khách Thế giới (Worldticket) với qui mô lớn tại số 90A Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, Tp. HCM để đáp ứng mọi nhu cầu về Vé hàng không, tàu hỏa,… phục vụ cho nhu cầu của du khách trên tất cả hành trình trong và ngoài nước. Với hệ thống phòng giao dịch rộng khắp cả nước, Vietravel hiện có đến 47 phòng giao dịch về tour và Vé máy bay trên cả nước. 
Vietravel chuyên nghiệp về đào tạo bán vé hàng không - 2
Học viên chụp hình lưu niệm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013
Vietravel chuyên nghiệp về đào tạo bán vé hàng không - 3

Phòng học được trang bị cơ sở vật chất hiện đại 
Từ những thế mạnh trên, Vietravel đã triển khai Trung Tâm Dạy nghề Vietravel (VIETC) nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của xã hội, giải quyết việc làm nhanh cho học viên cũng như “tạo nguồn” cho chính hệ thống của mình với Lớp “Nghiệp vụ bán vé máy bay” được thiết kế chuyên nghiệp. Đến nay VIETC đã đào tạo được 7 khóa “Nghiệp vụ bán vé máy bay”, 4 khóa đã hoàn thành tốt nghiệp. Mỗi khóa học kéo dài 3 tháng với 80% thời gian thực hành kết hợp thực tế.
Môi trường học lý tưởng với tối đa 25 học viên/lớp, được học tại phòng máy trang bị hiện đại để tăng cường thực hành, làm việc trên mô hình mô phỏng kinh doanh thực tế và thực tập tại hệ thống 14 phòng giao dịch Vietravel trên địa bàn Tp. HCM. Các môn học trong chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao như: Phương pháp đặt và giữ chỗ trên các hệ thống phân phối toàn  tiên tiến như Sabre và Amadeus, đặt giữ chỗ trực tiếp trên website, tính giá các đường bay và xuất vé máy bay điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh, điều kiện vận chuyển... Chương trình “Nghiệp vụ bán vé máy bay” đang tạo tiền đề vững chắc về nghề nghiệp cho các bạn trẻ mong muốn tìm kiếm việc làm ổn định, thu nhập cao, phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, Trung tâm dạy nghề Vietravel còn thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ: Bán và điều hành Tour; Nghiệp vụ Bán vé máy bay; Nghiệp vụ Hướng dẫn viên (cấp thẻ); Chuyên viên pha chế cocktail; Tiếp tân khách sạn; Thư ký điều hành; Phục vụ bàn, phục vụ phòng. Ngoài ra, Trung tâm VIETC còn đào tạo các khóa Anh văn chuyên ngành Du lịch nhằm giúp học viên nâng cao kiến thức về từ vựng chuyên ngành, văn phạm, kỹ năng giao tiếp và cách xử lý các tình huống trong giao tiếp.
Nguồn: travel.edu.vn

Làm thế nào để mua được vé máy bay Tết?

Các phòng vé là những đơn vị nhiều kinh nghiệm. Hãy lắng nghe lời khuyên của họ để có thêm kinh nghiệm săn ve may bay Tet quê thăm gia đình Tết 2014

Đặt vé ngay từ bây giờ
Do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, các phòng vé khuyên bạn nên đặt chỗ, mua vé sớm để có thể mua vé dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế tình trạng khan hiếm vé cục bộ trong giai đoạn cao điểm tết.
Bạn cũng nên có kế hoạch đi lại sớm để chủ động trong việc mua ve may bay tet, đặc biệt là giai đoạn cao điểm tết. Càng gần ngày bay thì khả năng mua được vé càng ít hơn.
Vì trong thực tế cho thấy cơn sốt ve may bay tet diễn ra thường xuyên hằng năm chủ yếu do nhiều hành khách đợi đến gần ngày bay mới bắt đầu đặt vé, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, các chuyến bay tăng cường của các hãng vẫn không đủ để đáp ứng cho quý khách.Vì thế việc giá vé máy bay giảm trong dịp tết là rất hiếm, đó là chưa kể đến việc vé sẽ hết trước khi bạn kịp đặt cho mình một chiếc vé trong dịp tết.
Vé tàu tết
Thường xuyên cập nhật tin tức của các hãng hàng không, phòng vé
Để có thể mua được một tấm ve may bay tet với gia hấp dẫn, bạn hãy truy cập vào các website của các hãng hàng không, các phòng vé để nắm bắt thông tin về những chương trình khuyến mãi mới nhất. Vì thông thường các hãng hàng không sẽ mở bán máy bay Tết trước vài tháng.
Đồng thời việc đăng kí ve may bay tet qua website chính thức của các hãng hàng không, các phòng vé còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo vé là thật, không giả mạo và giá đúng với thực tế,
Bạn cũng nên đặc biệt cảnh giác với những nơi bán vé không rõ ràng, giới thiệu giá vé thấp hơn rất nhiều so với giá của hãng.
Sau khi đặt vé máy bay Tết thành công, để an tâm hơn, bạn có thể liên hệ các số điện thoại của hãng hàng không nhờ kiểm tra vé. Điều này sẽ giúp bạn tránh việc mua nhầm vé giả hoặc hạng ghế không đúng.
Đừng quá trông chờ vào các dịp khuyến mại để đặt vé
Vì dịp tết nhu cầu đi lại của khách hàng rất lớn, nên khả năng các hãng máy bay ít khuyến mãi hơn. Vì vậy bạn không nên quá trông chờ vào những đợt khuyến mại giá vé may bay tết 2014 mà đánh mất cơ họi mua vé máy bay cho mình.
Tìm hiểu kỹ thông tin, thủ tục
Vào thời điểm này, thông thường các hãng hàng không sẽ có thay đổi một số quy định, điều kiện vé máy bay, vì thế bạn cần kiểm tra kĩ để có sự lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ các thủ tục, giấy tờ tùy thân, quy định mang hành lý, hàng hóa,… của các hãng hàng không để tránh gặp những sự cố phiền phức không mong muốn.
Thảo Ly (tổng hợp)
nguoiduatin.vn

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Chuyện vé máy bay và nỗi lo của cộng đồng

Đã bao nhiêu năm qua chuyện mua ve may bay tet về ăn Tết cổ truyền ở Việt Nam đã trở thành nỗi lo thường trực của không ít bà con người Việt tại Nga.
 
Chuyện sẽ không có gì lạ nếu giá ve may bay tet luôn luôn ở mức ổn định. Nhưng điều lạ là ở chỗ giá ve may bay tet thất thường như con ngựa bất kham. Thường thì trong năm có nhiều đợt vé, với những mức giá khác nhau. Khi thì khuyến mãi lúc ít người đi vào dịp hè. Khi thì tăng lên với giá khủng khiếp vào dịp áp Tết âm lịch mà đọc qua đã thấy “phát sốt”!

Bà con Việt Nam làm ăn tại Nga thì lâu lâu mới về thăm quê, khi có việc hiếu - hỉ trọng đại hay Tết nhất, lễ lạt hoặc nghỉ ngơi… Người có tiền thì khỏi băn khoăn chuyện giá cả lên xuống bất thường, nhưng những người làm ăn khó khăn thì chỉ hi vọng mua được giá ve may bay rẻ chừng nào hay chừng đó!

Hành khách đi chuyến Moscow - Hà Nội tháng 11/2012

Chúng tôi vẫn thường thắc mắc: Tại sao cùng là các hãng hàng không, nhưng bên Aeroflot của Nga thì giá ve may bay bao nhiêu năm nay của họ luôn luôn ổn định mà giá ve may bay của hãng hàng không Vietnam Airlines thì lại thay đổi xoành xoạch rất bất thường? Đấy là chưa nói tới chuyện các dịch vụ bán ve may bay của người Việt Nam tại Nga cũng thường xuyên đưa ra những mức giá mà bà con chỉ có thể than “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”?!
Anh Bùi Xuân, quê Nam Định, bán hàng ở chợ Chim, thỉnh thoảng đôi ba năm lại về Việt Nam, anh rất bức xúc: “Tôi chả hiểu các ông, các bà ở cái hãng Vietnam Airlines làm ăn gì mà lạ, giá vé máy bay cứ lên lên xuống xuống như phù thủy hóa phép. Vé của người Nga thì bao năm nay giá cứ ổn định như vậy, mà của người mình thì cứ sướng lên là bóp nhau? Anh là người chuyên viết báo, anh xem có cách gì nói giùm cho bà con ta ở bên này với! Chứ khổ lắm anh ạ. Bọn tôi đâu có dư giả gì? Kiếm được đồng tiền ở xứ người nhục lắm, quanh năm chân dầm trong tuyết lạnh, mặt phơi ra cho băng giá quất, nhà chức trách thì hạnh họe, vậy mà chắt chiu được vài đồng rúp rồi đến khi nghĩ tới giá vé máy bay mà lo sốt vó…”
Đồng cảm với anh Bùi Xuân, chị Mai Lê, quê Hà Nội, cũng chua chát: “Cám cảnh lắm anh ơi, bọn tôi còn có cơ hội kiếm tiền mà về Việt Nam những lúc có công chuyện, thôi thì đành cắn răng mà mua ve may bay, chứ nhiều người muốn về chẳng được đâu. Giá vé cả ngàn đô la, dịp giáp Tết âm lịch thì có khi vọt lên đến ngàn rưỡi đô la chứ ít ỏi gì? Họ có “ăn” thì cũng một vừa hai phải thôi chứ? “Ăn” gì mà lắm thế hở anh? Mà có phải ai cũng có sẵn tiền? Nhất là công nhân may, trồng rau, xây dựng thì chỉ biết khóc thôi. Ngay dân đi chợ còn phải còng lưng mà dành dụm…”.
Tôi đã gặp rất nhiều những lời phản ảnh với tinh thần xây dựng của bà con Việt Nam tại Nga về những bức xúc chính đáng ấy. Ngay bản thân tôi với 2 lần về Việt Nam trong năm ngoái và đầu năm nay (được mua vé với giá…“ưu tiên” rẻ hơn một chút) nhưng cũng phát hoảng khi thấy anh chị em nói dịp áp Tết âm lịch vé máy bay hạn chế, hoặc được tăng chuyến, nếu có vé thì phải lên tới…34, 35 ngàn rúp. Thậm chí có khi còn lên cao hơn nữa. (30 rúp = 1 đô la).
Phải nói rằng giá vé máy bay của hãng hàng không Aeroflot tuyến Mátxcơva - Hà Nội - Moscow không những ổn định mà giá còn luôn thấp hơn giá vé máy bay của Vietnam Airilines cùng tuyến. Đó quả là điều khiến chúng ta phải băn khoăn…
Có thể nói sự chênh lệch giá cả này cần điều chỉnh sao cho phù hợp với túi tiền của đông đảo bà con nơi xa xứ. Dù là ở bất kì thời điểm nào trong năm: Áp Tết hay ngày thường cũng cần phải duy trì ở một mức giá ổn định như nhau. Không thể làm ăn kiểu tùy tiện nâng giá làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng. Bởi vì hãng hàng không Nga Aeroflot làm được, tại sao chúng ta lại không làm được?

Theo Võ Hoài Nam/Dân trí

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Phong tỏa đường băng vì không mua được vé máy bay

Một quận trưởng ở Indonesia đã cho phong tỏa đường băng để trả đũa một hãng hàng không sau khi không mua được ve may bay

Ông Marianus Sae, Quận trưởng quận Ngada ở tỉnh Đông Nusatenggara, đã ra lệnh cho hàng chục nhân viên an ninh chặn đường băng tại sân bay ở Kupang – thủ phủ của tỉnh hôm 21-12, buộc một chiếc máy bay của hãng hàng không Merpati Nusantara Airlines phải quay trở lại đó.
Ông Bambang Ervan, phát ngôn viên của Bộ Giao thông vận tải cho biết trước đó, ông Sae đã đặt một ve may bay hạng sang của hãng hàng không trên nhưng bị từ chối do hết ve may bay. Tức giận vì không mua được ve may bay, vị quận trưởng thù dai liền cho người đậu xe suốt hai tiếng đồng hồ trên đường băng.
Ông Marianus Sae. Ảnh: Tribunnews
Ông Marianus Sae. Ảnh: Tribunnews
Sau khi xảy ra vụ việc hy hữu trên, ông Ervan gay gắt chỉ trích: “Hành động của ông ta là bất hợp pháp và có thể gây mất an toàn cho chuyến bay cùng các hành khách. Sân bay là một địa điểm quan trọng và nó không nên bị quấy rầy vì bất kỳ lý do nào”. Ông cũng cho biết thêm vấn đề đã được giải quyết êm thấm.
Trả lời phỏng vấn đài TVOne hôm 23-12, ông Sae thừa nhận có hành động trên vì thất vọng với dịch vụ của hãng hàng không. Ông biện hộ rằng khi đó mình đang vội về nhà để dự cuộc họp khẩn về vấn đề ngân sách với hội đồng địa phương. Ông mạnh miệng tuyên bố: “Hãng hàng không đã cản trở người thi hành công vụ nên đó là một bài học cho họ”.
Dù vậy, hành động trả đũa của ông quận trưởng đã gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ tại đất nước mà máy bay là một phương tiện vận chuyển quan trọng. Bộ trưởng Nội vụ Gamawan Fauzi đã gửi văn bản cảnh báo ông Marianus Sae không được tái phạm.
P.Nghĩa (Theo AP)
nld.com.vn

Cà thẻ vẫn bị thu phí

Dù việc thu phí khi khách hàng dùng thẻ để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ bị cấm nhưng chủ các điểm bán hàng dịch vụ có máy cà thẻ (POS) vẫn vô tư thu phí của khách hàng.


Dù có quy định nhưng nhiều điểm chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng vẫn thu phí của người mua hàng - Ảnh: T.Đạm
Tình trạng thu phí phổ biến ở các cửa hàng điện tử, đại lý bán ve may bay, nhà hàng...
Đẩy phí cho khách hàng
Ở nhà hàng Đạt (16 Trương Định, Q.3, TP.HCM), nơi Vietcombank gắn máy POS, sau bữa tối trị giá gần 800.000 đồng cho cả nhà, anh N.T.A. yêu cầu tính tiền và cho biết sẽ thanh toán bằng thẻ tín dụng, gần như ngay lập tức nhân viên nhà hàng thông báo sẽ tính thêm phí 2% theo quy định của nhà hàng. “Ngân hàng (NH) sẽ thu của tụi em và em thay mặt NH thu lại giúp” - nhân viên nhà hàng nói. Cuối cùng gia đình anh N.T.A. đành phải thanh toán bằng tiền mặt vì không muốn trả thêm phí vô lý.
Rất nhiều cửa hàng bán máy ảnh, máy quay kỹ thuật số đang thuê diện tích trong khu thương xá Tax (Q.1) có gắn máy POS cũng thu phí của khách hàng. Tại cửa hàng Vĩnh Hùng, sử dụng máy POS của Vietcombank, cũng thông báo thu phí 2% nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Khi mua hai món hàng trị giá 8,4 triệu đồng, chúng tôi bị tính phí thẻ tín dụng là 168.000 đồng. Thấy chúng tôi từ chối, cô nhân viên cho biết cửa hàng sẽ tự bớt lời bằng cách trừ phần phí cà thẻ này với lý do “tụi em tự bớt, còn NH vẫn tính phí của cửa hàng”. Cửa hàng Tấn Long bên cạnh được Agribank gắn máy POS cũng cho biết sẽ thu của chúng tôi 2% nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cửa hàng Khánh Long cũng khẳng định mức thu là 2% nhưng từ chối cho biết NH nào gắn máy POS tại đây.
Tỉ lệ thu phí thanh toán bằng thẻ tín dụng ở các đại lý vé máy bay bay cả chính thức và không chính thức của các hãng hàng không đều là 3%. “Lợi nhuận thu được từ việc bán ve may bay chỉ vài chục đến trăm nghìn đồng, trong khi tiền phí phải trả cho NH lên đến 3%, vượt nhiều lần số tiền lãi từ việc bán ve may bay” - giám đốc một phòng ve may bay lớn tại Q.1 nói. Chính vì vậy nếu giá trị giao dịch lớn mà khách hàng đề nghị thanh toán bằng thẻ, đại lý này sẽ từ chối khéo bằng cách thông báo “máy cà thẻ vừa hư” hoặc nếu khách quen sẽ đề nghị chuyển khoản để khỏi mất phí.
Giám đốc một công ty du lịch kiêm đại lý vé máy bay (Q.Tân Bình) - nơi gắn máy POS của NH ACB - cho biết bán một ve may bay chỉ lời 50.000 đồng mà NH thu phí 2,75% nếu khách thanh toán bằng thẻ tín dụng. “Một ve may bay trị giá 3 triệu đồng chúng tôi phải trả 82.500 đồng nếu khách cà thẻ, lỗ ngay 32.500 đồng. Nếu là các anh, các anh có bán không? Khách cứ phàn nàn hoài, tôi sẽ trả lại máy POS cho xong” - vị này bức xúc.
Nên khuyến khích thanh toán bằng thẻ nội địa
Một lãnh đạo Vietcombank cho biết theo quy định, khi khách hàng thanh toán qua thẻ thì điểm chấp nhận thẻ (cửa hàng) phải trả cho NH một mức phí được hiểu là phí dịch vụ thanh toán, nghĩa là nhờ tiện ích của NH mà cửa hàng bán được hàng (trong trường hợp khách hàng không mang theo tiền mặt). Mức phí cũng bao gồm những rủi ro khác nếu thanh toán bằng tiền mặt như tiền giả, công kiểm đếm, chi phí quản lý tiền mặt... Tuy nhiên, các NH quy định rõ mức phí trên sẽ do cửa hàng trả và không được thu thêm của khách hàng.
Giải thích về việc thu phí các điểm chấp nhận thẻ, nhiều NH cho biết đã phải đầu tư trung bình 400 USD/máy POS, khấu hao trong ba năm, tính ra mỗi tháng hơn 10 USD, tương đương hơn 200.000 đồng. Trong khi hiện nay mức phí với thẻ nội địa trung bình 0,3-0,5%. Với thẻ quốc tế, mức phí khoảng 2%. Trong đó NH phải trả phí cho tổ chức thẻ quốc tế hơn 1%, ngoài ra NH còn phải trả phí cho NH phát hành và các loại phí khác... Hiện nay nhiều NH đang lỗ chứ không có lời từ hoạt động thanh toán.
Theo đại diện một NH, hạ phí để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt là rất nên, nhưng chỉ có thể hạ từ đầu các tổ chức thẻ quốc tế và phí trả cho NH phát hành. Hiện mức phí các tổ chức thẻ quốc tế áp dụng cho thị trường VN còn khá cao do thanh toán bằng thẻ chưa phổ biến. “Các tổ chức thẻ quốc tế nên có chính sách khuyến khích hoặc có chiến dịch giảm phí từng đợt nhằm chia sẻ với thị trường mới. Ngoài ra Chính phủ nên có chính sách giảm thuế cho những đơn vị chấp nhận thẻ” - ông này đề nghị.
Đại diện Hội Thẻ VN nói có thể khắc phục tình trạng này bằng cách khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ nội địa. Hiện cả nước có 64 triệu thẻ, trong đó trên 90% là thẻ nội địa, thẻ tín dụng chỉ chiếm hơn 3%. Tuy nhiên, nghịch lý là cà thẻ tại các POS có đến hơn 80% là thẻ quốc tế, trong khi thẻ nội địa chủ yếu dùng để rút tiền. “Hội Thẻ đã có đề án trình Ngân hàng Nhà nước về việc khuyến khích thanh toán bằng thẻ nội địa. Tất nhiên thẻ quốc tế có cái lợi như xài trước trả sau, miễn lãi 45 ngày... Vì vậy cần khuyến khích thanh toán thẻ nội địa bằng hình thức khác như giảm thuế, phí... làm sao thanh toán thẻ nội địa trở nên hấp dẫn hơn” - vị đại diện này nói.
 ÁNH HỒNG - LÊ NAM
Cắt hợp đồng những điểm thu phí sai quy định
Sau khi nhận được phản ảnh một số đại lý vé máy bay lắp đặt máy POS của ACB có thu phí khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, ACB cho biết đã kiểm tra và cắt hợp đồng với các đại lý này. Đại diện Vietcombank cũng cho biết sẽ có hình thức xử lý những địa chỉ vi phạm như nhắc nhở, nếu tái phạm sẽ rút máy về.
Nhà cung cấp thẻ không can thiệp
Theo đại diện tổ chức thẻ quốc tế MasterCard khu vực Đông Dương, biểu phí được tổ chức này áp dụng toàn cầu, VN cũng như các nước khác, không phân biệt ngân hàng (NH) lớn nhỏ. Việc tính phí các doanh nghiệp, khách hàng là chính sách kinh doanh của từng NH, dựa trên mục tiêu lợi nhuận, chi phí đầu tư của mỗi NH, MasterCard không quy định cũng không can thiệp.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng việc kinh doanh thẻ yêu cầu đầu tư ban đầu lớn, phải từ 3-5 năm mới lấy lại vốn, rồi mới có lãi. Hơn nữa, việc dùng tiền mặt của người tiêu dùng còn cao, doanh thu chưa nhiều nên kinh doanh thẻ của nhiều NH chưa có nhiều lợi nhuận. Việc này cần sự kiên trì nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của việc sử dụng thẻ, từ đó mới tăng doanh thu và giảm chi phí, sinh lợi nhuận cho NH.
N.BÌNH
tuoitre.vn

Hai năm tù vì dùng thẻ tín dụng giả mua hàng

Ngày 23-12, TAND TPHCM đưa vụ án dùng thẻ tín dụng giả để mua hàng ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, Muhamad Hafiz Bin Mohammad Nayan (24 tuổi, quốc tịch Malaysia) khai nhận: do không có việc làm nên Muhamad đến các dịch vụ môi giới việc làm ở Malaysia. Muhamad gặp một người tên Tony (không rõ nhân thân, lai lịch) giới thiệu sang Việt Nam làm phục vụ nhà hàng. Muhamad được Tony đưa trước 800 USD làm chi phí ăn, ở và mua ve may bay, số tiền tạm ứng này sẽ được trừ dần vào tiền công của Muhamad sau khi có việc làm.

 Giữa tháng 7-2012, Muhamad đến Việt Nam. Theo sự giới thiệu của Tony, Muhamad liên hệ với Alex (không rõ lai lịch). Trong lúc đinh ninh sắp có việc làm thì Muhamad được Alex thông báo rằng công việc nhà hàng mà Tony giới thiệu không còn nữa. Sau đó, Alex đề nghị Muhamad dùng thẻ tín dụng giả mua hàng và sẽ được hưởng 10% trị giá hàng hóa mua được.
Dù không muốn, nhưng vì không có tiền trả lại cho Tony và cũng không có tiền mua ve may bay về Malaysia nên Muhamad nhận lời. Alex còn đưa Muhamad sử dụng một điện thoại iPhone 4 để thể hiện là người giàu có, nhằm đánh lừa người bán hàng khi sử dụng thẻ tín dụng giả. Tổng cộng, Muhamamad sử dụng các thẻ tín dụng giả giao dịch 5 lần thành công (mua quần áo, nước hoa, chi trả tiền ăn uống) với số tiền chiếm đoạt trót lọt hơn 13,7 triệu đồng. Hàng hóa mua được, Muhamad đưa hết cho Alex. Vào chiều 8-8-2012, Muhamad cùng Alex và Ah Ing (không rõ lai lịch) đến Cửa hàng máy tính Hoàng Long, quận 1 dùng thẻ tín dụng giả mua hai điện thoại di động nhưng bị phát hiện. Alex và Ah Ing đứng bên ngoài cảnh giới nên kịp thời tẩu thoát.

 Nhận định hành vi của bị cáo Muhamad Hafiz Bin Mohammad Nayan đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về tiền và thẻ tín dụng, gây tác hại nhiều mặt đến tình hình trật tự trị an tại địa phương nên hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo mức án 2 năm tù về tội "Sử dụng thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
ÁI CHÂN
sggp.org.vn

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Cầu vượt xây siêu nhanh khẳng định 'hiện tượng Đinh La Thăng'

Hai cầu vượt trong ga Hà Nội vừa được cắt băng khánh thành đánh dấu một bước chuyển lớn sau chuyến "vi hành" của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt lớn vì nhân dân, vì hành khách đi tàu, cũng như thể hiện quyết tâm của Bộ GTVT, của ngành Đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ”.

Bộ trưởng cũng biểu dương những nỗ lực cố gắng của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và đơn vị thi công đã hoàn thành hai cây cầu vượt này trong thời gian rất ngắn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.

Bộ trưởng Đinh La Thăng và Chủ tịch HĐTV TCTĐSVN Trần Ngọc Thành cùng các đại biểu thị sát cầu vượt
Bộ trưởng Đinh La Thăng và Chủ tịch HĐTV TCTĐSVN Trần Ngọc Thành cùng các đại biểu thị sát cầu vượt
Trước đó, hồi tháng 9 năm nay, trong một lần "vi hành" tại ga Hà Nội, tận mắt chứng kiến sự vất vả của hành khách mỗi lần ra tàu phải đi xuống cuối đoàn tàu và kéo hành lý trên đường ray, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhanh chóng xây dựng hai cầu vượt đường ke ga (đường dẫn lên tàu)  trong ga Hà Nội và ga Sài Gòn. Đến cuối tháng 12 phải hoàn thành.

Ngay sau đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khẩn trương triển khai nghiên cứu vị trí xây cầu vượt, xác định thi công 3 ca để có thể đưa cầu vào sử dụng trước Tết, phục vụ bà con đi lại an toàn, thuận tiện.

Hai cầu vượt đường ke ga được đặt tại hai nhà chờ phía Bắc và Nam của nhà ga. Cầu phía Bắc trùng với tim vào cửa ga số 7 và cầu phía Nam trùng tim cửa ra ga vào cửa ga số 4. Đây là hai vị trí thuận lợi nhất để hành khách lên xuống cầu và phù hợp điều kiện tác nghiệp của ga.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: "Công trình này mở ra một cách làm mới, cách tư duy mới trong xây dựng công trình giao thông đường sắt. Khi có quyết tâm thì mọi khó khăn đều có thể khắc phục được để có thể hoàn thành công trình đúng tiến độ, đặc biệt là chất lượng đảm bảo".
Sau liên tiếp những hành động quyết liệt chấn chỉnh, dường như "Hiện tượng Đinh La Thăng" đang “nóng” trở lại.
Điển hình như người đứng đầu ngành giao thông quyết liệt chấn chỉnh từ giá mì tôm trong sân bay, nêu gương đi ve may bay gia re, thẳng tay xử lý nhà thầu thi công kém chất lượng...
Ngoài việc  không đi máy bay theo hạng thương gia, Bộ trưởng Thăng còn đề xuất các lãnh đạo, cán bộ các đơn vị thuộc Bộ cũng cần đi lại bằng ve may bay gia re để thể hiện tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí như ông.
Chỉ sau một lời phàn nàn về tình trạng "chặt chém" ở sân bay Nội Bài của khách hàng, Bộ trưởng Thăng đã lập tức triệu tập cuộc họp nóng nhằm chấn chỉnh ngay tức khắc sự việc này. Kết quả, giá các bán hàng hóa, dịch vụ đã được niêm yết công khai tại các vị trí dễ nhìn để khách hàng lựa chọn, và bát mì tôm chỉ còn khoảng 20.000 đồng (thay vì 40.000 - 50.000 đồng như trước đó).

Ông Thăng cũng từng được đánh giá cao ngay sau khi vừa nhậm chức đã thẳng tay “trảm tướng” ở sân bay Đà Nẵng. Rồi sau này khi kiểm tra Dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (QL3 mới) cũng tuyên bố thẳng sẽ cho "tướng" Cienco 8 nghỉ việc vì chậm tiến độ.

“Không còn thời gian nữa, phải huy động thêm nhà thầu, tăng nhân lực, tăng số lượng máy móc để làm chứ không thể để công việc tồn đọng như thế này được, thời tiết thì đang rất thuận lợi. Chốt hạn là 5/12 phải xong, ngày 6/12 tôi sẽ đi kiểm tra lại, nếu lúc đó vẫn chưa thi công xong thì tốt nhất là ông Thủy hãy tự động xin nghỉ việc, xin cáo ốm mà vắng mặt chứ đừng đến gặp tôi”, Bộ trưởng Thăng nói.

Phương Nguyên
baodatviet.vn

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Du lịch nhanh khi quá cảnh sân bay

Nếu đi du lịch xa và phải quá cảnh lâu ở một số sân bay, du khách có thể tận dụng thời gian chờ chuyến bay kế tiếp để du lịch ở những địa điểm này mà không cần thị thực, đôi khi còn được du lịch miễn phí.

Du khách Việt mê mùa thu tại đảo Naomi nổi tiếng của Hàn Quốc - Ảnh: H.Đăng
Đó là các điểm đến như Đài Bắc (Đài Loan), Seoul (Hàn Quốc), Narita (Nhật Bản), Changi (Singapore)...
Vô tư vào Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan
Hàn Quốc cũng miễn visa vào đảo Jeju cho du khách VN với điều kiện khách phải bay thẳng đến hòn đảo này và khi bay ra khỏi Hàn Quốc cũng phải từ Jeju. Nếu bay thẳng từ những nơi khác: Singapore, Thái Lan, Malaysia..., đến Jeju du khách cầm hộ chiếu VN vẫn có thể vào hòn đảo là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới này mà không cần visa.
Các công ty du lịch cho biết theo quy định của Chính phủ Nhật, du khách VN khi quá cảnh tại các sân bay quốc tế của Nhật Bản có thể đăng ký xin nhập cảnh ngắn hạn vào Nhật. Cụ thể, nếu du khách có visa (thị thực) vào Mỹ có hiệu lực và thẻ lên máy bay, ve may bay cho chặng bay kế tiếp từ Nhật Bản, có thể vào Nhật du lịch trong vòng ba ngày mà không phải xin visa. Khách chỉ cần cầm những giấy tờ này đến quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh đăng ký xin nhập cảnh ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng được vào Nhật khá “hên xui” và chỉ 80-90% thành công, vì hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính của nhân viên phụ trách xuất nhập cảnh trực ngày hôm đó.
Theo các công ty lữ hành, muốn chắc chắn thì trước chuyến đi hãy đến cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản làm thủ tục xin visa quá cảnh ngắn hạn và đóng khoản phí khoảng 180.000 đồng kèm theo hộ chiếu có visa vào Mỹ, ve may bay
Đại diện Hãng hàng không Korean Air tại TP.HCM cho biết với du khách VN đã có visa (loại dán vào hộ chiếu) của năm quốc gia Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc và New Zealand còn hiệu lực thì được phép vào Hàn Quốc du lịch mà không cần phải xin visa trong vòng 15 ngày. Điều kiện bắt buộc là khách phải có ve may bay của chặng bay tiếp theo sau khi dừng lại Seoul. Máy bay hạ cánh xuống sân bay Seoul khách cứ làm thủ tục xuất cảnh thông thường, nhưng khi đến quầy làm thủ tục xuất cảnh phải trình thẻ lên máy bay (boarding pass), ve may bay của chặng bay kế tiếp, visa của một trong năm nước đã đề cập trên.
Tương tự, nếu có visa còn hạn của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, châu Âu (Shengen), Úc và New Zealand (bao gồm cả thẻ cư trú dài hạn), du khách VN sẽ được miễn visa nhập cảnh nhiều lần vào Đài Loan trong thời gian 30 ngày.Du khách Việt có thể vào website nas.immigration.gov.tw/nase/, chọn loại ngôn ngữ và theo hướng dẫn để xin đăng ký. Sau khi đã đăng ký xong, khách sẽ nhận được thông báo được chấp nhận, in thông báo này ra mang theo khi đến Đài Loan. Toàn bộ quy trình này hoàn toàn miễn phí.
Tham quan Singapore miễn phí
Nếu quá cảnh ít nhất năm tiếng tại sân bay Changi (Singapore), du khách nên thử tour du lịch Singapore miễn phí (Free Singapore tour) do sân bay Changi và Hãng hàng không Singapore phối hợp tổ chức cho mọi du khách. Tour du lịch kéo dài hai giờ có hai lựa chọn: tour “Di sản” và tour “Ánh đèn thành phố”. Mỗi ngày sẽ có bốn chuyến khởi hành lúc 9g sáng, 11g30 trưa, 2g30 chiều và 4g chiều
Tour “Di sản” đưa khách đi ôtô tới những địa điểm nên đến của Singapore: Singapore Flyer - đu quay lớn nhất thế giới, kỳ quan công viên Gardens by the Bay - Một khu vườn nhân tạo với những “siêu cây” khổng lồ có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời và lọc sạch không khí; Marina Bay Sands - tổ hợp khu kinh doanh, nghỉ dưỡng, giải trí tổng hợp cao cấp và lớn nhất châu Á, được ví như kỳ quan của thế kỷ 21; Các nhà hát Esplanade (còn được gọi nhà hát sầu riêng) - một tổ hợp trung tâm biểu diễn nghệ thuật ở Singapore; Merlion Park - công viên Sư Tử Biển; Colonial District; Chinatown - Phố người Hoa, Little India - Khu Ấn Độ; và khu thương mại trung tâm.
Tour “Ánh đèn thành phố” chỉ có một lần trong ngày và bắt đầu từ 6g30 tối hằng ngày. Từ sân bay Changi tới cầu Benjamin Sheares, khách du lịch sẽ nhìn thấy toàn cảnh của Singapore Flyer, Marina Bay Sands và Esplanade trước khi tới cầu Helix, lấy cảm hứng từ đường xoắn kép cấu trúc ADN của con người. Khách sẽ dừng nghỉ 15 phút tại khu cảng vịnh Marina, sau đó viếng thăm làng Bugis và khách sạn Raffles. Khách muốn tham gia đến đăng ký tại các quầy có dòng chữ “Free Singapore tour” ở Terminal 2 và 3 ít nhất 60 phút trước tour bạn muốn tham gia.
LÊ NAM
tuoitre.vn

Những lỗi hay gặp khi đi du lịch

Bạn đã từng đi rất nhiều nơi trên thế giới và nghĩ rằng mình đầy kinh nghiệm. Tuy vậy đôi khi rời khỏi nhà và bắt đầu hành trình hãy chú ý để đừng vấp phải những lỗi sau:

Những lỗi hay gặp khi đi du lịch

Nên kiểm tra kỹ ngày và giờ khởi hành trên ve may bay để tránh bị lỡ chuyến
Để mất các thiết bị điện tử. Bạn luôn mang theo điện thoại thông minh, iPad, iPod, kindle, notebook... và khi xuống máy bay, taxi, xe buýt... bởi một lý do nào đó mà bạn chợt quên. Để tránh lỗi này, hãy cất đồ trong giỏ, ba lô. Nếu là người thích nghe nhạc, hãy cứ gắn tai nghe và bạn sẽ nhận ra điều gì đó khác thường nếu lỡ có để rơi thiết bị điện tử của mình. Khi ngồi trên ghế, hạn chế nhét bóp, điện thoại vào túi sau.
Quên hộ chiếu. Điều rất thường xuyên xảy ra và không có gì ngạc nhiên khi bạn đến sân bay và phát hiện hộ chiếu đang nằm nhà. Khá nhiều trường hợp những du khách chuyên nghiệp nhất quên hẳn rằng mình phải mang passport. Cách hay nhất là luôn có một danh sách những món đồ nhất định không thể quên gồm hộ chiếu, tiền mặt, thẻ tín dụng, ve may bay... Kiểm tra trước khi bước chân ra khỏi nhà để chắc chắn bạn không quên chúng.
Lỡ chuyến bay. Cũng giống như hộ chiếu, rất nhiều hành khách tưởng mình bay thứ bảy ngày 17 nhưng lại đến sân bay vào chủ nhật ngày 18. Đó chỉ là một vài trong những trường hợp đôi khi cười ra nước mắt. Sau khi có ve may bay, nếu bạn không kiểm tra kỹ càng, rất dễ bị lỡ chuyến bởi những con số và mã (code) loằng ngoằng. Cách hay nhất là ngay sau khi nhận được ve may bay, cài báo thức vào điện thoại, viết vào sổ, lên tờ ghi chú và dán tại bất cứ nơi đâu bạn thường ngồi. Khi đã đến sân bay, sau khi làm thủ tục, nên đến ngay sát cổng lên máy bay, khá nhiều các chuyến bay sẽ đổi cổng khởi hành và bạn sẽ lỡ chuyến nếu không chú ý.
Hiểu biết về văn hóa bản địa giúp bạn có thể tiếp cận gần gũi với người địa phương hơn và gây cảm tình với họ như một đại sứ về du lịch cho chính đất nước mình
Hơi nhiều tham vọng. Bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi, đặt khách sạn, mua vé máy bay, tìm chỗ ăn uống. Nhưng đôi khi đừng quá căng thẳng là phải đi đến chỗ này, khám phá chỗ kia. Đôi khi hành trình tuyệt vời nhất lại là không có kế hoạch nào cả.
Quá lệ thuộc vào mạng xã hội. Ngày nay, rất bình thường khi bạn đăng những tấm ảnh và thường xuyên cập nhật status của mình với bạn bè. Nhưng có thật cần thiết khi phải làm điều đó ngay tức thì? Việc “nghiện” mạng xã hội khiến bạn bị phân tán trong khi tìm hiểu về điểm đến và sẽ khó có thể hưởng thụ trọn vẹn những cảm xúc cùng thông tin mình đang tiếp cận.
Tiền típ. Khi đi ăn tối ở một đất nước xa lạ nào đó, nền văn hóa khác nhau và cũng đi kèm với cách cư xử khác nhau trong đó có tiền típ. Đôi khi cũng không nên dựa quá nhiều vào sách chỉ dẫn du lịch mà bạn có ở nhà. Tại điểm đến, hãy thử hỏi những người bạn gặp về tiền típ hoặc tìm kiếm trên mạng trước khi lên đường.
Tại Mỹ bạn nên để lại 1, 2 USD sau khi ăn xong, ở Canada khoảng 15 - 20% trên hóa đơn, tại Pháp bạn không nhất định phải típ vì đã tính vào hóa đơn nhưng vẫn có thể để lại vài euro nếu dịch vụ của họ hoàn hảo. Một điều bạn nên để ý nữa là nếu ở Mỹ hay vài nước châu Á, bánh mì có thể miễn phí nhưng ở Ý, họ sẽ tính tiền cho dù bạn không dùng. Do vậy nếu cảm thấy đã dùng đủ, bạn nên đề nghị trả lại khi họ mang ra thêm.
An NamẢnh: Hoài Nam, Shutterstock

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Chờ 3 tháng không mua nổi 1 vé máy bay

Trong thời điểm lễ Giáng sinh gần kề và năm mới sắp đến, nhu cầu di chuyển bằng máy bay tăng rất cao, tại Venezuela gây ra tình trạng quá tải và bức xúc. Bà Gladys Varela, 59 tuổi có con gái sống ở Mexico đã đi mua vé máy bay về với con từ 3 tháng trước tại hơn 10 công ty và hãng hàng không, tuy nhiên câu trả lời bà nhận lại vẫn là không có vé máy bay. Bà Varela buồn bã và tuyệt vọng vì “rất có thể năm nay sẽ không tới gặp con gái được” 

Kể từ tháng 9 cho đến nay, việc mua vé máy bay từ các hãng hàng không như American (AAL), Grupo Aeromexico SAB và Avianca Holdings SA (AVH) tại Venezuela trở nên rất khó khăn do việc kiểm soát tiền tệ ngày càng được thắt chặt khiến các công ty không dễ để có thể đổi tiền từ đồng bolivar (tiền Venezuela) sang USD. Tình hình này càng trở nên bất cập hơn trong thời điểm cận kề ngày lễ Giáng sinh và đón năm mới.

Theo Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA), hiện các hãng hàng không trên đang bị khóa số tiền tương đương khoảng 2,6 tỉ USD tại Venezuela theo tỷ giá hối đoái chính thức 6.3 bolivar trên 1 USD. Họ không muốn mạo hiểm với đồng bolivar mà theo các ngân hàng đầu tư từ Ngân hàng châu Mỹ đến Tập đoàn đầu tư Goldman Sachs đều cho rằng, sẽ tiếp tục bị giảm giá trị lần thứ 8 trong vòng 11 năm - nhà phân tích hàng không Helane Becker cho hay.                                            
 
B.T

 theo Bloomberg.

Vẫn lừa bán vé máy bay Tết giá rẻ.

Ngày giáp Tết, khi nhu cầu đi lại của người dân bằng đường hàng không tăng mạnh thì hàng loạt phương thức bán ve may bay cũng nở rộ. Không ít người vì ham rẻ đã phải ăn “trái đắng” khi mua vé qua mạng trực tuyến. Thậm chí, có người sau khi ra sân bay mới tá hỏa vì ve may bay không có giá trị.
Tiền thật mua vé ảo!
Những ngày gần đây, không ít người bức xúc về việc bị lừa đảo khi mua ve may bay giá rẻ qua mạng. Trong đó có cả những hãng hàng không lớn cũng bị nhóm đối tượng lừa đảo bán vé như Vietnam Airlines.
Chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, do gia đình chồng chị ở trong Đồng Nai nên gần cuối năm hai vợ chồng thường xin nghỉ phép vài ngày để về thăm gia đình chồng. Lo ngại ngày gần Tết thì ve may bay tet ăng lại khó mua nên chị lên mạng tìm kiếm các đợt khuyến mãi của một số hãng hàng không uy tín.
Khách hàng đi máy bay được khuyến cáo là nên tự đặt mua vé để tránh lộ thông tin cá nhân tiếp tay cho lừa đảo
Chị Nga cho biết, sau khi tìm hiểu thấy hãng hàng không Vietnam Airlines cho phép người đặt mua hoàn ve may bay trực tuyến thông qua các đại lý cấp hai. Chị đăng ký chọn ngày giờ bay và gửi thông tin theo mẫu của Vietnam Airlines. Khoảng 15 phút sau chị được một nhân viên giới thiệu là đại lý nhận đặt vé báo xác nhận và sẽ gửi lại cụ thể lịch trình và giá chốt. Sau khi đồng ý với những yêu cầu của họ, chị kiểm tra trên website của Vietnam Airlines thấy có họ tên, lịch trình của vợ chồng chị trong chuyến bay tới đây nên an tâm và chuyển tiền vé theo số tài khoản của đại lý cung cấp.
Khi chị Nga cùng chồng ra sân bay và làm thủ tục thì nhận được thông tin, ve may bay của vợ chồng chị đã bị người khác hủy. Khi chị hỏi thông tin về người này thì nhận được trả lời: Số tài khoản họ đặt vé nên họ có quyền hủy vé và chấp nhận mất % bồi thường nếu không đi.
Theo nhiều khách hàng thường xuyên đi máy bay thì các hãng như VietJetAir, Jetstar đã mua là không được hoàn, chỉ cho phép đổi tên. Thế nhưng, nhóm lừa đảo vẫn tìm được những kẽ hở khác.
Với VietJetAir và Jetstar, đối tượng lừa đảo cũng có thể bán vé giá rẻ hơn bình thường dù mua vé giá thường khoảng 3 triệu đồng. Sau khi bán vé cho khách, đối tượng sẽ chờ một thời gian ngắn và thực hiện đổi tên vé để bán cho người khác. Mức phí chỉ mất chưa đến 310.000 đồng. Thậm chí chỉ với 1 vé máy bay, đối tượng lừa đảo có thể mua rồi bán lại sau đó đổi tên rồi bán cho nhiều nạn nhân cùng chung thủ đoạn nêu trên.
Ngoài ra, một chiêu thức khác đang ngày một nở rộ là làm tên giả cho hành khách đi máy bay. Lợi dụng tâm lý ham vé rẻ, một số đại lý chi nhánh đã thuyết phục khách chịu “thay tên đổi họ” trong tờ giấy xác nhận nhân thân. Đổi lại, khách mua được vé rẻ mà đại lý đã canh từ trước với họ tên người mua do họ bịa sẵn.
Với hình thức gian lận này, khách không bị thiệt hại gì nếu lên máy bay trót lọt. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan an ninh hàng không đang ngày một siết chặt kiểm tra đối với hành khách đi lại bằng giấy xác nhận nhân thân.
Trong 6 tháng cuối năm, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp dùng tên giả đi máy bay. Khi bị phát hiện, khách chịu phạt một triệu đồng mỗi người.
Khi hãng hàng không cũng ậm ờ!
Do việc xin cấp phép mở đại lý bán vé cấp dưới hiện nay khá dễ dàng, có hiện tượng đến gần Tết số lượng đại lý vé mở ra lại nở rộ rồi đóng lại sau khi mùa Tết kết thúc. Trong số đó, không ít đại lý mở ra chỉ để đi lừa đảo. Ngoài những hình thức trên, các đại lý gian dối còn nhiều chiêu ăn tiền khách hàng.
Ví dụ, đại lý mua vé cho hành khách bằng tài khoản VISA "chùa". Dù vé này là vé thật, nhưng nếu hãng hàng không phát hiện vé mua bằng tài khoản ăn cắp trên mạng sẽ bị hủy. Một số đại lý khác lại giữ chỗ, thu tiền của hành khách rồi không xuất vé, hoặc có xuất vé nhưng không nộp lại tiền cho hãng nên vé bị hủy.
Trao đổi với PV về vấn đề này, một số chuyên gia ngành hàng không cho rằng, để tránh hiện tượng lừa đảo qua mạng, ăn chặn tiền, hành khách nên đến các phòng vé của hãng, hoặc đại lý lớn có uy tín. Ngoài ra, họ cũng cần cảnh giác với các lời chào mời mua vé lẻ trên mạng, chỉ mua khi người bán hoặc đại lý thực sự có uy tín trên cộng đồng.
Một chủ đại lý bán vé máy bay ở quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Hiện tượng đại lý máy bay “giả” tự nhận là đại lý của các hãng hàng không nổi tiếng đã từng xuất hiện ở một số địa phương. So với đại lý “rởm”, đại lý chính thức được trang bị bảng hiệu và giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn. Song bảng hiệu có thể làm giả, giấy chứng nhận không phải đại lý nào cũng trưng ra nên người dân rất dễ bị nhầm lẫn. Để tránh mua phải vé giả, người dân nên truy cập vào website của các hãng hàng không để mua vé hoặc kiểm tra danh sách các đại lý chính thức. Hành khách sau khi mua vé điện tử sẽ được phòng vé hoặc đại lý cung cấp tờ hành trình và phiếu thu tiền cước vận chuyển và phí dịch vụ. Phiếu thu này được xem như một chứng từ, nên nếu xảy ra trục trặc, khách hàng có thể dùng giấy tờ này để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Còn chị Hồng, một chi nhánh bán vé hàng không ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Khách hàng nên tự đặt vé thì mới có quyền sở hữu thực sự tấm vé đó. Hiện nay vé của các chuyến bay không phải là khan hiếm như mọi người lầm tưởng”. Chị Hồng cũng cho biết đã nhận được thông tin một số khách hàng sau khi mua vé qua mạng đã bị người giả danh đại lý lừa biến mất... không dấu vết.
“Đối với khách hàng mua vé điện tử qua thẻ tín dụng, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng sự chủ quan của khách hàng để ăn cắp thông tin thẻ. Do đó, khách hàng cần bảo mật về các thông tin cá nhân và thẻ tín dụng của mình. Để tránh rủi ro, khách hàng chỉ nên thực hiện mua vé qua mạng ở các đại lý chính hãng có uy tín và trước khi xuất tiền, hãy kiểm tra lại một lần nữa về tư cách pháp nhân cũng như độ tin cậy của các đại lý bán vé máy bay, chớ nên tham rẻ mà mất cả chì lẫn chài...”, chị Hồng nói.
Trước sự việc này, PV cũng đã liên hệ đến một số hãng hàng không để phản ánh. Tuy nhiên hiện chưa một đơn vị nào lên tiếng chính thức về hàng loạt vụ việc lừa đảo xảy ra tại các đại lý “con” bán vé như hiện nay.

Thảo Phượng
pestrotimes.vn

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Hành khách máy bay tức giận vì bị coi là đồng tính

Một hãng hàng không Mỹ đã phải công khai xin lỗi hành khách sau khi người này phát hiện ve may bay của mình có mã xác nhận là GAYS (đồng tính).

Jeff White, sinh viên đại học West Florida đã mua ve may bay của hãng hàng không Mỹ Delta Air Lines, trong hành trình từ Pensacola, Florida đến Albany , New York. Anh này đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện mã xác nhận trên ve may bay của mình là “H8GAYS”.
“Lúc đầu, tôi tưởng mình đọc nhầm. Tuy nhiên, khi nhìn kĩ thì quả thực như vậy. Tôi lo sợ rằng một hành khách nào đó có thể nhìn thấy tấm ve may bay. Tôi nghĩ nhân viên của hãng hàng không Delta cố tình cho tôi một mã xác nhận như vậy vì họ cho rằng tôi là một người đàn ông đồng tính. Điều này làm tôi vô cùng khó chịu”, White nói.
Sau khi nhận được khiếu nại, hãng hàng không Delta Air Lines đã lên tiếng xin lỗi và cho rằng đây hoàn toàn là một “sự hiểu lầm”. Họ giải thích rằng mã xác nhận là do “máy tính tạo ra một cách ngẫu nhiên”.
Trong khi đó, nạn nhân White cho biết thêm: “Tôi là một sinh viên học ngành công nghệ thông tin. Tôi ngạc nhiên khi họ không chặn những mã xác nhận có khả năng xảy ra, trong phần mềm mà họ sử dụng để tạo ra mã. Đây là một sự xúc phạm lớn”.
Russell Cason, phát ngôn viên của hãng hàng không khẳng định: “Chúng tôi đảm bảo rằng, một sự cố như vậy sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai nữa”.
Đầu năm nay, hãng hàng không giá rẻ của Australia, Jetstar cũng đã phải lên tiếng xin lỗi hành khách khi người này kéo vali từ băng chuyền ra với một miếng dán ghi dòng chữ “Tôi đồng tính”. 
Mai Loan
Theo Telegraph

Lượng khách mua vé máy bay Tết dự báo tăng tới 15%

Với sự tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không năm vừa qua, theo căn cứ vào số liệu khai thác thực tế dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2013 của Cục Hàng không Việt Nam, dự báo lượng hành khách thông qua các cảng hàng không giai đoạn Tết Nguyên đán 2014 sẽ tăng ở mức từ 12-15%, trong đó có những cảng hàng không miền Trung sẽ phục vụ lượt khách cao hơn so với ngày bình thường đến 50%.

Lịch bay nội địa của Vietnam Airlines tăng 1.344 chuyến trong dịp cao điểm Tết. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Để đảm bảo người dân có thể tiếp cận nguồn ve may bay tet, các hãng hàng không đã thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phòng ve may bay và các đại lý chính thức của hãng để hành khách cập nhật tình hình mở bán ve may bay tet nhằm tránh việc căng thẳng, quá tải tại sân bay, bến xe đồng thời tiết kiệm các chi phí qua các chương trình bán vé giá thấp, khuyến mãi.

Theo ông Nguyễn Đình Tăng, Phó trưởng ban Dịch vụ thị trường Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), trong giai đoạn cao điểm Tết, lịch bay nội địa của Vietnam Airlines tăng 1.344 chuyến bay. Tổng số chuyến bay là hơn 9.300 chuyến (tăng 27% so Tết 2012) với tổng số ghế cung ứng là hơn 1,5 triệu ghế.

"Các đường bay tăng nhiều nhất vẫn là các mạng bay nội địa trục chính Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng-Thành phố Hồ Chí Minh," ông Tăng cho hay.

Phó Tổng giám đốc hãng hàng không Jetstar Pacific Nguyễn Tuấn Anh cho biết, hãng đã mở bán ve may bay tet kể từ tháng 9 trên các đường bay nội địa. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khách chủ yếu mua ve may bay sớm trên đường bay Thành Phố Hồ Chí Minh-Vinh, Hải Phòng còn đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội chưa nhiều do cung ứng lớn nên khách chưa vội mua.

Cụ thể, thống kê của hãng Jetstar cho thấy, tổng số chỗ cung ứng trong hai giai đoạn (từ 15 đến 30/1 và từ 31/1 đến 16/2) lên đến 112.000 chỗ/chiều (tương đương 3.700 chỗ/ngày/chiều), tổng tải cung ứng trong dịp Tết năm 2014 tăng khoảng 12% so với năm ngoái.

"Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình đặt chỗ trong dịp cao điểm Tết năm nay không quá căng thẳng, số lượng chỗ vẫn còn nhiều để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách," ông Tuấn Anh cho biết.

Nhằm ngăn chặn các hành vi đầu cơ vé bán lại với giá cao của các đại lý, cá nhân, nhiều hãng đã có các biện pháp như: mở bán vé chiều cao điểm sát với giá trần, số lượng vé được kiểm soát và mở bán nhiều đợt mang đến cơ hội cho khách, thời gian đặt chỗ trong vòng 24 giờ và không được phép đổi tên khách trong tình trạng thanh toán sau nhằm hạn chế những khách hàng ảo, giảm thiếu tối đa tình trạng khan hiếm vé giả tạo và đầu cơ từ phía các đại lý.

Ngoài ra, các hãng hàng không cũng giữ lại một số lượng chỗ nhất định trên các chuyến bay chiều ngày 30 tết (30/1/2014) để giải quyết cho những khách bị chậm chuyến từ các chuyến bay trước vì nhiều lý do được bay nhằm đảm bảo những hành khách này kịp về quê hương đón Tết.

Bên cạnh đó, các hãng hàng không cũng đưa ra khuyến cáo đối với khách hàng nên liên hệ mua ve may bay tet trực tiếp qua website, tổng đài phục vụ khách, phòng ve may bay, đại lý ve may bay chính thức của hãng và kiểm tra thông tin đặt chỗ qua hãng để tránh bị kẻ xấu lừa đảo.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãnh đạo Cục Hàng không cho rằng, các hãng hàng không vẫn chưa thiết lập hoặc công bố đường dây nóng của lãnh đạo thông qua Trung tâm thông tin phản hồi nhằm hỗ trợ và giải quyết những khiếu nại hay phản ánh chất lượng dịch vụ của từng hãng. Do đó, các đơn vị cần sớm thực hiện để có giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng dịch vụ.

vietnamplus.vn

Đi lại dịp Tết: Không quá căng

Các đơn vị vận tải cho biết trong dịp Tết Nguyên đán, việc đi lại của người dân sẽ không quá căng thẳng khi vé tàu, xe, máy bay hiện còn khá nhiều 

Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, chưa có doanh nghiệp (DN) nào bị đình chỉ sau hơn 1 tuần sở này có văn bản gửi các bến xe yêu cầu đình chỉ những DN tăng giá vé trong ngày thường khi giá nhiên liệu, vật tư không biến động.
Ve may bay Tet bán chậm
Là hãng mở bán ve may bay Tet sớm nhất trên thị trường, đại diện Jetstar Pacific (JPA) thông báo: Tính đến thời điểm này, trên toàn mạng bay đã có gần 60% chỗ được khách hàng mua trong giai đoạn Tết. Đường bay thường diễn ra tình trạng khan hiếm ve may bay Tet vào những ngày cận Tết là TP HCM - Hải Phòng đã có 76% ve may bay Tet được đăng ký.

Mua vé xe Tết tại Bến xe Miền Đông (TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH
“Ngoại trừ đường bay TP HCM - Vinh đã kín chỗ trên các chuyến bay khởi hành từ ngày 24-29 tháng chạp, các đường bay khác vẫn còn nhiều chỗ đang mở bán” - đại diện JPA cho biết. Trong dịp Tết Giáp Ngọ, JPA thực hiện khoảng 1.600 chuyến bay, tương ứng trên 285.000 ve may bay Tet. Trục đường bay giữa TP HCM - Hà Nội mỗi ngày có 9 chuyến bay khứ hồi, TP HCM - Đà Nẵng có 3 chuyến/ngày, lượng khách mua đang tăng nhanh.
Giá ve may bay của JPA trên chặng bay TP HCM - Hà Nội đang mở bán có các mức 2,766 triệu đồng; 3,008 triệu đồng; 3,134 triệu đồng/vé/lượt. Ngày 30 Tết có mức giá thấp nhất là 2,348 triệu đồng/vé/lượt.
Theo hãng giá rẻ VietJet Air (VJA), đến nay, Cục Hàng không vẫn chưa duyệt lịch bay tăng cường vì còn tính toán khả năng phục vụ của sân bay. Trên đường bay TP HCM - Hà Nội, hãng mở 11 chuyến khứ hồi, đường bay TP HCM - Đà Nẵng có 6 chuyến, các đường bay còn lại có 2-3 chuyến/ngày. Hãng đã bán khoảng 70% tổng số chỗ.
Nhìn chung, các ngày cận Tết đều còn ve may bay, ngoại trừ một số ngày ở các đường bay ít chuyến như TP HCM đi Quy Nhơn/Huế… Giá ve may bay thấp nhất của VJA trong dịp Tết là 2,161 triệu đồng/vé/lượt (ngày 27 tháng chạp), giá cao là 2,975 triệu đồng và 3,173 triệu đồng/vé/lượt (ngày 28 tháng chạp).
Trong các ngày cao điểm, một số chuyến bay của Vietnam Airlines (VNA) đã thông báo hết chỗ qua kênh bán trên mạng. Nhiều chuyến bay trong ngày chỉ còn mở bán 5 chỗ. Giá ve may bay của VNA dịp này chỉ còn phổ biến 2 mức là 2,997 triệu đồng/vé/lượt cho hạng phổ thông và 5,56 triệu đồng/vé/lượt cho hạng thương gia. Nếu hành khách mua qua kênh đại lý hoặc trực tiếp mua tại phòng ve may bay có thể tìm được nhiều cơ hội bay hơn do hãng chỉ mở bán một lượng ve may bay nhất định trên mạng.
Chỉ “sốt” vé xe chất lượng cao
Tại Bến xe Miền Đông (TP HCM), nhiều quầy bán vé xe Tết dán thông báo “hết vé” vào những ngày cao điểm từ 20-29 tháng chạp, chủ yếu các tuyến đi miền Trung, miền Bắc. Quầy vé hãng xe Phi Long bán tuyến TP HCM - Huế dán thông báo “Hết vé Tết các ngày 25, 26, 27, 28 tháng chạp”, riêng hãng Mai Linh hết vé TP HCM đi Hà Nội các ngày từ 24-26 tháng chạp, TP HCM - Đà Nẵng hết vé từ 23-29 tháng chạp, tuyến TP HCM - Quảng Ngãi hết vé từ 17-29 tháng chạp. Một số hãng khác như Chín Nghĩa, Sao Vàng cũng thông báo hết vé Tết.
Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông, cho rằng: Việc sốt vé xe thương hiệu hoàn toàn bình thường do tâm lý chuộng xe tốt của hành khách. Riêng vé xe Tết do bến triển khai bán vào ngày 1-1-2014, chủ yếu cho các tuyến miền Bắc và miền Trung, sẽ bán không hạn chế.
Còn 20.000 vé tàu Tết
Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ga Sài Gòn, xác nhận hiện ga Sài Gòn còn nhiều vé đi các ngày 20, 21, 22 và 29 tháng chạp với khoảng 20.000 vé, trong đó có 6.000 vé tàu ghế phụ. Số vé tàu này đi rải rác các ga từ Sài Gòn đến Hà Nội nhưng chiếm phần nhiều là các ga khu vực phía Bắc.
“Hành khách nào muốn mua vé đi trong thời điểm nêu trên thì đến ga Sài Gòn trực tiếp mua vé hay đặt mua vé qua điện thoại (08.38436528) để tổ bán vé qua điện thoại của nhà ga giao đến tận nhà vì hiện nhà ga không còn áp dụng chương trình nhắn tin lấy số thứ tự như đợt bán vé Tết” - ông Thành thông tin thêm.
Theo ông Thành, vé đi tàu thời gian thấp điểm từ 19 tháng chạp trở về trước vẫn còn nhiều trong khi vé đi các ngày từ 23-28 tháng chạp đã bán hết, kể cả vé ghế phụ được bán bổ sung cách đây 1 tháng cũng không còn.
Ông Thành lưu ý hành khách đi tàu phải cầm đúng vé có ghi tên và số CMND của mình. Nếu nhân viên soát vé kiểm tra không đúng thông tin, hành khách sẽ không được lên tàu. Với những trường hợp có lý do chính đáng như bận công việc cơ quan hay gia đình không thể đi tàu mà có nhu cầu chuyển vé lại cho người thân hoặc đồng nghiệp thì nhà ga giải quyết bằng cách xác nhận cho chuyển đổi tên. Tuy nhiên, thời gian chuyển đổi vé phải trước 10 giờ so với giờ tàu khởi hành nhưng phải chịu mất phí 30% như quy định.
Riêng trường hợp đặc biệt, hành khách vì lý do đột xuất như đi công tác và muốn chuyển cho người khác đi thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác. Sau đó, trưởng ga ký xác nhận ngay sau tấm vé nhưng cũng chịu mất phí 10%.

Năm nay, VJA và JPA đều có máy bay mới đưa vào khai thác dịp Tết nên tải cung ứng tăng đáng kể so với năm ngoái.

TÔ HÀ - QUÝ HIỀN - THU HỒNG
 nld.com.vn