Khi sắc màu Giáng sinh bắt đầu bừng lên sau khung kính các cửa hàng, siêu thị…, cũng là lúc kế hoạch du lịch của nhiều gia đình trẻ được hiện thực hóa với tất bật nào vé máy bay, nào xác nhận phòng và danh sách “wish list” cho những điều sẽ làm, những món quà sẽ nhận trong đêm Noel ở miền đất lạ.
Xả hơi trước “chiến dịch Tết”
“Năm nào cũng thế, cứ từ cuối năm cho đến sát Tết là dồn dập biết bao nhiêu việc. Rút kinh nghiệm nên năm nay chúng tôi tranh thủ kiếm vài ngày thư giãn ở Singapore. Vừa là “đòi lại” tuần trăng mật chưa kịp hưởng vì quá bận, vừa tranh thủ mua sắm đồ, du lịch xả hơi…” – chị Thanh Thư, phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu điện máy tại Hà Nội chia sẻ. Mới cưới chưa lâu, đôi vợ chồng trẻ này sẽ trải qua kỳ nghỉ Noel tới ở Đảo quốc Sư tử với nhiều hoạt động đã được “lên lịch” chi tiết.
Cũng như chị Thư, với nhiều gia đình trẻ hiện nay việc thu xếp một chuyến du lịch không còn quá băn khoăn vì chi phí hay khó đặt dịch vụ, mà lại vướng ở chỗ có được khoảng thời gian phù hợp. Từ cuối tháng 12 cho đến dịp Tết âm lịch là những tháng “chạy đua” với biết bao kế hoạch phải hoàn thành, hàng hóa đưa lên kệ, công nợ sầm sập đến… Từ các doanh nghiệp, công sở cho đến mỗi gia đình đều cảm nhận được sự tất bật ấy. “Rình rập” được kỳ nghỉ dài ngày mà không vướng tiến độ công việc của nhau đôi khi là cả một kỳ công. “Dứt ra mà đi nên phải chọn điểm xứng đáng để đến, vì thế chúng tôi chọn đi châu Âu. Đón Giáng sinh ở xứ tuyết luôn là ước mơ từ thời bé đến giờ của tôi” - anh Nguyễn Đức, một kiến trúc sư thì kể về giấc mơ sắp thành hiện thực của mình. Anh và vợ cho biết vừa kết hợp thăm người thân vừa tận hưởng lễ Noel và năm mới ở Thụy Sỹ và Đức: “Đương nhiên là sẽ phải chi một khoản không nhỏ, nhưng kiếm tiền để hưởng thụ và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn mà”
Những tuyệt chiêu tránh “shopping quá liều”
Cũng chính vì tâm lý “Bao lâu mới có một lần” nên khá nhiều người đã có kinh nghiệm đau thương vì vung tay quá trán khi đi mua sắm ở nước ngoài trong những chuyến du lịch. Việc đặt ra một “ngưỡng” chi tiêu luôn là thứ nên có trong danh sách của mỗi gia đình, để chuyến đi vừa vui vừa an toàn cho cả người và… ví!
Chị Thu Hiền, một chuyên viên dự án của WHO chia sẻ kinh nghiệm: “Các cửa hàng, siêu thị nước ngoài thường sale off rất mạnh, lại chăm sóc khách hàng rất nhiệt tình nên nếu không tỉnh táo là bạn có nguy cơ “đốt” một món tiền to. Vì thế, cần cân nhắc rất kỹ trước khi mua xem bạn có thực cần món đồ đó không, giá của nó có đúng là “Big Sale” như quảng cáo không…”
Tương tự, nhiều chị em cũng chia sẻ “Tốt nhất nên nhờ chồng giữ tiền vì ông xã thường kiên định chứ không dễ “lung lay” như chị em”. Một cách khống chế cơn “cuồng mua” khác là sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ gọn nhẹ, dễ mang theo người lại có hạn mức chi tiêu nên vừa đảm bảo an toàn, tiện lợi, vừa giúp người dùng tránh bị “quá tay” mua sắm.
“Mỗi lần quẹt, rồi đứng ký bill là một dịp để “cảnh cáo” chính mình là đã chạm ngưỡng hay chưa trước khi rẽ vào cửa hàng khác. Văn minh và tiện”, chàng kiến trúc sư mơ Giáng sinh tuyết trời Âu chia sẻ. Anh cho biết đang chờ các nhân viên của ngân hàng “ruột” Techcombank làm lại thẻ mới thật sớm (do hết hạn) để kịp cho chuyến đi. “Nhân tiện, rinh luôn ít khuyến mại và quà tặng khi phát hành lại thẻ” - anh Đức nói. Được biết, việc mua sắm “quẹt thẻ” đã thành thói quen của vợ chồng anh, vì “Đi đến đâu cũng có điểm chấp nhận thẻ, từ siêu thị, trung tâm mua sắm cho đến nhà hàng, khách sạn… Thanh toán qua thẻ vừa được giảm giá – nhiều khi lên đến 50%, vừa có chính sách ưu đãi hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng, nhận quà… Tội gì không sử dụng!”
(Nguồn: techcombank.com.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét