Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Trải nghiệm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Zipline, leo núi hay chèo thuyền vượt thác... là những trò chơi phổ biến ở nước ngoài và mới xuất hiện ở Việt Nam. Hãy khám phá cảm giác vượt qua chính mình với chuyến du lịch mạo hiểm tới Madagui, Lâm Đồng.

Chơi gì

Nếu yêu thích các trò chơi cảm giác mạnh thì khu rừng Madagui thực sự là một thiên đường dành cho bạn. Đu dây tử thần hay còn gọi là Zipline - trò chơi mạo hiểm có mặt đầu tiên tại Việt Nam. Với tổng chiều dài 1.111m, đi trên độ cao 20m đến 40m, băng qua các ngọn cây và sông hồ sẽ mang lại cảm giác mãnh liệt cho người chơi.
Zipline
Zipline - trò chơi mạo hiểm có mặt đầu tiên tại Việt Nam.
Các hoạt động thể thao trên nước ở đây cũng rất đáng để thử. Với địa hình phong phú cùng nhiều khe đá ghập ghềnh, các trò chơi mạo hiểm như lướt ván, chèo thuyền kayak, chèo thuyền hơi vượt thác... sẽ là những thử thách khó quên.
Thuyền
Thuyền hơi vượt thác: trò chơi rèn luyện tinh thần đồng đội, lòng dũng cảm.
Đối với những bạn trẻ mới làm quen với loại hình du lịch mạo hiểm, có thể bắt đầu với môn trượt cỏ để cảm nhận cảm giác 'lao như bay' từ trên đỉnh đồi xanh mượt. Ngoài ra, những chuyến xuyên rừng thám hiểm sẽ mang lại những trải nghiệm bất ngờ cùng những bài học thú vị về thế giới rừng xanh. Bên cạnh đó cũng đừng bỏ lỡ các trò chơi chiến thuật hấp dẫn rèn luyện khả năng phán đoán, xử lý tình huống và tinh thần đồng đội như bắn súng đạn nước sơn – paintball hay thử tài thiện xạ với môn thể thao bắn súng quốc phòng.

Đi như thế nào

Rừng Madagui tọa lạc tại km 152, quốc Lộ 20, khu phố 1, thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Hồ Chí Minh125 km, cách Đà Lạt 142 km. Do đó, nếu ở Hồ Chí Minh, bạn có thể đi xe máy hoặc xe khách tuyến TP HCM - Đà Lạt.
Nếu ở Hà Nội, bạn có thể săn ve may bay gia re đến sân bay Liên Khương, sau đó bắt taxi hoặc xe khách đến Madagui. Để tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn nên bắt taxi hoặc xe bus ra quốc lộ 20, sau đó bắt xe khách đến Madagui. Lưu ý chọn chuyến bay sáng hoặc đầu giờ chiều để bắt xe khách không quá muộn.

Ở đâu

Bạn có thể lưu trú ngay trong khuôn viên khu du lịch Madagui hoặc các nhà nghỉ do người dân địa phương kinh doanh. Nếu đi đôi hoặc yêu thích du lịch nghỉ dưỡng, bạn nên chọn phòng nghỉ villa, còn đi theo nhóm nhỏ thì  nên chọn nghỉ tập thể 6 người/phòng để có không gian ấm cúng gần gũi.
2013-06-3BBE582F-Madagui--7-_500x0.jpg
Cắm trại: hình thức được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn.
Nếu đi theo nhóm lớn thì bạn có thể kết hợp các hoạt động vui chơi với cắm trại cho các thành viên trong đoàn ngay tại đây, vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo được hoạt động tập thể sôi nổi và ý nghĩa.

Ăn gì

Đừng bỏ qua các món đặc sản của rừng núi như lá quăn xào thịt bò, đọt đủng đỉnh kho sườn non, măng rừng luộc chấm mắm tôm hay cá lăng chiên giòn, cá lăng nướng lá chuối, lẩu cá lăng nấu măng chua… Và hãy nhớ thưởng thức những món ăn đặc trưng của dân tộc Mạ: cơm lam - thịt nướng - rượu cần để hiểu thêm về nét riêng văn hóa con người Madagui.

Chi phí

Với chi phí dao động từ 600.000 – 1.200.000 đồng/ người ( không tính vé máy bay), bạn hoàn toàn có thể tự lên kế hoạch chuyến du lịch mạo hiểm ở rừng Madagui trong hai ngày cuối tuần.
Hãy đi theo nhóm để tiết kiệm chi phí cũng như tạo đủ hấp dẫn cho các hoạt động.
Kim Anh
vnexpress

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Hủy, hoãn giờ bay và những chuyện góp nhặt

Trước tiên phải nói đến vấn đề tình huống rằng hủy/hoãn giờ bay là điều không ai muốn, từ hành khách đến các hãng hàng không và thậm chí cả các đại lý vé máy bay cũng vậy. Mỗi lần hủy/hoãn chuyến bay ít nhiều cũng xảy ra thiệt hại về vật chất là điều bất khả kháng. Về vấn đề tinh thần cũng vậy, hành khách mệt mỏi và chuyện bực tức là điều đương nhiên. Các hãng hàng không cũng thiệt hại thương hiệu và hình ảnh, nhất là những hãng hàng không non trẻ như Vietjet Air. Trên facebook còn có hẳn một “fanpage” của “Hội những người tẩy chay VietJet Air”, tất nhiên không có lửa làm sao có khói.
Tôi là một đại lý ve may bay, tôi mạn phép đưa ra những phân tích sơ bộ dựa theo kinh ghiệm mấy năm bán vé của tôi như sau:
1. Khi có bất cứ một chuyến bay nào hủy/hoãn thì khả năng sẽ có tiếp tục một chuyến bay khác hủy/hoãn theo vì lý do phải dời địa điểm đỗ, giờ bay lệch khiến lịch làm việc lệch, bảo trì/nâng cấp gì gì đó của máy bay (tôi không nói đến việc thời tiết là bất khả kháng)…. thì kế hoạch bay và lịch làm việc sẽ bị thay đổi, do đó chuyến bay kế tiếp sẽ bị thay đổi theo, đa số xảy ra ở chặng HCM-HN-HP. Những trường hợp này xảy ra với tất cả các hãng chứ không phải các hãng nhỏ mới bị. Không những ảnh hưởng đến đội bay của hãng mình mà còn ảnh hưởng đến đội bay của hãng khác.
2. Việc hủy hoãn thì giữa hành khách và hãng hàng không đều cố không chịu hiểu cho nhau, tôi đi sâu vào vấn đề này nhé:
  • 2.1 Khi nhận được thông báo hoãn chuyến bay, thường là thông báo rất chung chung như là: “Vì lý do kỹ thuật, chuyến bay ABC sẽ khởi hành trễ hơn giờ bay là…..” thì hành khách bắt đầu có sự khó chịu trong người. Cứ thế tiếp tục nhận được 7 hoặc 8 thông báo như trên khiến hành khách dù dễ tính đến đâu cũng cảm thấy không thoải mái.
  • 2.2 Số lượng hành khách biết về luật hàng không hầu như không nhiều, rất rất rất ít. Và cũng chính thái độ phục vụ của hãng làm ngơ về luật hoặc không chăm sóc kỹ hành khách, luôn có những câu trả lời không hợp lý, và đây là sự thật 100% trong quá trình làm việc bán vé máy bay của tôi. Hãng không bố trí nhân viên chăm sóc và trấn an hành khách theo mức yêu cầu về văn hóa ứng xử, mỗi vị khách là mỗi ý khác nhau. Nên việc hành khách áp đảo nhân viên mặt đất là điều đương nhiên.
  • 2.3 Tiếp tục nói về văn hóa hành xử giữa hãng và khách: Tâm lý của khách là đã bỏ một khoản tiền không nhỏ cho việc đi lại, thế nhưng mọi chuyện không theo dự kiến, những hình ảnh về hành khách mệt mỏi chờ đợi ở sân bay, thậm chí là nằm la liệt không hiếm trên báo giấy lẫn báo mạng. Đó là những hình ảnh chân thật nói lên cung cách phục vụ của hãng không tốt, ảnh hưởng xấu tới thương hiệu của hãng, vậy mà tình trạng này cứ kéo dài mãi.
  • 2.4 Ngược lại, chính hành khách cũng gây áp lực lớn cho đội ngũ nhân viên mặt đất, có những hành động gây thương tích người khác và những phản ứng thái quá khi không kìm chế được cơn giận trong khi đội ngũ an ninh sân bay làm việc lỏng lẻo.
  • 2.5 Cho dù mức bồi thường được đưa ra nhưng không khi nào làm thỏa mãn được hành khách. Sẽ luôn có những bài báo về việc hủy/hoãn, mức bồi thường vật chất, tâm lý và những hệ lụy luôn đi kèm.
Tóm lại, xảy ra những tình huống trên thì đa phần lỗi thuộc về phía hãng hàng không. Quá lo quảng bá thương hiệu mà không chú trọng đến việc phổ cập kiến thức hàng không cho khách hàng cũng như việc chăm sóc khách hàng đúng mức, và đặc biệt cần nêu rõ quyền lợi của khách hàng trong những tình huống cụ thể chứ không phải một mới những luật lệ xử phạt mà khách hàng phải hứng chịu. Các hãng hàng không không biết việc này, chính họ biết rõ nhất, nhưng họ xem nhẹ việc chăm sóc khách hàng trong những chuyến bay bị hủy/hoãn như thế. Sự xem nhẹ này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới thương hiệu của hãng khi mà vị thế độc quyền ngày càng mất đi. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, rồi sẽ có những hãng hàng không khác ra đời…..
Ngọc Khuê

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Ám ảnh hoãn, hủy chuyến bay

Tỉ lệ hoãn, hủy chuyến trung bình của các hãng hàng không nội địa không cao so với thông lệ nhưng dồn vào một số thời điểm. Có hãng tỉ lệ hủy chuyến tăng đột biến đến hơn 2.000% so với tháng trước

Thông tin hành khách vật vờ vì các hãng hàng không hoãn, hủy chuyến bay liên tục trong những ngày giữa tháng 6-2013 cho thấy đây có thể là điều bất thường. Bởi lẽ, lúc này đang vào mùa bay cao điểm hè, trời không sương mù, ít có bão, là giai đoạn hoạt động hàng không ít bị ảnh hưởng nhất do thời tiết trong năm.
 
Hành khách có mặt tại các sân bay luôn mong muốn được bay đúng giờ
Liên tục hoãn, hủy
Ngày 25-6, hành khách của Jetstar Pacific (JPA) phải chờ 3 giờ tại các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất khi nhiều chuyến bay trong ngày bị hoãn, hủy vì 2 máy bay bị trục trặc kỹ thuật.
JPA đang khai thác 5 máy bay A320, mỗi chiếc thực hiện 6-8 chuyến/ngày nên khi 1/3 máy bay trục trặc kỹ thuật, lịch bay bị xé và rất nhiều chuyến bị ảnh hưởng dây chuyền. Nhiều hành khách không được thông báo trước vẫn ra sân bay, hãng phải chuyển sang sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines (VNA).
Đến cuối ngày, JPA phải điều động 1 máy bay thực hiện 2 chuyến bay đêm để giải tỏa hành khách bị nhỡ chuyến dù số lượng hành khách quá ít, không đủ bù đắp chi phí. Đó là chuyến bay TP HCM - Hà Nội lúc 1 giờ ngày 26-6 (hơn 30 khách) và chuyến ngược lại khởi hành lúc 3 giờ cùng ngày(15 người).
Vietjet Air(VJA) gần đây cũng có những chuyến bay bị hoãn, hủy nhiều lần khiến hành khách nổi giận, đơn cử như ngày 2-6 với nhiều chuyến bay bị hủy. Một trong số các chuyến bay bị hoãn, hủy nhiều lần hôm 2-6 là VJ8383 hành trình Đà Nẵng - TPHCM.
Theo dự định, máy bay cất cánh lúc 16 giờ 25 phút nhưng liên tục thông báo hoãn đến 20 giờ 20 phút rồi 21 giờ 55 phút. Ngày hôm sau, hành khách tiếp tục nhận được thông báo giờ khởi hành mới là 0 giờ 40 phút, 2 giờ 15 phút và phải đến 5 giờ 30 phút mới cất cánh. Cả trăm hành khách đã vây kín quầy làm thủ tục, yêu cầu lập biên bản và bồi thường.
VNA trong thời gian gần đây cũng có nhiều chuyến bay không khởi hành đúng dự kiến. Có hành khách mua ve may bay Hà Nội đi Cần Thơ ngày 26-6 được thông báo bay sớm hơn 1 giờ. Một số chuyến bay trục trặc kỹ thuật ngay trong quá trình cất/hạ cánh khiến hành khách bất an. Các sự cố diễn ra trong tháng 5 và 6 chủ yếu do yếu tố khách quan về kỹ thuật mà nhà chế tạo chưa khuyến cáo.
Mâu thuẫn đến đỉnh điểm
Ám ảnh với việc vật vờ ở sân bay do hoãn, hủy chuyến, có hành khách đã chỉ trích các hãng hàng không là lừa đảo, tung clip lên các trang mạng xã hội, thậm chí lập ra “Hội những người tẩy chay” một hãng hàng không nào đó.
Đáng lưu ý là trong khoảng 2 năm gần đây, hiệu ứng đám đông đã xuất hiện trong nhiều tình huống hoãn, hủy chuyến. Trước đây, “kịch bản” trong những chuyến bay chậm giờ, hủy chuyến là hành khách yêu cầu nhân viên hàng không “chốt” lại giờ bay, yêu cầu gặp lãnh đạo, lập biên bản, trả vé máy bay. Tuy nhiên, với nhiều vụ việc xảy ra gần đây, mâu thuẫn giữa hành khách với nhân viên hàng không đã lên đến đỉnh điểm.
Một hãng hàng không cho biết mỗi khi chậm chuyến nhiều giờ và hành khách tụ tập đông ở trước quầy, nhân viên của hãng trước khi “thương thuyết” phải nhanh tay cất hết các vật dụng có thể trở thành “vũ khí” như bình hoa, bút. Thậm chí, trong một số tình huống, nhân viên phải thay đồng phục để “bảo toàn tính mạng” vì rút kinh nghiệm từ vụ có người bị khách đánh phải nhập viện. Mâu thuẫn của nhân viên hàng không với hành khách thường diễn ra căng thẳng nhất ở sân bay quốc tế Cát Bi, TP Hải Phòng và sân bay Vinh, tỉnh Nghệ An vì lực lượng an ninh mỏng.
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), cho biết quy định của ngành đã nêu rõ trách nhiệm của hãng hàng không khi hoãn, hủy chuyến bay. Chẳng hạn, yêu cầu thông báo lý do cho hành khách nếu nguyên nhân vì lý do chủ quan, hãng hàng không phải phục vụ đồ uống nếu chậm từ 2 giờ trở lên, chậm 3 giờ trở lên phải phục vụ cả ăn - uống; chậm 6 giờ trở lên phải bố trí nơi nghỉ phù hợp...
Theo ông Thanh, Cục HKVN cho biết đang xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ ngành. Theo đó, tất cả các khâu vận chuyển, phục vụ hành khách tại nhà ga… đều được chuẩn hóa thành tiêu chuẩn cơ sở để các hãng áp dụng chung nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của toàn ngành. Dự kiến, bộ tiêu chuẩn cơ sở ngành hàng không sẽ được ban hành và áp dụng từ cuối năm nay.
Theo thống kê, tỉ lệ hoãn, hủy chuyến trung bình của các hãng hàng không nội địa không phải là cao so với thông lệ nhưng lại dồn vào một số thời điểm. Trong đó, có hãng tỉ lệ hủy chuyến tăng đột biến đến hơn 2.000% so với tháng trước.
 
Trong tháng 5-2013, Cục HKVN cho biết VNA có tổng cộng 713 chuyến bay chậm giờ, 186 chuyến hủy trên tổng số 8.404 chuyến. JPA thực hiện 997 chuyến, trong đó 412 chuyến chậm giờ và 15 chuyến hủy. VJA thực hiện 1.375 chuyến, trong đó có 69 chuyến chậm giờ và 48 chuyến hủy.

Bài và ảnh: TÔ HÀ
nld.com.vn

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Vài lưu ý khi du lịch Mỹ mùa cao điểm

Du lịch Mỹ đang bước vào mùa cao điểm. Vào thời điểm này, vé máy bay có giá khá cao và rất khó đặt chỗ.
Đoàn khách của Du lịch Hoàn Mỹ tại casino Luxor (Las Vegas).
Đặt chỗ càng sớm càng tốt
Mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8), phần lớn du khách, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ đều tranh thủ tổ chức cho cả gia đình đi du lịch Mỹ, vừa tham quan những điểm đến nổi tiếng, vừa kết hợp thăm người thân. Thời điểm này ở Mỹ cũng đang là mùa hè, khá đông du học sinh Việt Nam đang du học tại Mỹ cũng tranh thủ về nước thăm gia đình hoặc ở lại Mỹ đón gia đình từ Việt Nam sang. Vì thế, tình hình ve may bay rất căng thẳng, giá vé tăng trung bình từ 6 đến 8 triệu so với bình thường. Bên cạnh đó, việc đặt chỗ trên các chuyến bay rất khó khăn và hạn chế về số lượng vé. Để đảm bảo chuyến đi đúng kế hoạch, du khách, đặc biệt là nhóm khách gia đình, nên lên kế hoạch sớm để dat ve may bay được những chỗ gần nhau cho cả nhà.
Chuẩn bị về visa
Xét duyệt visa Mỹ mùa cao điểm hè có khắt khe hơn mùa thấp điểm? Về vấn đề này, phòng tư vấn Du lịch Hoàn Mỹ cho biết: Khó khăn cơ bản nhất khi xin visa Mỹ mùa cao điểm là thời gian chờ lịch hẹn phỏng vấn. Thông thường, du khách mất ít nhất 3 tuần để có được lịch hẹn thì vào mùa cao điểm, thời gian trên đôi khi kéo dài từ 1 – 2 tháng.
Để xin visa Mỹ được dễ dàng, du khách cần chuẩn bị kỹ, đầy đủ những hồ sơ chứng minh có cuộc sống ổn định, có mức thu nhập cao tại Việt Nam, có hộ chiếu từng du lịch những nước phát triển, và quan trọng hơn cả, điều du khách cần làm là giữ thái độ bình tĩnh, trung thực khi trả lời câu hỏi từ phía Lãnh sự quán, thuyết phục viên chức lãnh sự rằng bạn sẽ quay về Việt Nam trong thời gian cho phép. Nếu chuẩn bị tốt những điều nói trên, du khách hoàn toàn có cơ hội được cấp visa Mỹ mà không phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào ngoài lệ phí phỏng vấn.
Những lưu ý trên đường tour
Mỹ và Việt Nam cách nhau gần 20 giờ bay, để giữ sức khỏe, du khách cần nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày trước khi khởi hành. Một lưu ý khác là vấn đề thời tiết, vào mùa này, nhiệt độ trung bình ở Mỹ từ 11 – 25oC. Tuy nhiên, thời tiết ở Las Vegas khá nóng, nhiệt độ cao nhất có khi lên đến 40oC. Do đó, bên cạnh chiếc áo khoác mỏng, nhẹ để giữ ấm khi ngồi xe và máy bay, hành lý mang theo cần có thêm 1 chiếc dù xếp hoặc nón rộng vành để thích nghi với thời tiết mùa hè nước Mỹ.
Nước Mỹ rất coi trọng văn hóa xếp hàng. Vào mùa cao điểm, các điểm tham quan, mua sắm, nhà hàng... rất đông khách, vì vậy nên trật tự xếp hàng chờ đến lượt là một hành động đẹp thể hiện văn hóa.
Nếu tách đoàn thăm thân sau tour
Các công ty du lịch chỉ mua bảo hiểm cho du khách trong phạm vi tour, nếu có nhu cầu ở lại Mỹ thăm thân sau khi tour kết thúc, du khách cần mua bảo hiểm cho những ngày sau đó để an tâm hơn trong những ngày lưu trú thêm ở Mỹ.
Một khó khăn khác là phải tự túc bay từ Mỹ về Việt Nam trong chặng bay lượt về. Thông thường, những thủ tục quá cảnh ở phi trường quốc tế có thể gây nhiều rắc rối, phiền phức cho những du khách, đặc biệt là khách cao tuổi. Với lịch khởi hành đều đặn mỗi tháng từ 4 - 6 đoàn, Du lịch Hoàn Mỹ có thể thu xếp để du khách có thể ghép đoàn cùng công ty trong chặng bay lượt về. Mọi thủ tục quá cảnh tại sân bay sẽ được hướng dẫn viên lo giúp. Điều du khách cần làm là chia sẻ thật cụ thể kế hoạch chuyến đi để được tư vấn lộ trình phù hợp và giữ chỗ trước trên những chuyến bay vốn rất khó đặt trong mùa cao điểm.
Kim Yến
sggp.org.vn

Nghi án tình dục ở Sứ quán Philippines

Những nữ công nhân Philippines tuyệt vọng vì mất việc ở Trung Đông tiếp tục bị lạm dụng bởi chính những người đồng hương có trách nhiệm bảo vệ họ.

Theo Cục Lao động nước ngoài của Philippines, quốc gia 95 triệu dân này có khoảng 10% dân số sống ở nước ngoài. Trong đó, khoảng 1,85 triệu người (số liệu năm 2011) làm việc tại các nước theo diện hợp đồng xuất khẩu lao động có thời hạn, gọi tắt là OFW. Lực lượng OFW này hằng năm đóng góp trên dưới 10% GDP của Philippines.
Các nước Trung Đông chiếm 5 vị trí trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu lao động trên đất liền hàng đầu của Philippines với trên dưới 60% tổng OFW khắp thế giới. Tuy nhiên, tại đây, lao động Philippines phải đối mặt với nhiều bi kịch nhất, từ ngược đãi, lạm dụng tình dục cho đến quỵt lương. Thêm vào đó, bất ổn chính trị ở khu vực trong 2 năm qua khiến hàng chục ngàn OFW bị mất việc, phải sống tạm bợ trong các trại tập trung của Văn phòng lao động Philippines ở nước ngoài (POLO) do một tùy viên của Sứ quán Philippines ở nước sở tại phụ trách. Hy vọng của những OFW này là sớm được về nước hoặc tìm được việc làm.
Đổi tình lấy vé máy bay
Nửa đêm 1.1.2013, những công nhân ở trại POLO trong khuôn viên Đại sứ quán Philippines ở Syria tận mắt chứng kiến một nam nhân viên sứ quán đang “gần gũi” với một nữ OFW sống nhờ tại đây. Người đàn ông này được nhận diện là thành viên Nhóm tăng cường của Bộ Ngoại giao Philippines. Còn tại Jordan, nhiều người không lạ gì chuyện một thành viên cao cấp của POLO cho phép các nữ OFW ra khỏi trại vào ban đêm để phục vụ tình dục cho những người đàn ông giàu có. Ông này bị cáo buộc thu phí đến 1.000 USD một đêm từ mỗi cô gái. Trong khi đó, tại Kuwait, một người đàn ông địa phương được POLO thuê đã lạm dụng chức vụ của mình để buộc các nữ OFW “đổi tình lấy việc làm”.
 
Ba nạn nhân tố giác trên Đài ABS-CBN - Ảnh: chụp từ website của ABS-CBN
Từ lâu đã có nhiều tố giác từ người trong cuộc cũng như chính quyền địa phương. Tuy nhiên, tất cả đều rơi vào im lặng cho đến ngày 18.6, khi Chủ tịch Ủy ban Lao động ngoài nước của Hạ viện Philippines là Walden Bello nêu vấn đề tại một cuộc họp. Theo báo The Manila Times, ông Bello nói thẳng tên 3 nghi can ở trên lần lượt là một ông họ Kim, ông Mario Antonio và ông Blas Marquez.
Sau động thái của nghị sĩ Bello, 3 nạn nhân nữ cùng 1 nhân chứng trở về từ thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út đã đến Đài truyền hình ABS - CBN để kể lại câu chuyện tủi nhục của họ. Xuất hiện trên truyền hình với tên giả và dung mạo được che kín, Michelle, Analisa và Angel vạch mặt Phó tùy viên lao động ở Riyadh là Antonio Villafuerte đã lạm dụng họ. “Nếu cô muốn về nước sớm, hãy làm việc bán thời gian đi”, Angel thuật lại lời Villafuerto nói với mình. Công việc “bán thời gian” mà Villafuerto đề cập chính là “lên thiên đường một đêm” với những gã nhà giàu bản địa để có tiền mua ve may bay về nước. Angel từng giúp việc nhà và bị người chủ cưỡng hiếp phải bỏ trốn, đến nhờ cậy sự hỗ trợ của sứ quán nên “đề nghị” của Villafuerto khiến cô choáng váng.
Trong khi đó, Michelle cáo buộc Villafuerto sàm sỡ và bán cô cho một người đàn ông Ai Cập. “Cô gái này không có vé máy bay về nước, ông mua cho cô ta một chiếc vé nhé”, Villafuerto nói với khách hàng và ông này đã mua vé máy bay cho Michelle sau khi “lên thiên đường” với cô. Các nạn nhân cho rằng còn nhiều trường hợp rơi vào cái bẫy “làm việc bán thời gian” tương tự.
Chính quyền vào cuộc
Những cáo buộc trên khiến dư luận Philippines rúng động. Một công dân nước này làm việc cho Chương trình Phát triển LHQ tại thủ đô Manila nói với Thanh Niên: “Tôi thấy cực kỳ đau lòng cho họ. Tôi nghĩ chuyện này cũng xảy ra ở những nơi khác. Có điều ở Trung Đông thì loạn ra bởi chúng tôi có hàng triệu công nhân ở đó”.
Bộ Ngoại giao (DFA) và Bộ Lao động Philippines (DOLE) đã vào cuộc. Ngày 21.6, Ngoại trưởng Albert del Rosario và Bộ trưởng Lao động Danilo Cruz đã gặp gỡ 3 nạn nhân. Sau đó, Ngoại trưởng Rosario cho hay ông có thể khẳng định các cáo buộc trên là đúng và Villafuerto đã bị DOLE triệu tập về nước để phục vụ điều tra. Ông Rosario cũng khẳng định chính phủ Philippines bảo đảm vé máy bay cho công dân về nước thông qua Cơ quan Bảo trợ lao động ở nước ngoài nên việc lao động nữ phải bán dâm ở xứ người để có tiền mua vé “lẽ ra không thể xảy ra”. Trong hai ngày 21 - 22.6, ông Rosario đã triệu hồi các đại sứ từ 13 quốc gia có đông OFW và Tổng lãnh sự tại Hồng Kông, để tham vấn tìm giải pháp chấm dứt tình trạng lạm dụng lao động ở nước ngoài.
Tuy nhiên, tới nay, những người nằm trong cáo buộc của nghị sĩ Bello vẫn “bình an” bởi “chưa có tố cáo chính thức từ các nạn nhân”. Một viên chức lãnh sự của Philippines ở Chicago (Mỹ) nói với Thanh Niên: “Không thể cách chức họ ngay vì luật pháp không cho phép. Mọi việc phải đi qua quy trình hoàn chỉnh. Hình phạt nặng nhất có thể lúc này là tạm đình chỉ công việc và không trả lương thôi”.
Trong bài xã luận hôm 24.6, báo Inquirer đề nghị chính quyền bắt tay điều tra dựa trên những cáo buộc miệng, thay vì đợi đến khi có tố cáo chính thức bằng văn bản. Tờ báo gợi ý Văn phòng Tổng thống và các cơ quan chức năng khác vào cuộc, cam kết bảo vệ an toàn cho người tố giác.
Thục Minh(VP Singapore)

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

“Quý tử” mời cha mẹ đi du lịch để... vét sạch tài sản

Lấy lý do có đối tác làm ăn tặng hai ve may bay đi Nha Trang nhưng do công việc bận rộn không sắp xếp đi được, “quý tử” ngỏ ý muốn mời bố mẹ đi thay, cũng là cơ hội đi du lịch mấy ngày cho biết. Hai ông bà nghe con nói thế, vui vẻ đồng ý...
Khi đã phải dắt nhau đến tá túc nhà họ hàng, vợ chồng ông bà Hoàng Ngọc Hà (SN 1952, ngụ tại ngõ 91, đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, không thể tin cậu quý tử được cha mẹ gửi gắm hết hi vọng lại đẩy cả gia đình vào cảnh “màn trời chiếu đất” không nơi nương tựa.
Quý tử "nổi máu" kinh doanh đòi “buôn bán lớn”
Phải hỏi han nhiều lượt phóng viên mới tìm được đến căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm trên đường Ngọc Lâm (Gia Lâm, Hà Nội) là nhà họ hàng của ông bà Hà.
Ngồi tiếp chuyện là người mẹ đã gần lục tuần, những biến cố xảy ra liên tiếp gần đây khiến bà dường như già hơn tuổi thật. Nếp nhăn hằn trên khuôn mặt phúc hậu hiền từ, nhắc đến cậu con trai duy nhất, người phụ nữ càng thêm vẻ đau khổ mệt mỏi.
Bà Hà phiền não: “Từ ngày thằng con tôi làm cái việc tày đình đấy, ông nhà tôi sốc nặng, bỏ cả cơm nước, suốt ngày lẩn thẩn, đi ra đi vào như một cái bóng. Mọi người trong nhà lo lắng phải đưa ông ấy về quê một thời gian cho khuây khỏa”.
Gia đình ông bà trước kia vốn nề nếp, hai vợ chồng đều là cán bộ công chức đã nghỉ hưu, có với nhau hai mặt con, người con gái lớn đã lập gia đình, ra ở riêng cũng gây dựng được cuộc sống đầy đủ ổn định. Còn người con trai Hoàng Văn Tuấn (SN 1979) được ông bà đặt nhiều hy vọng, cho ăn học đàng hoàng, nhận được sự yêu thương và bảo bọc của cả gia đình.
Cậu út tỏ ra khá phụ thuộc vào bố mẹ và chị gái, tuy nhiên trước nay ông bà không phải bận tâm phiền lòng nhiều vì bản tính Tuấn hiền lành, vốn luôn nghe lời.
Mọi chuyện bất hạnh chỉ thật sự xảy ra khi người con trai tốt nghiệp đại học. Ra trường với tấm bằng khá, anh xin được việc làm trong một cơ quan nhà nước, đồng lương ổn định, một năm sau thì lập gia đình. Những tưởng cuộc sống như thế là trọn vẹn, vợ chồng già cả đời sống vất vả, thanh bạch nay đã có thể thanh thản sống vui bên con cháu.
Nhưng anh con trai lại hiếu thắng nổi “máu” làm ăn, không cam chịu cuộc sống nhẹ nhàng với đồng lương theo anh là ít ỏi “ba cọc ba đồng”.
Nghe theo rủ rê của bạn bè, bất chấp lời khuyên ngăn của mọi người trong nhà, Tuấn bỏ ngang công việc cũ quyết định đổ tiền mở công ty riêng, bên cạnh đó còn tham gia vào đủ mọi kênh đầu tư nhằm cải thiện kinh tế.
Theo lời người nhà kể lại, không biết lời lãi được bao nhiêu nhưng thời gian đầu cậu con trai làm ăn khá thành công. Cuộc sống có phần khấm khá hơn hẳn, hai vợ chồng thường xuyên sang thăm bố mẹ và sắm sửa nhiều vật dụng đắt tiền trong gia đình.
Nhưng chỉ khoảng nửa năm, công việc xem chừng trở nên bế tắc. Viện cớ tình hình kinh tế khó khăn chung, người con trai bắt đầu đi vay mượn, “huy động vốn” nhiều nơi trong họ hàng để tiếp tục kinh doanh làm ăn. Người mẹ cho biết, gia đình thấy con vay mượn nhiều cũng lo lắng, những lúc như thế anh con trai lại trấn an rằng mình vẫn còn có cơ sở kinh doanh máy vi tính đang làm ăn ổn định.
Tuy nhiên, lúc đó ông bà không hề biết con mình đã vướng vào ổ “cò mồi”, “môi giới đầu tư”, thực chất là dẫn dắt cho vay nặng lãi.
Tuổi già bỗng dưng "ra đường"
Ban đầu, những “đối tác” trên rủ rê, mời gọi Tuấn chung vốn đầu tư vào một số vụ làm ăn với lời hứa hẹn chia lãi cao. Vài vụ đầu thấy được chia lãi sòng phẳng, làm ăn khá khẩm, anh tiếp tục dồn tiền với số lượng ngày càng tăng. Thậm chí gặp những mối làm ăn béo bở, nếu Tuấn không đủ tiền chung, bọn chúng sẵn sàng giới thiệu “người quen” cho vay nóng. Tuấn nghĩ đến số lãi lớn lại thu hồi nhanh, quan niệm làm ăn “muốn giàu phải liều” nên không đắn đo đồng ý vay nợ.
“Vòi bạch tuộc” của đường dây tín dụng đen ngày càng siết chặt, con nợ mỗi lúc một nợ chồng nợ chất, tiền lãi đội lên từng ngày đã biến thành con số khổng lồ. Tuấn không còn cách nào khác đành phải cầm cố ngôi nhà đang ở để tiếp tục “đầu tư” theo đuổi các dự án “ma” do một số tay “anh chị” thao túng.
Tuy nhiên, khoản tiền vài tỉ từ việc cầm cố căn nhà cũng không thấm vào đâu, hết cách xoay xở, đứa con bèn nghĩ cách dàn cảnh “trộm” chính căn nhà của bố mẹ ruột.
Vào một ngày chủ nhật tháng 3/2013, sau khi lên kế hoạch cẩn thận, buổi tối Tuấn ghé sang thăm cha mẹ và ở lại ăn cơm. Lâu mới thấy con sang, vợ chồng già vui mừng chuẩn bị mọi thứ tiếp đãi cậu quý tử. Sau vài câu chuyện, người con hỏi vay bố mẹ món tiền để đầu tư nóng vào một mỏ đá ở miền Trung, nhưng ông bà trả lời chỉ còn một sổ tiết kiệm cất trong két sắt để dưỡng già cũng không đáng là bao.
Mấy ngày sau, trong lúc bố mẹ đang đi du lịch theo đúng kế hoạch của mình, cậu con trai ung dung vào nhà mở két sắt lấy đi toàn bộ giấy tờ nhà và sổ tiết kiệm. Số tiền và sổ đỏ lấy được, Tuấn lại tiếp tục cầm cắm và đổ vào các “cửa làm ăn” do bọn “cò mồi” vẽ ra với lời hứa hẹn sắp đến lúc thu được lãi.
Anh này vẫn không hề biết đó chỉ là cái bẫy tinh vi được bọn chúng dựng lên để “săn” những người “máu” làm ăn nhưng thiếu thông tin, lại ngây thơ tham cái lợi trước mắt. Lúc đó Tuấn chỉ nghĩ đơn giản, “trồng cây sắp đến ngày hái quả”, khi thu lại được tiền lãi từ việc đầu tư sẽ chuộc lại sổ đỏ và hoàn trả toàn bộ cả tiền tiết kiệm lẫn giấy tờ cho bố mẹ.
Mọi chuyện chỉ bị phát hiện khi “nhà đầu tư” cụt vốn không còn đường xoay xở để tiếp tục nuôi các mối làm ăn “ảo” và trả tiền vay trước kia. Lúc này các “đối tác” nhiệt tình trước đó mới "hiện nguyên hình" là những kẻ "đầu gấu" máu lạnh, chúng thẳng tay siết nợ ngôi nhà Tuấn đã cầm cố, đến tận nhà ông bà Hà đòi giao nhà.
Vợ chồng bà Hà lúc đó mới ngã ngửa phát hiện toàn bộ số tiền tiết kiệm dưỡng già và sổ đỏ căn nhà đã “không cánh mà bay” từ lúc nào. Bỗng dưng bị đuổi ra đường, mất trắng căn nhà cả đời gây dựng, vợ chồng già ngậm ngùi dắt díu nhau đến xin tá túc nhờ nhà họ hàng.
Về phần người con trai, số tiền vay lãi vẫn tăng lên chóng mặt, một gấp đôi, gấp 3 khiến “cậu ấm” cho đến bây giờ vẫn phải trốn chui trốn lủi không dám xuất hiện, không dám liên lạc về.
Bà Hà cho biết: “Tuần nào bọn xã hội đen, đầu gấu cũng đến đây đe dọa hỏi thăm về tin tức thằng con tôi. Chúng tôi già rồi không đi được thì đành kệ muốn làm gì thì làm. Không những thế, chúng còn theo dõi cả đường điện thoại, thằng Tuấn bảo chỉ cần gọi về là chúng nó lần ra ngay, nên giờ chúng tôi cũng không biết nó ở đâu, sống chết thế nào”.
Câu nói bỏ lửng với tiếng thở dài xót xa, bà cũng không thể ngờ mọi thứ thay đổi quá nhanh, hết biến cố này đến biến cố khác liên tiếp ập xuống gia đình.
Chỉ vì ham kinh doanh, nóng vội kiếm lời nhanh trong khi thiếu kinh nghiệm và hiểu biết, người con trai đã đẩy cả cha mẹ lẫn vợ con lâm vào cảnh tan cửa nát nhà, các thành viên phải ly tán mỗi người “sống nhờ ở đậu” một nơi. Đối với những người cả đời hiền lành chắt chiu như vợ chồng bà Hà, đó là kết cục cay đắng không thể ngờ.
Theo Xa lộ pháp luật

“Quý tử” mời cha mẹ đi du lịch để... vét sạch tài sản

Lấy lý do có đối tác làm ăn tặng hai ve may bay đi Nha Trang nhưng do công việc bận rộn không sắp xếp đi được, “quý tử” ngỏ ý muốn mời bố mẹ đi thay, cũng là cơ hội đi du lịch mấy ngày cho biết. Hai ông bà nghe con nói thế, vui vẻ đồng ý...
Khi đã phải dắt nhau đến tá túc nhà họ hàng, vợ chồng ông bà Hoàng Ngọc Hà (SN 1952, ngụ tại ngõ 91, đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, không thể tin cậu quý tử được cha mẹ gửi gắm hết hi vọng lại đẩy cả gia đình vào cảnh “màn trời chiếu đất” không nơi nương tựa.
Quý tử "nổi máu" kinh doanh đòi “buôn bán lớn”
Phải hỏi han nhiều lượt phóng viên mới tìm được đến căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm trên đường Ngọc Lâm (Gia Lâm, Hà Nội) là nhà họ hàng của ông bà Hà.
Ngồi tiếp chuyện là người mẹ đã gần lục tuần, những biến cố xảy ra liên tiếp gần đây khiến bà dường như già hơn tuổi thật. Nếp nhăn hằn trên khuôn mặt phúc hậu hiền từ, nhắc đến cậu con trai duy nhất, người phụ nữ càng thêm vẻ đau khổ mệt mỏi.
Bà Hà phiền não: “Từ ngày thằng con tôi làm cái việc tày đình đấy, ông nhà tôi sốc nặng, bỏ cả cơm nước, suốt ngày lẩn thẩn, đi ra đi vào như một cái bóng. Mọi người trong nhà lo lắng phải đưa ông ấy về quê một thời gian cho khuây khỏa”.
Gia đình ông bà trước kia vốn nề nếp, hai vợ chồng đều là cán bộ công chức đã nghỉ hưu, có với nhau hai mặt con, người con gái lớn đã lập gia đình, ra ở riêng cũng gây dựng được cuộc sống đầy đủ ổn định. Còn người con trai Hoàng Văn Tuấn (SN 1979) được ông bà đặt nhiều hy vọng, cho ăn học đàng hoàng, nhận được sự yêu thương và bảo bọc của cả gia đình.
Cậu út tỏ ra khá phụ thuộc vào bố mẹ và chị gái, tuy nhiên trước nay ông bà không phải bận tâm phiền lòng nhiều vì bản tính Tuấn hiền lành, vốn luôn nghe lời.
Mọi chuyện bất hạnh chỉ thật sự xảy ra khi người con trai tốt nghiệp đại học. Ra trường với tấm bằng khá, anh xin được việc làm trong một cơ quan nhà nước, đồng lương ổn định, một năm sau thì lập gia đình. Những tưởng cuộc sống như thế là trọn vẹn, vợ chồng già cả đời sống vất vả, thanh bạch nay đã có thể thanh thản sống vui bên con cháu.
Nhưng anh con trai lại hiếu thắng nổi “máu” làm ăn, không cam chịu cuộc sống nhẹ nhàng với đồng lương theo anh là ít ỏi “ba cọc ba đồng”.
Nghe theo rủ rê của bạn bè, bất chấp lời khuyên ngăn của mọi người trong nhà, Tuấn bỏ ngang công việc cũ quyết định đổ tiền mở công ty riêng, bên cạnh đó còn tham gia vào đủ mọi kênh đầu tư nhằm cải thiện kinh tế.
Theo lời người nhà kể lại, không biết lời lãi được bao nhiêu nhưng thời gian đầu cậu con trai làm ăn khá thành công. Cuộc sống có phần khấm khá hơn hẳn, hai vợ chồng thường xuyên sang thăm bố mẹ và sắm sửa nhiều vật dụng đắt tiền trong gia đình.
Nhưng chỉ khoảng nửa năm, công việc xem chừng trở nên bế tắc. Viện cớ tình hình kinh tế khó khăn chung, người con trai bắt đầu đi vay mượn, “huy động vốn” nhiều nơi trong họ hàng để tiếp tục kinh doanh làm ăn. Người mẹ cho biết, gia đình thấy con vay mượn nhiều cũng lo lắng, những lúc như thế anh con trai lại trấn an rằng mình vẫn còn có cơ sở kinh doanh máy vi tính đang làm ăn ổn định.
Tuy nhiên, lúc đó ông bà không hề biết con mình đã vướng vào ổ “cò mồi”, “môi giới đầu tư”, thực chất là dẫn dắt cho vay nặng lãi.
Tuổi già bỗng dưng "ra đường"
Ban đầu, những “đối tác” trên rủ rê, mời gọi Tuấn chung vốn đầu tư vào một số vụ làm ăn với lời hứa hẹn chia lãi cao. Vài vụ đầu thấy được chia lãi sòng phẳng, làm ăn khá khẩm, anh tiếp tục dồn tiền với số lượng ngày càng tăng. Thậm chí gặp những mối làm ăn béo bở, nếu Tuấn không đủ tiền chung, bọn chúng sẵn sàng giới thiệu “người quen” cho vay nóng. Tuấn nghĩ đến số lãi lớn lại thu hồi nhanh, quan niệm làm ăn “muốn giàu phải liều” nên không đắn đo đồng ý vay nợ.
“Vòi bạch tuộc” của đường dây tín dụng đen ngày càng siết chặt, con nợ mỗi lúc một nợ chồng nợ chất, tiền lãi đội lên từng ngày đã biến thành con số khổng lồ. Tuấn không còn cách nào khác đành phải cầm cố ngôi nhà đang ở để tiếp tục “đầu tư” theo đuổi các dự án “ma” do một số tay “anh chị” thao túng.
Tuy nhiên, khoản tiền vài tỉ từ việc cầm cố căn nhà cũng không thấm vào đâu, hết cách xoay xở, đứa con bèn nghĩ cách dàn cảnh “trộm” chính căn nhà của bố mẹ ruột.
Vào một ngày chủ nhật tháng 3/2013, sau khi lên kế hoạch cẩn thận, buổi tối Tuấn ghé sang thăm cha mẹ và ở lại ăn cơm. Lâu mới thấy con sang, vợ chồng già vui mừng chuẩn bị mọi thứ tiếp đãi cậu quý tử. Sau vài câu chuyện, người con hỏi vay bố mẹ món tiền để đầu tư nóng vào một mỏ đá ở miền Trung, nhưng ông bà trả lời chỉ còn một sổ tiết kiệm cất trong két sắt để dưỡng già cũng không đáng là bao.
Mấy ngày sau, trong lúc bố mẹ đang đi du lịch theo đúng kế hoạch của mình, cậu con trai ung dung vào nhà mở két sắt lấy đi toàn bộ giấy tờ nhà và sổ tiết kiệm. Số tiền và sổ đỏ lấy được, Tuấn lại tiếp tục cầm cắm và đổ vào các “cửa làm ăn” do bọn “cò mồi” vẽ ra với lời hứa hẹn sắp đến lúc thu được lãi.
Anh này vẫn không hề biết đó chỉ là cái bẫy tinh vi được bọn chúng dựng lên để “săn” những người “máu” làm ăn nhưng thiếu thông tin, lại ngây thơ tham cái lợi trước mắt. Lúc đó Tuấn chỉ nghĩ đơn giản, “trồng cây sắp đến ngày hái quả”, khi thu lại được tiền lãi từ việc đầu tư sẽ chuộc lại sổ đỏ và hoàn trả toàn bộ cả tiền tiết kiệm lẫn giấy tờ cho bố mẹ.
Mọi chuyện chỉ bị phát hiện khi “nhà đầu tư” cụt vốn không còn đường xoay xở để tiếp tục nuôi các mối làm ăn “ảo” và trả tiền vay trước kia. Lúc này các “đối tác” nhiệt tình trước đó mới "hiện nguyên hình" là những kẻ "đầu gấu" máu lạnh, chúng thẳng tay siết nợ ngôi nhà Tuấn đã cầm cố, đến tận nhà ông bà Hà đòi giao nhà.
Vợ chồng bà Hà lúc đó mới ngã ngửa phát hiện toàn bộ số tiền tiết kiệm dưỡng già và sổ đỏ căn nhà đã “không cánh mà bay” từ lúc nào. Bỗng dưng bị đuổi ra đường, mất trắng căn nhà cả đời gây dựng, vợ chồng già ngậm ngùi dắt díu nhau đến xin tá túc nhờ nhà họ hàng.
Về phần người con trai, số tiền vay lãi vẫn tăng lên chóng mặt, một gấp đôi, gấp 3 khiến “cậu ấm” cho đến bây giờ vẫn phải trốn chui trốn lủi không dám xuất hiện, không dám liên lạc về.
Bà Hà cho biết: “Tuần nào bọn xã hội đen, đầu gấu cũng đến đây đe dọa hỏi thăm về tin tức thằng con tôi. Chúng tôi già rồi không đi được thì đành kệ muốn làm gì thì làm. Không những thế, chúng còn theo dõi cả đường điện thoại, thằng Tuấn bảo chỉ cần gọi về là chúng nó lần ra ngay, nên giờ chúng tôi cũng không biết nó ở đâu, sống chết thế nào”.
Câu nói bỏ lửng với tiếng thở dài xót xa, bà cũng không thể ngờ mọi thứ thay đổi quá nhanh, hết biến cố này đến biến cố khác liên tiếp ập xuống gia đình.
Chỉ vì ham kinh doanh, nóng vội kiếm lời nhanh trong khi thiếu kinh nghiệm và hiểu biết, người con trai đã đẩy cả cha mẹ lẫn vợ con lâm vào cảnh tan cửa nát nhà, các thành viên phải ly tán mỗi người “sống nhờ ở đậu” một nơi. Đối với những người cả đời hiền lành chắt chiu như vợ chồng bà Hà, đó là kết cục cay đắng không thể ngờ.
Theo Xa lộ pháp luật

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Chuyến bay "hãi hùng”

Một chuyến bay phải hoãn đến 5 giờ liền với thông báo "vì lý do kỹ thuật", làm mọi người mệt mỏi. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi lên cao đến tột độ khi phát hiện máy bay lượt lên, xuống đến 4 vòng trên trời mới hạ cánh được...
Chuyến bay trễ từ 13h25 đến 17h59 vẫn chưa bay
Chuyến bay trễ từ 13h25 đến 17h59 vẫn chưa bay
Chiều ngày 22/6/2013, chúng tôi tham gia chuyến bay VN 1021 của hãng VietNam Ailines, từ Tp.Đà Nẵng đi Tp.Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), cất cánh lúc 13h 25. Tuy nhiên đến giờ bay, chúng tôi nhận được thông báo "Do đang kiểm tra kỹ thuật bay, nên chuyến bay bị chậm giờ, đến 13h50 chúng tôi sẽ thông báo tiếp với hành khách". Đến đúng 13h50, loa phát thanh của nhà ga Đà Nẵng tiếp tục phát lên câu nói trên và nói đến 14h30 sẽ thông báo tiếp. Đến 14h30, loa phát thanh lại thông báo: "Do đang kiểm tra kỹ thuật bay, nên chuyến bay bị chậm giờ, chúng tôi có nước phục vụ quý khách lại cổng ra số 8...".
 Từ đó im bặt hơn 2 giờ liền không có một thông báo chính thức nào từ loa phát thanh nhà ga Đà Nẵng hay bất cứ từ nhân viên nào của hãng hàng không VietNam Ailines.
Nhân viên vẫn điềm nhiên đọc báo mạng mặc cho hành khách bực tức
Nhân viên vẫn điềm nhiên đọc báo mạng mặc cho hành khách bực tức
Đợi quá lâu, nhiều hành khách nóng ruột, tuy nhiên nhân viên trực cổng số 8 "cổng ra sân bay của chuyến bay này" là Nguyễn Xuân Kha vẫn thản nhiên ngồi trước máy vi tính đọc báo trên mạng. Mỗi khi có hành khách đến hỏi thăm chuyến bay, anh Kha chỉ nói mỗi câu: "chúng tôi cũng chẳng biết nguyên nhân gì hết". Đến lúc có nhiều người nổi nóng lên, nhân viên Kha mới nói rằng: "Làm gì có máy bay mà bay. Máy bay từ trên Buôn Ma Thuột chưa biết giờ nào bay xuống thì làm sao tôi nói được giờ bay"...
Hành khách vạ vạch chờ cất cánh
Hành khách vạ vạch chờ cất cánh
Hơn 70 hành khách ngồi vạ, nằm vật ngay ở phòng đợi nhà ga, mà chẳng hiểu lý do sao cả. Trong đó có đến 1/3 số hành khách đã bay từ Tp.Vinh (Nghệ An) vào Đà Nẵng, giờ đợi bay tiếp lên Đắc Lắc. Cụ già 90 tuổi Nguyễn Thị Thành, mếu máo gạt mô hôi nói: "Mẹ con tui đi từ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) từ lúc 7h sáng. Ra tới sân bay Vinh làm thủ tục đợi đến 11h30 thì bay và vào đến Đà Nẵng lúc 12h30". Nói xong cụ ngồi dựa vào cột nhà ngủ thiếp đi vì mệt mỏi. Cụ ngủ khoảng 30 phút tỉnh giấc hỏi mọi người về chuyến bay, sau đó cụ nằm xuống nghế mệt mỏi thiêm thiếp.
Đến 16h40, (đợi đến 2 giờ 10 phút so với lần thông báo trước), loa phát thanh mới thông báo "Vì lý do kỹ thuật, kế hoạch chuyến bay chuyển đến 18h10 phút. Vì vậy, VietNam Ailines mời hành khách ăn tối...". Chúng tôi được phát phiếu ăn, và đoàn người lại theo một nhân viên dẫn đi lối tắt ra lại khu vực làm thủ tục để đến dịch vụ ăn uống trước tiền sảnh sân ga Đà Nẵng.
Tuy nhiên, tại đây hành khách phải ngồi đợi đến hơn 30 phút mới được phục vụ một đĩa cơm đơn giản, hoặc một tô phở, tô bún. Lúc chúng tôi ăn gần xong mới thấy cụ Nguyễn Thị Thành tay xách hành lý lật đật đến, và nói: "Mọi người đi nhanh tôi theo không kịp lên bị lạc đường".
Gần 18h chúng tôi mới ăn xong, nhưng không thấy nhân viên nào dẫn chúng tôi ra lại phòng chờ bay. Hỏi thăm nhân viên an ninh họ lại nói vòng đến cửa vào làm thủ tục kiểm tra an ninh mới được đi. Lại một lần nữa hơn 70 hành khách "rồng rắn" kéo nhau đến kiểm tra an ninh.
Khi đang lần lượt kiểm tra an ninh (lúc 17h57) thi nghe loa thông báo: Mời hành khách đi chuyến bay Buôn Ma Thuộc ra cổng số 8, khiến mọi người nhốn nháo chen nhau, hỗn loạn. Khoảng 18h10 phút hành khách đã ra khỏi cổng số 8, lên xe buýt để ra máy bay, thì loa phát thanh lại thông báo thiếu 3 người, và đọc tên mời 3 người đó khẩn chương ra cổng số 8.
Đợi khoảng 5 phút, chúng tôi lại thấy 3 mẹ con cụ Thành lật đật xách hành lý chạy tới. Tới cổng số 8, cụ Thành mệt quá ngồi bệt xuống đất, khiến người nhà và nhân viên phải dìu cụ đứng dậy để kiểm tra vé máy bay.
Cuối cùng, đến hơn 18 giowf hành khách cũng được xếp hàng lên máy bay
Cuối cùng, đến hơn 18 giowf hành khách cũng được xếp hàng lên máy bay
Khi lên máy bay tôi hỏi, thì cụ Thành nói, ăn xong chẳng thấy còn ai hết, 3 mẹ con cụ nghe thông báo chuẩn bị bay nên đã chạy vội vàng làm các thủ tục kiển tra an ninh, xong ra tới nơi vẫn bị chậm. Cụ Thành than thở: "Cả đời tôi ước ao được một lần đi máy bay. Giờ đã 90 tuổi tôi mới thấy đi máy bay còn cực khổ hơn cả thời bao cấp tôi đi xe ô tô khách từ nhà ra Hà Nội".
18h30 máy bay cất cánh, loa phát thanh trên máy bay thông báo. Thời gian bay là 1 giờ 10 phút, và lúc này vì mệt mỏi nên chẳng mấy phút sau cất cánh hầu hết mọi người đều ngủ. Đến 19h40, tức sau hơn 1h tôi thấy máy bay cứ bay nghiêng, và cảm giác như lượn vòng tròn. Nhìn qua cửa kính phát hiện máy bay lượn vòng tròn thật. Tôi và người hành khách bên cạnh đếm đến 3 vòng máy bay lượn quanh Tp.Buôn Ma Thuột, cứ hạ thấp lại lên cao mà không thể hạ cánh. Đến vòng thứ 4 vị hành khách này định đứng lên để hỏi tiếp viên, nhưng tôi kéo tay nói "im lặng". Bởi tôi hiểu khi tổ điều hành bay chưa có thông báo gì thì mọi sự đều đang an toàn. Hành khách không được "manh động", sẽ làm cho toàn bộ hành khách khác đang ngủ say phải hoảng loạn. Suy nghĩ vậy, nhưng thực chất lúc đó tim tôi cũng đang muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
20h10 phút máy bay hạ cánh, như vậy là bay mất 1 giờ 25 phút, lâu hơn thông báo 15 phút. Và khi xuống sân bay có hành khách nói, đi máy bay còn lâu hơn đi ô tô. Nếu đi ô tô, buổi trưa từ Đà Nẵng thì cũng khoảng 8h tối có mặt tại Buôn Ma Thuột. Hoặc từ sáng sơm đi từ Hà Tĩnh, như gia đình cụ Thành thì đến giờ đó cũng đã có mặt tại Buôn Ma Thuột.
Đúng là một chuyến bay "cao su" vãi linh hồn!
                                                                                                                    Văn Tư
giaothongvantai.com.vn

Du ngoạn châu Á miễn phí cùng thẻ Vietnam Airlines- VPBank

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập và để tri ân khách hàng, VPBank chính thức triển khai chương trình khuyến mãi Du ngoạn châu Á  miễn phí dành cho khách hàng mở thẻ mới và sử dụng Thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airlines – VPBank Platinum MasterCard trên phạm vi toàn quốc. 
VPBank chính thức triển khai chương trình Du ngoạn châu Á miễn phí cùng thẻ Việt Nam Airlines- VPBank.
Chương trình khuyến mãi bắt đầu từ ngày 10-6-2013 đến hết ngày 10-9-2013. Theo đó, khách hàng mở thẻ mới trong thời gian này sẽ được tham gia chương trình tặng ve may bay với các giải thưởng hấp dẫn là 3 vé khứ hồi châu Á và 9 vé khứ hồi chặng nội địa.
Đồng thời, bốn chủ thẻ chính của Thẻ đồng thương hiệu mở mới đạt được mức doanh số chi tiêu theo điều kiện của chương trình sẽ có cơ hội trúng một trong các giải thưởng sau: Một giải Nhất là một vé máy bay khứ hồi chặng châu Á cho một chủ thẻ đạt mức chi tiêu cao nhất, với mức chi tiêu tối thiểu 50 triệu đồng trở lên.
Ba giải Khuyến khích: Mỗi giải là một vé máy bay khứ hồi chặng nội địa, dành cho 3 khách hàng tiếp theo có mức chi tiêu cao nhất, với mức chi tiêu tối thiểu là 20 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, khách hàng sẽ được nhân đôi dặm thưởng Bông Sen Vàng (GLP) khi chi tiêu ở nước ngoài hoặc mua vé máy bay của Vietnam Airlines bằng Thẻ đồng thương hiệu. Bên cạnh đó, VPBank còn dành hàng hàng trăm ưu đãi khác cho chủ thẻ MasterCard tại Việt Nam và trên toàn thế giới khi mua sắm, ăn uống hoặc đặt phòng khách sạn.
Đỗ Hòa
baohaiquan.vn

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Kinh nghiệm mua tour giá rẻ

Các hãng hàng không thường khuyến mại vào dịp thấp điểm hoặc nhân một sự kiện nào đó. Nhiều du khách đã trở thành tay săn các chương trình khuyến mại và có được mức giá rất tốt.

Ưu đãi dành cho khách mua sớm

Các hãng hàng không, khách sạn thường dành một số chỗ giá rẻ, dịch vụ tiêu chuẩn cho khách hàng đặt đầu tiên. Sau khi bán hết số chỗ này, khách đến sau sẽ phải mua giá cao hơn cho cùng một dịch vụ. Đặc biệt vào những dịp cao điểm như lễ tết thì càng phải mua sớm nếu không bị mua giá có thể đắt hơn gấp rưỡi đến gấp đôi. Lưu ý bạn cần lên kế hoạch sớm nhưng phải chắc chắn vì sau khi mua dịch vụ rồi thay đổi, hủy sẽ bị mất phí. Cần đọc kỹ điều kiện của dịch vụ. Có nhiều loại ve may bay gia re nhưng không được phép đổi ngày bay hoặc hủy hoặc sẽ bị phạt rất cao.
Các điểm du lịch rất đông đúc vào dịp cao điểm. Ảnh: Đoàn Loan
Cơ may dành cho khách mua giờ chót
Ngược với việc lên kế hoạch sớm, việc trở thành hành khách giờ chót đôi khi lại nhận được nhiều ưu đãi. Đó là khi nhiều công ty du lịch đã đặt cọc dịch vụ nhưng không gom đủ khách và phải giảm giá mạnh để kéo thêm khách cho đủ đoàn để tránh bị phạt cọc lớn cho dịch vụ đã đặt hoặc bị tăng giá mạnh do đoàn ít người. Tuy nhiên, khách hàng phải là những người linh hoạt về thời gian, sẵn sàng đi tour khi có cơ hội khuyến mại tour giờ chót. Nhiều công ty du lịch cập nhật thông tin tour giờ chót trên website của mình hoặc tin nhắn, email, điện thoại cho khách hàng thân thiết.
Ưu thế của nhóm đông
Việc tập hợp mọi người cùng đi để tạo thành nhóm đông cũng sẽ tạo sức mạnh khi đàm phán về giá với nhà cung ứng. Các hãng hàng không thường có giá đoàn rẻ hơn 10-50% cho nhóm 10 khách trở lên so với giá khách lẻ. Việc san sẻ chi phí chung như ôtô, hướng dẫn viên cũng giúp giảm đáng kể chi phí của mỗi khách.
Tránh đi vào dịp cao điểm
Dịp cao điểm như lễ tết, mùa du lịch thì nhu cầu du lịch sẽ rất đông và giá thường bị tăng do cung không đủ cầu. Nhiều khách đi vào dịp cao điểm thường phàn nàn về tình trạng bị chặt chém hoặc chất lượng không đúng như cam kết. Nếu có thể thu xếp được thời gian, khách nên tránh đi dịp cao điểm. Ví dụ, đi du lịch biển thì vẫn có thể đi cuối tháng 5 hoặc cuối tháng 8 (tránh tháng 6-7). Nếu đi được ngày trong tuần thì sẽ đỡ đông và giá rẻ hơn đi ngày cuối tuần.
Săn tìm các chương trình khuyến mại
Nhiều khách hàng đã trở thành tay săn chuyên nghiệp các chương trình khuyến mại và có được mức giá rất tốt. Các hãng hàng không thường có chương trình khuyến mại vào dịp thấp điểm hoặc nhân một sự kiện nào đó như khai trương đường bay thẳng hay kỷ niệm một dịp lễ. Các hãng hàng không giá rẻ như Vietjetair, Jetstar, quốc tế như Airasia, Tiger Air thường xuyên có khuyến mại với mức giá khó tin tới 50-70% dành cho các khách hàng may mắn nhanh tay đặt chỗ. Vietnam Airlines và các hãng hàng không nước ngoài cũng không chịu thua kém khi thường xuyên có các chương trình khuyến mại kích cầu.
Để trở thành những người đầu tiên biết thông tin khuyến mại, khách hàng cần chịu khó đọc quảng cáo, thường xuyên vào trang web của nhà cung ứng hoặc đăng ký nhận thông tin qua thư điện tử từ các hãng hàng không hoặc đại lý.
Nên tìm hiểu kỹ chương trình, lý do giá rẻ
Các công ty du lịch và khách sạn cũng có khuyến mại nhờ việc lấy được giá đầu vào thấp như vé máy bay giá rẻ, hoặc để lấp chỗ trống hoặc để giảm chi phí chung của đoàn hoặc giảm lãi, thậm chí lỗ một số khách để lấy số lượng, thị phần và đánh bóng thương hiệu.
Tuy nhiên, khách hàng có thể rơi vào bẫy nếu mua giá rẻ và bị sử dụng dịch vụ kém không như cam kết. Do vậy khách cần lựa chọn những công ty, nhà cung ứng uy tín. Khách cũng cần đọc kỹ chương trình, sản phẩm. Ví dụ cùng là tour 4 ngày 3 đêm nhưng giờ bay đi muộn, về sớm thì coi như khách mất luôn ngày đầu và ngày cuối. Hoặc cùng là khách sạn 3 sao nhưng vẫn khác nhau về chất lượng dịch vụ và khách sạn xa hoặc gần trung tâm. Hoặc tour không bao gồm dịch vụ, khách phải trả thêm như thiếu bữa ăn, phí tham quan, chưa bao gồm thuế hàng không là một khoản đáng kể trong chi phí tour.
Tự là nhà tổ chức
Nếu khách là người đã có nhiều kinh nghiệm đi du lịch, có thời gian và sức khỏe thì có thể tự thu xếp chuyến đi của mình và bạn bè để có lịch trình đi thoải mái như ý muốn và có thể tiết kiệm chi phí. Hình thức du lịch tự do Free & Easy đang ngày càng phổ biến với sự phát triển của Internet và thương mại điện tử. Du khách có thể tự săn các ve may bay giá rẻ và lên Internet đặt khách sạn trên các trang web uy tín, kham khảo kinh nghiệm về lịch trình, nơi đến, khách sạn, nhà hàng tốt qua những người quen biết là dân bản địa của nơi đến hoặc đã đi hoặc trên các diễn đàn. Biết tiếng Anh hoặc tiếng bản địa là một điều kiện cần để đi du lịch nước ngoài. Lưu ý rằng khách sẽ gặp khó khăn nếu bạn chỉ biết tiếng Anh khi tự đi du lịch ở Trung Quốc nơi không nhiều người thạo tiếng Anh.
Nên mua dịch vụ của những công ty uy tín
Kể cả khách đã rất cẩn thận ký hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ để mua dịch giá rẻ thì khách vẫn có thể bị lật lọng từ những nhà cung ứng bất tín, luôn tìm cách bắt chẹt khách. Du lịch tại Hà Nội và Sầm Sơn gần đây đã phản ánh rất nhiều du khách dù cẩn thận đến mấy cũng vẫn bị bắt chẹt và mất tiền nếu không muốn gặp chuyện lôi thôi. Do vậy lời khuyên là nên dùng dịch vụ của những công ty, nhà cung ứng uy tín. Vì khi đã có thương hiệu thì họ sẽ có động cơ giữ chữ tín để bảo vệ thương hiệu. Các chia sẻ của những người từng trải trên các diễn dàn hoặc các tạp chí như Lonely Planet hoặc điểm đánh giá trên web của người đã sử dụng dịch vụ sẽ cho bạn biết những nhà cung ứng uy tín.
Nguyễn Tiến Đạt Giám đốc kinh doanh TransViet Travel

VietJet Air liên tục hủy chuyến bay không rõ lý do: Đại diện VietJet Air trả lời chưa thỏa đáng

Trả lời về việc trách nhiệm hoàn trả lại số tiền ve may bay mà khách hàng đã mua, Bà Thúy cho biết: Chúng tôi đã gửi tiền về các đại lý bán vé, sau đó khách hàng tự tìm đến đại lý nhận lại tiền; thời gian hoàn trả lại cho khách khoảng nửa tháng(?)
Khách hàng đua nhau “tố tội”

Sau khi báo PL&XH đăng bài: “VietJet Air bỏ rơi, khách hàng “nhớ đời”, tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều email, điện thoại của bạn đọc phản ánh về cung cách phục vụ “không giống ai” của hãng hàng không giá rẻ này.

Theo phản ánh của khách hàng Nguyễn Hoài Thu, công tác tại VPLS Nguyễn Thanh: Khoảng 2g30 sáng ngày 3-6- 2013, tôi là một trong số 150 hành khách bức xúc tập trung trước cửa số 10 sân bay Nội Bài để phản ứng với hãng hàng không VietJet. Lý do là hãng này đã liên tục để các hành khách chờ đợi từ 23g ngày 2-6 tới 2g sáng ngày 3-6, rồi lại tiếp tục khất tới 5g sáng mới bay. Các hành khách gồm nhiều người già và trẻ em, đã phải vạ vật rất lâu ở phòng chờ, nhưng không được bố trí chỗ ngủ.

“Trong hơn 100 hành khách cùng đi, thậm chí có người bị “rơi lại” từ chuyến bay 15g40 của ngày hôm trước. Như vậy, họ đã phải ngồi chờ ở sân bay tới 15 tiếng đồng hồ. Vì chuyến bay của Vietjet Air trễ sang ngày hôm sau, bản thân tôi cũng bị lỡ mất buổi làm việc quan trọng. Có lẽ từ nay tôi xin “cạch đến già” hãng hàng không VietJet”, chị Thu cho biết.

Chị Lê Thị Xuân Thường, nhân viên kinh doanh của Cty DEVYT chi nhánh Khánh Hòa bức xúc cho biết: Chị đặt mua vé máy bay của hãng VietJet Air từ TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - TP HCM, chuyến bay lúc 18g ngày 12-6. Nhưng nhân viên của hãng đã thông báo lịch bay được đẩy lên sớm hơn, hành khách từ TP Cam Ranh - TP HCM sẽ phải đi chuyến bay số hiệu VJ 8859 lúc 15g cùng ngày. Nhận được thông tin, chị vội vã đi taxi vượt quãng đường 35km từ nhà đến sân bay Cam Ranh để làm thủ tục. Tuy nhiên, chuyến bay lại bị thông báo dời lại đến 16g30.

Mãi đến 17g20, phải vật vờ trong phòng chờ, hành khách mới được phép lên máy bay. Ngồi trên máy bay hơn 30 phút, vẫn không hề thấy máy bay cất cánh nên nhiều người đã phản ứng, thì tiếp viên  mới xin ý kiến cơ trưởng và mở cửa máy bay cho mọi người “thoát” ra ngoài.

Mãi đến 21g cùng ngày, mới có người thông báo là chuyến bay bị hủy, hãng sẽ hoàn tiền vé cho khách và bồi thường mỗi vé… 100.000 đồng. Chị Thường cho rằng: Mức đền bù 100.000 đồng của VietJet chẳng khác gì… của bố thí, vì chỉ tính riêng tiền taxi từ Cam Ranh quay về TP Nha Trang cũng đã mất hơn 500.000 đồng, trong khi việc hủy chuyến bay khiến chúng tôi bị lỡ việc, gây ra rất nhiều thiệt hại, tốn kém về công sức, thời gian và tiền bạc.

Trên đây chỉ là một số hành khách đại diện cho hàng chục hành khách khác phản ánh tới báo PL&XH “tố tội” VietJet làm ăn theo kiểu “đem con bỏ chợ”, thái độ không tôn trọng khách hàng.

Trả lời chưa thỏa đáng

Trao đổi với PV báo PL&XH, bà Nguyễn Thu Thúy- Đại diện chủ đầu tư của VietJet cho biết: Những sự cố hủy một số chuyến bay vừa qua là do máy bay bị hỏng, chứ thực chất VietJet cũng không hề mong muốn việc này. Trên thực tế, không chỉ có duy nhất VietJet hủy chuyển bay.

Trả lời về việc trách nhiệm hoàn trả lại số tiền vé mà khách hàng đã mua, Bà Thúy cho biết: Chúng tôi đã gửi tiền về các đại lý bán vé, sau đó khách hàng tự tìm đến đại lý nhận lại tiền; thời gian hoàn trả lại cho khách khoảng nửa tháng(?) Còn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những doanh nghiệp phải móc hầu bao của mình ra bồi thường cho hành khách do VietJet hủy chuyến bay, bà Thúy cho hay: Việc này tôi không đủ thẩm quyền để trả lời, chỉ biết rằng, phía VietJet đang trao đổi lại với các Cty lữ hành để tìm được tiếng nói chung.

Bà Thúy cho biết thêm: Do hãng VietJet còn non trẻ, nên không thể đáp ứng đầy đủ các nguyện vọng của hành khách được, mà trong thời gian tới, VietJet sẽ dần dần khắc phục những thiếu sót như cung cách phục vụ của nhân viên, cũng như  hạn chế tình trạng hủy các chuyến bay!             


Lê Hoàng
phapluatxahoi.vn

VietJet Air liên tục hủy chuyến bay không rõ lý do: Đại diện VietJet Air trả lời chưa thỏa đáng

Trả lời về việc trách nhiệm hoàn trả lại số tiền ve may bay mà khách hàng đã mua, Bà Thúy cho biết: Chúng tôi đã gửi tiền về các đại lý bán vé, sau đó khách hàng tự tìm đến đại lý nhận lại tiền; thời gian hoàn trả lại cho khách khoảng nửa tháng(?)
Khách hàng đua nhau “tố tội”

Sau khi báo PL&XH đăng bài: “VietJet Air bỏ rơi, khách hàng “nhớ đời”, tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều email, điện thoại của bạn đọc phản ánh về cung cách phục vụ “không giống ai” của hãng hàng không giá rẻ này.

Theo phản ánh của khách hàng Nguyễn Hoài Thu, công tác tại VPLS Nguyễn Thanh: Khoảng 2g30 sáng ngày 3-6- 2013, tôi là một trong số 150 hành khách bức xúc tập trung trước cửa số 10 sân bay Nội Bài để phản ứng với hãng hàng không VietJet. Lý do là hãng này đã liên tục để các hành khách chờ đợi từ 23g ngày 2-6 tới 2g sáng ngày 3-6, rồi lại tiếp tục khất tới 5g sáng mới bay. Các hành khách gồm nhiều người già và trẻ em, đã phải vạ vật rất lâu ở phòng chờ, nhưng không được bố trí chỗ ngủ.

“Trong hơn 100 hành khách cùng đi, thậm chí có người bị “rơi lại” từ chuyến bay 15g40 của ngày hôm trước. Như vậy, họ đã phải ngồi chờ ở sân bay tới 15 tiếng đồng hồ. Vì chuyến bay của Vietjet Air trễ sang ngày hôm sau, bản thân tôi cũng bị lỡ mất buổi làm việc quan trọng. Có lẽ từ nay tôi xin “cạch đến già” hãng hàng không VietJet”, chị Thu cho biết.

Chị Lê Thị Xuân Thường, nhân viên kinh doanh của Cty DEVYT chi nhánh Khánh Hòa bức xúc cho biết: Chị đặt mua vé máy bay của hãng VietJet Air từ TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - TP HCM, chuyến bay lúc 18g ngày 12-6. Nhưng nhân viên của hãng đã thông báo lịch bay được đẩy lên sớm hơn, hành khách từ TP Cam Ranh - TP HCM sẽ phải đi chuyến bay số hiệu VJ 8859 lúc 15g cùng ngày. Nhận được thông tin, chị vội vã đi taxi vượt quãng đường 35km từ nhà đến sân bay Cam Ranh để làm thủ tục. Tuy nhiên, chuyến bay lại bị thông báo dời lại đến 16g30.

Mãi đến 17g20, phải vật vờ trong phòng chờ, hành khách mới được phép lên máy bay. Ngồi trên máy bay hơn 30 phút, vẫn không hề thấy máy bay cất cánh nên nhiều người đã phản ứng, thì tiếp viên  mới xin ý kiến cơ trưởng và mở cửa máy bay cho mọi người “thoát” ra ngoài.

Mãi đến 21g cùng ngày, mới có người thông báo là chuyến bay bị hủy, hãng sẽ hoàn tiền vé cho khách và bồi thường mỗi vé… 100.000 đồng. Chị Thường cho rằng: Mức đền bù 100.000 đồng của VietJet chẳng khác gì… của bố thí, vì chỉ tính riêng tiền taxi từ Cam Ranh quay về TP Nha Trang cũng đã mất hơn 500.000 đồng, trong khi việc hủy chuyến bay khiến chúng tôi bị lỡ việc, gây ra rất nhiều thiệt hại, tốn kém về công sức, thời gian và tiền bạc.

Trên đây chỉ là một số hành khách đại diện cho hàng chục hành khách khác phản ánh tới báo PL&XH “tố tội” VietJet làm ăn theo kiểu “đem con bỏ chợ”, thái độ không tôn trọng khách hàng.

Trả lời chưa thỏa đáng

Trao đổi với PV báo PL&XH, bà Nguyễn Thu Thúy- Đại diện chủ đầu tư của VietJet cho biết: Những sự cố hủy một số chuyến bay vừa qua là do máy bay bị hỏng, chứ thực chất VietJet cũng không hề mong muốn việc này. Trên thực tế, không chỉ có duy nhất VietJet hủy chuyển bay.

Trả lời về việc trách nhiệm hoàn trả lại số tiền vé mà khách hàng đã mua, Bà Thúy cho biết: Chúng tôi đã gửi tiền về các đại lý bán vé, sau đó khách hàng tự tìm đến đại lý nhận lại tiền; thời gian hoàn trả lại cho khách khoảng nửa tháng(?) Còn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những doanh nghiệp phải móc hầu bao của mình ra bồi thường cho hành khách do VietJet hủy chuyến bay, bà Thúy cho hay: Việc này tôi không đủ thẩm quyền để trả lời, chỉ biết rằng, phía VietJet đang trao đổi lại với các Cty lữ hành để tìm được tiếng nói chung.

Bà Thúy cho biết thêm: Do hãng VietJet còn non trẻ, nên không thể đáp ứng đầy đủ các nguyện vọng của hành khách được, mà trong thời gian tới, VietJet sẽ dần dần khắc phục những thiếu sót như cung cách phục vụ của nhân viên, cũng như  hạn chế tình trạng hủy các chuyến bay!             


Lê Hoàng
phapluatxahoi.vn