Gia nhập thị trường cách đây vài năm, hãng hàng không giá rẻ VietJet Air (VJA) đã cung cấp thêm một lựa chọn cho khách hàng, góp phần đem lại sự đa dạng của dịch vụ hàng không, tạo điều kiện cho nhiều có thể đi được máy bay hơn.
Thế nhưng, thời gian gần đây, tình trạng hoãn, hủy chuyến “vô tội vạ” của hãng này xảy ra như cơm bữa, gây ra nhiều thiệt hại cho khách hàng. Thêm vào đó, trong một số vụ việc, cách ứng xử thiếu chuyên nghiệp của nhân viên VJA cũng khiến nhiều khách hàng phải “kêu trời”, phẫn nộ tuyên bố: Từ nay “cạch đến già” với hàng không giá rẻ!
Chuyến nghỉ mát… vật vờ!
Phẫn nộ, tức tối, mệt mỏi, chán chường… là tâm trạng chung của rất nhiều hành khách ở sân bay Đà Lạt để chờ đợi đi chuyến bay của hãng VJA từ Đà Lạt đi Hà Nội lúc 11g30 ngày 20-5-2013. Niềm vui được trở về nhà sau chuyến du lịch dài ngày đã tan biến cùng những giờ chờ đợi vật vờ ở sân bay, rồi lếch thếch ra về vì bị VJA… “đem con bỏ chợ”!
Chị Trần Thị Hải Yến, phố Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đoàn khách của chị gồm 38 người (thuộc một đơn vị quân đội), trong đó có nhiều người mang theo gia đình gồm người già và trẻ em, được cơ quan bố trí đi nghỉ mát tại Đà Lạt. Đoàn đã dat ve may bay của hãng VJA cho cả chiều đi và về. Ngày 20-5-2013, theo lịch bay đã đặt trước, chị Yến cùng mọi người ra sân bay để về Hà Nội bằng chuyến bay lúc 11g30.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị vào làm thủ tục, nhân viên của hãng VJA thông báo với hành khách rằng, chuyến bay này đã bị hủy bỏ (không thông báo lý do). Khi chị Yến và các hành khách cùng đi chuyến này yêu cầu được bố trí chuyến bay khác sớm nhất về Hà Nội, đại diện VJA tuyên bố, hãng không còn chuyến bay nào khác trong ngày (thậm chí trong 2 ngày tiếp theo cũng sẽ không còn chỗ để “bù”). Điều đó đồng nghĩa với việc, ai tiếp tục muốn về bằng máy bay của VJA, xin mời ở lại Đà Lạt thêm 2 ngày, với phương thức… tùy nghi di tản, hãng hàng không không có trách nhiệm gì.
Điều khiến cho tất cả hành khách thêm bực bội, ấm ức, đó là trong khi giải thích những thắc mắc của hành khách, một nhân viên có trách nhiệm của hãng VJA tại sân bay Đà Lạt đã có những lời lẽ vô trách nhiệm, vô lễ, coi thường khách hàng, chẳng hạn như: “Đó là việc của các anh chị, chúng tôi không quan tâm…”. Cũng chính vì thái độ “đổ thêm dầu vào lửa” này, quang cảnh ở phòng chờ sân bay trở nên ầm ĩ, hỗn loạn. Thậm chí, theo đoạn clip do một hành khách ghi lại, còn có cả những hành khách nóng tính chỉ mặt đòi… “xử” nhân viên VJA.
Sau hơn 3 giờ đồng hồ mệt mỏi chờ đợi, tranh cãi khản cổ nhưng không có kết quả, đoàn khách của chị Yến thất vọng ra về. Để không bị “du lịch bắt buộc” thêm 2 ngày nữa, đoàn phải tìm cách bắt xe khách từ Đà Lạt về TP HCM, sau đó ra sân bay mua ve may bay giờ chót của Vietnam Airlines (với giá cao) để bay ra Hà Nội trong đêm hôm đó. Đến nay, dù đã hơn nửa tháng trôi qua, nhưng phía hãng hàng không VJA vẫn chưa hề có một động thái xin lỗi hay bồi hoàn lại tiền mua vé đã bị hủy của nhóm khách hàng này.
“Chúng tôi rất thất vọng trước cách phục vụ của hãng hàng không VJA. Đến sát giờ bay, họ đột ngột hủy chuyến, hủy vé máy bay, gây nhiều thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, thời gian cũng như tiền bạc của khách hàng. Không những vậy, không thể chấp nhận được thái độ coi thường, vô lễ, xấc xược với khách của nhân viên hãng này. Người ta nói “của rẻ là của ôi”, từ nay, có lẽ tôi “cạch đến già” với hàng không giá rẻ!”, chị Yến bức xúc.
Không chỉ là chuyện “mất khách”…!
Theo ghi nhận của PV, những trường hợp khách hàng bị VJA hoãn, hủy chuyến bay, gây thiệt hại đến quyền lợi xảy ra khá thường xuyên. Trong đơn gửi các cơ quan báo chí của anh Nguyễn Bằng Dương, điều hàng tour Hãng du lịch Quality Travel (Hà Nội) phản ánh, ngày 6-6-2013, Cty tổ chức đoàn khách 58 người đi chuyến máy bay số hiệu VJ 8667 từ TP HCM - Phú Quốc, bay lúc 10g25. Không hiểu vì lý do gì, VJA đã hoãn chuyến xuống 14g20 rồi 18g54 mà không hề thông báo, khiến cho đoàn khách bị chậm lịch trình 1 ngày và phải di chuyển bằng phương tiện khác, qua đó Quality Travel phải bồi thường cho khách 50.000.000 đồng. Bức xúc trước cung cách kinh doanh tùy tiện của VJA, anh Dương cho biết: “Không những chúng tôi bị thiệt hại về tài chính, mà khách cũng rất bực bội vì buộc phải thay đổi lịch trình tham quan. Có người còn đòi hủy tour và yêu cầu chúng tôi phải bồi thường. Từ nay, chúng tôi sẽ hết sức cân nhắc khi dat ve may bay cho khách qua hãng hàng không VJA!”.
Trước đó, ngày 2-6-2013, chuyến bay VJ8383 của VJA dự định khởi hành từ Đà Nẵng về TP HCM lúc 16g25, nhưng đến 12g30 khách nhận thông báo chuyến bay hoãn lại đến 20g20 sẽ cất cánh. Chờ đợi đến 18g20, lại thông báo lần nữa dời chuyến bay xuống 21g55, nhưng mãi đến tận 22g vẫn không có lịch bay. Toàn bộ hành khách có mặt tại sân bay Đà Nẵng đã tập hợp lại yêu cầu đại diện hãng VJA giải thích về sự chậm trễ này, nhưng phía VJA vẫn không đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Cuối cùng, mãi đến 23g, VJA mới phát loa thông báo. “Việc chậm trễ là sự cố ngoài ý muốn, nhưng VJA cũng không thể xem hành khách chúng tôi như là củ khoai, củ sắn để mà vứt lăn vứt lóc”, một hành khách đi chuyến bay này bực bội phát biểu.
VJA là một trong những hãng hàng không non trẻ mới ra đời, thị trường hàng không hiện nay lại đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều hãng bay. Nếu VJA không kịp thời điều chỉnh lại cung cách phục vụ của mình thì không chỉ thương hiệu, uy tín bị ảnh hưởng, mà sẽ còn “mất khách hàng như chơi”.
VietJet Air từng nổi tiếng và bị phạt vì “sự cố bikini” với vũ điệu Hawaii đầy phản cảm trên máy bay vào tháng 8-2012.
Phẫn nộ, tức tối, mệt mỏi, chán chường… là tâm trạng chung của rất nhiều hành khách ở sân bay Đà Lạt để chờ đợi đi chuyến bay của hãng VJA từ Đà Lạt đi Hà Nội lúc 11g30 ngày 20-5-2013. Niềm vui được trở về nhà sau chuyến du lịch dài ngày đã tan biến cùng những giờ chờ đợi vật vờ ở sân bay, rồi lếch thếch ra về vì bị VJA… “đem con bỏ chợ”!
Chị Trần Thị Hải Yến, phố Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đoàn khách của chị gồm 38 người (thuộc một đơn vị quân đội), trong đó có nhiều người mang theo gia đình gồm người già và trẻ em, được cơ quan bố trí đi nghỉ mát tại Đà Lạt. Đoàn đã dat ve may bay của hãng VJA cho cả chiều đi và về. Ngày 20-5-2013, theo lịch bay đã đặt trước, chị Yến cùng mọi người ra sân bay để về Hà Nội bằng chuyến bay lúc 11g30.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị vào làm thủ tục, nhân viên của hãng VJA thông báo với hành khách rằng, chuyến bay này đã bị hủy bỏ (không thông báo lý do). Khi chị Yến và các hành khách cùng đi chuyến này yêu cầu được bố trí chuyến bay khác sớm nhất về Hà Nội, đại diện VJA tuyên bố, hãng không còn chuyến bay nào khác trong ngày (thậm chí trong 2 ngày tiếp theo cũng sẽ không còn chỗ để “bù”). Điều đó đồng nghĩa với việc, ai tiếp tục muốn về bằng máy bay của VJA, xin mời ở lại Đà Lạt thêm 2 ngày, với phương thức… tùy nghi di tản, hãng hàng không không có trách nhiệm gì.
Điều khiến cho tất cả hành khách thêm bực bội, ấm ức, đó là trong khi giải thích những thắc mắc của hành khách, một nhân viên có trách nhiệm của hãng VJA tại sân bay Đà Lạt đã có những lời lẽ vô trách nhiệm, vô lễ, coi thường khách hàng, chẳng hạn như: “Đó là việc của các anh chị, chúng tôi không quan tâm…”. Cũng chính vì thái độ “đổ thêm dầu vào lửa” này, quang cảnh ở phòng chờ sân bay trở nên ầm ĩ, hỗn loạn. Thậm chí, theo đoạn clip do một hành khách ghi lại, còn có cả những hành khách nóng tính chỉ mặt đòi… “xử” nhân viên VJA.
Sau hơn 3 giờ đồng hồ mệt mỏi chờ đợi, tranh cãi khản cổ nhưng không có kết quả, đoàn khách của chị Yến thất vọng ra về. Để không bị “du lịch bắt buộc” thêm 2 ngày nữa, đoàn phải tìm cách bắt xe khách từ Đà Lạt về TP HCM, sau đó ra sân bay mua ve may bay giờ chót của Vietnam Airlines (với giá cao) để bay ra Hà Nội trong đêm hôm đó. Đến nay, dù đã hơn nửa tháng trôi qua, nhưng phía hãng hàng không VJA vẫn chưa hề có một động thái xin lỗi hay bồi hoàn lại tiền mua vé đã bị hủy của nhóm khách hàng này.
“Chúng tôi rất thất vọng trước cách phục vụ của hãng hàng không VJA. Đến sát giờ bay, họ đột ngột hủy chuyến, hủy vé máy bay, gây nhiều thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, thời gian cũng như tiền bạc của khách hàng. Không những vậy, không thể chấp nhận được thái độ coi thường, vô lễ, xấc xược với khách của nhân viên hãng này. Người ta nói “của rẻ là của ôi”, từ nay, có lẽ tôi “cạch đến già” với hàng không giá rẻ!”, chị Yến bức xúc.
Theo ghi nhận của PV, những trường hợp khách hàng bị VJA hoãn, hủy chuyến bay, gây thiệt hại đến quyền lợi xảy ra khá thường xuyên. Trong đơn gửi các cơ quan báo chí của anh Nguyễn Bằng Dương, điều hàng tour Hãng du lịch Quality Travel (Hà Nội) phản ánh, ngày 6-6-2013, Cty tổ chức đoàn khách 58 người đi chuyến máy bay số hiệu VJ 8667 từ TP HCM - Phú Quốc, bay lúc 10g25. Không hiểu vì lý do gì, VJA đã hoãn chuyến xuống 14g20 rồi 18g54 mà không hề thông báo, khiến cho đoàn khách bị chậm lịch trình 1 ngày và phải di chuyển bằng phương tiện khác, qua đó Quality Travel phải bồi thường cho khách 50.000.000 đồng. Bức xúc trước cung cách kinh doanh tùy tiện của VJA, anh Dương cho biết: “Không những chúng tôi bị thiệt hại về tài chính, mà khách cũng rất bực bội vì buộc phải thay đổi lịch trình tham quan. Có người còn đòi hủy tour và yêu cầu chúng tôi phải bồi thường. Từ nay, chúng tôi sẽ hết sức cân nhắc khi dat ve may bay cho khách qua hãng hàng không VJA!”.
Trước đó, ngày 2-6-2013, chuyến bay VJ8383 của VJA dự định khởi hành từ Đà Nẵng về TP HCM lúc 16g25, nhưng đến 12g30 khách nhận thông báo chuyến bay hoãn lại đến 20g20 sẽ cất cánh. Chờ đợi đến 18g20, lại thông báo lần nữa dời chuyến bay xuống 21g55, nhưng mãi đến tận 22g vẫn không có lịch bay. Toàn bộ hành khách có mặt tại sân bay Đà Nẵng đã tập hợp lại yêu cầu đại diện hãng VJA giải thích về sự chậm trễ này, nhưng phía VJA vẫn không đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Cuối cùng, mãi đến 23g, VJA mới phát loa thông báo. “Việc chậm trễ là sự cố ngoài ý muốn, nhưng VJA cũng không thể xem hành khách chúng tôi như là củ khoai, củ sắn để mà vứt lăn vứt lóc”, một hành khách đi chuyến bay này bực bội phát biểu.
VJA là một trong những hãng hàng không non trẻ mới ra đời, thị trường hàng không hiện nay lại đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều hãng bay. Nếu VJA không kịp thời điều chỉnh lại cung cách phục vụ của mình thì không chỉ thương hiệu, uy tín bị ảnh hưởng, mà sẽ còn “mất khách hàng như chơi”.
Mức bồi thường nhẹ như… phủi bụi
Theo quy định của Bộ GTVT về bồi thường trong trường hợp chậm, hủy chuyến với các chuyến bay dài dưới 500 km, mỗi hành khách được bồi thường 100.000 đồng/người, chuyến bay dài từ 500km đến dưới 1.000km bồi thường 200.000 đồng/người, chuyến bay dài từ 1.000km trở lên bồi thường 300.000 đồng/người. Ngoài ra, hãng hàng không chậm, hủy chuyến phải thực hiện chế độ thông báo, xin lỗi hành khách và phục vụ ăn uống đối với hành khách những chuyến bay chậm từ hai giờ trở lên... Tuy nhiên, theo một số luật sư thì những quy định này chưa cụ thể, rõ ràng đối với từng trường hợp phải bồi thường, các mức bồi thường cũng không đáng kể, trong khi giá vé máy bay từ thời điểm quy định ban hành đến nay đã tăng nhiều lần. Và dù có quy định như vậy nhưng thực tế, rất ít trường hợp được hãng hàng không bồi thường. Và với mức bồi thường thấp như vậy, có lẽ cũng hiếm có ai rỗi hơi đến mức cất công đi đòi bồi thường… |
Kim Cương-Lê Hoàng
phapluatxahoi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét