Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Thị trường hàng không ngày Tết: "Canh" từ giữa năm

Còn tới 4 tháng nữa mới đến Tết cổ truyền, nhưng mùa kinh doanh cao điểm của các hãng hàng không đã bắt đầu. Từ đây cũng nảy sinh nhiều chuyện bi hài ở thị trường hàng không Việt Nam ngày Tết.

Dù là hãng hàng không có thị phần lớn và thông báo tăng lượng vận chuyển cao nhất, nhưng Vietnam Airlines hiện chỉ bán ve may bay tet "nhỏ giọt". Mỗi loại vé tương ứng với từng giờ bay của chặng chỉ được bán khoảng 5 vé, trong đó, loại siêu tiết kiệm đã không còn. Mỗi ngày, trên mỗi chặng, hãng này có khoảng 30 chuyến bay, nhưng khả năng mua được vé hạng thường rất khó khăn.
"Chầu chực" từ đầu tháng
Sau vài giờ thông báo mở bán ve may bay Tết, trên trang web của Vietnam Airlines chỉ còn vé dư ở các chuyến bay đêm.
Riêng thời điểm trước và sau Tết 3 ngày đã bán hết, dù có tới 30 chuyến/ngày và khách hàng chỉ có thể chờ đợi đến đợt bán vé sau. Một khách hàng ở Tp.HCM có nhu cầu mua vé về Hà Nội dịp Tết chia sẻ, dù có người quen bán vé máy bay, nhưng "chầu chực" từ đầu tháng cũng chỉ có thể mua được vé bay chuyến đêm, vé ngày chưa bán hoặc chỉ còn hạng thương gia.
Theo giới chuyên gia, các hãng "hứa" tăng chuyến là một chuyện còn hành khách có vé để bay lại là chuyện khác. "Cháy" vé máy bay Tết giống như một kịch bản biết trước - cứ đến Tết lại xảy ra mà không thể giải quyết dứt điểm.
Bản thân nhà vận chuyển cũng không mặn mà với việc tăng chuyến, vì càng bay càng lỗ. Chưa kể, 80% chi phí của hãng hiện nay đều phải thanh toán bằng ngoại tệ, trong đó chủ yếu là tiền thuê máy bay. Tỷ giá USD biến động được coi là "đòn" khá nặng giáng vào các hãng vận chuyển.
"Không hãng hàng không nào hào hứng với việc bay khứ hồi với một chiều bay rỗng (không khách). Trước Tết, các chuyến bay từ Sài Gòn ra Hà Nội lúc nào cũng chặt kín, song chiều ngược lại tại rất nhiều thời điểm vắng khách. Dù lấy phần thu của chặng kín khách chia cho chiều ngược lại vắng khách, hãng vận chuyển vẫn lỗ. Trong bối cảnh càng bay càng lỗ như hiện nay, tăng chuyến bay trong dịp Tết đúng là bài toán khó", đại diện một hãng vận chuyển nói.
Bên cạnh đó, mức trần giá vé máy bay quá thấp cũng khiến các hãng không mấy mặn mà với việc mở rộng kế hoạch bay. "Không ai thuê máy bay chỉ để bay Tết, chấp nhận lỗ mà kinh doanh phải tính đến bài toán kinh tế", lãnh đạo một hãng hàng không chia sẻ.
Vé giá rẻ: cẩn thận không bị lừa
Trong mùa Tết 2014, để tiết kiệm tiền vé, lại không phải "chầu chực" mua ve may bay gia re, nhiều cư dân mạng đã truyền nhau cách bay vòng sang một nước thứ hai để tiết kiệm tiền vé máy bay. Dù phải ngủ lại sân bay ít nhất một đêm, hoặc kéo dài hành trình thêm vài ngày, nhưng số tiền tiết kiệm cho một chặng khứ hồi có thể lên tới hơn 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, để chắc chắn có được tấm vé về quê, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền mua vé hạng thương gia, dù giá đắt gấp đôi so với hạng thường. "Giá vé tàu hỏa hay ô tô từ Nam ra Bắc hiện cũng điều chỉnh tăng mạnh, nhưng muốn mua cũng phải xếp hàng chờ đợi chứ không dễ. Một chiếc vé máy bay tuy có đắt hơn, nhưng tiết kiệm thời gian và chủ động trong lịch trình, nên dù đắt cũng mua", nhân viên một ngân hàng tại Tp.HCM cho hay.
Hiện trên mạng đã xuất hiện những mẩu rao vặt bán lại vé máy bay giá siêu rẻ cho người cùng họ tên. Mua lại những tấm vé này, hành khách tiết kiệm được chi phí, song nếu bị phát hiện, họ sẽ bị dừng chuyến bay và chịu nhiều rắc rối liên quan. Để thu hút khách hàng, nhiều hãng hàng không thường xuyên có các đợt khuyến mãi với mức giá vé máy bay siêu rẻ cho từng chặng: 0 đồng, 1.000 đồng, 10.000 đồng, 99.000 đồng…
Việc "săn" được những chiếc vé này không dễ, bởi trong thời điểm vé giá siêu rẻ được bán, nhiều người cùng truy cập khiến website của hãng bị "treo". Tuy nhiên, có một số người, không ngoại trừ các đại lý của hãng hàng không vẫn mua được vé. Những người này lợi dụng vé đặt online chỉ yêu cầu khai tên, không cần số CMND, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, đặc biệt là việc tên ghi trên vé máy bay không có dấu, nên đã dat ve may bay với những cái tên phổ thông, sau đó rao bán lại. Dù đã được người bán nâng giá hơn nhiều thì những chiếc vé này vẫn rẻ hơn rất nhiều giá vé mà hãng hàng không đang niêm yết.
Ông Nguyễn Trọng Thắng, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua xác minh, các đối tượng này vì tham vé máy bay giá rẻ (vé khuyến mãi có tên người khác), nên đã gian dối trong việc nhờ địa phương xác nhận nhân thân "tên giả, người thật". Để "qua mắt" lực lượng kiểm soát, họ khai tên người có vé rồi dán ảnh mình vào, lấy xác nhận địa phương. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra tại sân bay Nội Bài và chính phòng vé, đại lý bán vé tư vấn cho khách hàng sử dụng cách thức này.
Hiện Cục Hàng không Việt Nam đang xác định các nguyên nhân, để từ đó có hình thức xử lý phù hợp, nếu do đại lý vé máy bay sẽ xử phạt đại lý, nếu do địa phương sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an để chấn chỉnh việc xác nhận nhân thân và tăng cường kiểm tra an ninh với hành khách.
Theo Việt Nguyễn - TBKD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét