Vương quốc Thái Lan ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, là cửa ngõ tự nhiên đi vào Đông Dương, Miến Điện và miền Nam Trung Hoa, được chia thành bốn vùng tự nhiên theo hình thể và địa lý: rừng núi phía Bắc, ruộng lúa bao la đồng bằng miền Trung, cao nguyên đất nông trại nửa khô hạn miền Đông bắc, và các đảo vùng nhiệt đới nằm dọc bờ biển và bán đảo ở miền Nam. Thái Lan bao gồm 76 tỉnh được phân thành các huyện, phường (sub-district) và xã.
Tên nước: Vương quốc Thái Lan (Kingdom of Thailand)
Thủ đô: Băng-cốc (Bangkok)
Ngày quốc khánh: 02/01/1954
Đất nước du lịch Thái Lan
Chính trị:
Thể chế nhà nước: Quân chủ lập hiến.
Cơ cấu các cơ quan quyền lực:
1. Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua : Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
2. Quốc hội : Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.
3. Chính phủ : bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối như lãnh đạo tối cao của dân tộc.
Văn hóa:
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.Địa lý:
Với diện tích 514.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.
Lễ hội đua thuyền được tổ chức hàng năm
Những địa danh du lịch Thái Lan hấp dẫn:
§ Bangkok
§ Phuket
§ Pattaya
§ Chiang Mai
§ Phi Phi Island – Đảo Phi Phi
§ Cung điện Bang Pa in
§ Du ngoạn chợ nổi Ratchaburi
§ Wat Pho
§ Wat Ratchanaddaram
§ Cung điện Chitralada
§ Tháp Baiyoke II
§ …
Đảo PhuKet, thiên đường nghỉ dưỡng
Một số thông tin khác:
Vị trí địa lý: Thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp biển Andama và Vịnh Thái Lan, nằm ở phía Đông Nam của Mianma.
Diện tích: 514.000 km2 (diện tích đất: 511.770 km2, diện tích mặt nước: 2.230 km2)
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới; có gió mùa tây nam ấm áp, nhiều mây và mưa (từ giữa tháng 5 tới tháng 9) và gió mùa đông bắc mát và khô (từ tháng 11 tới giữa tháng 3); dải đất ở phía Nam luôn nóng và ẩm.
Dân số: 64.631.000 người (ước tính 2006)
Địa hình: Đồng bằng ở vùng trung tâm, cao nguyên Khorat ở phía đông, các nơi khác là núi non.
Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí tự nhiên, wonfram, tantali, gỗ, chì, cá, thạch cao, fluôrit.
Ngôn ngữ: Tiếng Thái Lan, tiếng Anh (ngôn ngữ thứ hai của những người giàu có), tiếng dân tộc và một số thổ ngữ địa phương.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Bạt (BHT)
Địa chỉ đại sứ quán:
a. Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan
Địa chỉ: 83/1 Wireless Road, Lumpini, Pathumwan, Thailand
Điện thoại: 66-2-2679602/6508455/2513551
Fax: 66-2-2544630/2517203
Email: vnembassy@bkk.a.net-net.th
b. Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam
Địa chỉ: 63-65 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-4-8235092/8235093
Fax: 84-4-8235088/7331326
Email: thaiemhn@netnam.org.vn
Giới thiệu về chợ nổi Thái Lan
KHÁCH DU LICH THAI LAN NGHE NHIỀU TỚI CHỢ DAMNOEN SADUAK ĐẾN MỨC HẦU NHƯ AI ĐẾN THÁI LAN CŨNG ĐỀU MUỐN GHÉ MỘT LẦN QUA.
Chợ là điểm du lich Thai Lan thu hút rất nhiều khách nước ngoài.
Chợ Damnoen Saduak nằm cách Bangkok khoảng một tiếng rưỡi đi ôtô. Có nhiều cách để bạn đến chợ:
- Nếu bạn là người lần đầu du lich Thai Lan hoặc không đủ tự tin để xoay sở, bạn có thể kiếm một tour trọn gói, khá phổ biến ở các khu phố Tây hoặc chính khách sạn nơi bạn ở. Tour Thai Lan đến chợ nổi thường đã bao gồm vé thuyền trên sông.
- Còn nếu bạn tự tin với tiếng Anh của mình và có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tự ra bến xe thành phố. Hãy hỏi người dân tuyến xe buýt đi chợ nổi Dumnoen Saduak thuộc tỉnh Ratchaburi, cách Bangkok chừng 100 km. Bangkok có 3 trạm xe buýt đường dài: trạm xe Đông – Ekamai, nằm ngay bên cạnh Ekamai BTS. Trạm xe buýt Bắc và Đông Bắc – Mohchit là trạm xe buýt đông đúc, lớn và hiện đại nhất Bangkok. Trạm xe buýt Nam Saitaimai cũ hơn, phục vụ các điểm đến phía Tây, Nam và một số điểm nằm ở phía ngược bờ sông.
Tại đây có rất nhiều loại hoa quả tươi ngon cho bạn tha hồ lựa chọn.
Bạn cũng có thể ăn bữa điểm tâm nhẹ ngay trên các thuyền.
Chợ Damnoen Saduak là một trong những chợ nổi lâu đời nhất tại Thái Lan. Phục vụ khách du lich Thai Lan là ưu tiên hàng đầu, việc buôn bán của người dân chủ yếu diễn ra vào buổi sáng sớm, khoảng từ 6h với những nông sản và các vật phẩm thiết yếu hằng ngày của người dân. Quãng 8h là thời gian dành cho những gian hàng phục vụ cho khách du lich Thai Lan đến tham quan. Vé du lịch thường kèm theo phí đi thuyền máy trên sông. Nhưng để đi dọc con kênh phải mất phí một lần nữa, khoảng 150 baht (khoảng hơn 100.000 đồng). Bạn có thể ngồi thuyền đi dọc con sông hay đi hai bên bờ để ngắm nhìn cảnh nhộn nhịp dưới sông tùy theo ý thích của mình.
Vô số các loại hoa quả nhiệt đới tươi rói, màu sắc bắt mắt ngon lành khiến bạn không thể không gọi với sang mua và ăn ngay. Trái ổi xanh mướt, xoài vàng ươm được cắt nhỏ ăn kèm với xôi trắng, roi chín đỏ ngọt mát, dừa nguyên trái, có những loại đã được gọt sẵn sạch sẽ. Ngoài hoa quả, các con thuyền bập bềnh neo đậu hai bên sông còn bán nhiều hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ dừa, những bức phù điêu mang đậm màu sắc dân tộc, ngay cả những chiếc túi cói, đôi dép hay những chiếc mũ cũng thật đặc biệt. Thi thoảng bắt gặp một vài ghe thuyền bán những bông hoa lan, hoa súng. Những con thuyền nhỏ và thuôn dài ăm ắp hàng hóa và những ghe du lịch ngược xuôi, con kênh gần như tắc nghẽn. Người ta có thể mua đủ thứ hàng hóa từ trên bờ và phía dưới thuyền chỉ bằng một cái sào đưa lên nhận tiền và chuyển thứ hàng cần mua cho khách. Những tay chèo khéo léo khiến cho những con thuyền luồn lách qua nhau nhanh chóng . Chỉ trong một quãng kênh ngắn ngủi, nhưng việc thông thương buôn bán diễn ra sôi động và nhộn nhịp.
Trên hai bờ kênh cũng là chợ, náo nhiệt và tấp nập đủ màu sắc mùi vị. Bạn sẽ bị ấn tượng bởi những gian hàng bán gia vị và hương liệu. Tại đây, bạn có thể mua từ hành, tỏi, ớt, gừng, lạc, vừng… cho đến quế, hồi, hoa hòe, thảo quả… Hương liệu được gói bọc đẹp đẽ trong những túi nilon nhỏ với giá cả phải chăng.
Hai bên bờ sông cũng là chợ.
Với nhiều loại gia vị độc đáo.
Chợ nổi Thái Lan có rất đông khách nước ngoài đến háo hức tìm hiểu và thích thú khi đi thêm vài vòng qua những làng nổi ven sông. Khi con thuyền bập bềnh thoát hẳn con kênh nhỏ để nhập vào con sông lớn và len lỏi qua những ngôi làng xinh xắn hai bên sông, phong cảnh hiện ra thật thanh bình. Nhà nào cũng nở hoa rực rỡ. Những bồn hoa được đặt bên các bậu cửa, treo lúc lỉu ngay trên những chân cầu lên nhà hay nở rộ trên nắp hòm thư. Người dân sinh hoạt và làm mọi việc từ nước sông, ngoại trừ việc nấu ăn. Những ngôi nhà đều khang trang và đầy đủ tiện nghi. Du lịch đã góp phần nuôi sống và làm giàu cho nhiều hộ gia đình.
Bài và ảnh: Lam Linh
ngoisao.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét