VietJetAir tung ra rất nhiều chương trình khuyến mại vé máy bay giá rẻ nhưng giá vé rẻ chưa bao gồm thuế và các loại phí do vậy tổng chi phí khách hàng phải trả cho một chuyến bay sử dụng vé giá rẻ chưa tương xứng.
Không gây sốt như ngày đầu nhưng hiệu ứng vé máy bay giá rẻ của VietJetAir vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên theo nhiều khách hàng của VietJetAir, tổng chi phí cho chuyến bay giá rẻ không hề thấp nếu so sánh với các hãng khác như Vietnam Airlines… cùng với đó là vấn đề chất lượng dịch vụ, an toàn hàng không.
Mua vé siêu rẻ của Vietjet Air “khó như lên trời”
Mặc dù định hình thương hiệu là hãng hàng không trẻ trên thị trường Việt Nam nhưng VietJetAir vẫn khiến hành khách nhiều phen “sốc nặng” bởi những đợt khuyến mại bán vé bay giá siêu rẻ.
Đầu tiên phải kể đến là loạt vé siêu rẻ 19.000 đồng cho chuyến bay TP.HCM – Hải Phòng với số lượng 3.000 vé thời gian đặt vé từ 21h – 24h ngày 22/8/2012, áp dụng cho các chuyến bay của đường bay mới giữa TP.HCM – Hải Phòng với giá chỉ 19.000 đồng, từ 1/10 đến 31/12/2012.
Tiếp đó, hãng này cũng mở chương trình khuyến mại gây sốc: “10.000 đồng – Bay khắp Việt Nam” và 10 vạn vé bay đến tay khách hàng với giá chỉ 10.000 đồng
Khách hàng phải toát mồ hôi khi “săn” ve may bay gia re của VietJetAir.
Đến đầu năm 2013, VietJetAir tiếp tục gây “sốc” khi công bố chương trình khuyến mại mới: Tặng vé “giá 0 đồng” cho 2.000 hành khách đến đón Xuân tại TP.HCM. Mới đây nhất là chương trình 3 vạn vé với giá 3.000 đồng cho cả chuyến bay nội địa và quốc tế, thời gian bay từ 5/9/2013 đến ngày 31/12/2014 trừ các ngày lễ, tết.
Tuy nhiên, ngay từ chương trình khuyến mại vé máy bay giá rẻ đầu tiên, VietJetAir đã bị khách hàng phàn nàn về việc mua được vé bay giá siêu rẻ trên là việc “khó như lên trời”. Mặc dù đã kiên nhẫn, chờ đợi, “phục kích” trên website của hãng thường xuyên nhưng không phải ai cũng may mắn mua được vé giá rẻ của hãng bay này.
Không những thế, điều đáng nói, vé siêu rẻ của VietJetAir bán chủ yếu qua website và khuyến khích áp dụng thanh toán bằng thẻ ghi nợ (Debit) hoặc thẻ tín dụng (Credit).
“Đúng là khuyến mãi theo kiểu của riêng mình VietJet Air. Nói là khuyến mãi cho tất cả mọi người cùng bay nhưng lại chỉ cho thanh toán qua thẻ visa, thử hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu người có thẻ Visa? Đây chẳng qua là chiêu hạn chế người mua và chỉ “béo” mấy đại lý của VietJetAir thôi” – Độc giả H. từng phản hồi tới báo Giáo dục Việt Nam.
“Những người ở vùng nông thôn, suốt ngày chân lấm tay bùn có lẽ chẳng bao giờ dám “mơ” tới những chiếc vé máy bay giá rẻ này. Trong khi đó, VietJetAir quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng: Giá rẻ cho mọi người cùng bay và tạo ra một dấu ấn riêng biệt khi đem tới cơ hội cho cả những người nông dân cũng được thử nghiệm một lần đi máy bay. Nhưng với hình thức bán hàng của hãng thì nó chẳng khác gì bán vé siêu rẻ cho người giàu?!” – Bạn Bùi Mạnh Hùng (ngõ 93 Hoàng Văn Thái, Hà Nội) chia sẻ.
Khách hàng than phiền vì chất lượng phục vụ của VietJetAir.
Cũng theo phản ánh của khách hàng, nếu chấp nhận mua ve may bay siêu rẻ VietJetAir thì phải xác định: Không hoàn vé; Không đổi tên. Nếu không bay khách hàng đành phải bỏ vé. Vì vậy lời khuyên của là nếu ai có nhiều thời gian mới nên ham giá rẻ, đi công tác tuyệt đối không ham vé bay này.
Giá vé rẻ của Vietjet Air… không rẻ
Trong khi để mua được vé siêu rẻ của Vietjer Air là điều cực kỳ khó, nhiều khách hàng cũng phản ánh, giá vé khuyến mãi của hãng bay này cũng không rẻ hơn bao nhiêu so với các hãng bay khác.
Theo đó, VietJetAir đưa ra nhiều chương trình khuyến mại giá rẻ nhưng giá vé đó chưa bao gồm thuế và các loại phí do vậy tổng chi phí khách hàng phải trả cho một chuyến bay sử dụng vé giá rẻ chưa tương xứng.
Trên trang baynhe.xxx, bloger có tên Bụi đưa ra một công thức tính: Giá vé khứ hồi = Giá vé khuyến mãi + 10% + 120.000 + 66.000 đồng + 66.000 đồng (Trong đó: 120.000 đồng là phí sân bay 2 chiều, 66.000 đồng là phí quản trị 2 chiều và phí thanh toán 2 chiều). Đó là chưa kể các loại phí về hành lý xách tay.
Theo như công thức tính này, tổng chi phí của hành khách cho chuyến bay 1 chiều theo vé bay giá siêu rẻ của VietJetAir sẽ vào khoảng trên 100.000 đồng, như vậy sẽ bằng khoảng 1/2 so với mức giá vé bay giá rẻ của Vietnam Airlines (333.000 đồng chuyến bay ngắn – PV). Tuy nhiên trong giá vé rẻ 333.000 đồng của Vietnam Airlines đã bao gồm các chi phí, do vậy khách hàng sẽ không gặp phiền toái trong quá trình thanh toán.
Cùng theo phản ánh của khách hàng, các ghế ngồi trên máy bay VietJetAir thiết khá chật chội. Nhiều người Việt vóc dáng nhỏ bé hay trung bình có thể chấp nhận được nhưng khách nước ngoài sẽ rất khó xoay trở.
Thêm vào đó, hành khách than phiền VietJetAir như “hàng chợ” vì khách không tuân thủ các nguyên tắc an toàn của hàng không khi không thắt dây an toàn, đi lại khi máy bay chuẩn bị cất và hạ cánh.. Thậm chí, khi máy bay vừa thông báo hạ độ cao để đáp xuống sân bay, nhiều hành khách đã bật điện thoại di động để liên lạc với người thân.
Songchung quy lại, điều khách hàng phàn nàn nhiều nhất về VietJetAir chính là việc hoãn chuyến, chậm giờ bay thường xuyên xảy ra, đặc biệt với vé máy bay giá rẻ. Mới đây nhất, Tuổi Trẻ đưa tin 160 hành khách đi trên chuyến bay VJ 8389 của Hãng VietJet Air (VJA) từ Đà Nẵng vào TP.HCM đã trắng đêm vạ vật ở sân bay Đà Nẵng từ tối 12 đến sáng 13/8 mới có thể lên máy bay.
Có dấu hiệu ảnh hưởng an ninh an toàn hàng không
Một bất cập nữa là thời gian gần đây, hàng không Việt Nam hiện nay với vé máy bay giá rẻ đó là việc đại lý bán vé máy bay của các hãng tự ý sửa giá vé cao hơn quy định để bán cho khách, lợi dụng tên trên vé không có dấu để bán lại vé giá rẻ, đi máy bay bằng tên người khác… Đây không chỉ là vấn đề gian lận về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh an toàn hàng không.
Theo đó, trong tháng 3 trở lại đây, đã có hiện tượng sử dụng giấy xác nhận nhân thân mang tên người khác khi đi tàu bay. Lực lượng an ninh hàng không đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp, riêng tháng 7 phát hiện 9 vụ. Cả 3 hãng hàng không của Việt Nam đều xảy ra hiện tượng này, nhưng chủ yếu là 2 hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air và Jetstar Pacific.
Ông Nguyễn Trọng Thắng – Chánh Thanh tra Cục Hàng không VN cho biết, qua xác minh, các đối tượng này vì tham vé giá rẻ (vé khuyến mại có tên người khác) nên đã gian dối trong việc nhờ địa phương xác nhận nhân thân “tên giả, người thật”. “Việc sử dụng vé máy bay tên người khác không chỉ là gian lận về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh hàng không” – ông Thắng khẳng định
Báo Giao thông Vận tải dẫn lời ông Vũ Nguyên Khôi – Phó trưởng ban Tiếp thị và Bán sản phẩm của Vietnam Airline cho biết, Vietnam Airline gặp nhiều trường hợp đại lý, hoặc đại lý cấp dưới tự ý tăng giá vé để ăn chênh lệch. Các đại lý bán vé máy bay cho khách hàng cũng tìm cách gian lận giá vé cụ thể khi xuất vé cho khách, đại lý sẽ phải in hóa đơn trong đó có ghi rõ thông tin giá.
Trong trường hợp này, đại lý gian lận bằng cách tự sửa giá vé trên hóa đơn cao hơn so với thực tế. Do vậy các đại lý dễ dàng đút túi khoản tiền chênh lệch này vì trên vé máy bay không ghi giá nên hành khách không thể biết nếu lịch trình đi không có gì thay đổi. Chỉ khi khách muốn đổi hay trả vé, điều này mới “lộ” ra rằng đại lý bán cho họ vé giá rẻ (bị hạn chế không thể hoàn vé hoặc hoãn chuyến) dù hành khách đã trả tiền mua vé hạng cao hơn.
Hồng Minh
giaoduc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét