Trong vòng 3 tháng trở lại đây, báo chí và các cơ quan chức năng liên tục nhận được phản ánh đầy bức xúc của hành khách đi trên các chuyến bay của hãng hàng không Vietjet Air. Cụ thể là chỉ ngày 16/6/2013 các chuyến bay lúc 7 giờ 50 từ TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng chậm 3 tiếng rưỡi, chuyến bay lúc 18 giờ 25 khởi hành từ TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng chậm trên 3 tiếng, chuyến bay lúc 17 giờ 50 từ Đà Nẵng đi thành phố Hồ Chí Minh bị hủy chuyến.
Ảnh minh họa/Iternet |
Gần đây nhất, ngày 13/9/2013, một trận ẩu đả kịch liệt đã diễn ra tại sân bay Tân Sơn Nhất giữa khách hàng với các nhân viên giao dịch của hãng, buộc phải nhờ tới sự can thiệp của cơ quan an ninh, bởi vì hàng trăm hành khách phải đợi chờ đi Đà Nẵng từ 9 giờ tối tới gần 1 giờ sáng hôm sau mới được lên máy bay mà không có sự thông báo trước cũng như một lời xin lỗi hay giải thích nào.
Đáng chú ý là không riêng những hành khách đi máy bay của Vietjet Air, mà ngay một số hành khách đi trên máy bay của các hãng khác có mặt lúc diễn ra ẩu đả cũng “tham gia tố tụng” Vietjet Air, bởi vì, bản thân họ cũng đã từng ít nhất một lần là nạn nhân của tình trạng “điếc không sợ súng” này.
Liệu tới bao giờ cái cảnh đi máy bay phải vạ vật chầu chực mới chấm dứt? Không ít hành khách đã đặt câu hỏi như vậy để rồi lại tự trả lời rằng biết hỏi ai bây giờ và chỉ có mỗi một cách là quay lưng với Vietjet Air. Nhưng những hành khách có hoàn cảnh buộc phải tính toán cho vừa túi tiền mà chưa một lần “nếm mùi Vietjet Air” thì trước sau cũng không tránh khỏi hậu họa mà Vietjet Air gây nên.
Từ sự lặp đi lặp lại hiện tượng “điếc không sợ súng” của Vietjet Air, lai lịch của hãng máy bay đã bắt đầu được một số người lục lọi trở lại: Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, được Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không từ cuối tháng 12/2007, nhưng mãi tới tháng 12/2009, Vietjet Air mới khởi động đường bay với lý do biến động giá xăng dầu tăng cao.
Trong quá trình phục vụ hành khách, Vietjet Air thường xuyên có những chiêu thức "độc đáo" khuyến mại ve may bay gia re để thu hút khách nhưng sau đó lại đẩy họ vào tình thế như trên để "nhường chỗ" cho những khách mua ve may bay giá bình thường trong tình trạng máy bay quá ít ỏi để tăng chuyến.
Cái tên Vietjet Air cũng nhắc nhớ tới một vụ lùm xùm cách đây 1 năm: Vào ngày 3/8/2012, trên chuyến bay khai trương tuyến TP HCM – Nha Trang, Vietjet Air đã để tiếp viên và một số người đẹp Miss Ngôi Sao 2012 nhảy múa tặng quà cho hành khách trên máy bay mà không xin phép nên bị Cục Hàng không tuýt còi và phạt 20 triệu đồng…
Đã tới lúc Cục Hàng không Việt Nam cũng như các cơ quan chức năng liên quan cần phải xem xét lại quá trình hoạt động kinh doanh của Vietjet Air. Không nên vì chạy theo lợi nhuận, thương mại hóa mà làm xấu hình ảnh của Hàng không Việt Nam với du khách trong và ngoài nước, cũng như tác động tiêu cực tới quyền lợi dân sinh.
Hồng Thúy
giaoducthoidai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét