Câu hỏi dường như ngớ ngẩn, vé máy bay thì là vé máy bay, chẳng lẽ vé máy bay lại là vé tàu, vé xe.
Những người từng đi máy bay thì câu trả lời quá đơn giản, vé máy bay là ghi thông tin chi tiết của người đi máy bay và chuyến bay tương ứng. Nhưng ghi ở đâu, như thế nào ? Thì trên một tờ giấy A4 hoặc đại loại như thế.
Vâng, vé máy bay hiện nay được hiểu là ve may bay điện tử. Hiện tai tôi chưa thấy bất cứ một hãng hàng không nào không bán vé máy bay điện tử. Và gần như 100% mua vé máy bay là vé điện tử, nhưng vé điện tử thể hiện ra sao: Vé điện tử chỉ bao gồm duy nhất mã số đặt chỗ khoảng 6 đến 8 ký tự. Ví dụ Vietjet Air bao gồm 8 ký tự toàn là số, Jetstar gồm 6 ký tự bao gồm chữ và số, Vietnam Airlines bao gồm 6 ký tự chỉ bao gồm chữ….. Mỗi hãng đều có cách thức thể hiện khác nhau, cho dù ký tự số hay chữ hay đơn thuần là số, đơn thuần là chữ, hoặc bao gồm cả 2 cũng vậy. Chỉ cần từ 6-8 ký tự đó sẽ chứa đựng toàn bộ thông tin của chuyến bay, tên khách hàng.
Đó là sự tiện lợi của vé điện tử. Nếu chúng ta linh động thì chỉ cần lưu các ký tự đó trên điện thoại, và khi ra sân bay thì chỉ cần đọc những ký tự đó cho nhân viên cảng vụ (khu vực check-in của hãng tương ứng) là xong.
Nhưng quá trình kinh doanh bán vé máy bay của tôi thì gặp rất nhiều nhiêu khê xung quanh cái gọi là vé máy bay. Hầu hết các đại lý vé máy bay dù cấp 1 hay cấp 2 của tất cả các hãng đều bán vé điện tử, và tôi/họ đều in những tấm vé đó trên 1 tờ giấy A4, mỗi phòng vé/đại lý đều có cách thể hiện khác nhau, không tuân theo quy luật nhất định nào cả.Tất nhiên vấn đề nhiêu khê thường xảy ra đối với những người chưa từng đi máy bay, đặc biệt đối tượng là người già. Dù đang ngồi trong phòng vé của tôi. Tôi in vé máy bay ra, lấy viết màu dạ quang tô đậm những thông tin cần thiết như: Mã đặt chỗ, số hiệu chuyến bay, ngày giờ bay, nơi đi, nơi đến….còn đóng cả dấu đỏ của phòng vé lên…..nhưng (tôi viết bài này quá nhiều nhưng) những vị khách này vẫn chưa cảm thấy an tâm. Tôi và nhân viên phòng vé đã/vẫn/sẽ cố gắng thuyết phục những vị khách khó tính nhất cũng phải chấp nhận rằng đó là vé máy bay.
Vé máy bay điện tử của phòng vé Đất Việt được in trên khổ A4.
Vé máy bay của VietNam Airlines được bán từ PHÒNG VÉ CHÍNH THỨC KHÔNG ỦY QUYỀN CỦA HÃNG.
Vâng, tôi hiểu lý do tại sao những vị khách này lại lưỡng lự. Cho dù những vị khách này đã từng đi máy bay, nhưng vẫn không thấy an tâm cho lắm với tờ giấy A4 như trên. Và một phần trong số chúng là sự chuyên nghiệp của cái gọi là vé máy bay. Cộng thêm một phần khách là khách hàng nhầm lẫn giữa cái gọi là vé máy bay và thẻ lên tàu bay, hay còn gọi là cuống vé máy bay.
Thẻ lên tàu bay chỉ nhận được khi nhân viên cảng vụ khu vực check-in đã kiểm tra qua vé máy bay (điện tử) mà khách hàng đưa của từng hãng. Thông thường kích thước khoảng 10x20cm. Trên thẻ này ghi bao gồm: Tên hành khách, số hiệu chuyến bay, nơi đi, nơi đến, số ghế, hạng ghế, ngày giờ bay, và nhất là CỔNG RA MÁY BAY.
Thẻ lên tày của VNA (nguồn travip.me)
Thẻ lên tàu này gồm 2 phần, có thể xé rời ra được (nhưng chỉ được phép xé rời bởi nhân viên kiểm soát thẻ lên tàu sau khi qua cổng kiểm soát an ninh). Một phần sẽ do nhân viên soát thẻ lên tàu, là cổng cuối trước khi lên tàu, phần còn lại sẽ do hành khách giữ để khi lên máy bay được tiếp viên hàng không chỉ cho chỗ ngồi chính xác.
Thẻ lên tàu của EVA (Hello Kitty)
Vậy đó, tôi phải viết lại bài này vì trong quá trình giao vé gặp rất nhiều trở ngại tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại mất khá nhiều thời gian để giải thích. Tất nhiên cũng hy vọng rằng mọi người đọc bài này có thể giúp tôi giải thích với người nhà/những người chưa từng đi máy bay hiểu được nguyên nhân của vấn đề, để thuận tiện hơn trong việc mua bán vé máy bay, cũng như tiết kiệm thời gian để giữa các phòng vé và hành khách hiểu nhau hơn, dễ dàng hơn trong việc mua bán vé máy bay này.
Ngọc Khuê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét