Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Khám phá Singapore với giá "giật mình" 88.000 VNĐ

Với chương trình “Cùng khám phá Singapore kỳ thú,”7.000 ve may bay khuyến mãi có giá 88.000 VNĐ bay từ Thành phố Hồ Chí Minh và 688.000 VNĐ bay từ Hà Nội đến Singapore sẽ được mở bán từ 0 giờ ngày 3 đến 9/6. Thời gian bay áp dụng từ ngày 09/10-30/11/2013.

Thông tin này vừa được Giám đốc Thương mại của Tiger Airways Singapore, ông Kaneswaran Avili, công bố tại cuộc họp ở Hà Nội chiều nay (31/5).

Ông Kaneswaran Avili nhấn mạnh, chương trình này không chỉ để kỷ niệm 08 năm ngày đưa vào hoạt động đường bay giữa Việt Nam và Singapore, mà còn nhằm mục đích giới thiệu những trải nghiệm giải trí nổi bật mà Singapore đem đến cho du khách Việt Nam.

“Tôi tin rằng giá vé khuyến mãi của Tiger cùng với các chương trình thú vị khác của Tổng cục Du lịch Singapor sẽ đem đến nhiều trải nghiệm giá trị hơn nữa cho những hành khách Việt Nam đã chọn bay cùng chúng tôi,” ông Kaneswaran Avili bày tỏ.

Ông Kaneswaran Avili cũng cam kết, website của hãng sẽ đảm bảo tốc độ ổn định vào những ngày tung chương trình khuyến mãi nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi truy cập mua ve may bay rẻ. Chương trình sẽ kết thúc trong một tuần hoặc cho đến khi vé được bán hết.


Singapore hướng tới phát triển du lịch xanh. (Nguồn: Tổng cục Du lịch Singapore)

Cũng tại cuộc họp, Trưởng đại diện của Tổng cục Du lịch Singapore tại Việt Nam bà Fiona Loi đã công bố chương trình “8 nét độc đáo mang bạn đến Singapore” với cuộc thi “Cùng khám phá Singapore kỳ thú” từ ngày 10/6 trên trang mạng xã hội YourSingapore Vietnam Facebook.

Mục đích của chương trình là cung cấp thêm trải nghiệm cho những hành khách mua ve may bay khuyến mãi của Tiger.

“Trong 8 tuần, chúng tôi sẽ tìm ra 8 Explorers, hay còn gọi là ‘8 Nhà thám hiểm’ có tinh thần phiêu lưu, óc sáng tạo và nhiệt huyết để khám phá những điều kì thú trong chuyến đi. Chúng tôi mong muốn xây dựng hình ảnh Singapore là một thành phố văn minh hàng đầu, liên tục đổi mới cùng những hoạt động phong phú mà bạn có thể tận hưởng dễ dàng. Chúng tôi hy vọng cuộc thi sẽ là nguồn cảm hứng cho bạn khi lên kế hoạch khám phá Singapore,” bà Fiona Loi chia sẻ.

Theo đó, mỗi tuần sẽ có một Explorer được vinh danh là người chiến thắng của tuần. Tám người chiến thắng sẽ có cơ hội được trải nghiệm Singapore cùng với Đại sứ của chương trình. Thông tin chi tiết có tại trang facebook www.yoursingapore.com./.

Vừa chuyển điểm đáp mới sang sân bay Changi, ga Terminal 2, Tiger Airways đã giới thiệu một loạt các dịch vụ đi kèm, nổi bật với dịch vụ mới “tigerplus” cho phép các khách hàng tận hưởng tiện ích của các quầy đăng ký tiện lợi, khu ẩm thực tự chọn và các phương tiện giải trí tại sảnh SATS cao cấp ngay tại sân bay Changi cũng như được lên máy bay theo diện ưu tiên.

Hãng vừa nhận được Giải thưởng “Bữa ăn trên không ngon nhất” (“Best In-flight Meals” Award) cho hạng mục hàng không giá rẻ của Giải thưởng Thực phẩm của các Hãng hàng không ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2012 (Asia Pacific Airlines Food Awards).

Khi mua ve may bay Tiger Airways trực tuyến, khách hàng cũng có thể đặt trước bữa ăn trên chuyến bay của mình.

Xuân Mai (Vietnam+)

Cách "móc túi" sang trọng ở sân quốc tế Cam Ranh

Những ngày này, nhiều hãng lữ hành như ngồi trên lửa, bởi liên tục nhận thông tin khách hủy hợp đồng chỉ vì lý do duy nhất là không mua được ve may bay đến Nha Trang vào dịp lễ hội festival biển. 
Thực ra, đó là chuyện thường ngày, đã gần 4  năm trôi qua, kể từ khi sân bay Cam Ranh trở thành cảng hàng không quốc tế, đến thời điểm này chỉ có duy nhất hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) mở đường bay thẳng từ Mátxcơva-Nha Trang với tần suất 1 chuyến/tuần. Dù thế nào, ngành du lịch Khánh Hòa cũng chưa thể cất cánh và phát triển bền vững khi thiếu sự gắn kết đồng bộ với Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh 
Cách Khách quốc tế đến sân bay Cam Ranh.

Chất lượng dịch vụ chưa xứng tầm

Công bằng mà nói, kể từ khi sân bay Cam Ranh trở thành cảng hàng không quốc tế (CHKQT), chất lượng dịch vụ đã được cải thiện đáng kể; tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều đáng bàn. Hành khách thường xuyên phản ánh rằng, quá mệt mỏi vì khu vực “check in” của Cảng HKQT Cam Ranh không có ghế. Nếu muốn ngồi chờ, mọi người phải vào quán cà phê bên cạnh và đương nhiên phải trả tiền.

Ngoài ra, Cảng HKQT Cam Ranh thu phí đậu xe theo block thời gian 30 phút là chưa hợp lý, khi máy bay trễ giờ, khách hàng phải trả thêm tiền, thay vì nhận được lời xin lỗi.

Mới đây, du khách lại phàn nàn về giá dịch vụ đắt đỏ ở khu cách ly và căng tin của sân bay. Một tô mì gói có thêm cái trứng gà, giá bán 60 ngàn đồng; một que kem giá 35 ngàn đồng, kinh hoàng nhất là cái bánh ngọt nhỏ xíu giá 80 ngàn đồng và bánh hamburger lên đến 180 ngàn đồng/cái, không kèm theo nước uống. Khách quốc tế và Việt kiều nhận xét rằng giá hamburger ở CHKQT Cam Ranh đạt “kỷ lục” đắt nhất thế giới và không ai đồng tình với lối “móc túi” sang trọng này. Xin nói thêm, mặc dù lãnh đạo CHKQT Cam Ranh đã tổ chức đấu giá nhượng quyền khai thác dịch vụ taxi, nhưng vẫn ưu tiên dành riêng cho hãng taxi Airport lô số 1 (sát với cửa ra vào nhà ga).

Vẫn biết kinh doanh phải tính đến lợi nhuận, nhưng chỉ chú ý đến lợi nhuận thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận về ngành hàng không Việt Nam cũng như hình ảnh du lịch Khánh Hòa. “Nhiều người cứ nghĩ chuyện giá cả ăn uống ở sân bay là những chuyện vụn vặt nhưng tâm lý của đại đa số hành khách, những “vụn vặt” đó làm người ta ấm ức, tạo ấn tượng mạnh và nhớ rất lâu. Khi ấn tượng ban đầu đã  không tốt thì thật khó để lấy lại…”, anh Nguyễn Duy Phúc một hướng dẫn viên du lịch thường xuyên cùng khách đi tour qua CHKQT Cam Ranh bày tỏ.

Trong thực tế, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã không ít lần đề nghị lãnh đạo sân bay Cam Ranh “hãy hành động vì lợi ích chung”. Còn nhớ, trong cuộc họp bàn về việc hàng không Vladivostok mở đường bay thẳng từ Nga đến sân bay Cam Ranh, ông Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu: “Các hãng hàng không quốc tế liệu có dám đưa khách đến Cảng HKQT Cam Ranh khi những vấn đề về taxi, giá cả dịch vụ ở đây không được giải quyết triệt để?”.

“ Đói” đường bay quốc tế

Kể từ cuối năm 2011, sân bay Cam Ranh đã sôi động hơn nhờ có thêm nhiều chuyến bay (thuê bao) từ vùng Viễn Đông của nước Nga và Seoul (Hàn Quốc), nhưng sự tăng trưởng phụ thuộc hoàn toàn phía khách hàng. Các công ty du lịch kết hợp với một số hãng hàng không quốc tế  thuê máy bay đưa khách đến Khánh Hòa là một tín hiệu đáng mừng, song ngành du lịch không thể phát triển ổn định và bền vững khi chưa có nhiều đường bay quốc tế chính thức đến Cam Ranh. Nhiều người so sánh, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa không thua kém Đà Nẵng, thế nhưng CHKQT Đà Nẵng hiện có 4 đường bay nội địa và 9 đường bay quốc tế kết nối với Hồng Kông, Singapore, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan..., mới nhất là đường bay Hồng Kông – Đà Nẵng với tần suất 3 chuyến/tuần của hãng hàng không Dragonair.

Nhìn lại đường bay nội địa, hiện mỗi ngày có 7 chuyến bay của Vietnam Airlines đưa khách từ  Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng đến Khánh Hòa; hãng VietJetAir đã mở đường bay từ Hà Nội và TP HCM đến Cam Ranh với tần suất 2 chuyến/ngày, nhưng bay theo mùa. Những tháng cao điểm hay dịp lễ, tết…hành khách ở 2 đầu đất nước đăng ký trước hàng tháng, vẫn không mua được vé đến Nha Trang, rất nhiều hãng lữ hành buộc phải hủy tour vì không có ve may bay. Những ngày này, vào các diễn đàn trên mạng, sẽ bắt gặp rất nhiều lời than thở của du khách về sự khan hiếm, khó khăn khi đặt mua ve may bay đến Nha Trang trong thời gian diễn ra lễ hội Festival biển.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Đăng Tuyến - Giám đốc Sở VHTTDL, cho hay: “Từ tháng 5.2009 đến giữa năm 2010, UBND tỉnh Khánh Hòa đã 3 lần gửi công văn đến bộ Giao thông vận tải và các cơ quan ngành hàng không, đề nghị sớm nghiên cứu tăng chuyến bay nội địa. Thế nhưng, tình hình vẫn không được cải thiện. Năm 2012, du lịch Khánh Hòa đón đón 2,3 triệu lượt khách, trong đó có hơn 530.000 lượt khách quốc tế, điều đáng lưu ý là gần 90% khách du lịch quốc tế đến với Khánh Hòa bằng đường hàng không. Thiếu chuyến bay đến từ 2 trung tâm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không chỉ ảnh hướng đến tâm lý của du khách mà còn làm giảm sự hấp dẫn của du lịch Nha Trang-Khánh Hòa. Để có thể tăng chuyến bay đến Khánh Hòa vào mùa cao điểm, trước mắt, lãnh đạo tỉnh cần chủ động làm việc với Bộ giao thông, Cục hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác, nhằm tìm hướng giải quyết tình huống.”
  
Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải xem xét nâng cấp đường băng cũ hoặc xây dựng đường băng mới (đường băng số 2) tại sân bay Cam Ranh. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020,  sân bay Cam Ranh đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như ATR72, A320, A321, B747F... và tương đương. Sân bay sẽ được mở rộng để bảo đảm vào giờ cao điểm có 32 chỗ đỗ và tiếp nhận được 27 máy bay. Dự kiến, đến năm 2015 sân bay Cam Ranh sẽ tiếp nhận 1,5 triệu hành khách/năm và năm 2020 sẽ đón  khoảng 5,5 triệu hành khách; phấn đấu đến 2030, tiếp nhận vào giờ cao điểm khoảng 37 máy bay, 36 chỗ đỗ với 8 triệu lượt khách/năm  và 200.000 tấn hàng hóa/năm.

laodong.com.vn

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Jetstar Ngày 31/05/2013, Thứ sáu siêu khuyến mại, Vé máy bay giá chỉ 199.000 đồng

Chương trình Thứ sáu, siêu khuyến mại hôm nay bắt đầu từ 14:00 đến 17:00 ngày 31/05/2013 hoặc khi vé được bán hết.
Hãy truy cập www.jetstar.com giữa 14:00 đến 17:00 ngày 31/05/2013 để mua ve may bay và biết thêm chi tiết!
thứ 6 khuyến mãi
Chặng bay khuyến mại     Plane
Tp. Hồ Chí Minh     to     Hà Nội           199.000
Tp. Hồ Chí Minh     to     Đà Nẵng        489.000
Tp. Hồ Chí Minh     to     Hải Phòng     879.000
Giá vé khuyến mại áp dụng cho một số chuyến bay và ngày bay.
Tp. Hồ Chí Minh – Hà Nội: Từ 03/09/2013 đến 12/09/2013
Tp. Hồ Chí Minh – Hải Phòng: Từ 03/09/2013 đến 12/09/2013
Tp. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng: Từ 03/09/2013 đến 12/09/2013
Chú ý
Các mức giá vé là giá một chiều, vé chỉ bán qua Internet, thanh toán ngay, không bao gồm các loại thuế, phí và phụ thuộc tình trạng chỗ của chuyến bay cũng như chỉ áp dụng cho một số chuyến bay và ngày bay. Vé không được hoàn. Hạn chế thay đổi. Nếu thay đổi phải đóng phí
Loại giá Starter không bao gồm tiêu chuẩn hành lý ký gửi miễn cước. Quý khách cũng có thể mua thêm từ 15kg cho đến 40kg tiêu chuẩn Hành lý ký gửi. Hơn nữa, Quý khách có thể mua thêm tiêu chuẩn Hành lý ký gửi cho từng khách, từng chặng bay với cùng một đặt chỗ!. Các quy định về trọng lượng và kích thước của hành lý xách tay sẽ được áp dụng nghiêm ngặt. Hành khách mang hành lý xách tay không đúng với quy định sẽ phải làm thủ tục ký gửi hành lý và phải đóng phí.
Điều lệ vận chuyển của Jetstar được áp dụng. Truy cập Jetstar.com hoặc gọi Trung tâm phục vụ khách hàng để biết thêm thông tin chi tiết

Sự kiện sắp diễn ra

Đừng quên sự kiện “Mua vé 5 đồng nhân dịp sinh nhật lần thứ 5 của Jetstar Pacific” sẽ bắt đầu từ 16:00-19:00 ngày mai 01/6/2013 tại tầng M – Vincom B Centre. Địa chỉ: 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Hãy đến và tham gia cùng Jetstar! Bạn sẽ có cơ hội mua vé 5 đồng. Tham gia mua ve may bay cùng nhiều các trò chơi thiếu nhi vui nhộn vào lúc 16:00 ngày 01/6/2013 tại Vincom B Centre, Tp.HCM
Hẹn gặp các bạn tại sự kiện.

Cơ hội du lịch năm châu tại Techcombank

Từ ngày 1/6 đến 31/7/2013, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam tổ chức chương trình khuyến mại ”Thuận tiện mỗi phút, Ưu đãi mỗi ngày” dành cho khách hàng cá nhân trên toàn quốc với nhiều quà tặng và giải thưởng hấp dẫn. 
 Chương trình có nhiều quà tặng cho khách đến các điểm giao dịch trên toàn quốc. Khi gửi tiết kiệm, mở gói tài khoản, mở thẻ tín dụng hoặc vay cá nhân tại các chi nhánh, phòng giao dịch của Techcombank, khách hàng sẽ được tham gia bốc thăm trúng quà tặng ngay là mũ bảo hiểm và áo mưa tại khu vực miền Nam, ô và áo mưa tại khu vực miền Bắc và miền Trung.
Chương trình còn có rất nhiều ưu đãi cho khách hàng trên các kênh giao dịch khác như: Chuyển tiền liên ngân hàng; Thanh toán vé máy bay Vietnam Airlines, Jestar, …; Chuyển tiền qua số điện thoại;
Thanh toán bảo hiểm Prudential life, Ace life; Chuyển tiền qua số thẻ...
Với mỗi giao dịch trên kênh trực tuyến đủ điều kiện, khách hàng sẽ nhận được 1 serie để tham gia quay thưởng cuối chương trình trúng 5 ve may bay khứ hồi đi châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Úc. 80 khách hàng đầu tiên có các giao dịch có đuôi bút toán kết thúc là 1205, 0106, 1606, 2806 sẽ nhận được 1 triệu đồng vào tài khoản.
Trong suốt thời gian chương trình, mỗi ngày, quà tặng mã số nạp thẻ điện thoại trị giá 50.000 đồng sẽ được tặng cho 5 khách hàng đầu tiên và 5 khách hàng cuối cùng nạp tiền điện thoại qua đầu số 8049 bằng ngân hàng di động F@st-mobipay của Techcombank trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ. Yêu cầu giá trị nạp tiền tối thiểu 100.000 đồng/ lần. Mỗi tháng, quà tặng là ve may bay khứ hồi chặng bất kỳ trị giá 10.000.000 đồng sẽ được tặng cho khách hàng có tổng giá trị nạp tiền lớn nhất.
Chương trình cũng ưu đãi giảm thêm từ 5-7% khi chủ thẻ Techcombank Visa book phòng khách sạn trên website www.agoda.vn/techcombank.
NDHMoney

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Hoàn, hủy đổi vé máy bay khi mua bằng mã code khuyến mại

Vietnam Airilines tư vấn một số thắc mắc của độc giả về trường hợp hoàn, hủy đổi vé khi mua bằng mã code khuyến mại.
Tôi muốn biết cách để hoàn, hủy, đổi vé khuyến mại đã mua và được chiết khấu như thế nào?
- Vé sử dụng mã code khuyến mại được phép hoàn, hủy đổi, tùy thuộc vào điều kiện loại vé khách hàng chọn mua. Việc chiết khấu chỉ áp dụng cho lần mua ve may bay sử dụng mã code khuyến mại, không áp dụng trong trường hợp khách hàng thay đổi vé đã mua.
nếu khách đặt vé khứ hồi có một chiều bay đặt theo đúng quy định, chiều bay còn lại đặt sai quy định thì khách không được nhận chiết khấu 20% cho vé bay đó.
Nếu khách đặt vé khứ hồi có một chiều bay đặt theo đúng quy định, chiều bay còn lại đặt sai quy định thì khách không được nhận chiết khấu 20% cho vé bay đó.
Việc chiết khấu khi mua vé bằng mã code khuyến mại được thực hiện thế nào?
- Khách hàng nhập mã code khuyến mãi do ngân hàng cung cấp sau khi chọn hành trình bay và thời gian bay phù hợp với quy định khuyến mãi trên website Vietnam Airlines. Hệ thống Vietnam Airlines sẽ tự động chiết khấu 20% giá vé đăng trên website cho các giao dịch hợp lệ và hiển thị tổng số tiền sau chiết khấu trên màn hình trước khi khách hàng thực hiện thanh toán.
Tôi phải làm thế nào trong trường hợp đặt vé một chiều đi hoặc hoặc về trong thời gian bay quy định của chương trình, chiều còn lại sai thời gian bay quy định?
- Hệ thống Vietnam Airlines thực hiện theo cơ chế tự động chiết khấu 20% cho mỗi lần đặt vé có nhập mã code khuyến mãi đối với hành trình được lựa chọn (một chiều hoặc khứ hồi), khi khách hàng thực hiện đặt mua và bay đúng thời gian quy định. Do vậy, nếu khách đặt ve may bay khứ hồi có một chiều bay đặt theo đúng quy định, chiều bay còn lại đặt sai quy định thì khách không được nhận chiết khấu 20% cho vé bay đó. Trong trường hợp này, khách hàng cần đặt vé làm 2 lần cho mỗi chiều bay (đặt chiều đi riêng, chiều về riêng), để được hưởng chiết khấu 20% cho chiều bay đáp ứng yêu cầu của chương trình.
Khách sẽ liên hệ với ai trong trường hợp khách hàng sử dụng mã code khuyến mại, mua vé thành công mà không được khấu trừ trên giá vé?
- Việc mua vé thành công mà không được khấu trừ trên giá ve may bay khi sử dụng mã code khuyến mại có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như khách hàng nhập sai mã khuyến mãi, chọn thời gian bay không đúng theo quy định của chương trình... Trong những trường hợp này, khách hàng có thể gọi điện theo số hotline dịch vụ khách hàng 24/7 của Vietnam Airlines: 84.4.3938 1835/ 3938 1356 hoặc gọi trực tiếp tới hotline dịch vụ khách hàng của các ngân hàng tham gia chương trình, để được tư vấn chính xác nhất.
(Nguồn: Vietnam Airilines)

Sở thích du lịch của 12 cung hoàng đạo

Kim Ngưu luôn quan tâm đến việc săn ve may bay gia re trong khi Ma Kết thích đi du lịch với vali trống trơn rồi đến nơi thỏa sức shopping.

Dương Cưu (21/3-19/4)
Du lịch bất cứ nơi đâu mình muốn chính là sở thích của Dương Cưu. Họ thậm chí chẳng cần tìm hiểu về những nơi mình tới sẽ ra sao, có những gì, cũng chẳng lên kế hoạch chuẩn bị trước cho chuyến đi. Đối với họ đó chẳng phải là những vấn đề quá to tát. Chỉ cần cảm thấy hứng thú, họ sẵn sàng nhảy lên tàu xe hay đáp máy bay đi du lịch ngay lập tức mà chẳng quan tâm tới việc săn ve may bay gia re hay liệu dịch vụ có bị chặt chém hay không. Nhờ sự hướng ngoại và tính cách lạc quan vốn có, sau mỗi chuyến đi Dương Cưu thường có thêm rất nhiều bạn nữa.
Điểm đến lý tưởng: Thăm quan cối xay gió nổi tiếng ở Hà Lan hay những thung lũng hoa hồng trứ danh xứ Bulgari.
Kim Ngưu (20/4-20/5)
Kim Ngưu vốn là người tiết kiệm, do đó việc săn ve may bay gia re hay chi phí các dịch vụ là những điều họ quan tâm nhất khi đi du lịch. Trước mỗi chuyến đi, Kim Ngưu sẽ phải chuẩn bị hành lý thật kỹ càng, mang theo thật nhiều đồ ăn ngon mà họ ưa thích. Đặc biệt, khi thăm quan một nơi nào đó, việc họ nhất định không bỏ qua là phải nếm thử tất cả các loại đặc sản ở nơi đó. Nghỉ ngơi tại một khách sạn ven hồ hay ven biển với tầm nhìn thoáng đãng sẽ khiến Kim Ngưu cảm thấy hài lòng với chuyến đi hơn.
Điểm đến lý tưởng: Những nơi có cánh đồng nho và các loại rượu vang nổi tiếng như Italy hay Pháp.
Song Sinh (21/5-21/6)
Những bãi biển dài ở Rio De Janeiro là điểm thu hút cho Song Sinh thỏa sức vẫy vùng.
Những bãi biển dài ở Rio De Janeiro là điểm thu hút cho Song Sinh thỏa sức vẫy vùng.
Du lịch đối với Song Sinh chính là một hành trình khám phá những điều mới mẻ, từ nơi ở, ẩm thực cho đến các khu trung tâm mua sắm hay viện bảo tàng... Giống như một đứa trẻ không bao giờ lớn, họ chạy khắp nơi thăm thú và háo hức với tất cả mọi điều mới lạ xung quanh mình. Đặc biệt những nơi càng có nhiều câu chuyện kỳ bí lại càng thu hút Song Sinh. Trong chuyến đi của mình, Song Sinh luôn được những người bạn đồng hành yêu quý bởi sự vui vẻ, hoạt bát.
Điểm đến lý tưởng: Những bãi biển dài tuyệt đẹp ở Rio De Janeiro, Brazil.
Cự Giải (22/6-22/7)
Những người thuộc cung Cự Giải thường không mấy hứng thú với việc đi du lịch xa hay làm quen với một môi trường mới bởi họ vốn là mẫu người luôn gắn bó với gia đình. Thay vì khám phá những điểm đến mới lạ, Cự Giải có xu hướng tìm đến những chốn quen thuộc để nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Và mỗi khi đi xa, họ không ngày nào quên gọi điện về hỏi thăm tình hình gia đình và những người thân ở nhà. Các hoạt động gắn với sông nước như chèo thuyền, lướt sóng hay bơi lội sẽ khiến Cự Giải cảm thấy hứng thú.
Điểm đến lý tưởng: Thiên đường Boracay quyến rũ ở Philippines.
Sư Tử (23/7-22/8)
Sự kiêu hãnh và bản tính thích thể hiện ảnh hưởng đến thói quen đi du lịch của Sư Tử. Họ có xu hướng lựa chọn những điểm đến xa hoa, sang trọng bậc nhất để những người xung quanh nhìn vào thấy được sự tận hưởng của họ như thế nào. Vé máy bay hạng nhất, nơi nghỉ dưỡng cao cấp, các món ăn hảo hạng và mua sắm hàng hiệu là những gì có thể hình dung về chuyến đi của Sư Tử.
Điểm đến lý tưởng: Những thành phố náo nhiệt ở nước Mỹ.
Xử Nữ (23/8-22/9)
Là người biết sắp xếp, tổ chức và có thói quen chi tiêu hợp lý, Xử Nữ luôn nhạy bén với các chương trình khuyến mại du lịch hay mùa giảm giá ở các nơi, họ lên kế hoạch cho chuyến đi của mình một cách tỉ mỉ và hoàn hảo nhất. Đây cũng là lý do khiến nhiều người muốn đi du lịch cùng Xử Nữ bởi họ sẽ được sắp xếp theo một lịch trình khoa học và có thể khám phá được nhiều điều thú vị.
Điểm đến lý tưởng: Những tòa lâu đài cổ kính, những bảo tàng có lịch sử hàng trăm năm ở Đức hay những đại lộ dẫn tới rạp hát Sydney ở Australia.
Thiên Bình (23/9-22/10)
Thiên Bình có xu hướng tìm đến những điểm đến vừa đẹp vừa sang trọng. Họ sẽ cảm thấy tâm trạng phấn chấn hơn rất nhiều mỗi khi thoát khỏi sự bí bách của những công việc thường ngày và tận hưởng không khí mới lạ ở những vùng đất khác. Một căn phòng bên bờ biển trong khách sạn cao cấp được bài trí đẹp mắt, nơi có thể ngắm cảnh bình minh và hoàng hôn mỗi ngày sẽ là lựa chọn của Thiên Bình. Sở thích pose ảnh mọi lúc mọi nơi cũng được Thiên Bình áp dụng triệt để trong các chuyến du lịch.
Điểm đến lý tưởng: Vẻ đẹp của đất nước mặt trời mọc khiến Thiên Bình phải rung động.
Xứ sở hoa anh đào Nhật Bản quá thích hợp cho một người luôn yêu cái đẹp như Thiên Bình. Ảnh: sun-surfer
Xứ sở hoa anh đào Nhật Bản quá thích hợp cho một người luôn yêu cái đẹp như Thiên Bình. Ảnh: sun-surfer
Bọ Cạp (23/10-21/11)
Bọ Cạp luôn coi mỗi chuyến đi du lịch là dịp để tận hưởng và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc ở những nơi họ đến, vì thế một chuyến đi kết hợp quá nhiều địa điểm trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không phù hợp với họ. Tuy nhiên, Bọ Cạp lại là nhóm có khả năng thích nghi nhanh nên dù đến bất cứ nơi nào họ cũng cảm thấy thoải mái và tìm được niềm vui trong mỗi chuyến đi.
Điểm đến lý tưởng: Thủ đô Seoul ở xứ sở kim chi hay đất nước Phật giáo có nền văn hóa lâu đời như Ấn Độ.
Nhân Mã (22/11-21/12)
Những hành trình du lịch dài bất tận có sức hút với Nhân Mã hơn bất kỳ điều gì khác. Họ đặc biệt thích đi du lịch bụi, tự tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ, thú vị ở nơi mình sẽ đến. Sự nhanh nhẹn và xông xáo là một lợi thế giúp Nhân Mã có thể tự xoay sở mọi thứ một cách ngon ơ ngay cả ở những nơi lần đầu đặt chân tới. Vì thế, những chuyến đi tour đầy gò bó không bao giờ là lựa chọn của họ.
Điểm đến lý tưởng: Đến Hàn Quốc tắm hơi, ăn bạch tuộc sống hoặc ghé sang Nhật Bản ngắm cảnh, thưởng thức sushi.
Ma Kết (22/12-19/01)
Không giống như hầu hết các chòm sao khác trước khi đi du lịch thường chuẩn bị kỹ lưỡng với những chiếc vali, túi xách lớn nhỏ đựng đầy đồ, Ma Kết lại lên đường rất thoải mái với một chiếc vali trống trơn, gần như chẳng có gì. Họ quan niệm đi du lịch là phải gọn nhẹ, không ôm đồm quá nhiều, khi đến nơi họ mới mua sắm những gì mình thấy cần thiết hoặc thích thú. Điểm đáng yêu ở những người thuộc cung Ma Kết đó là mỗi khi đi du lịch, họ luôn nhớ mua quà về cho người thân, bạn bè ở nhà.
Điểm đến lý tưởng: Tận hưởng không khí trong lành ở Thụy Sĩ hoặc đến thăm tháp đồng hồ Big Ben ở Anh.
Bảo Bình (20/01-18/02)
Sở thích đi du lịch của Bảo Bình cũng thất thường như chính tính cách của chòm sao này vậy. Có thể trong khoảng thời gian dài, họ chẳng thiết tha đi bất kỳ đâu, nhưng một khi đã có hứng thú thì lại không gì ngăn nổi, mặc cho đó có phải thời điểm thích hợp hay không. Xuất phát từ bản tính thích tìm tòi, khám phá, Bảo Bình có xu hướng chọn du lịch ở những nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như những khu rừng nguyên sinh hay các vùng sông nước chứa đựng nhiều sự độc đáo, bất ngờ. Đặc biệt, những người thuộc chòm sao này dù đi đâu thì đi vẫn luôn giữ thói quen cập nhật tin tức mỗi ngày.
Điểm đến lý tưởng: Thành phố sông nước Venice đầy lãng mạn ở Italy.
Đất nước Italy lãng mạn và cổ kính là ước mơ của Bảo Bình và Song Ngư. Ảnh: made-in-italy
Đất nước Italy lãng mạn và cổ kính là ước mơ của Bảo Bình và Song Ngư. Ảnh: made-in-italy
Song Ngư (19/02-20/03)
Thuộc tuýp người lãng mạn điển hình nhất trong các chòm sao, Song Ngư bị mê hoặc bởi những nơi có nhiều phong cảnh đẹp, đặc biệt là những cánh đồng hoa trải dài tít tắp đến chân trời hay những con đường phủ đầy băng tuyết trắng xóa. Họ có xu hướng thích đi du lịch cùng nửa kia, cùng nhau trải nghiệm nhiều khoảnh khắc đáng nhớ trên mỗi hành trình đặt chân qua như trượt tuyết dưới cái lạnh giá của mùa đông châu Âu hay thưởng thức bữa tối dưới ánh nến lung linh trong một nhà hàng sang trọng. Mỗi khi đi du lịch, Song Ngư còn có sở thích mua bưu thiếp về tặng người thân, bạn bè.
Điểm đến lý tưởng: Vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn của đất nước Italy khiến Song Ngư ngất ngây.
An Thy

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Xin visa ở Lãnh sự Mỹ tại TP.HCM: 1.001 chuyện chưa biết

Khoảng 8 giờ Lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM mới bắt đầu làm việc nhưng từ 2-3 giờ sáng người dân các tỉnh đã chầu chực trước cổng  lãnh sự hay phía bên kia góc đường Lê Duẩn và Lê Văn Hưu (Q.1, TP.HCM) với mục đích xin visa.
“Góc đường này như một xã hội thu nhỏ, có người giàu kẻ nghèo, có buồn vui, có thất vọng, chán nản. Mọi chuyện đều liên quan đến visa”, một người đi xin visa ví von.
Xếp hàng xin visa ở Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM - Ảnh: Trung Hiếu
Xếp hàng xin visa ở Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM - Ảnh: Trung Hiếu 
Cha mẹ thăm con: Dễ đến... bất ngờ
Bà Hiền, chủ quán cà phê cóc ở góc đường Lê Duẩn - Lê Văn Hưu (Q.1) gần 20 năm nay cho biết thông thường cứ ba giờ sáng là bà đã phải dọn hàng để bán vì nhiều người ở quê lên sớm.
Mở quán sớm, theo bà Hiền, chủ yếu là để phục vụ cho những người ở tỉnh lên làm visa ở Lãnh sự quán Mỹ. Theo quy định phải 8 giờ lãnh sự quán Mỹ mới làm làm việc nhưng từ 2-3 giờ sáng đã có người chầu chực trước cổng rồi. Người đến sớm chủ yếu ở tỉnh xa, đa phần từ các tỉnh miền Tây.
Ông Nguyễn Văn Đức, nhà ở Bình Dương, đưa người con trai đến phỏng vấn xin visa đi du học Mỹ cho hay việc xin visa giống như kiểu “hên xui”. Đối với người này là cực khó nhưng lại cực kỳ dễ dàng với người khác.
Ông Đức kể về lần xin visa sang Mỹ thăm con: “Khi bước vào, đụng với một ông Tây da đen to đùng đùng, mình hơi run. Ông ấy hỏi tôi mấy câu: Con ông tên gì, sang Mỹ ngày tháng năm nào? Ông sang Mỹ làm gì, sao không đưa vợ theo? Tôi cứ từng câu trả lời, xong ông ấy bắt tay chúc mừng. Không ngờ xin visa sang Mỹ dễ thế”.
Bà Trần Văn Thủy, 67 tuổi, quê ở Bến Tre, được người con trai dẫn lên phỏng vấn xin visa thăm cháu nội ở Mỹ kể: “Tôi được hướng dẫn đến quầy số 7 gặp một bà người Tây. Lạ một điều là bà này nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt chứ không cần thông dịch. Hỏi được ba câu, bà này bảo tôi đậu rồi. Chuẩn bị đi mua ve may bay sang thăm cháu đi là vừa”.
Ông Nguyễn Tất Thắng, quê ở Sóc Trăng, lên phỏng vấn xin visa thăm con ở Mỹ cho hay những trường hợp cha mẹ xin visa thăm con rất dễ được chấp nhận.
Bản thân ông Thắng có con gái sang Mỹ và lấy chồng bên đó. Năm ngoái, vợ chồng người con mời ba mẹ sang định cư hẳn bên đó. Vợ ông Thắng phỏng vấn lần đầu được cấp visa liền. Cách đây hai tháng, ông Thắng làm thủ tục xin visa và cũng được cấp trong lần đầu tiên phỏng vấn.
Tuy nhiên, theo ông Thắng kể không phải trường hợp cha mẹ xin visa thăm con đều suôn sẻ. Năm trước khi đưa vợ đi phỏng vấn, ông đã chứng kiến cảnh một bà mẹ xin visa thăm con bị rớt khi phỏng vấn.
“Lý do trước đó, bà này làm giả kết hôn và bị nhân viên lãnh sự Mỹ phát hiện. Sau này, người con đủ điều kiện bảo lãnh, bà tiếp tục làm hồ sơ xin visa. Tuy nhiên nhân viên ở đây phát hiện ra bà này từng gian dối lập tức từ chối. Hết cửa sang Mỹ thăm con, bà này khóc tại quầy phỏng vấn”, ông Thắng nói.
Không cấp visa vì người phỏng vấn quá... đẹp
Bà Hiền cho biết đông nhất là đối tượng phỏng vấn xin visa du học nhưng đây là những trường hợp bị rớt nhiều nhất.
“Chưa kể sau khi thông tin bán visa bị phát giác như vừa qua báo chí nêu, rất nhiều người phỏng vấn bị rớt”, bà Hiền nói.
Đây là lần thứ năm ông Trần Văn Thiện, nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu đưa con đi phỏng vấn xin visa sang Mỹ du học.
Ông Thiện kể nhà chủ yếu làm nông, có vài ha trồng tiêu, cộng với nuôi heo nên một năm trừ chi phí, cả gia đình cũng thu được khoảng hơn 200 triệu đồng.
 
 
Xin visa ở Lãnh sự Mỹ tại TP.HCM: 1.001 chuyện chưa biết (1)Bền bỉ và kiên trì nhất có lẽ là một cậu phỏng vấn xin visa du học tới 13 lần mới đậu. Khi nhìn thấy cậu này vô phòng phỏng vấn, ông Tây phỏng vấn chỉ biết cười lắc đầu, hỏi đúng một câu rồi cho đậu.Xin visa ở Lãnh sự Mỹ tại TP.HCM: 1.001 chuyện chưa biết (2)
 
Bà Hiền – bán cà phê ở góc đường Lê Duẩn – Lê Văn Hưu
 
Người con gái đầu của ông Thiện học khá giỏi, năm ngoái thi đậu một lúc hai trường đại học nhưng lại có ước mơ sẽ đi du học. Thương con, vợ chồng ông Thiện sau khi bàn bạc quyết định làm hồ sơ xin visa cho con du học tự túc.
Tuy nhiên, oái ăm là sau bốn lần phỏng vấn, con gái ông Thiện đều rớt với lý do khi thì chưa chứng minh được tài chính, khi thì trình độ ngoại ngữ chưa đủ chuẩn…
“Lần gần đây nhất sau khi phỏng vấn xong, người thông dịch nói chưa thể cấp visa vì con tôi đẹp quá, sang đó dễ trốn đi lấy chồng. Khi không thích cấp, họ tìm đủ mọi cách từ chối. Lần này đưa con đi phỏng vấn cho nó toại nguyện chứ khó đậu lắm”, ông Thiện nói.
Ông Thiện cho hay khi biết Mỹ khó xin visa, gia đình ông cũng tính cho con du học ở Úc nhưng thấy tiền cọc du học ở Úc nặng quá, những hơn 500 triệu đồng, gia đình khó gánh nổi.
“Với lại ở Úc khi sang học thì dễ nhưng khi học xong rất khó ở lại nếu không lập gia đình với người có quốc tịch Úc nên con tôi không thích”, ông Thiện lý giải.
Sao thấy con phỏng vấn rớt visa, gia đình không tìm dịch vụ tư vấn? Ông Thiện cho biết đậu hay rớt visa cũng hên xui chứ không có dịch vụ tư vấn nào dám đảm bảo 100% phỏng vấn là đậu.
Ông Thiện kể: “Có dịch vụ ra giá 10.000 USD bảo đảm đậu visa nhưng cuối cùng họ có làm được đâu. Đứa cháu tôi ở nhà cũng xin visa đi Mỹ, nó học dở, vào Lãnh sự quán Mỹ họ hỏi gì cũng ú ớ hoặc không biết nhưng cuối cùng lại đậu”.
Hơn 11 giờ, con gái ông Thiện phỏng vấn xong đi ra. Nhìn thấy bộ dạng thất thểu của con gái từ xa, ông Thiện biết kết quả lần này không tốt hơn những lần trước.
“Lại rớt rồi ba ạ. Con vào trúng ngay bà nhân viên người Hàn Quốc từng phỏng vấn mình. Bà hỏi con dạo này có gì mới không và hỏi thêm hai câu nữa. Xong rồi bà bảo con chưa đủ điều kiện để được cấp visa và nói xin lỗi”, cô con gái buồn bã đáp.
Nghe xong, ông Thiện đáp: “Đưa con đi phỏng vấn lần này cho con toại nguyện chứ ba cũng không hi vọng con đậu. Bởi nếu đậu thì con đã đậu ở những lần phỏng vấn đầu rồi. Thôi không được học ở Mỹ thì ráng học tốt trường trong nước vậy”.
Kinh nghiệm nhiều lần đi xin visa, ông Nguyễn Tất Thắng, quê ở Sóc Trăng cho hay chỉ cần nhìn dáng đi của người phỏng vấn khi bước ra khỏi cổng lãnh sự Mỹ là ông biết người đó đậu hay rớt.
“Người nào ra cổng đi như bay sang đường là đậu, còn cứ đi chầm chậm, đầu không ngẩng cao chắc chắn rớt”, ông Thắng cười nói.

Râm ran chuyện “bán” visa
Bà Nguyễn Thị Anh Mỹ (quê ở An Giang), có quốc tịch Mỹ, lên Lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM làm thủ tục đổi hộ chiếu cho hay sau vụ gian lận visa, công tác an ninh ở lãnh sự quán Mỹ được siết chặt hơn.
Bà Mỹ cho biết thời gian sống ở tiểu bang California (Mỹ), bà gặp không ít trường hợp người Việt tìm mọi cách “mua” visa qua Mỹ, sau khi sang Mỹ trốn ở đây luôn.
Bà Mỹ nói: “Cách phổ biến nhất, họ sẽ bỏ tiền cưới giả người có quốc tịch Mỹ. Sau khi được cấp thẻ xanh họ sẽ li dị. Nhưng thủ thuật này gần đây đã bị chính quyền Mỹ phát giác”.
Từ Đồng Tháp lên TP.HCM tới Lãnh sự quán Mỹ điều chỉnh giấy tờ, ông Tăng Phụng Hổ - Việt kiều Mỹ - cho hay những trường hợp “chạy” visa rồi sang Mỹ, rồi thuê người có quốc tịch Mỹ kết hôn rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp bị chính quyền Mỹ phát hiện vừa bị tội vừa “tiền mất tật mang”.
“Vừa rồi ở California, cảnh sát bắt một lúc mấy chục luật sư chuyên tư vấn cho khách hàng Việt Nam giả kết hôn với người có quốc tịch Mỹ để có thẻ xanh”, ông Hổ nói.

Theo Trung Hiếu
Thanh niên

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Giết thời gian trên những chuyến bay dài

Nếu không đủ khả năng mua vé máy bay hạng thương gia, hãy thử áp dụng những gợi ý củaNational Geographic để có chuyến bay dài thật thoải mái.

Khi đặt vé máy bay, bạn hãy chú ý đến lịch trình, thời gian đi lại và sự chênh lệch múi giờ. Những chi tiết này sẽ giúp bạn căn chỉnh thời gian hợp lý, giảm bớt sự mệt mỏi vì tình trạng lệch múi giờ.
Mang theo bộ gối ngủ du lịch
Không ngồi ở hạng thương gia không có nghĩa bạn không được quyền tận hưởng sự thoải mái. Hãy chuẩn bị cho mình một bộ gối ngủ du lịch thật êm ái gồm miếng bịt mắt, nút bịt lỗ tai, gối cổ và chăn. Đây là những thứ không thể thiếu trong những chuyến bay đường dài. Tốt nhất bạn nên chọn những chiếc gối mềm và có thể thổi phồng, như thế sẽ không chiếm nhiều diện tích để đồ.
Đặt chỗ ở hàng ghế gần cửa thoát hiểm
Trước chuyến bay bạn nên đến thật sớm để đăng ký chỗ ngồi gần lối ra. Ảnh: Jetstar Airways
Trước chuyến bay bạn nên đến thật sớm để đăng ký chỗ ngồi gần lối ra. Ảnh: Jetstar Airways
Bạn hãy check in sớm để đặt chỗ ngồi ở hàng ghế gần cửa thoát hiểm, nơi bạn có thể thoải mái duỗi chân. Lưu ý khi ngồi ở hàng ghế này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nhận trách nhiệm hỗ trợ mọi người trong tình huống khẩn cấp. Nhưng nếu bạn chẳng ngại điều đó thì chỗ ngồi này khá lý tưởng, đặc biệt đối với những người cao lớn. Hơn nữa, bạn cũng chẳng bao giờ bị làm phiền vì người ngồi cạnh phải trèo qua bạn để vào nhà vệ sinh.
Thử nghiệm thuốc ngủ trước
Nếu bạn định uống thuốc bổ hỗ trợ giấc ngủ để dễ chợp mắt trên máy bay thì tốt nhất bạn nên thử nghiệm trước ở nhà. Vì khi lên đến độ cao hơn 9 km, nếu thuốc có tác dụng ngược bạn sẽ chẳng thể làm gì được. Thêm vào đó, bạn cũng không nên uống thuốc cho đến khi máy bay cất cánh bởi nếu lỡ chuyến bay của bạn bị trễ, bạn sẽ không thể chống cự lại cơn buồn ngủ trong lúc chờ đợi được đâu.
Tải sẵn các chương trình giải trí về thiết bị di động
Phim ảnh, âm nhạc, các show truyền hình hay sách sẽ giúp cho khoảng thời gian ngồi lì trên máy bay của bạn trôi qua nhanh hơn. Mặc dù trên máy bay của hầu hết các hãng hàng không đều chiếu phim hoặc thậm chí trang bị màn hình riêng trước chỗ ngồi của từng hành khách, tuy nhiên chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu và sở thích của bạn. Vì thế, trước chuyến bay, bạn hãy tải về laptop, máy tính bảng hay điện thoại của mình các chương trình giải trí cần thiết như phim ảnh, các show ca nhạc hay game. Chắc chắn bạn sẽ cần đến nó.
Hầu hết các hãng hàng không đều trang bị màn hình riêng và cài sẵn các bộ phim để phục vụ hành khách. Ảnh: A.Currell, Flickr
Hầu hết các hãng hàng không đều trang bị màn hình riêng và cài sẵn các bộ phim để phục vụ hành khách. Ảnh:A.Currell, Flickr
Hoàn thành công việc dang dở
Tận dụng thời gian trên máy bay để hoàn thành những công việc cần thiết còn đang dang dở cũng là một gợi ý thú vị cho bạn. Mang theo việc để làm sẽ khiến bạn có cảm giác bận rộn và thời gian sẽ trôi qua nhanh hơn. Có khi bạn còn làm xong việc trước cả lúc máy bay hạ cánh nữa đấy.
Vận động nhẹ nhàng
Hãy nhớ luôn lắng nghe những nhu cầu của cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy chợp mắt ngủ một giấc. Bạn không cần bận tâm đến việc sẽ để lỡ mất bữa ăn khi ngủ. Lúc nào bạn cũng có thể yêu cầu các tiếp viên hàng không phục vụ đồ ăn khi bạn tỉnh dậy. Còn nếu bạn tỉnh táo, hãy thưởng thức một bộ phim hoặc đọc một cuốn sách hay. Nhưng dù bất kể bạn làm gì, hãy tìm cách vận động nhẹ nhàng để cơ thể đỡ mỏi trong suốt chuyến bay dài. Chỉ cần xoay cổ tay, nhấc nhẹ chân hay đi lại trên máy bay cũng đủ rồi.
Hãy chợp mắt ngủ một giấc nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Ảnh: Ola Erik Blæsterdalen, Flickr
Hãy chợp mắt ngủ một giấc nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Ảnh: Ola Erik Blæsterdalen, Flickr
Hạn chế đồ uống có cồn
Nhiều chuyến bay quốc tế vẫn thường phục vụ rượu hoặc bia trong các bữa ăn. Một chút đồ uống có cồn sẽ giúp bạn cảm thấy bớt nhàm chán và đỡ lo lắng hơn nhưng hãy cẩn thận. Điều quan trọng là bạn phải giữ được sự thoải mái trong suốt cả chuyến bay dài chứ không phải chỉ trong vài giờ đầu tiên, vì thế bạn đừng để những đồ uống có cồn khiến cơ thể bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
An Thy
ngoisao.net

Tặng vé máy bay cho chủ thẻ Standard Chartered

Ngân hàng Standard Chartered vừa ra mắt chương trình khuyến mại đối với hành khách mua vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đi Hong Kong trên các chuyến bay của Cathay Pacific.

Theo đó, đối với hạng phổ thông, các chủ thẻ của Standard Chartered có thể mua 2 vé máy bay khứ hồi với giá của 1 vé hoặc mua 1 vé khứ hồi được chiết khấu 50% cho vé máy bay thứ hai đối với hạng thương gia.

Chương trình được áp dụng cho các hành trình khởi hành từ 15/5 đến 30/11/2013, từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội đi Hong Kong và thời gian cư trú không quá 7 ngày.

Cũng trong dịp hè này, Standard Chartered tiếp tục triển khai chương trình hoàn tiền nhằm mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm mua sắm thú vị hơn.

Cụ thể, từ 31/5 đến 1/8, khi thực hiện các giao dịch thanh toán bằng thẻ của Standard Chartered tại nước ngoài, khách hàng sẽ được hoàn tiền 5% đối với thẻ Platinum và Priority và 3% đối với thẻ ghi nợ.

Chương trình được thực hiện trong mùa cao điểm du lịch để khách hàng có thể tận hưởng tối đa những ưu đãi khi du lịch và mua sắm tại nước ngoài.

Ông Amit Arora, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ của Standard Chartered (Việt Nam), cho biết: “Nhu cầu du lịch nước ngoài đang ngày càng gia tăng, đặc biệt, Hong Kong luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất. Vì vậy, Standard Chartered đã hợp tác với một trong những hãng hàng không tốt nhất thế giới để mang đến cho các chủ thẻ của ngân hàng dịch vụ đẳng cấp quốc tế.”

Đươc biết, đây là hai trong số nhiều ưu đãi mà Standard Chartered đã và đang dành cho các chủ thẻ, bên cạnh những chương trình như giảm tới 50% dịch vụ tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp, spa, sân golf và trung tâm chăm sóc sức khỏe./.
Việt Hùng (Vietnam+)

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Đi 'bụi' Malaysia với 5 triệu đồng

Hãy yên tâm đến thăm Kuala Lumpur chỉ với 2 triệu cho vé máy bay, 2 triệu cho ăn ở và phần còn lại cho các chi phí khác.

Du lịch nước ngoài ngày nay đã trở nên rất đơn giản bởi các đường bay thẳng tới nhiều điểm đến nổi tiếng và ve may bay gia re ưu đãi từ các hãng hàng không. Thông tin về các điểm du lịch cũng có thể dễ dàng tìm được trên mạng hoặc từ kinh nghiệm của nhiều người. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng cần lưu ý, đó là ngân sách. Nếu không đủ tiền thì dù chuẩn bị kỹ đến đâu, cuộc vui cũng khó trọn vẹn.
Ngoisao.net xin đưa ra cho bạn gợi ý về gói du lịch Malaysia, một điểm đến đang thu hút nhiều khách du lịch mùa hè này, trong 3-4 ngày chỉ với 5 triệu đồng. Hiện nay, giá tour trọn gói mà các công ty du lịch đưa ra dao động từ 8 đến 12 triệu đồng, tùy vào số lượng điểm tham quan. Dù 5 triệu đồng chưa phải là số tiền thực sự an toàn nhưng là chi phí tiết kiệm nhất hiện thực hóa chuyến du lịch tới thăm tháp đôi Petronas.
Một góc khu mua sắm trong khu Bukit Bintang.
Một góc khu mua sắm trong khu Bukit Bintang.
Vé máy bay: trên dưới 2.000.000 đồng
Hiện nay, có nhiều hãng hàng không có đường bay từ Hà Nội và TP HCM tới Kuala Lumpur như Air Asia, Vietnam Airlines, Malaysia Airlines, Tiger Airways... với giá trung bình 4 triệu đồng khứ hồi.
Nhưng nếu chịu khó "săn" ve may bay gia re, bạn hoàn toàn có thể đặt chỗ thành công chỉ với giá bằng một nửa, trên dưới 2 triệu đồng. Đặc điểm của ve may bay gia re thường là chậm giờ, không linh hoạt về thời gian, số lượng vé ít nên khá mất công khi đặt. Ngoài ra, vé rẻ không được thay đổi hành trình và không được hoàn trẻ. Tuy nhiên, với tiêu chí tiết kiệm thì vấn đề này không hề là chướng ngại. Nếu đi ít ngày, bạn nên mang ít quần áo, không mang nhiều chất lỏng để khỏi phải mua hành lý ký gửi.
Sân bay ở Kualar Lumpur cách khá xa trung tâm. Bạn nên đặt trước các chuyến xe bus hoặc đi tàu về nội thành, thay vì bỏ cả "núi" tiền đi taxi. Giá vé tàu khoảng 200.000 đồng còn giá vé xe bus thì chỉ khoảng 60.000-70.000 đồng là về tới nhà ga KL Sentral trong trung tâm thành phố. Nếu bay Air Asia, bạn nên đặt vé xe bus cùng với vé máy bay để có giá ưu đãi khoảng 40.000 đồng cho 2 chiều.
Khách sạn: khoảng 1.000.000 đồng
Thông thường, các bạn trẻ đi du lịch thường theo cặp hoặc nhóm nên giá phòng sẽ được chia sẻ khiến chi phí giảm đi đáng kể. Ở Kuala Lumpur có nhiều loại phòng để lựa chọn, từ khách sạn cao cấp, bình dân, nhà nghỉ thông thường cho đến nhà nghỉ dưới hình thức ở ghép (ngủ giường tầng, nhiều người ở chung một phòng).
Hình thức ở ghép này có ưu điểm lớn nhất là giá rẻ, từ 60.000 đồng một đêm nhưng lại khá nguy hiểm, đặc biệt cho các bạn nữ khi ở chung với nhiều người lạ. Hơn nữa, điều kiện vệ sinh cũng khó được đảm bảo. Nếu đi một nhóm đông, có cả nam và nữ thì bạn có thể tham khảo hình thức này.
Còn với các cặp đôi hoặc nhóm bạn nhỏ, muốn một căn phòng khép kín thì nên tìm đến các khách sạn bình dân hoặc nhà nghỉ, với giá cả chỉ khoảng 20-30 USD (400.000-600.000 đồng) một đêm. Nếu chia cho số người thì chi phí này khá dễ chịu.
Nhà nghỉ càng xa trung tâm thì giá cả lại càng phải chăng. Khu KLCC (khu có tháp đôi Petronas) và khu Bukit Bintang giá cả đắt đỏ hơn nhưng lại ở trung tâm, tiết kiệm chi phí đi lại, có nhiều trung tâm thương mại còn khu China town giá rẻ hơn đôi chút hơn, đông vui và cũng dễ dàng đi tàu điện vào trung tâm.
Giá cho 3 đêm vào khoảng 60-90 USD, nếu bạn đi 2 người sẽ chỉ mất chưa tới một triệu đồng cho hạng mục này. Nhớ đặt phòng trước trên mạng để có ưu đãi nhất.
Tháp đôi Petronas ở khu KLCC tại thủ đô Kuala Lumpur.
Tháp đôi Petronas ở khu KLCC tại thủ đô Kuala Lumpur.
Phí di chuyển: 500.000 đồng
Có một cảnh báo mà bạn sẽ luôn được nghe, từ các chỉ dẫn trên mạng cũng như từ người dân địa phương, đó là không nên đi taxi ở Kuala Lumpur. Bởi lẽ phần lớn các xe taxi đều không có đồng hồ tính cước hoặc có thì cũng chạy rất nhanh và giá cả thì khá "trên trời". Cùng một quãng đường, bạn có thể sẽ được ra nhiều giá tiền khoảng 6-30 RM (1 RM khoảng 7.000 đồng) tùy vào... "bác tài".
Còn nếu trong tình huống quá cấp bách, bạn nên lựa chọn các tài xế người Hoa hoặc người Mã (có nước da sáng màu hơn người Ấn) bởi theo kinh nghiệm một số du khách, giá cả và thái độ của các bác tài này dễ chịu hơn. Hãy nhớ mặc cả trước khi lên xe để không bị "choáng váng" khi trả tiền, chỉ nên trả trên dưới 50% giá mà lái xe đề nghị.
Trong thành phố, ngoài xe bus, khách du lịch có thể lựa chọn LRT (tàu điện) và monorail (tàu điện trên cao) để di chuyển tới các địa điểm trong thành phố. Hai phương tiện này được khá nhiều khách du lịch lựa chọn không chỉ bởi giá rẻ mà còn có những trải nghiệm thú vị mà ở Việt Nam bạn khó có được, từ việc ngắm cảnh thành phố trên cao hay đơn giản là việc mua vé bằng máy bán tự động.
Bạn có thể truy cập vào các trang web để biết thông tin về tuyến đường và bến dừng của các phương tiện này hoặc mua bản đồ (loại dành cho khách du lịch, có cả tuyến đường tàu điện). Cứ 5 phút lại có một chuyến, các bến cách nhau khoảng một km, đi qua các điểm tham quan chính trong thành phố. Giá cả của cả LRT và monorail chỉ khoảng vài RM, tùy vào chặng đường bạn muốn đi.
Với những quãng đường ngắn, dưới 3km, bạn nên đi bộ để vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể cảm nhận được trọn vẹn nhịp sống của thành phố. Tích cực giao lưu với người dân địa phương sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu và rất thực tế, thậm chí là những điều hoàn toàn không được chia sẻ trên internet.
Với ngân sách hạn hẹp, bạn cũng vẫn có thể di chuyển tới một vài thành phố gần Kuala Lumpur để tham quan và vui chơi như cao nguyên Genting (cách thủ đô khoảng 50km) hay động Batu (cách 13 km) hoặc thành phố mới Putrajaya (cách 25 km). Vé xe khách tới đây cũng khá phải chăng, có thể mua một cách tiện lợi từ các bến xe trong thành phố như bến KL Sentral hoặc Pudu Station.
Đặc biệt, nếu đi cao nguyên Genting, giá vé sẽ rất ưu đãi khoảng 11 RM một chiều (gần 80.000 đồng, đã bao gồm cả phí cáp treo) còn đi Putrajaya giá vé cũng khoảng 10 RM. Tuy nhiên, khi đặt vé chiều về từ Genting, bạn nên cân nhắc kỹ thời gian bởi khi đã mua, bạn không thể đổi lại.
Mỳ vịt quay ăn kèm nước sốt trong khu người Hoa có giá chỉ khoảng 4 RM (28.000 đồng) khá dễ ăn, phù hợp khẩu vị người Việt.
Mỳ vịt quay ăn kèm nước sốt trong khu người Hoa có giá chỉ khoảng 4 RM (28.000 đồng) khá dễ ăn, phù hợp khẩu vị người Việt.
Ăn uống: khoảng 1.000.000 đồng
Ẩm thực Malaysia là sự pha trộn của nhiều vùng miền như Trung Quốc, Ấn Độ... Những món ăn Ấn Độ hay của người Mã đều có đặc điểm chung là nhiều dầu mỡ và hơi khó ăn một chút. Các món ăn Trung Quốc phù hợp khẩu vị với người Việt hơn nhưng lại hơi ngọt.
Nhìn chung, giá cả đồ ăn ở đây ngang bằng với đồ ăn ở Việt Nam. Nếu đi theo nhóm và ăn chung thì chi phí này lại càng khiêm tốn hơn. Khu phố người Hoa và phố ẩm thực Jalan Alor là hai địa điểm có nhiều quán ăn bình dân, giá cả dễ chịu và thu hút nhiều khách du lịch nhất. Đặc biệt ở Jalan Alor (trong khu Bukit Bintang), bạn có thể tìm thấy cả đồ ăn Trung Quốc, Ấn Độ lẫn Malaysia trên con phố dài tập trung các quán ăn san sát, lúc nào cũng tấp nập.
Trung bình một bữa, một người tiêu tốn khoảng 15-20 RM, một ngày khoảng 50 RM (350.000 đồng) là bạn đã có thể có bữa ăn tương đối tươm tất và đầy đủ chất. Riêng chi phí dành cho ăn uống, bạn không nên cắt giảm bởi lẽ không đủ sức khỏe thì chuyến du lịch của bạn khó có thể đạt được kết quả mong đợi.
Ngoài ra, Malaysia nổi tiếng không kém Thái Lan bởi những xe trái cây lúc nào cũng tươi ngon và được cắt gọt cẩn thận, cho vào túi nilon tiện lợi. Nếu mua từ buổi sáng thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn và hoa quả cũng tươi ngon hơn. Một túi trái cây nhỏ xinh có giá 1RM (gần 7.000 đồng). Nước trái cây và bánh ngọt cũng được bán nhiều ngoài đường, đặc biệt là ở khu phố đi bộ, nhà ga, quanh trung tâm thương mại với chỉ giá vài RM nhưng khá ngon miệng.
Quà cáp và chi phí khác: 500.000 đồng
Ở Kuala Lumpur có một số tuyến phố đi bộ bày bán nhiều quà lưu niệm phong phú, mang đặc trưng của Malaysia như phố đi bộ Kasturi gần Central Market hay trong khu China town. Giá cả cho các mặt hàng này cũng rất đa dạng, có thứ có thể mặc cả, cũng có thứ chủ hàng quyết không giảm giá cho người mua. Dù vậy, bạn vẫn nên thử trả giá, biết đâu vẫn có thể mua được với giá ưu đãi.
Nếu đi đúng đợt sale vào khoảng tháng 7, bạn có thể săn được một số mặt hàng giá rẻ như quần áo, giày dép trong các trung tâm thương mại như Lot10, Pavilion, Mid Valley, Star hill, BB Plaza, Brand Outlet... của các sản phẩm đồ hiệu bình dân như H&M, Forever 21, Cotton On... Vào mùa giảm giá, những thương hiệu này chỉ còn giá vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định rút ví bởi tiêu chí của chuyến đi này là tiết kiệm chi phí hết mức.
Ở Malaysia ít có điểm mua sắm chấp nhận tiền USD, do đó, bạn nên đổi trước số tiền cần thiết ở nhà để tránh thiệt tỷ giá. Nếu thừa, bạn vẫn có thể bán lại dễ dàng sau khi trở về tại chính nơi mình đã mua. Hiện tại, 1 RM có giá khoảng 6.900 đồng.
Trên đây là gợi ý chi phí cho một chuyến đi tiết kiệm nhất tới Malaysia. Để yên tâm, bạn nên mang thêm tiền để đề phòng những tình huống bất trắc và thoải mái chi tiêu bởi Malaysia nổi tiếng là một "thiên đường mua sắm".
Bài và ảnh: Nguyên Chi
ngoisao.net

Đi 'bụi' Malaysia với 5 triệu đồng

Hãy yên tâm đến thăm Kuala Lumpur chỉ với 2 triệu cho vé máy bay, 2 triệu cho ăn ở và phần còn lại cho các chi phí khác.

Du lịch nước ngoài ngày nay đã trở nên rất đơn giản bởi các đường bay thẳng tới nhiều điểm đến nổi tiếng và ve may bay gia re ưu đãi từ các hãng hàng không. Thông tin về các điểm du lịch cũng có thể dễ dàng tìm được trên mạng hoặc từ kinh nghiệm của nhiều người. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng cần lưu ý, đó là ngân sách. Nếu không đủ tiền thì dù chuẩn bị kỹ đến đâu, cuộc vui cũng khó trọn vẹn.
Ngoisao.net xin đưa ra cho bạn gợi ý về gói du lịch Malaysia, một điểm đến đang thu hút nhiều khách du lịch mùa hè này, trong 3-4 ngày chỉ với 5 triệu đồng. Hiện nay, giá tour trọn gói mà các công ty du lịch đưa ra dao động từ 8 đến 12 triệu đồng, tùy vào số lượng điểm tham quan. Dù 5 triệu đồng chưa phải là số tiền thực sự an toàn nhưng là chi phí tiết kiệm nhất hiện thực hóa chuyến du lịch tới thăm tháp đôi Petronas.
Một góc khu mua sắm trong khu Bukit Bintang.
Một góc khu mua sắm trong khu Bukit Bintang.
Vé máy bay: trên dưới 2.000.000 đồng
Hiện nay, có nhiều hãng hàng không có đường bay từ Hà Nội và TP HCM tới Kuala Lumpur như Air Asia, Vietnam Airlines, Malaysia Airlines, Tiger Airways... với giá trung bình 4 triệu đồng khứ hồi.
Nhưng nếu chịu khó "săn" ve may bay gia re, bạn hoàn toàn có thể đặt chỗ thành công chỉ với giá bằng một nửa, trên dưới 2 triệu đồng. Đặc điểm của ve may bay gia re thường là chậm giờ, không linh hoạt về thời gian, số lượng vé ít nên khá mất công khi đặt. Ngoài ra, vé rẻ không được thay đổi hành trình và không được hoàn trẻ. Tuy nhiên, với tiêu chí tiết kiệm thì vấn đề này không hề là chướng ngại. Nếu đi ít ngày, bạn nên mang ít quần áo, không mang nhiều chất lỏng để khỏi phải mua hành lý ký gửi.
Sân bay ở Kualar Lumpur cách khá xa trung tâm. Bạn nên đặt trước các chuyến xe bus hoặc đi tàu về nội thành, thay vì bỏ cả "núi" tiền đi taxi. Giá vé tàu khoảng 200.000 đồng còn giá vé xe bus thì chỉ khoảng 60.000-70.000 đồng là về tới nhà ga KL Sentral trong trung tâm thành phố. Nếu bay Air Asia, bạn nên đặt vé xe bus cùng với vé máy bay để có giá ưu đãi khoảng 40.000 đồng cho 2 chiều.
Khách sạn: khoảng 1.000.000 đồng
Thông thường, các bạn trẻ đi du lịch thường theo cặp hoặc nhóm nên giá phòng sẽ được chia sẻ khiến chi phí giảm đi đáng kể. Ở Kuala Lumpur có nhiều loại phòng để lựa chọn, từ khách sạn cao cấp, bình dân, nhà nghỉ thông thường cho đến nhà nghỉ dưới hình thức ở ghép (ngủ giường tầng, nhiều người ở chung một phòng).
Hình thức ở ghép này có ưu điểm lớn nhất là giá rẻ, từ 60.000 đồng một đêm nhưng lại khá nguy hiểm, đặc biệt cho các bạn nữ khi ở chung với nhiều người lạ. Hơn nữa, điều kiện vệ sinh cũng khó được đảm bảo. Nếu đi một nhóm đông, có cả nam và nữ thì bạn có thể tham khảo hình thức này.
Còn với các cặp đôi hoặc nhóm bạn nhỏ, muốn một căn phòng khép kín thì nên tìm đến các khách sạn bình dân hoặc nhà nghỉ, với giá cả chỉ khoảng 20-30 USD (400.000-600.000 đồng) một đêm. Nếu chia cho số người thì chi phí này khá dễ chịu.
Nhà nghỉ càng xa trung tâm thì giá cả lại càng phải chăng. Khu KLCC (khu có tháp đôi Petronas) và khu Bukit Bintang giá cả đắt đỏ hơn nhưng lại ở trung tâm, tiết kiệm chi phí đi lại, có nhiều trung tâm thương mại còn khu China town giá rẻ hơn đôi chút hơn, đông vui và cũng dễ dàng đi tàu điện vào trung tâm.
Giá cho 3 đêm vào khoảng 60-90 USD, nếu bạn đi 2 người sẽ chỉ mất chưa tới một triệu đồng cho hạng mục này. Nhớ đặt phòng trước trên mạng để có ưu đãi nhất.
Tháp đôi Petronas ở khu KLCC tại thủ đô Kuala Lumpur.
Tháp đôi Petronas ở khu KLCC tại thủ đô Kuala Lumpur.
Phí di chuyển: 500.000 đồng
Có một cảnh báo mà bạn sẽ luôn được nghe, từ các chỉ dẫn trên mạng cũng như từ người dân địa phương, đó là không nên đi taxi ở Kuala Lumpur. Bởi lẽ phần lớn các xe taxi đều không có đồng hồ tính cước hoặc có thì cũng chạy rất nhanh và giá cả thì khá "trên trời". Cùng một quãng đường, bạn có thể sẽ được ra nhiều giá tiền khoảng 6-30 RM (1 RM khoảng 7.000 đồng) tùy vào... "bác tài".
Còn nếu trong tình huống quá cấp bách, bạn nên lựa chọn các tài xế người Hoa hoặc người Mã (có nước da sáng màu hơn người Ấn) bởi theo kinh nghiệm một số du khách, giá cả và thái độ của các bác tài này dễ chịu hơn. Hãy nhớ mặc cả trước khi lên xe để không bị "choáng váng" khi trả tiền, chỉ nên trả trên dưới 50% giá mà lái xe đề nghị.
Trong thành phố, ngoài xe bus, khách du lịch có thể lựa chọn LRT (tàu điện) và monorail (tàu điện trên cao) để di chuyển tới các địa điểm trong thành phố. Hai phương tiện này được khá nhiều khách du lịch lựa chọn không chỉ bởi giá rẻ mà còn có những trải nghiệm thú vị mà ở Việt Nam bạn khó có được, từ việc ngắm cảnh thành phố trên cao hay đơn giản là việc mua vé bằng máy bán tự động.
Bạn có thể truy cập vào các trang web để biết thông tin về tuyến đường và bến dừng của các phương tiện này hoặc mua bản đồ (loại dành cho khách du lịch, có cả tuyến đường tàu điện). Cứ 5 phút lại có một chuyến, các bến cách nhau khoảng một km, đi qua các điểm tham quan chính trong thành phố. Giá cả của cả LRT và monorail chỉ khoảng vài RM, tùy vào chặng đường bạn muốn đi.
Với những quãng đường ngắn, dưới 3km, bạn nên đi bộ để vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể cảm nhận được trọn vẹn nhịp sống của thành phố. Tích cực giao lưu với người dân địa phương sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu và rất thực tế, thậm chí là những điều hoàn toàn không được chia sẻ trên internet.
Với ngân sách hạn hẹp, bạn cũng vẫn có thể di chuyển tới một vài thành phố gần Kuala Lumpur để tham quan và vui chơi như cao nguyên Genting (cách thủ đô khoảng 50km) hay động Batu (cách 13 km) hoặc thành phố mới Putrajaya (cách 25 km). Vé xe khách tới đây cũng khá phải chăng, có thể mua một cách tiện lợi từ các bến xe trong thành phố như bến KL Sentral hoặc Pudu Station.
Đặc biệt, nếu đi cao nguyên Genting, giá vé sẽ rất ưu đãi khoảng 11 RM một chiều (gần 80.000 đồng, đã bao gồm cả phí cáp treo) còn đi Putrajaya giá vé cũng khoảng 10 RM. Tuy nhiên, khi đặt vé chiều về từ Genting, bạn nên cân nhắc kỹ thời gian bởi khi đã mua, bạn không thể đổi lại.
Mỳ vịt quay ăn kèm nước sốt trong khu người Hoa có giá chỉ khoảng 4 RM (28.000 đồng) khá dễ ăn, phù hợp khẩu vị người Việt.
Mỳ vịt quay ăn kèm nước sốt trong khu người Hoa có giá chỉ khoảng 4 RM (28.000 đồng) khá dễ ăn, phù hợp khẩu vị người Việt.
Ăn uống: khoảng 1.000.000 đồng
Ẩm thực Malaysia là sự pha trộn của nhiều vùng miền như Trung Quốc, Ấn Độ... Những món ăn Ấn Độ hay của người Mã đều có đặc điểm chung là nhiều dầu mỡ và hơi khó ăn một chút. Các món ăn Trung Quốc phù hợp khẩu vị với người Việt hơn nhưng lại hơi ngọt.
Nhìn chung, giá cả đồ ăn ở đây ngang bằng với đồ ăn ở Việt Nam. Nếu đi theo nhóm và ăn chung thì chi phí này lại càng khiêm tốn hơn. Khu phố người Hoa và phố ẩm thực Jalan Alor là hai địa điểm có nhiều quán ăn bình dân, giá cả dễ chịu và thu hút nhiều khách du lịch nhất. Đặc biệt ở Jalan Alor (trong khu Bukit Bintang), bạn có thể tìm thấy cả đồ ăn Trung Quốc, Ấn Độ lẫn Malaysia trên con phố dài tập trung các quán ăn san sát, lúc nào cũng tấp nập.
Trung bình một bữa, một người tiêu tốn khoảng 15-20 RM, một ngày khoảng 50 RM (350.000 đồng) là bạn đã có thể có bữa ăn tương đối tươm tất và đầy đủ chất. Riêng chi phí dành cho ăn uống, bạn không nên cắt giảm bởi lẽ không đủ sức khỏe thì chuyến du lịch của bạn khó có thể đạt được kết quả mong đợi.
Ngoài ra, Malaysia nổi tiếng không kém Thái Lan bởi những xe trái cây lúc nào cũng tươi ngon và được cắt gọt cẩn thận, cho vào túi nilon tiện lợi. Nếu mua từ buổi sáng thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn và hoa quả cũng tươi ngon hơn. Một túi trái cây nhỏ xinh có giá 1RM (gần 7.000 đồng). Nước trái cây và bánh ngọt cũng được bán nhiều ngoài đường, đặc biệt là ở khu phố đi bộ, nhà ga, quanh trung tâm thương mại với chỉ giá vài RM nhưng khá ngon miệng.
Quà cáp và chi phí khác: 500.000 đồng
Ở Kuala Lumpur có một số tuyến phố đi bộ bày bán nhiều quà lưu niệm phong phú, mang đặc trưng của Malaysia như phố đi bộ Kasturi gần Central Market hay trong khu China town. Giá cả cho các mặt hàng này cũng rất đa dạng, có thứ có thể mặc cả, cũng có thứ chủ hàng quyết không giảm giá cho người mua. Dù vậy, bạn vẫn nên thử trả giá, biết đâu vẫn có thể mua được với giá ưu đãi.
Nếu đi đúng đợt sale vào khoảng tháng 7, bạn có thể săn được một số mặt hàng giá rẻ như quần áo, giày dép trong các trung tâm thương mại như Lot10, Pavilion, Mid Valley, Star hill, BB Plaza, Brand Outlet... của các sản phẩm đồ hiệu bình dân như H&M, Forever 21, Cotton On... Vào mùa giảm giá, những thương hiệu này chỉ còn giá vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định rút ví bởi tiêu chí của chuyến đi này là tiết kiệm chi phí hết mức.
Ở Malaysia ít có điểm mua sắm chấp nhận tiền USD, do đó, bạn nên đổi trước số tiền cần thiết ở nhà để tránh thiệt tỷ giá. Nếu thừa, bạn vẫn có thể bán lại dễ dàng sau khi trở về tại chính nơi mình đã mua. Hiện tại, 1 RM có giá khoảng 6.900 đồng.
Trên đây là gợi ý chi phí cho một chuyến đi tiết kiệm nhất tới Malaysia. Để yên tâm, bạn nên mang thêm tiền để đề phòng những tình huống bất trắc và thoải mái chi tiêu bởi Malaysia nổi tiếng là một "thiên đường mua sắm".
Bài và ảnh: Nguyên Chi
ngoisao.net