Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Vé máy bay và nợ khó đòi

Khi mới chập chững bước chân vào nghề bán ve may bay thì việc xuất nhầm vé là 1 trong những môn kinh điển của nghề này. Nó làm cho ta có thể mất trắng một tháng lương hoặc thậm chí vài tháng lương chứ không ít, nó trải qua thật kinh khủng, nhưng xảy ra nhanh như chớp mắt chỉ với 1 thao tác nhấp chuột. Một chiếc ve may bay nội địa chỉ lời từ vài chục ngàn tới hơn một trăm ngàn, còn vé quốc tế thì từ 10 đến 20 USD, đây là mức trung bình.
Bất cứ một booker nào cũng rất thận trọng với việc xuất nhầm vé này, hên hên thì đền vài trăm nghìn cho có lệ, chứ đền cả chục triệu thì đói cả mấy tháng ấy chứ. Tưởng chừng đó là ác mộng của đời booker khi những chiếc ve may bay cứ như kiểu không cánh mà bay, nó bốc hơi nhanh hơn ta nghĩ, bay nhanh hơn máy bay siêu âm thanh, và đau đớn rất nhiều vì ta không được ngồi trên chuyến bay đó.
Dù sao thời gian đó cũng trôi qua nhanh thôi, cho ta kinh nghiệm cẩn trọng hơn cho những lần sau. Thế nhưng cơn ác mộng thứ 2 luôn rình rập đó là NỢ-KHÓ-ĐÒI
NỢ KHÓ ĐÒI tạm phân tích như sau:
  1. Trường hợp là nợ cá nhân, quỵt nợ: hiếm, rất hiếm, dựa trên sự tin tưởng mà booker xuất ve may bay cho khách cá nhân, đa số bây giờ khách lẻ gọi điện thoại từ ở nhà (hoặc bất cứ đâu) chứ họ không đến phòng vé. Nếu ta đòi họ phải chuyển khoản qua ngân hàng hoặc chạy tới phòng vé thanh toán thì thật khó cho khách, vì thế cách giải quyết nhanh-gọn-nhẹ là giữ chỗ, rồi chạy tới thu tiền, đưa vé cho khách (hoặc nhắn tin)… nhưng thực chất chỉ là giữ chỗ, chưa phải xuất vé….. Thế nhưng những trường hợp ngặt nghèo và khó khăn hơn là khách đi gấp, hoặc điều kiện chưa cho phép chuyển tiền cho đại lý thì phải dựa trên sự tin tưởng một chiều từ phòng vé mà thôi-à chính điều này dẫn đến nợ khó đòi hoặc quỵt vé.
  2. Trường hợp 2, khách hàng là đối tượng công ty, công ty ban đầu trả tiền đầy đủ, rồi cứ dần dần dần dần trả chậm, trễ…., ở trường hợp này thì booker không giữ vai trò quan trọng, mà là nhân viên kinh doanh ve may bay, nên chính họ phải giải trình và cũng ráng du di cho cty khách hàng, vì tính chất là cty, nên tiền bạc không định kỳ được, và cũng chính vì công ty mua vé máy bay cho nhân viên nên đối tượng khách hàng này là tiềm năng, nhất là thời buổi kinh tế như hiện nay, họ có thể nợ từ vài chục triệu cho đến cả trăm triệu….. thế nhưng (lại thế nhưng) bỗng vào một ngày, cty bốc hơi, giám đốc trốn, nhân viên cty đó cũng không được trả lương à quá đen đủi cho đời làm sales, booker
  3. Chính nhân viên booker/sales có khả năng xuất ve may bay, họ vì lòng tham, sẵn sàng cuỗm hàng trăng triệu tiền vé, và dĩ nhiên phòng vé chịu thiệt thòi, đến đây thì không còn là nợ khó đòi nữa, mà là bị lừa hoặc mất cắp.
Nói tóm lại, Nợ khó đòi ở bất cứ ngành nghề nào cũng có, riêng về nghề bán ve may bay thì mức lời ít, mà rủi ro thì khá cao, cho nên ta cứ việc cẩn trọng là tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét